Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Những lưu ý khi điều chỉnh báo cáo tài chính sau quyết toán thuế

Nội dung được viết bởi Nguyễn Hoàng

Làm báo cáo tài chính (BCTC) sẽ không tránh khỏi những sai phạm, do đó kế toán thường phải điều chỉnh lại một số bút toán để phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, khi điều chỉnh báo cáo tài chính sau quyết toán thuế cần lưu ý những gì? Hãy cùng UNICA khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Cách điều chỉnh báo cáo sau thanh tra thuế

Cách xử lý, điều chỉnh và hạch toán số liệu của doanh nghiệp sau khi thanh tra tiến hành kiểm tra có sự sai sót thì cần phải tiến hành hạch toán các khoản truy thu thuế sau quyết toán như sau:

dieu-chinh-bao-cao-tai-chinh-sau-quyet-toan-thue

Điều chỉnh báo cáo tài chính sau quyết toán thuế

Đối với các doanh nghiệp Tư nhân & Công ty TNHH MTV

Do tất cả những Công ty này do một cá nhân làm chủ cho nên tính chất quy mô nhỏ sổ sách làm với thuế là chủ yếu.

Nếu năm trước Công ty này đang LÃI và đang dư Có TK 4211:

+ Nợ TK 4211/Có TK 3334 = Tiền truy thuế TNDN

+ Nợ TK 4211/Có TK 3339 = Tiền nộp phạt

+ Nợ TK 4211/Có TK 33311 = Tiền truy thuế khoản GTGT

+ Nợ TK 4211/Có TK 3335 = Tiền truy thuế TNCN

Khi tiến hành nộp thuế:

+ Nợ TK 3334, 3339, 33311, 3335 và Có TK 111, 112.

=> Chú ý rằng: Trường hợp này làm cho số liệu trên Báo cáo KQKD không khớp với phần Số dư TK 421 được ghi trên Sổ sách (CĐPS, Sổ cái).

Nếu năm trước Doanh nghiệp đang LỖ Nợ TK 4211 thì:

+ Nợ TK 811/Có TK 3334 = Tiền truy thuế TNDN

+ Nợ TK 811/Có TK 3339 = Tiền phạt

+ Nợ TK 811/Có TK 3339 = Tiền truy thuế GTGT

+ Nợ TK 811/Có TK 3335 = Tiền truy thuế TNCN

Khi thực hiện nộp {Báo cáo KQKD không khớp với Số dư TK 421 trên Sổ sách (CĐPS, Sổ cái)}:

+ Nợ TK 3334, 3339, 33311, 3335/Có TK 111, 112.

+ Kết chuyển Nợ TK 911/Có TK 811 và tính vào phần lợi nhuận chưa phân phối năm nay 4212 cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm xuât toán khoản này vào B4 của Tờ khai quyết toán thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế.

dieu-chinh-bao-cao-sau-quyet-toan-thue

Điều chỉnh báo cáo sau thanh tra thuế

Đối với Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên, cổ phần

- Biên bản họp Hội đồng thành viên việc quyết định xử lý kết quả thanh tra: Do Công ty có quy mô lớn nên hệ thống sổ sách phải đảm bảo yêu cầu với thuế và giải trình với cổ đông.

- Nếu chấp nhận sẽ được tính vào lợi nhuận của năm trước: Nếu năm trước đó Công ty đang LÃI hoặc đang dư Có TK 4211 thì:

Nợ TK 4211/Có TK 3339, 3334, 33311, 3335 sẽ làm giảm lợi nhuận chưa phân phối của năm trước đó.

- Nếu ko chấp nhận tính vào lợi nhuận năm trước mà dùng để chia cổ tức:

+ Nợ TK 811/Có TK 3339, 3334, 33311, 3335

+ Kết chuyển Nợ TK 911/Có TK 811 và tính toán vào lợi nhuận chưa phân phối năm nay 4212 cuối năm khi Quyết toán thuế TNDN năm => Xuất toán khoản này vào B4 của Tờ khai quyết toán thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế.

Căn cứ: Thông tư 96/2015/TT-BTC trong ngày 22 tháng 06 năm 2015 Hướng dẫn về Thuế TNDN tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP.

Theo điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (Đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập phải chịu thuế.

Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế gồm có:

Các khoản tiền phạt khi vi phạm hành chính bao gồm: Vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê và vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và khoản phạt khi vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”

dieu-chinh-bao-cao-sau-thanh-tra-thue

Điều chỉnh báo cáo sau quyết toán huế

Đăng ký khoá học kế toán online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ giúp bạn nắm được kiến thức tổng quát về kế toán. Đồng thời, hiểu được đúng quy trình vận hành kế toán thực tế, biết làm sổ sách kế toán và báo cáo tài chính một cách hiệu quả và chính xác.

