Trong môi trường công sở, việc giao tiếp với cấp trên là một trong những yếu tố rất quan trọng. Việc giao tiếp tốt hay không sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của bạn. Vậy, có những cách giao tiếp với cấp trên nào chiếm trọn thiện cảm. Hãy tham khảo những bí quyết mà UNICA chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về cách giao tiếp với cấp trên
Trong quá trình giao tiếp với cấp trên bạn sẽ cần lưu ý những điều sau đây:
Giới thiệu về cách giao tiếp với cấp trên
Giao tiếp với cấp trên có thể sẽ khó khăn với nhiều người, đặc biệt là khi bạn cần trình bày ý kiến hoặc đưa ra các đề xuất về một vấn đề quan trọng trong công việc.
- Hãy chuẩn bị tài liệu, số liệu và các thông tin cần thiết trước khi gặp cấp trên để có thể trình bày ý kiến và đưa ra các đề xuất một cách rõ ràng và chính xác.
- Khi giao tiếp với cấp trên, hãy sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp và tránh sử dụng ngôn ngữ lủng củng hoặc từ ngữ không chính xác.
- Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến hoặc đưa ra các đề xuất của mình. Hãy lắng nghe và trả lời các câu hỏi của cấp trên một cách tự tin và thuyết phục.
- Quan trọng là phải tập trung vào vấn đề chính và tránh những câu chuyện không liên quan hoặc bị lạc đề.
- Khi gặp phải vấn đề, hãy cân nhắc và đưa ra giải pháp một cách thận trọng và hợp lý. Hãy cùng cấp trên đưa ra phương án giải quyết các vấn đề đó.
Nguyên tắc giao tiếp với cấp trên
Lý do tại sao cách giao tiếp với cấp trên quan trọng?
Cách giao tiếp với cấp trên quan trọng vì các lý do sau đây:
- Cấp trên của bạn đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực của bạn và định hình sự nghiệp của bạn. Nếu không giao tiếp tốt với cấp trên, họ có thể có ấn tượng xấu về bạn và không muốn đưa bạn lên vị trí cao hơn trong công việc.
- Giao tiếp tốt với cấp trên cũng là cách để bạn có thể đưa ra đề xuất và ý kiến của mình một cách rõ ràng và thuyết phục hơn. Điều này sẽ giúp bạn có giá trị hơn trong công việc.
- Khi bạn giao tiếp tốt với cấp trên, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm ra các vấn đề và giải quyết chúng. Điều này giúp cho công việc được hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Ngoài ra còn là cách để bạn xây dựng mối quan hệ tốt với họ, từ đó dễ dàng hơn trong việc hợp tác và thực hiện các dự án cùng nhau. Mối quan hệ tốt cũng giúp công việc được thực hiện một cách suôn sẻ và đạt được kết quả tốt nhất.
>>> Xem thêm: Bật mí 11 nguyên tắc giao tiếp ứng xử hiệu quả nhất
Cách giao tiếp khi gặp cấp trên hiệu quả
1. Lắng nghe sếp
- Việc chú ý lắng nghe khi giao tiếp với cấp trên giúp bạn chiếm được thiện cảm của đối phương, đặc biệt là sếp trong môi trường công sở. Khi giao tiếp với cấp trên bạn hãy nên bày tỏ sự đồng cảm, đồng tình.
Kỹ năng mềm khi giao tiếp với cấp trên
- Học hỏi từ cấp trên là đó chính là một lợi thế khi bạn làm việc đặc biệt là người sếp giỏi. Đối với những người cấp trên mình ít nhiều họ cũng muốn chỉ dẫn, truyền kinh nghiệm làm việc cho cấp dưới của mình. Bạn nên là tận dụng mọi cơ hội để trau dồi thêm kiến thức từ sếp, của mình. Để làm được điều này thì bạn cần kỹ năng làm việc với cấp trên giúp ích rất nhiều cho con đường thăng tiến của bạn.
Để thành công trong công việc cũng như để gây thiện cảm và được mọi người quý mến, bạn nhất định không được bỏ qua khoá học giao tiếp . Tham gia khoá học giao tiếp online qua video để nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp cũng như để nắm được các tuyệt chiêu giao tiếp thông minh trong công sở. Đăng ký ngay.
2. Đứa ra ý kiến và kiềm chế cảm xúc
- Nguyên tắc khi giao tiếp với cấp trên mà bạn cần ghi nhớ khi làm việc trong môi trường công sở chính là kiềm chế cảm xúc, đặc biệt với cấp trên của mình. Hành động như phải ứng thái quá, giận dữ bốc đồng... tất cả điều đó sẽ làm xấu đi mối quan hệ của bạn với sếp.
- Với trường hợp sếp giao phó thêm việc cho bạn mà trong khi công việc đó không phải là của mình bạn nên cố gắng kiềm chế, không nên tỏ thái đọ bất đồng. Đợi tới khi bạn lấy lại được bình tĩnh thì hãy trình bày mọi việc cụ thể, phân tích với sếp của mình bạn cũng nên chú ý đến cường độ và ngữ điệu giọng nói của mình.
3. Xây dựng mối quan hệ bình đẳng
- Giao tiếp với cấp trên cần phải tạo dựng mối quan hệ bình đẳng giữa cấp trên với mình là một điều không hề dễ. Bạn đừng sếp là ông chủ và bạn là người làm thuê hãy coi như cùng đồng hành phát triển vì một mục tiêu chung. Hãy cố gắng là một cánh tay đắc lực của sếp đồng thời là người bạn của sếp bạn sẽ có cơ hội được học tập phát triển bản thân hơn nữa
4. Thường xuyên giao tiếp với cấp trên qua công việc
- Hãy thường xuyên giao tiếp với sếp của mình thông qua công việc, từ đó đôi bên sẽ hiểu nhau hơn, phần nào cũng có thể cho cấp trên của bạn biết mình là người có trách nhiệm trong công việc. Từ đó tạo dựng niềm tin về khả năng xử lý công việc của mình với sếp.
Phép lịch sự khi giao tiếp với cấp trên bạn nên xưng hô một cách lịch sự thể hiện rằng mình tôn trọng cấp trên. Trình bày quan điểm của bạn một cách rõ ràng, rành mạch kết hợp với ngôn ngữ cơ thể để cho sếp hiểu được mình đang rất nghiêm túc vấn đề đang trình bày.
5. Phát huy năng lực cá nhân trong công việc
- Trong tất cả các kỹ năng giao tiếp với cấp trên, việc chủ động trong công việc, mối quan hệ là quan trọng nhất. Trong tất cả các công việc được giao bạn nên chủ động hoàn thành công việc để phát huy năng lưc của mình.
- Ngoài việc chủ động trong công việc để phát huy năng lực cá nhân bạn cũng nên chủ động trong các mối quan hệ đồng nghiệp trong môi trường công sở, một trong những kỹ năng giao tiếp ứng xử với cấp trên và đồng nghiệp mang lại hiệu quả cao.
Cách giao tiếp với sếp nam
Các vấn đề trong giao tiếp với cấp trên là nam thì bạn chú ý không nên dành lời phê bình hoặc khuyên răn. Bởi thực tế, sếp nam đa phần là những người hiếu thắng và không thích biến mình thành kẻ bại trận trong mắt người khác đây chính là nghệ thuật ứng xử mà không phải ai cũng biết. Mặc dù không nên dành lời phê bình, khuyên răn nhưng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ không được đề bạt ý kiến hoặc trình bày suy nghĩ cá nhân của mình.
Khi giao tiếp với sếp nam, hãy chú ý cách nói chuyện ngắn gọn, rành mạch
Cụ thể, khi trình bày ý tưởng với cấp trên nam, bạn nên chú trọng đến sự rõ ràng, mạch lạc và tính logic. Ví dụ, khi trình bày, bạn nên chia nhỏ ý ra thành từng ý một, ví dụ như: thứ nhất, thứ hai, thứ ba. Trong nội dung trình bày, bạn cũng cần chú ý đề cập đến những con số, bởi đây được xem là hiệu suất tăng khả năng thuyết phục và ấn tượng cho người nghe, đặc biệt là đối với nam. Bởi cấu trúc não bộ của đàn ông được chia thành các ngăn và có tính chuyên biệt hóa cao. Ví dụ khi trình bày về doanh thu, bạn có thể đề cập theo hướng.
