Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Các bước lập báo cáo tài chính “chuẩn không cần chỉnh”

Mua 3 tặng 1

Không phải người học Kế toán hay làm kế toán nào cũng nắm được các bước lập báo cáo tài chính cụ thể là gì, để có thể đảm bảo được bản báo cáo tài chính mang tính chính xác, hạn chế tối đa những sai sót. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ 6 bước lập báo cáo tài chính “chuẩn không cần chỉnh” dành cho kế toán cho người mới bắt đầu

Bộ báo cáo tài chính đầy đủ gồm những gì?

- Báo cáo tài chính.

- Thuyết minh báo cáo tài chính.

- Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Các bước lập báo cáo tài chính

Bước 1: Sắp xếp chứng từ kế toán

Kế toán cần phải sắp xếp chứng từ kế toán theo thứ tự thời gian, để thực hiện nghiệp vụ ghi sổ theo trình tự nhất định. Các chứng từ sẽ được lưu trữ theo tháng hoặc theo quý để dễ kiểm soát.

Các bước lập báo cáo tài chính

Kế toán cần phải sắp xếp chứng từ kế toán theo thứ tự thời gian

Bước 2: Hạch toán chi tiết nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Kế toán sẽ tiến hành mở sổ ghi chép các nghiệp vụ phát sinh như: nhập phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu thu, phiếu chi, báo có, báo nợ… trên cơ sở chứng từ đã được sắp xếp, phân loại logic. Trong quá trình hạch toán, doanh nghiệp tiến hành hoàn thiện những chứng từ hợp lý, hợp lệ và hợp pháp, tuân thủ theo các quy định của pháp luật về kế toán, thuế.

>> Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán tiền chậm nộp thuế

Bước 3: Phân bổ các nghiệp vụ phát sinh theo tháng, quý

Trong các bước lập báo cáo tài chính, không thể bỏ qua việc phân bổ các nghiệp vụ phát sinh theo tháng, quý như: phân bổ các chi phí trả trước, phân bổ khấu hao, phân bổ công cụ dụng cụ… 

Bước 4: Soát xét tổng tổng hợp theo từng nhóm tài khoản

Sau khi hạch toán và hoàn thiện hồ sơ, cùng các chứng từ, kế toán phải tiến hành soát xét lại các nghiệp vụ phát sinh. Có nhiều cách soát xét mà kế toán có thể áp dụng, tuy nhiên phương pháp phân nhóm tài khoản được soát xét càng kỹ càng, càng dễ phát hiện ra sai lệch. Cụ thể như sau:

- Soát xét hàng tồn kho: Kiểm tra hàng tồn kho có bị âm hay không? Nếu âm kho thì phải tìm nguyên nhân hoặc sử dụng những phương pháp để chỉnh sửa, điều chỉnh kho bị âm. Sau đó, chạy giá vốn theo phương pháp tính giá hàng tồn kho đã đăng ký áp dụng.

- Soát xét công nợ phải thu, trả: Đối với tài khoản công nợ phải thu, phải trả, đầu tiên cần phải đối chiếu với khách hàng bằng biên bản đối chiếu công nợ cuối năm tại thời điểm 31/12/2017. Tiếp theo, tiến hành kiểm tra những phát sinh bên có, bên nợ để phản ánh đúng nghiệp vụ và tính toán được rủi ro công nợ cũng như rủi ro về thuế có thể gặp phải.

>> Hệ thống các tài khoản kế toán theo thông tư 133

Các bước lập báo cáo tài chính

Kế toán cần soát xét tổng tổng hợp theo từng nhóm tài khoản

- Soát xét các khoản đầu tư: Kế toán cần phải kiểm tra sổ đầu tư, phân tích bản chất và phương pháp hạch toán, sau đó đối chứng để ghi nhận đầu tư đã phản ánh đúng hay không, cũng như ghi nhận hiệu quả đầu tư mang lại thông qua biên bản họp và các tài liệu, báo cáo tài chính bên nhận đầu tư cung cấp.

- Soát xét những khoản chi phí trả trước: Khi soát xét những khoản chi phí trả trước, kế toán cần kiểm tra các khoản này đã được điều chỉnh lại theo HTKK ban hành theo thông tư 133 hay chưa. Tiếp đến trong các bước lập báo cáo tài chính là kiểm tra giá trị và thời gian phân bổ có phù hợp không? Yêu cầu theo dõi chi tiết từng khoản và phản ánh đúng chi phí phân bổ theo nguyên tắc phù hợp.

- Soát xét TSCĐ: Tính toán nguyên giá, thời gian sử dụng, nguyên tắc ghi nhận và phân khấu hao theo TT151/2014/TT-BTC về nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng, cùng các chi phí không được trừ tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống.

- Soát xét doanh thu: Cần kiểm tra doanh thu từng sản phẩm đã phản ánh theo giá thị trường hay chưa, biến động của giá bán và nguyên nhân biến động, nhằm đưa ra những quy định phù hợp. Ngoài ra, kiểm tra thời điểm ghi nhận doanh thu đã tuân thủ theo TT39 chưa?

- Soát xét giá vốn: Kiêm tra giá vốn đối với từng mã hàng, từng hợp đồng có phản ánh chính xác không? Mức độ chính xác được thể hiện ở lãi gộp.

- Soát xét theo chi phí quản lý: Kiểm tra hồ sơ, tỷ lệ chi phí trên doanh thu đã nằm ở mức chấp nhận và hợp lý hay không? Các tài khoản đã phản ánh đúng chưa? Việc ghi nhận chi phí đã phù hợp nguyên tắc kế toán kế toán không?

- Cuối cùng là kiểm tra các bút toán điều chỉnh sai sót đã phát hiện, bút toán điều chỉnh đầu năm, bút toán điều chỉnh khi chuyển đổi kế toán.

Các bước lập báo cáo tài chính

Lập báo cáo tài chính cần kiểm tra các bút toán điều chỉnh sai sót 

Bước 5: Các bút toán tổng hợp và kết chuyển

Sau khi đã soát xét toàn bộ các nghiệp vụ chi tiết trên bước 4, kế toán tiến hành thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí, kết chuyển lãi lỗ đảm bảo các tài khoản đầu 5 đến đầu 9 không có số dư cuối kỳ.

Bước 6: Lập báo cáo tài chính

- Lập báo cáo tài chính theo chế độ kế toán hiện hành.

- Lập quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.

- Các báo cáo trên được lập trên phần mềm HTKK của cơ quản thuế trên phiên phản mới nhất.

- Sau khi hoàn thành các bước lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thì tiến hành kết xuất ra excel để lưu tại máy, kết xuất file XML để nộp cho cơ quan thuế theo đúng quy định nộp báo cáo mới nhất được áp dụng.

>> Mách bạn cách kiểm tra báo cáo tài chính hiệu quả nhất

Như vậy, kế toán có thể hình dung được công việc của một kế toán doanh nghiệp cần phải làm với các bước lập báo cáo tài chính mà UNICA đã chia sẻ. Ngoài ra, với cách lập báo cáo tài chính, kế toán cần phải có quy trình quản lý và sắp xếp để hệ thống sổ phù hợp và khoa học nhất.  Ngoài ra bạn cần trang bị thêm cho bản thân nhiều kiến thức về học Excel online để xây dựng nền tảng vững chắc trong việc học hòi và thực hành làm việc kế toán của mình.

>> Thành thạo kế toàn trên Excel sau 30 ngày

[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Trở thành hội viên