Kế toán sản xuất và tính giá sản phẩm
Phan Đắc Hoan
549.000đ
700.000đ

Thành thạo sổ sách kế toán và báo cáo tài chính trên Excel
Hoàng Giang Nam
399.000đ
900.000đ

Kế toán cho người mới bắt đầu
PHẠM THỊ TUYẾT
499.000đ
700.000đ

Điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng sau khi quyết toán thuế

Sau khi tiến hành việc quyết toán mà bạn phát hiện các sai sót liên quan đến thuế thì cần phải xử lý, điều chỉnh và hạch toán số liệu. Để có thể điều chỉnh giảm thuế GTGT sau khi quyết toán thì cần phải thực hiện như sau:

Kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh kê khai bổ sung của kỳ giảm thuế VAT được khấu trừ và ở thời điểm hiện tại nhập vào chỉ tiêu của tờ khai kỳ hiện tại khi có quyết định thanh tra thuế. Đồng thời thực hiện hạch toán khoản giảm thuế GTGT, giảm VAT của tài khoản 1331 sẽ được ghi cụ thể:

Nợ TK 811, 642, 242... Hoặc Nợ TK 4211 / Có TK 1331 

ke-toan-tong-hop

Hướng dẫn điều chỉnh số liệu sau khi quyết toán thuế

Kế toán cần lưu ý trong trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) truy thu.

- Kế toán hạch toán tăng thêm thuế TNDN phải nộp cho năm trước theo biên bản thanh tra.

Nợ TK 821: Chi phí thuế TNDN 

    Có TK 3334: (Tiền thuế TNDN bị truy thu thêm so với số đã báo cáo)

- Khi nộp số thuế TNDN bị truy thu, kế toán ghi:

Nợ TK 3334: Số thuế TNDN bị truy thu

      Có TK 111, 112: Số thuế TNDN bị truy thu của năm N-1

- Hạch toán số tiền phạt:

Nợ TK 811: Chi phí khác 

      Có TK 3339: phí, lệ phí và các khoản phải nộp 

- Khi nộp số tiền bị phạt:

Nợ TK 3339: phí, lệ phí và các khoản phải nộp

      Có TK 111, 112

Theo biên bản thanh tra thuế số, ngày, tháng, năm…

>> Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán tiền chậm nộp thuế

điều chỉnh báo cáo tài chính sau khi quyết toán thuế

Kế toán hạch toán tăng thêm thuế TNDN phải nộp cho năm trước theo biên bản thanh tra

Những lưu ý khi tiến hành điều chỉnh giảm thuế GTGT sau khi quyết toán, xử lý số liệu sau quyết toán

Lưu ý 1

Lưu ý đầu tiên kế toán không thể bỏ qua trường hợp doanh nghiệp bị cắt giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào nhưng không bị truy thu do số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ của doanh nghiệp còn nhiều tại thời điểm thanh tra.

Điều chỉnh báo cáo tài chính sau khi quyết toán thuế với trường hợp này cần căn cứ vào số thuế GTGT đầu vào bị cắt giảm theo biên bản thanh tra, ngay tại kỳ làm tờ khai thuế GTGT của tháng mà nhận được biên bản thanh tra, kế toán cần phải điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào trên tờ khai thuế (chỉ tiêu số (1), ô số [37]) - điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ của những kỳ trước. Việc ghi sổ kế toán theo các trường hợp như sau:

- Việc loại trừ thuế GTGT đầu vào do liên quan tới các chi phí không hợp lý, hóa đơn bỏ trốn, do tổng hợp sai số với hóa đơn gốc, sẽ được tính trừ vào lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, kế toán ghi: 

Nợ TK 811: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

      Có TK 133: Số thuế GTGT đầu vào bị loại trừ.

Cuối kỳ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán ghi số tiền này vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai mẫu 03/TNDN.

- Việc loại trừ thuế GTGT đầu vào do kế toán kê nhầm hóa đơn đầu vào đã quá thời hạn được kê khai khấu trừ và đoàn thanh tra phát hiện tại kỳ thanh tra. Khi đó, số thuế đầu vào này sẽ được tính bổ sung vào chi phí kinh doanh kỳ sau. Kế toán ghi:

Nợ TK 624, 632:

      Có TK 133:

điều chỉnh báo cáo tài chính sau khi quyết toán thuế

Cuối kỳ khi quyết toán thuế TNDN, kế toán ghi số tiền này vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai mẫu 03/TNDN

Lưu ý 2

Lưu ý tiếp theo mà kế toán cần ghi nhớ đối với trường hợp bị loại trừ thuế GTGT đầu vào, đoàn thanh tra quyết định truy thu thuế GTGT và phạt tiền theo quy định hiện hành, yêu cầu phải nộp ngay số tiền phạt và truy thu vào ngân sách nhà nước.

Tại thời điểm nhận được biên bản thanh tra, kế toán giữ nguyên các số liệu đã kê khai trên tờ kê khai thuế hàng tháng. Ngoài ra, không điều chỉnh giảm thuế đầu vào do bị loại trừ. Khi điều chỉnh báo cáo tài chính sau khi quyết toán thuế, kế toán kê khai thuế GTGT bình thường như các tháng trước. Căn cứ vào biên bản thanh tra thuế để xác định số phải nộp ghi vào sổ kế toán:

Nợ TK 811: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

  Có TK 3331: Số thuế GTGT bị truy thu

  Có TK 3388: Số tiền bị phạt

Cuối kỳ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán ghi số tiền này vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai mẫu 03/TNDN.

- Khi thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo số liệu trong biên bản thanh tra:

Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT bị truy thu

Nợ TK 3388: Số tiền bị phạt    

 Có TK 111, 112: Tổng số tiền (kế toán ghi rõ nội dung khoản chi, số biên bản thanh tra ngày lập biên bản, kỳ kê khai quyết toán).

Chú ý rằng:

- Khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước, kế toán phải ghi rõ trong Giấy nộp tiền nội dung và số tiền của từng khoản và ghi rõ chương, loại, khoản, mục, tiểu mục theo quy định của kho bạc Nhà nước.

- Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ một số lượng lớn hàng hóa mà người mua không có nhu cầu lấy hóa đơn, kế toán phải tập hợp các bảng kê bán lẻ trong tuần, trong tháng và xuất hóa đơn GTGT để phù hợp với lượng hàng tồn kho. Đồng thời cân đối được doanh thu và giá vốn của hàng hóa nhập về.

điều chỉnh báo cáo tài chính sau khi quyết toán thuế

Khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước, kế toán phải ghi rõ trong Giấy nộp tiền nội dung

Lưu ý 3

Cuối cùng, kế toán cần lưu ý đến chi phí khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp trích vượt mức quy định, chi phí khấu hao bị loại bỏ.

Điều chỉnh báo cáo tài chính sau khi quyết toán thuế trong trường hợp chi phí khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp trích vượt mức quy định, chi phí khấu hao bị loại bỏ, doanh nghiệp hạch toán điều chỉnh như sau:

Nợ TK 214: Số khấu hao điều chỉnh

      Có TK 811: Số khấu hao điều chỉnh

Cuối kỳ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán ghi số tiền này vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai mẫu 03/TNDN.

Các trường hợp điều chỉnh trên doanh nghiệp không phải lập lại số sách kế toán, cũng như lập lại tờ khai GTGT của những kỳ trước.

Một số câu hỏi thường gặp

Thuế GTGT là gì?

Thuế GTGT được hiểu là thuế tính dựa trên giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất cho đến lưu thông và tiêu dùng.

dieu-chinh-bao-cao-tai-chinh-doanh-nghiep

Câu hỏi về điều chỉnh bảo cáo tài chính khi quyết toán thuế

Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?

Còn tùy thuộc vào mỗi hồ sơ cụ thể mà mức chi phí dịch vụ cũng có sự khác biệt. 

Thời gian giải quyết trong bao lâu?

Phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian giải quyết cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên thông thường sẽ giao động từ 01 đến 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.

>> Nộp thuyết minh báo cáo tài chính qua mạng như thế nào?

>> Mách bạn cách kiểm tra báo cáo tài chính hiệu quả nhất

Tổng kết

Trên đây là những lưu ý quan trọng trong điều chỉnh báo cáo tài chính sau quyết toán thuế mà kế toán cần phải “khắc cốt ghi tâm”. Hy vọng rằng, với những thông tin bổ ích trên, kế toán sẽ biết cách hạch toán đúng những trường hợp sau khi cơ quan thuế quyết toán.

Bạn đọc muốn biết thêm nhiều kiến thức về kế toán hãy nhanh tay đăng ký để theo dõi khoá học kế toán với sự hướng dẫn các chuyên gia sẽ bật mí cho bạn những mẹo, cách tính, lập báo tài chính,... một cách nhanh chóng và chính xác.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)