Cách giao tiếp với sếp nữ
- Khác với sếp nam, giao tiếp với cấp trên là nữ đòi hỏi nhiều yếu tố kết hợp với nhau hơn. Cụ thể, bạn cần kết hợp giữa lời nói với biểu cảm của khuôn mặt để tạo được cảm tính trong mắt sếp. Đặc biệt, ở những đoạn, những ý bạn cần nhấn mạnh thì biểu cảm khuôn mặt cần thể hiện rõ ràng hơn.
- Bên cạnh đó, khi giao tiếp với sếp là nữ, bạn cần chú ý tránh những hành động mang tính khiếm nhã và thiếu tôn trọng, ví dụ như: liếc mắt, đưa mắt, nhíu mày, bĩu môi. Ngoài ra, theo tâm lý của giới, khi giao tiếp với nữ, bạn cần giữ một thái độ vui vẻ, thoải mái ngay cả bầu không khí căng thẳng. Cụ thể, bạn nên học cách kiên nhẫn khi làm việc với cấp trên là nữ.
Khi giao tiếp với sếp nữ hãy chú ý đến biểu cảm của khuôn mặt kết hợp với lời nói
Giao tiếp thông minh với cấp trên mang lại lợi ích gì?
Tạo được mối quan hệ tốt với cấp trên
Khi bạn giao tiếp thông minh và hiệu quả với cấp trên, bạn có thể xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp với họ. Điều này sẽ giúp cho việc làm việc hàng ngày được suôn sẻ hơn và tạo ra một môi trường làm việc tích cực hơn.
Việc bạn duy trì cách nói chuyện với cấp trên này sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Thể hiện rằng bạn là người thông minh, biết cách “đối nhân xử thế”. Đồng thời việc bạn giao tiếp khôn khéo sẽ tạo được sự cảm mến và tin tưởng từ sếp. Từ đó, công việc của bạn sẽ được thuận lợi và thăng tiến hơn nhiều.
Nâng cao khả năng tự tin và sự tôn trọng bản thân
Khi giao tiếp thông minh với cấp trên, bạn đang cho thấy rằng bạn là một người có kỹ năng và kiến thức đầy đủ đồng thời sẵn sàng hỗ trợ và đưa ra các giải pháp khi cần thiết. Điều này sẽ tạo được sự tin tưởng giữa bạn và cấp trên, giúp cho họ tin tưởng và tôn trọng bạn hơn.
Đóng góp ý kiến và ý tưởng để cải thiện công việc
Khi bạn giao tiếp thông minh với cấp trên, bạn có thể giải quyết được các vấn đề một cách hiệu quả hơn. Điều này sẽ giúp cho công việc được hoàn thành nhanh chóng và tốt hơn, và giúp cho tổ chức của bạn sẽ phát triển một cách bền vững.
Tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và tốt đẹp
Hơn nữa bạn có thể tạo ra sự ủng hộ và hỗ trợ từ họ. Điều này cũng giúp cho bạn giải quyết các vấn đề khó khăn và tạo ra một môi trường làm việc tích cực hơn cho toàn bộ tổ chức.
Kỹ năng giao tiếp với cấp trên
Tình huống giao tiếp với cấp trên
Bạn là một nhân viên trong một công ty và bạn phải thuyết trình cho giám đốc điều hành về một dự án quan trọng. Tình huống này có thể gây áp lực và lo lắng cho bạn. Dưới đây là một số bước có thể giúp bạn giao tiếp hiệu quả với cấp trên:
- Chuẩn bị tốt trước khi gặp gỡ: Bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi thuyết trình của mình, bao gồm các khâu chuẩn bị tài liệu cần thiết và tìm hiểu thật kỹ về dự án.
- Lên kế hoạch cho buổi thuyết trình: Lên kế hoạch cho buổi thuyết trình của mình, bao gồm thời gian, nội dung và các câu hỏi có thể được đặt ra.
- Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp: Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp và tránh sử dụng các từ ngữ không phù hợp với tình huống.
- Tập trung vào các giải pháp: Bạn nên tập trung vào các giải pháp và lợi ích của dự án, thay vì chỉ nêu ra các vấn đề hoặc khó khăn nhất định.
Ví dụ tình huống giao tiếp với cấp trên
Cách nói chuyện điện thoại với sếp
Cách nói chuyện điện thoại với sếp yêu cầu sự cẩn thận và lịch sự để đảm bảo mối quan hệ chuyên nghiệp và tôn trọng. Dưới đây là một số lời khuyên về cách nói chuyện điện thoại với sếp:
- Đảm bảo rằng bạn đang ở một nơi yên tĩnh và không bị xao nhãng trong khi nói chuyện. Nếu không thể trả lời cuộc gọi vào lúc đó, hãy để lại tin nhắn và trả lời lại sau.
- Lời chào hỏi: Hãy bắt đầu cuộc gọi bằng cách nói "Xin chào" và tên của sếp. Hãy nói lời cảm ơn vì đã có thể nói chuyện với sếp và nêu mục đích của cuộc gọi.
- Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp: Bạn cần sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp và tránh sử dụng các từ ngữ không phù hợp với tình huống.
- Tập trung vào các vấn đề chính: Hãy tập trung vào vấn đề chính của cuộc gọi và nói rõ ràng và cụ thể về vấn đề của bạn.
- Lắng nghe và trả lời câu hỏi một cách nghiêm túc: Hãy lắng nghe các câu hỏi của sếp và trả lời chúng một cách chính xác và tỉ mỉ.
Cách giao tiếp giữa sếp với nhân viên
Giao tiếp giữa sếp và nhân viên là một phần quan trọng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Dưới đây là một số gợi ý cho cả sếp và nhân viên để tạo ra một môi trường giao tiếp hiệu quả:
- Tôn trọng lẫn nhau: Tôn trọng và đối xử công bằng với nhau là điều quan trọng để xây dựng một mối quan hệ làm việc tốt. Nhân viên cần tôn trọng sếp của mình, ngược lại, sếp cũng nên tôn trọng nhân viên và thể hiện sự đối xử công bằng.
- Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp: Trong giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp và tránh sử dụng những từ ngữ không phù hợp với mỗi tình huống.
- Lắng nghe và trả lời một cách nghiêm túc: Nhân viên nên lắng nghe và trả lời các câu hỏi của sếp một cách nghiêm túc và chính xác. Nếu không rõ ý sếp, hãy yêu cầu sếp giải thích cụ thể thêm.
- Đưa ra ý kiến và góp ý: Nhân viên hãy tự tin đưa ra các ý kiến và góp ý của mình một cách chính xác và tôn trọng. Sếp cũng nên khuyến khích nhân viên để đưa ra ý kiến và góp ý của mình.
Cách ứng xử với cấp trên
Kỹ năng làm việc với cấp trên và đồng nghiệp
Kỹ năng làm việc với cấp trên và đồng nghiệp rất quan trọng để xây dựng mối quan hệ làm việc tốt và nâng cao hiệu quả công việc. Dưới đây là một số kỹ năng cần có để làm việc hiệu quả với cấp trên và đồng nghiệp:
- Tôn trọng và đối xử công bằng: Tôn trọng và đối xử công bằng với cấp trên và đồng nghiệp rất quan trọng. Đối xử công bằng và tôn trọng lẫn nhau sẽ tạo ra môi trường làm việc tích cực và xây dựng mối quan hệ làm việc tốt đẹp.
- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng để làm việc hiệu quả với cấp trên và đồng nghiệp. Nên sử dụng ngôn ngữ lịch sự, tránh dùng ngôn ngữ chửi thề hoặc phân biệt đối xử. Hãy lắng nghe và trả lời một cách nghiêm túc, cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác, đặt câu hỏi khi không hiểu rõ vấn đề.
- Kỹ năng thuyết phục: Kỹ năng thuyết phục là rất quan trọng trong công việc. Khi cần thiết, hãy trình bày ý kiến một cách thuyết phục để giải quyết các vấn đề hoặc đạt được mục tiêu.
Tổng kết
Qua bài viết mà UNICA chia sẻ trên đây, chắc chắn bạn đã nắm được cách giao tiếp với cấp trên sao cho thông minh, khôn khéo và chiếm được cảm tình nhiều nhất.
Chúc các bạn thành công!