Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam đặc sắc

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết cổ truyền có ý nghĩa rất thiêng liêng, là dịp để các thành viên trong gia đình tụ tập, quây quần bên nhau. Tết của người Việt rất đặc trưng, toát lên được vẻ đẹp và nét văn hóa riêng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam vẫn được lưu truyền đến ngày nay.

Cúng ông Công, ông Táo

Cúng ông Công, ông Táo được xem là một trong những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam không thể thiếu. Cứ đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình sẽ dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp, bàn thờ để cúng ông Công, ông Táo. Lễ cúng này phải có cá chép vàng để tiễn đưa ông Thổ Công về trời, mong ông sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp nhất mà một năm qua gia chủ đã thực hiện được. Bởi vì, theo truyền thuyết kể lại, ngày này Ngọc Hoàng sẽ trách phạt hoặc thưởng cho gia chủ dựa trên những gì mà ông Công báo cáo.

>> Mâm cúng ông Táo gồm những gì? Những lưu ý bạn cần ghi nhớ

Những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam đặc sắc

Mọi gia đình Việt đều làm lễ đưa ông Công về chầu trời

Thăm mộ tổ tiên

Vào những ngày cuối năm, con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà, tổ tiên dòng họ mình. Đây được xem là một phong tục thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người Việt bao đời nay. Thông qua đó, con cháu thể hiện được đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.

Lau dọn nhà cửa

Vào những ngày giáp Tết, bạn sẽ thấy các gia đình ở Việt Nam đều hối hả dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, đồ vật sạch sẽ, sắp xếp lại những đồ dùng không được hợp lý trong nhà. Mục đích của việc làm này dùng để xóa bỏ, xua đuổi những điều xấu đã đeo bám gia đình trong xuất 1 năm qua, đón những điều mới mẻ, hạnh phúc, nhiều tài lộc, may mắn, bình an.

>> Mách bạn mẹo dọn nhà cửa nhanh - đón tết 2020 an lành

Gói bánh chưng

Đã gọi là phong tục Tết cổ truyền Việt Nam thì không thể việc gói bánh chưng. Vào chiều tối ngày 28, 29 Tết, mọi người trong gia đình cùng sum họp bên nhau để gói bánh và trông nồi bánh chưng. Thịt mỡ, đỗ xanh, gạo nếp là những nguyên liệu cần có của bánh chưng. 

Gạo nếp là loại gạo của vụ mùa vừa gặt, được xem đi tách vỏ trấu, ngâm qua đêm, nhặt sạch bẩn, xóc muối. Thịt được thái miếng to, ướp với tiêu, muối để làm nhân cùng với đỗ xanh nấu chín. Bánh chưng được gói bằng lá dong sẽ cho màu xanh đẹp và mùi thơm hấp dẫn.

Trong tiết trời mùa đông, các thành viên trong gia đình ngồi bên cạnh bếp để chờ bánh chưng chín, mang những chiếc bánh đẹp nhất để thắp hương tổ tiên, bày tỏ lòng kính trọng đối với ông bà. Không những thể, đây còn là thời gian để cả nhà chia sẻ, trò chuyện công việc với nhau trong một năm bận rộn.

Những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam

Bánh chưng không thể thiếu được trong ngày Tết cổ truyền

Ăn tất niên

Tất niên là phong tục Tết cổ truyền Việt Nam đến ngày nay vẫn còn được lưu truyền. Hay còn gọi là lễ rước vong linh tổ tiên vào tối ngày 30 Tết. Vào chiều 30 tháng chạp, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm thức ăn, trái cây bày biện trên bàn thờ, thắp nén hương chắp tay cung kính vái lạy và cầu xin ông bà, tổ tiên về nhà hưởng lễ vật và ban phúc cho con cháu một năm mới an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý.

Cúng giao thừa

Theo quan niệm xưa của ông bà kể lại, mỗi năm Thiên Đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom thiên hạ dưới hạ giới. Vào đêm giao thừa, là lúc các vị quan binh được bàn giao các quan quân tiếp quản tại mỗi gia đình. Trong thời gian  đó, các gia đình sẽ làm một mâm cỗ mang ra ngoài trời để làm lễ vật chào đón các Thiên binh. Mâm cúng bao gồm các loại lễ vật như: gà, xôi, trái cây, hoa quả, gạo, trứng, tiền vàng… cùng với lòng thành tiễn đưa người nhà trời năm vừa rồi tiếp quản nhà mình và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản, phù hộ gia đình có một năm mới mọi sự tốt lành.

>> Bày trí mâm cúng giao thừa để rước tài lộc vào nhà năm 2020

Tục xông nhà

Xông nhà, hay còn gọi là xông đất đầu năm. Đây được xem là phong tục rất thú vị, được kế thừa và phát huy mạnh mẽ từ người già, đến người trẻ. Quan niệm lựa chọn người xông nhà đầu năm thì cả năm đó cả gia đình sẽ làm ăn phát đạt, hòa thuận, hạnh phúc. Bởi vậy, nhiều người rất chú trọng đến người xông nhà.

Phong tục dựng cây nêu ngày Tết

Cây nêu Tết là một phong tục Tết cổ truyền Việt Nam thường thấy ở nhiều địa phương. Thực chất cây tre cao khoảng 5 đến 6 mét. Ở ngọn cây có treo rất nhiều thứ như vàng mã, bùa trừ tà, hình cá chép bằng giấy, cành cây xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, giải cờ vải tây, tấm vải đỏ…

 Dân gian cho rằng khi người dân treo những món đồ đó lên cây nêu, cộng thêm tiếng động của những chiếc khánh đất sẽ làm cho ma quỷ sợ hãi không dám vào nhà. Nhiều nơi khác, vào buổi tối còn treo đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường vào nhà ăn Tết cùng con cháu.

Những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam đặc sắc

Hình ảnh cây nêu được trang trí vào dịp Tết

Hái lộc đầu năm

Hái lộc xuân là một nét đẹp trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Người dân Việt Nam thường đi hái lộc vào đêm giao thừa hoặc sáng mồng một Tết để cầu may năm mới luôn vui vẻ, may mắn, rước lộc vào nhà.

Những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam ngày nay vẫn còn được lưu giữ và phát triển để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Những nét đẹp đó đã phần nào toát lên được nét đẹp văn hóa cổ truyền từ thời xa xưa. Với những chia sẻ trên, hy vọng rằng các bạn sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về Tết cổ truyền của dân tộc ta.

>> Những điều kiêng kỵ đầu năm mới tuyệt đối phải tránh

[Tổng số: 8 Trung bình: 3]

Tags: Tết
Trở thành hội viên