Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Top 10 các trò chơi dân gian ngày Tết nhiều người yêu thích

Nội dung được viết bởi Phan Thanh Dũng

Trong cuộc sống hiện đại, các trò chơi dân gian ngày Tết đang ngày càng mai một. Tuy nhiên, đây là một trong những phong tục văn hóa tốt đẹp cần được phát huy và giữ gìn. Vậy, bạn biết những trò chơi dân gian ngày Tết nào, nếu câu trả lời còn mơ hồ thì hãy tham khảo bài viết dưới đây. 

1. Chơi đu 

Trong các trò chơi dân gian ngày Tết, có lẽ chơi đu là trò chơi mang nét đặc trưng nhất của Tết cổ truyền Việt Nam. Trò chơi này thường được tổ chức ở những vùng núi phía Bắc. Ngay từ trong Tết, người dân thường chọn một thửa ruộng rộng rãi hoặc mảnh đất gần đình, chùa, sau đó đóng những cột đu bằng tre to, dài. 

Các trò chơi dân gian ngày Tết

Chơi đu là trò chơi mang tính đặc trưng nhất trong văn hóa Tết cổ truyền của người Việt

Một cây đu sẽ được dựng bằng 4 - 6 cây tre to. Riêng cần đu sẽ được dựng bởi những cây tre dài và thon nhỏ hơn, sao cho lúc đu, người đu có thể nắm chắc, không bị trơn tuột. Trò chơi đu này có thể chơi đơn hoặc chơi đôi. Và đẹp nhất vẫn là hình ảnh một trai một gái trong những bộ trang phục rạng rỡ cùng thực hiện trò chơi đu. Đây cũng được xem là dịp để các chàng trai thể hiện tài năng của mình trước mặt các cô gái. 

2. Ô ăn quan 

Trò chơi ô ăn quan đã có từ rất lâu đời và là trò chơi đặc trưng của trẻ em Việt Nam, nhưng nó cũng được xếp vào các trò chơi dân gian ngày Tết. Thông thường, trẻ em vùng nông thôn thường chơi trò này còn ở thành phố thì ít hơn. Vật dụng được sử dụng cho trò chơi ô ăn quan rất đơn giản, bao gồm: phấn vẽ ô, gạch, sỏi và một khoảng sân nhỏ là được. 

Đây cũng là trò chơi đòi hỏi trí tuệ, khả năng rất cao của người chơi. Để có thể chiến thắng đối thủ của mình thì người chơi phải tìm cách ăn được càng nhiều quân càng tốt. 

3. Đấu vật 

Đấu vật là một trò chơi dân gian thể hiện tinh thần thượng võ của người chơi, cũng là một nét đẹp văn hóa được dân ta gìn giữ cho ngày nay. Ở Việt Nam, trò chơi đấu vật thường được diễn ra vào những dịp lễ hội, lớn nhất là vào dịp Tết. Trò chơi này nổi tiếng ở các tỉnh Bắc Bộ như: Làng Sình, Liễu Đôi, Hà Nam, Mai Động, Bắc Ninh, Phú Thọ… Thậm chí, còn hình thành cả những làng đô vật rất nổi tiếng. 

Trong ngày Tết, người tham gia chơi đô vật để tranh giải thưởng do người trong làng đề ra. Và để chiến thắng thì người tham gia phải khiến cho đối thủ thua trắng bụng, tức là nằm ngửa trên sàn hoặc nhấc bổng họ lên. Cũng chính vì vậy mà nó đòi hỏi sức khỏe cao của đô vật. 

Các trò chơi dân gian ngày Tết

Vào dịp Tết, người dân thường tổ chức các buổi đấu vật 

4. Chọi gà 

Trong các trò chơi dân gian ngày Tết, chọi gà là trò chơi được nhiều người yêu thích. Theo quan niệm của người xưa, chọi gà là một thú vui rất tao nhã, nó không chỉ mang tính tiêu khiển mà còn thể hiện sự khuyến khích trong chăn nuôi. Hiện nay, vẫn còn nhiều làng chọi gà nổi tiếng ở Việt Nam như: Thổ Hà, Yên Phụ (Yên Phong); Đình Bảng (Bắc Ninh)...

Mỗi dịp Tết đến xuân về, những làng gà chọi lại trở nên vô cùng nhộn nhịp với những trận đấu gà ấn tượng. Những trận đấu này luôn thu hút đông đảo người xem tạo thành một nét đẹp trong văn hóa của người Việt. 

5. Kéo co 

Kéo co không chỉ là một trò chơi mang tính tập thể, thể hiện sự đoàn kết sức mạnh mà hơn thế nữa nó là một trò chơi dân gian rất được yêu thích vào ngày Tết. Trò chơi này có cách chơi rất đơn giản, số lượng người chơi tùy chọn và được chia thành 2 đội, phân cách bởi một đường chỉ vạch. Kết quả, đội nào bị kéo qua vạch là đội đó thua. 

6. Đua thuyền 

Trong các trò chơi dân gian ngày Tết, thật thiếu sót khi không nhắc đến đua thuyền. Thường trò chơi này sẽ được tổ chức ở những miền sông nước gắn với các lễ hội cụ thể. Đua thuyền thường được chia thành nhiều đội khác nhau, một đội có thể có từ 4 - 5 người. Cách thành viên sẽ thực hiện chèo thuyền bằng tay, và đội nào đến đích trước sẽ dành chiến thắng. Trò chơi này thể hiện tinh thần đoàn kết, sức mạnh và tinh thần dân tộc. 

Các trò chơi dân gian ngày Tết

Đua thuyền thường được tổ chức gắn liền với các lễ hội

7. Cờ vua, cờ tướng 

Cờ vua, cờ tướng trong trò chơi dân gian ngày Tết không chỉ đơn thuần là đánh cờ trên bàn cờ như thường ngày mà thay vào đó sẽ đánh cờ bằng người. Đây được xem là trò chơi mang tính trí tuệ cao. Cụ thể, sẽ có 32 quân cờ được chia thành 2 phe (16 quân đỏ và 16 quân đen). 

Trong đó, có hai tướng quan trọng là Tướng Ông và Tướng Bà cắm cờ chéo đằng sau lưng, được che lọng. Và 2 người này sẽ thực hiện nhiệm vụ điều quân tướng bằng cách gõ trống. Nguyên tắc đi quân cờ là mã nhật, tượng điền, xe liền, pháo cách. Khi chơi đòi hỏi tính bình tĩnh cao, tránh sự phân tán do những lời bình luận của khán giả. 

8. Bịt mắt bắt dê

Nói đến các trò chơi dân gian ngày Tết không thể nhắc tới trò chơi bịt mắt bắt dê, trò chơi được nhiều người yêu thích nhất là đối với trẻ em. Với hình thức chơi đơn giản và vui nhộn, luật chơi và cách chơi cũng rất dễ. Có 2 cách chơi như sau:

- Cách 1: Tất cả người chơi cùng oẳn tù tì hoặc chọn một người xung phong bịt mắt đi bắt dê, còn những người xung quanh đứng thành vòng tròn rộng. Người chơi chạy xung quanh người bịt mắt cho đến khi người đó hô “đứng lại” thì dừng. Người bịt mắt đi quanh vòng tròn và bắt một người bất kỳ, người chơi cố tạo ra tiếng động để người bịt mắt mất phương hướng khó phán đoán. Cho đến khi người bịt mắt bắt được và đoán đúng tên một ai đó thì người đó phải thế chỗ cho người bịt mắt. Nếu không bắt được ai lại hô bắt đầu để mọi người di chuyển. 
- Cách 2: Chọn hai người vào chơi, một người làm dê, một người đi bắt dê. Cả hai cùng đứng trong vòng tròn và bịt mắt, đứng quay lưng vào nhau. Sau đó nghe theo hiệu lệnh, người làm dê vừa di chuyển vừa kêu “be be” để người bắt dê đoán và đuổi bắt. Những người đứng xung quanh hò reo tạo không khí sôi động. Nếu bắt được dê thì người làm dê phải trở thành người bắt và một người khác ở hàng rào vào làm dê.

8. Đập niêu đất

Trò chơi đập niêu đất rất phổ biến trong các ngày hội lớn như hội làng, đặc biệt ngày Tết. Với luật chơi và cách chơi cơ bản như:

Dap nieu dat

Trò chơi được tổ chức ở những khoảng sân lớn, trước khi chơi, người ta thường đặt giữa sân hai chiếc cột cách nhau 5 mét. Ở hai đầu thân cột được nối bằng sợi dây thừng để làm giá treo niêu. Điểm xuất phát cách giá treo niêu khoảng 3 - 5 mét.

Khi bắt đầu trò chơi, trọng tài sẽ trao cho người chơi một cây gậy dài khoảng 50cm. Những người tham gia trò chơi sẽ bị bịt mắt và đứng ở vạch xuất phát. Họ sẽ tự ước lượng khoảng cách và tiến lên phía trước để đập trúng chiếc niêu treo trên dây. Người nào đập trúng niêu sẽ có một phần thưởng được ghi trong mẫu giấy nhỏ của niêu vỡ đó

9. Ném tung còn

Tung còn hay còn gọi là ném còn trò chơi dân gian có từ lâu đời gắn liền với đời sống, sinh hoạt của các đồng bào dân tộc thiểu số như Thái, Mường. Trò chơi này xuất hiện vào những dịp đầu năm mới, các lễ hội trong năm. Đây cũng chính là dịp để mọi người vui chơi, kết bạn giao lưu.

Với luật chơi và các chơi đơn giản, quả còn hình cầu to khoảng bằng nắm tay trẻ con được khâu bằng các múi vải nhiều màu, bên trong nhồi thóc và hạt bông. Xung quanh quả còn có các tua vải nhiều màu trang trí, có tác dụng định hướng trong khi bay. 

Sân ném còn là bãi đất rộng, ở giữa chôn một cây tre (hoặc vầu) cao, trên đỉnh có vòng còn hình tròn (khung còn). Khung còn này một mặt dán giấy đỏ (biểu tượng cho mặt trời), mặt kia dán giấy vàng (biểu tượng cho mặt trăng). Người chơi đứng đối mặt với nhau qua cây còn, ném quả còn lọt qua vòng còn trên đỉnh cột là thắng cuộc.

10. Trò chơi bắt trạch trong chum

Với trò chơi này cần chuẩn bị sẵn từ 5 - 7 chiếc chim thành một hàng ở sân đình, mỗi chum được đổ 2/3 nước và thả vào đó một con trạch. Khi bắt đầu từng cặp chơi đến bên mỗi chiếc chum, mỗi người phải đưa một tay ra ôm người đối diện còn tay kia thò vào bắt trạch. Cứ thế cả hai choàng tay cho đến khi bắt được trạch. Trạch trơn nên luôn luôn chạy thoát, thành ra đôi trai gái chỉ bắt được tay nhau.

Dân làng đứng xung quanh reo hò cổ vũ và trêu đùa, nhắc nhở đôi nào mải bắt trạch mà quên ôm nhau. Tiếng cười nói, tiếng chiêng trống náo động. Khi bắt được trạch, cả hai cùng giơ cao tay lên để mọi người xem đồng thời tiến lên lĩnh thưởng.

Trang trí nhà cửa ngày Tết sẽ giúp không gian sống đẹp và bắt mắt hơn. Thông qua khóa học, bạn sẽ biết cách bài trí không gian sao cho đẹp, hài hòa và hợp phong thủy nhất để thu hút tài lộc. Đăng ký ngay:

Để Tết không là ác mộng
Đặng Thị Hạnh
249.000đ
400.000đ

Phong thủy Nhà Ở Căn Bản
Nguyễn Thành Phương
299.000đ
700.000đ

Phong thủy trang trí nhà ở và kinh doanh
Võ Thị Như Ý
900.000đ
1.500.000đ

Trên đây là các trò chơi dân gian ngày Tết vẫn được lưu giữ từ xa xưa cho đến nay. Và nếu bạn đang lo lắng đón một cái Tết không trọn vẹn do chịu nhiều áp lực, thì hãy tham khảo ngay khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica nhé! 

>> Tết Canh Tý 2020 hợp màu gì? Những màu sắc nên tránh

>> Những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam đặc sắc

>> Những điều kiêng kỵ đầu năm mới tuyệt đối phải tránh

0/5 - (0 bình chọn)