Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ mẫu biên bản giao nhận tài sản cố định mới nhất theo thông tư 133 mới nhất năm 2019. Chi tiết mẫu biên bản và cách lập theo Thông tư 133 và 200 mời các bạn cùng theo dõi sau đây:
Mẫu biên bản giao nhận tài sản cố định theo thông tư 133
Trở thành chuyên gia kế toán tổng hợp bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học giúp bạn thành thạo các nghiệp vụ của một nhân viên kế toán tổng hợp ngay tại nhà. Từ đó, có thể tự đi xin việc và phát triển nghề của mình.
Cách lập biên bản giao nhận TSCĐ
– Góc trên bên trái của biên bản giao nhận TSCĐ ghi rõ tên đơn vị, hoặc đóng dấu treo đơn vị vào
– Biên bản ghi rõ ngày, tháng, năm: Ngày tháng năm thường là khớp với hóa đơn mua TSCĐ .
– Trước khi có biên bản này thì cần có quyết định số bao nhiêu về việc mua TSCĐ, nên dòng quyết định số ghi rõ số, ngày, tháng, năm của việc: Mua TSCĐ…
– Ghi rõ người đại diện , chức vụ chứng nhận trên biên bản bàn giao này.
– Cột A, B: Ghi rõ số thứ tự, tên của TSCĐ
– Cột C,D: Ghi rõ số hiệu , nước sản xuất TSCĐ
– Cột 1: Ghi rõ năm sản xuất
– Cột 2: Ghi năm bắt đầu đưa TSCĐ vào sử dụng.
– Cột 3: Ghi rõ công suất TS, xem trên giấy chứng nhận xuất xưởng của TS có chỉ tiêu này
– Cột 4: Giá mua là giá mua trước thuế chưa có chi phí vận chuyển
– Cột 5,6,7 : Ghi rõ từng loại chi phí vào để hình thành lên TSCĐ
– Cột nguyên giá = Cột 4+5+6+7.
Sau khi ghi nhận hết tất cả các thông tin trên: thì cần lấy chữ ký, tên của: Giám đốc bên nhận, kế toán, người giao, người nhận.
Biên bản giao nhận TSCĐ được lập thành 2 bản, mỗi bên (giao, nhận) giữ 1 bản chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và lưu.
Trên đây là mẫu biên bản giao nhận tài sản phổ biến được các doanh nghiệp áp dụng. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học kế toán cho người mới bắt đầu và làm việc.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi!