Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Trẻ sơ sinh bị táo bón - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Mua 3 tặng 1

Trẻ sơ sinh bị táo bón khiến cho nhiều ông bố, bà mẹ lo lắng. Tình trạng táo bón diễn ra thường xuyên sẽ làm cho trẻ khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ những cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả nhất.

Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị táo bón

Táo bón là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh với những biểu hiện cụ thể như sau:

- Trẻ sơ sinh lười ăn, quấy khóc cho các chất dinh dưỡng đi vào cơ thể không được hệ tiêu hóa hấp thụ, đào thải ra bên ngoài dẫn tới tình trạng hấp thụ ngược. Vì thế mà trẻ sẽ thường cảm thấy khó chịu trong bụng, hay quấy khóc và trở nên biếng ăn hơn bình thường

- Trẻ sơ sinh đi ngoài ít hơn so với bình thường và có phân vón thành cục khiến mặt trẻ đỏ bừng, nhăn nhó mỗi lần đi vệ sinh

- Trẻ bị khó tiêu, đầy bụng với biểu hiện là bụng to hơn bình thường và khi sờ vào thấy cứng. 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón    

Chế độ ăn uống của mẹ

Hầu hết trẻ sơ sinh ít tháng tuổi vẫn trong tình trạng bú sữa mẹ. Do đó, chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến dinh dưỡng và tình trạng bệnh của trẻ. Khi mẹ ăn nhiều thức ăn khó tiêu, ít chất xơ, nhiều đạm hoặc đồ ăn cay nóng, thực phẩm thiếu dinh dưỡng khiến trẻ sơ sinh bị táo bón.

>>> Xem ngay: 4 Cách chọn nhạc giúp bé ngủ ngon mẹ nào cũng phải biết

tre-so-sinh-bi-tao-bon.3.jpg

Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến tình trạng táo bón của trẻ sơ sinh

Do trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài

Khi mẹ cho trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài quá sớm, lúc này dạ dày bé chưa phát triển sẽ làm cho trẻ khó tiêu hóa. Nguyên nhân là do mẹ pha không đúng công thức cho bé uống sẽ làm tăng khả năng táo bón. Nếu bé phải dùng sữa công thức 100% sẽ đi đại tiện ít hơn so với bé được nuôi bằng sữa mẹ. 

Chế độ ăn dặm của trẻ

Thời gian đầu tập ăn dặm, trẻ chưa kịp làm quen với sự thay đổi thức ăn hoặc mẹ cho trẻ ăn dặm sớm và đột ngột. Thức ăn quá đặc, cấu trúc thức ăn không phù hợp với độ tuổi của trẻ khiến cho dạ dày của trẻ khó tiêu hóa, từ đó gây ra táo bón. Bên cạnh đó, khi chế độ ăn dặm của trẻ có nhiều chất đạm tinh bột nhưng lại thiếu chất xơ, trẻ uống ít nước cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón.

Trẻ sử dụng thuốc kháng sinh    

Khi trẻ không may bị ốm, ho và dùng thuốc kháng sinh cũng khiến trẻ sơ sinh bị táo bón. Bởi vì, thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh mà còn diệt cả những vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Từ đó, gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa và khiến trẻ bị táo bón. 

>>> Xem ngay: Góc giải đáp: Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì?

tre-so-sinh-bi-tao-bon.jpg

Dùng thuốc kháng sinh cũng khiến trẻ sơ sinh bị táo bón

Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh    

1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng của trẻ

Đối với những trẻ đang bú mẹ thì mẹ cần phải cải thiện chế độ ăn uống. Đồng thời, mẹ nên cho bé ăn kết hợp với các loại thực phẩm nhiều chất xơ để hệ tiêu hóa của bé được cải thiện.

Đối với trẻ trong quá trình ăn dặm mẹ chỉ cần thay đổi thực đơn và chế độ dinh dưỡng cho con yêu. Hãy lựa chọn những loại thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất để chế biến món ăn. Bên cạnh đó, mẹ cần kết hợp cho trẻ uống nhiều nước. Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ không chỉ giúp trẻ cải thiện hệ tiêu hóa mà còn ngăn chặn tình trạng táo bón hiệu quả. Mẹ có thể tìm hiểu rõ hơn về cách xây dựng chế độ dinh dưỡng đối với từng giai đoạn cũng như cách chăm sóc trẻ ngay từ những ngày đầu với Cẩm nang nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu trong những tháng đầu tiên.

2. Massage bụng cho trẻ    

Massage bụng cho bé là phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Mẹ chỉ cần massage bắt đầu từ rốn sau đó massage ra ngoài bụng theo vòng tròn xoắn ốc. Đồng thời, mẹ có thể sử dụng tinh dầu massage để giữ cho sự chuyển động được mượt mà và bé cũng cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn. Áp dụng cách này mỗi lần 3 phút để kích thích trẻ đi ngoài.

tre-so-sinh-bi-tao-bon.2.jpg

Massage bụng cho bé là phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao

3. Ngâm hậu môn trẻ với nước ấm    

Việc ngâm hậu môn vào nước ấm từ 5 – 10 phút, mỗi ngày thực hiện khoảng 1 đến 2 lần sẽ mang lại hiệu quả cao, đặc biệt đối với những trẻ hay quấy khóc và lười ăn. Bởi vì, nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn, từ đó giúp trẻ sơ sinh dễ đi ngoài hơn. 

4. Dùng nước ép trái cây    

Nước ép trái cây sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy, khi trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ hãy hòa 15ml nước trái cây và 15ml nước và cho bé uống từ 3 đến 4 lần giữa các bữa ăn. Tuyệt đối không được làm ngọt nước trái cây, bởi vì đường không giúp cải thiện tình trạng táo bón mà còn làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. 

Mẹ có thể chọn cho bé những loại trái cây tốt cho đường tiêu hóa như: mận, táo, nho, việt quất, lê… và tránh các loại quả như: mơ, đào, kiwi, cam, bưởi, dứa… vì chúng có thể kích thích dạ dày của bé gây dị ứng.

5. Sử dụng mật ong

Khi bôi mật ong vào hậu môn của trẻ, tính nóng của mật ong sẽ kích thích co thắt các vòng cơ hậu môn và giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn. Do đó, mẹ có thể bôi mật ong vào đầu tăm bông xoa xung quanh bên ngoài và ngoáy sâu khoảng 1cm, sau 5 – 10 phút bé sẽ đi ngoài dễ dàng.

tre-so-sinh-bi-tao-bon-1.jpg

Sử dụng mật ong để trị táo bón cho trẻ sơ sinh

6. Cho trẻ uống trà bạc hà

Khi trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ hãy hâm nóng bình nước cho đến khi nước hơi ấm thì đổ vào cốc và cho túi bạc hà vào nhúng khoảng 5 lần. Sau đó, đổ 30ml nước trong cốc vào bình và cho bé uống sau các bữa ăn. Với phương pháp này, nước là một trong những phương pháp tự nhiên hiệu quả nhất để kích thích khả năng đại tiện cho trẻ.

Bên cạnh đó, bạc hà sẽ làm dịu dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và đại tiện. Mẹ cũng có thể thay thế bạc hà bằng trà cúc La Mã. Vì cúc La Mã có tác dụng xoa dịu các mô và hệ thần kinh.

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm

Táo bón là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sử dụng sữa công thức 100%. Tuy táo bón không phải là một bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhưng cha mẹ cùng cần tìm kiếm những giải pháp phù hợp để giúp trẻ hạn chế được tình trạng này nhằm giúp hệ tiêu hóa có thể thực hiện các chức năng của mình một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, khi trẻ bị táo bón nhưng kèm theo những biểu hiện dưới đây thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám tại các phòng khám chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và theo dõi tình hình:

- Trẻ bị tình trạng táo bón kéo dài quá lâu từ 2-3 tuần và chưa có dấu hiệu thuyên giảm

- Khi đi nặng, phân có dính máu, đồng thời bụng to lên bất thường

 - Trẻ bị sốt cao, nôn ói và cơ thể mệt mỏi. 

Trên đây là nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị táo bón đơn giản ngay tại nhà. Hy vọng, qua bài viết này, mẹ bỉm sữa sẽ có được phương pháp điều trị và nuôi dạy con hiệu quả nhất cho bé.

[Tổng số: 2 Trung bình: 1]

Tags: