Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Cách lập mẫu phiếu thu theo thông tư 133 

Nội dung được viết bởi Nguyễn Hoàng

Mẫu phiếu thu 01-TT được ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách lập mẫu phiếu thu qua bài viết dưới đây nhé!

Mẫu phiếu thu là gì?

Mẫu phiếu thu được hiểu là một biểu mẫu, chứng từ quan trọng dùng để tính toán và thu chi trong nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp. Phiếu thu chính là loại văn bản hành chính được dùng để xác định, tính toán các con số và sử dụng trong các giao dịch liên quan đến tiền và ngoại tệ. Mẫu phiếu thu được xem như một mẫu biên nhận được dùng làm thủ quỹ, bất kỳ một giao dịch nào về tiền đều phải được ghi nhận và căn cứ vào phiếu thu để tiến hành thu tiền.

Người ta thườngcăn cứ vào phiếu thu để xác định, quản lý các khoản tiền và ngoại tệ được nhập vào kỳ theo từng giai đoạn. Cho nên, phiếu thu không được sử dụng riêng lẻ mà sẽ được đóng thành từng tập, thành quyển tương ứng với một kỳ kế toán của một quý, một năm tùy vào cách thức hoạt động của doanh nghiệp.

mau-phieu-thu-la-gi

Mẫu phiếu thu là gì?

Phiếu thu có tác dụng gì?

Mẫu phiếu thu chính là một trong những biểu mẫu cực quan trọng đối với doanh nghiệp và là giấy tờ không thể thiếu trong nghiệp vụ kế toán, cùng với mẫu phiếu chi là mẫu phiếu nhập kho và mẫu phiếu xuất kho.

Trong hoạt động của doanh nghiệp thì mọi khoản tiền mặt hoặc ngoại tệ khi nhập vào quỹ đơn vị hay doanh nghiệp đều cần phải có phiếu thu. Ngoài mục đích lập phiếu thu để xác định số tiền mặt là tiền Việt Nam hay tiền ngoại tệ được nhập vào quỹ thì mẫu phiếu thu này được xem là mẫu biên nhận để thủ quỹ làm căn cứ thu tiền, ghi sổ quỹ và kế toán ghi sổ các khoản thu có liên quan.

Việc sử dụng mẫu phiếu thu sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn công đoạn trong thủ tục hơn. Thay vì phải ngồi gõ máy hoặc tự viết tay mất nhiều thời gian thì mẫu phiếu thu sẵn là cách làm nhanh nhất. Đồng thời mẫu phiếu thu chính là bằng chứng để chứng minh, làm rõ ràng mọi vấn đề về việc thu chi và thanh toán tiền tệ để phòng trường hợp khi cuộc giao dịch xảy ra tranh chấp trong mỗi doanh doanh nghiệp. Phiếu thu thể hiện rất rõ ràng số tiền cần kê khai là bao nhiêu, ai trả tiền và người được trả tiền là ai, giao dịch trả tiền diễn ra cụ thể vào thời gian nào trong các mẫu phiếu thu.

phieu-thu- co-tac-dung-gi

Phiếu thu có tác dụng gì?

Phiếu thu có giá trị pháp lý như thế nào?

Phiếu thu được biết đến là loại chứng từ quan trong đối với bất kỳ doanh nghiệp. Nó là mẫu chứng từ kế toán bắt buộc để xác định khoản tiền mặt thực tế được nhập vào quỹ, là căn cứ để xác nhận cho việc thanh toán hay chưa. Đây chính là cơ sở để kế toán và thủ quỹ làm sổ sách thu chi, ghi lại việc thu chi cho doanh nghiệp.

Phiếu thu chỉ có hiệu lực khi nó được đóng dấu bởi công ty và có chữ ký của cả hai bên tham gia vào giao dịch. Nếu thiếu những yếu tố này thì phiếu thu đó hoàn toàn không còn giá trị sử dụng. Phiếu thu thường sẽ có giá trị pháp lý cao trong mỗi doanh nghiệp.

ke-toan-tong-hop

Trong phiếu thu bắt buộc phải có nội dung gì?

Tron mỗi phiếu thu sẽ cần đảm bảo những thông tin cơ bản như sau:

- Tên đơn vị và địa chỉ nơi lập phiếu được trình bày ở góc phía trên cùng, bên trái biểu mẫu

- Ngày, tháng, năm thành lập phiếu, số thứ tự và số quyển của từng phiếu thu

- Thông tin người nộp tiền cần được ghi rõ ràng, cụ thể gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh cùng địa chỉ, số điện thoại liên lạc,…

- Trình bày đầy đủ thông tin ngắn gọn, dễ hiểu về lý do nộp tiền

- Số tiền nộp phải được ghi đầy đủ chính xác qua 2 cách là: số tiền ghi bằng chữ, số tiền ghi bằng số để tránh nhầm lẫn và ghi rõ đơn vị tiền tệ là VND hay USD,…

- Chứng từ gốc và số giấy tờ kèm theo

- Ký và ghi rõ họ tên của người nộp.

noi-dung-cua-phieu-thu

Nội dung của phiếu thu

Biến bản thân thành chuyên gia trong lĩnh vực kế toán bằng cách đăng ký khoá học online. Khoá học giúp bạn nắm lòng nguyên lý kế toán từ A - Z ngay cả khi chưa biết gì. Và hướng dẫn thực hành làm kế toán và lập báo cáo tài chính.

Nguyên lý kế toán cho người mới bắt đầu
Nguyễn Hoàng
599.000đ
5.000.000đ

Học thực tế kế toán nhà hàng từ A - Z
Lê Thị Ninh Vân
349.000đ
600.000đ

Thành thạo kế toán thực tế và lập BCTC trên phần mềm MISA
Nguyễn Hoàng
399.000đ
900.000đ

Quy trình lập và luân chuyển phiếu thu

Bước 1: Bộ phận kế toán sẽ tiếp nhận đề nghị thu – chi (kế toán tiền mặt hoặc kế toán ngân hàng)

Chứng từ kèm theo yêu cầu chi tiền (gồm phiếu chi, ủy nhiệm chi) như: Giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng và các giấy thanh toán tiền tạm ứng, thông báo nộp tiền, hoá đơn hoặc hợp đồng, …

Chứng từ đi kèm theo yêu cầu thu tiền (phiếu thu, ủy nhiệm thu) gồm: Giấy thanh toán tiền tạm ứng, hoá đơn, hợp đồng hoặc biên bản thanh lý TSCĐ và biên bản góp vốn, …

Bước 2: Kế toán tiền mặt (hoặc kế toán ngân hàng) đối chiếu với các chứng từ và đề nghị thu - chi, đảm bảo tính hợp lệ (đầy đủ được phê duyệt của phụ trách bộ phận liên quan và tuân thủ các quy định, quy chế tài chính của Công ty). Sau đó chuyển cho kế toán trưởng xem xét thông tin.

Bước 3: Kế toán trưởng sẽ kiểm tra lại và ký vào đề nghị thanh toán hoặc các chứng từ liên quan.

Bước 4: Phê duyệt của ban Giám đốc hoặc Phó Giám đốc.

Dựa vào các quy định và quy chế tài chính, quy định về hạn mức phê duyệt của Công ty, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc sẽ được ủy quyền xem xét phê duyệt đề nghị thu - chi. Các đề nghị chi/mua sắm không hợp lý sẽ bị từ chối hoặc yêu cầu làm rõ cũng như bổ sung các chứng từ có liên quan.

Bước 5: Lập chứng từ kế toán thu – chi.

- Đối với giao dịch tiền mặt tại quỹ: Kế toán tiền mặt lập phiếu thu và phiếu chi.

- Đối với các giao dịch thông qua tài khoản ngân hàng: Kế toán ngân hàng sẽ lập uỷ nhiệm thu/ uỷ nhiệm chi.

- Sau khi lập xong thì chuyển cho kế toán trưởng để ký duyệt.

Bước 6: Ký duyệt các chứng từ thu – chi: Kế toán trưởng tiến hành ký vào Phiếu thu/ủy nhiệm thu hoặc Phiếu chi/ủy nhiệm thu.

quy-trinh-lap-phieu-thu

Quy trình lập phiếu thu

Bước 7: Thực hiện việc thu – chi tiền:

Đối với các giao dịch tiền mặt tại quỹ: Khi nhận được Phiếu thu hoặc Phiếu chi kèm theo chứng từ gốc thì phía Thủ quỹ phải:

+ Kiểm tra số tiền ở trên Phiếu thu (Phiếu chi) so với chứng từ gốc

+ Kiểm tra nội dung ghi trên Phiếu thu (hoặc Phiếu chi) có phù hợp với chứng từ gốc

+ Kiểm tra ngày, tháng thiết lập Phiếu thu (Phiếu chi) cùng chữ ký của người có thẩm quyền

+ Kiểm tra số tiền thu vào hoặc chi ra chính xác để nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt

+ Cho người nộp tiền hoặc nhận tiền ký vào tờ Phiếu thu hoặc Phiếu chi

+ Thủ quỹ ký vào Phiếu thu hoặc Phiếu chi và giao cho khách hàng trong 1 liên

+ Sau đó thủ quỹ sẽ dựa vào Phiếu thu hoặc Phiếu chi để ghi chép vào Sổ Quỹ

+ Cuối cùng, thủ quỹ kết chuyển giao 2 liên còn lại của Phiếu thu hoặc Phiếu chi cho bên kế toán.

Cách lập mẫu phiếu thu chính xác nhất

Để có thể lập được mẫu phiếu thu một cách chính xác để tránh những tranh chấp, mâu thuẫn tài chính có thể xảy ra sau này, cách lập mẫu phiếu thu như sau:

cach-lap-phieu-thu

Cách lập mẫu phiếu thu

- Đơn vị và địa chỉ: Ở góc trên cùng phía bên trái, khi lập bạn cần ghi rõ ràng tên của đơn vị, doanh nghiệp và địa chỉ của doanh nghiệp lập phiếu thu

- Số quyển và số hiệu: Tại góc trên cùng bên phải ghi đúng số quyển, số hiệu của từng loại phiếu thu

- Ngày … tháng … năm … (dưới Phiếu thu): Thời gian thiết lập phiếu thu

- Tên biểu mẫu: Tên biểu mẫu sẽ tùy thuộc vào mỗi lĩnh vực và loại hình doanh nghiệp sẽ có tên khác nhau nhưng nhìn chung sẽ có cụm “PHIẾU THU” ở đầu của tên biểu mẫu

- Họ và tên người nộp tiền: Bạn cần ghi chính xác họ và tên người có trách nhiệm nộp tiền

- Địa chỉ: Nếu thu tiền của người cùng đơn vị, doanh nghiệp, bộ phận thì phải ghi rõ phòng ban, bộ phận nộp tiền. Nếu là doanh nghiệp khác thì thể hiện chính xác địa chỉ của người nộp tiền. Ngoài ra bạn cũng có thể ghi chú số điện thoại hoặc địa chỉ email để liên lạc khi có sai sót xảy ra.

- "Lý do nộp tiền": Ghi rõ khoản tiền nhập quỹ tại sao lại có, ví dụ: Thu tiền tạm ứng còn thừa và thu tiền chiết khấu thanh toán của khách hàng,...

- "Số tiền": Ngoài việc ghi bằng số thì người lập cũng chú ý ghi bằng số tiền thực tế nhập quỹ và ghi rõ đơn vị tính tiền đã thu (nếu là ngoại tệ thì ghi thêm tỷ giá lúc lập phiếu thu).

- Dòng cuối ghi số lượng chứng từ gốc đi kèm theo có liên quan tới tờ Phiếu chi.

Phiếu chi được lập thành 03 liên và chứa đầy đủ chữ ký của các bên liên quan thì mới được nhập quỹ. Trong đó:

- Liên 1 lưu ở phần kế toán tiền mặt.

- Liên 2 thủ quỹ dùng để ghi nhận vào sổ quỹ tiền mặt và chuyển cho kế toán cùng với các chứng từ gốc để ghi nhận vào sổ kế toán.

- Liên 3 tiến hành giao cho người nộp tiền.

Người nộp tiền ghi số tiền đã nhận bằng chữ  để mang tính xác thực rằng đã đối chiếu phiếu thu này.

Tổng hợp một số mẫu phiếu thu theo thông tư hiện hành

Mẫu 1: Phiếu thu ban hành kèm theo Thông tư 133/2014/TT-BTC

mẫu phiếu thu theo thông tư 133
Mẫu phiếu thu theo thông tư 133

Cách lập phiếu thu theo thông tư 133:

Khi lập phiếu thu phải ghi rõ số phiếu và ngày, tháng, năm lập phiếu.

- Dòng "Họ và tên người nộp tiền": Ghi rõ họ tên người nộp tiền

- Dòng "Địa chỉ": Ghi rõ địa chỉ người nộp tiền

- Dòng “Lý do thu”: Ghi rõ nội dung nộp tiền: Thu tiền bán hàng hóa, sản phẩm; thu tiền tạm ứng còn thừa…

- Dòng “Số tiền”: Ghi đúng số tiền thu

- Dòng “Bằng chữ”: Ghi diễn giải bằng chữ tổng số tiền thu

- Dòng “Kèm theo”: Ghi số chứng từ gốc kèm theo (ghi rõ kèm theo hoá đơn số để dễ dàng quản lý và theo dõi).

Phiếu thu do kế toán lập thành 3 liên, ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu và ký vào Phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc ký duyệt, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ (bằng chữ) vào Phiếu thu trước khi ký và ghi rõ họ tên. Thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu nơi lập phiếu. Cuối ngày toàn bộ Phiếu thu kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán.

Chú ý:

+ Nếu là thu ngoại tệ phải ghi rõ tỷ giá tại thời điểm nhập quỹ để tính ra tổng số tiền theo đơn vị đồng để ghi sổ.

+ Liên phiếu thu gửi ra ngoài doanh nghiệp phải đóng dấu.  

Mẫu 2: Phiếu thu ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

mau-phieu-thu-200

Mẫu phiếu thu theo thông tư 200

Cách viết phiếu thu theo thông tư 200:

- Ở góc trên bên trái của mẫu phiếu thu theo thông tư 200 lsẽ à nơi người viết phải ghi rõ tên đơn vị kinh doanh và địa chỉ của đơn vị.

- Đơn vị phải đóng mẫu phiếu thu theo thông tư 200 thành một quyển riêng biệt và ghi số từng quyển đó để sử dụng trong vòng 1 năm. Trong mẫu phiếu thu theo thông tư 200 phải ghi số quyển và đánh số thứ tự của từng mẫu phiếu thu. Số mẫu phiếu thu phải được đánh dấu liên tục trong một kỳ kế toán. Từng Phiếu thu phải được ghi rõ thông tin ngày, tháng, năm lập phiếu, cùng với ngày, tháng, năm thu tiền. 

- Ghi rõ họ tên và địa chỉ của người nộp tiền

- Dòng “Lý do nộp” thì ghi rõ nội dung nộp tiền như: Thu tiền bán hàng hoá, giá thành các sản phẩm và thu tiền tạm ứng còn thừa…

- Dòng “Số tiền”: được ghi bằng số và chữ chi tiết số tiền nộp quỹ, ghi rõ đơn vị tính của số tiền là đồng VN/ USD…

- Dòng tiếp theo sẽ ghi số lượng chi tiết chứng từ gốc kèm theo của Phiếu thu.

Mẫu 3: Phiếu thu ban hành kèm theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC

mau-phieu-thu-quyet-dinh-48

Mẫu phiếu thu theo quyết định 48

Cách viết mẫu phiếu thu ban hành theo quyết định 48:

- Khi tiến hành lập mẫu phiếu thu thì phải ghi rõ số phiếu và ngày, tháng, năm lập phiếu

- Tại dòng “Họ tên người nhận tiền”: Cần ghi rõ họ tên người nhận tiền

- Dòng “Địa chỉ”: Ghi rõ địa chỉ của người nhận, chi tiết các bộ phận được nhận tiền

- Ởvị trí dòng “Lý do nộp”: Ghi rõ nội dung được xác định chi tiền: Chi tiền mua hàng hóa hay các loại sản phẩm hoặc chi tiền để nộp thuế…

- Dòng “Số tiền”: Ghi đúng thực tế số tiền đã chi

- Dòng “Bằng chữ”: Diễn giải bằng chữ chi tiết tổng số tiền đã chi

- Dòng “Kèm theo”: Ghi số chứng từ gốc được đính kèm theo để nhà quản lý dễ dàng quản lý và theo dõi.

Mẫu 4: Phiếu thu ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC

mau-phieu-thu-thong-tu-107

Mẫu phiếu thu theo thông tư 107

Mẫu phiếu thu chứng từ kế toán bắt buộc đượ dùng cho các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, ngoại trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như các doanh nghiệp, áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định hiện hành, tổ chức và đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước quy định theo Mẫu số C40-BB ban hành kèm theo Thông tư 2017.

Mẫu 5: Mẫu phiếu thu 01-TT theo quyết định 15

mau-phieu-thu-theo-quyet-dinh-15-1

mau-phieu-thu-theo-quyet-dinh-15-2

Mẫu phiếu thu theo quyết định 15

- Ghi rõ số phiếu và ngày, tháng, năm lập phiếu

- Dòng “Họ và tên người nộp tiền”: Ghi rõ thông tin họ tên người nộp tiền

- Dòng “Địa chỉ”: Ghi địa chỉ của người nộp tiền

- Dòng “Lý do thu”: Ghi phần nội dung nộp tiền: Thu tiền bán hàng hóa, sản phẩm và thu tiền tạm ứng còn thừa…

- Dòng “Số tiền”: Ghi đúng số tiền cần thu

- Dòng “Bằng chữ”: Ghi diễn giải bằng chữ của tổng số tiền thu

- Dòng “Kèm theo”: Ghi số của các chứng từ gốc kèm theo.

Những lưu ý khi thiết lập phiếu thu

Việc lập phiếu thu sẽ thường xuyên và phổ biến tại các đơn vị, doanh nghiệp và là nghiệp vụ quen thuộc đối với thủ quỹ, kế toán tiền mặt. Tuy nhiên đối với những bạn kế toán mới ra trường và chưa quen với công việc thực tế thì sẽ gặp sự lúng túng và thiếu sót.

luu-y-khi-lap-phieu-thu

Lưu ý khi thiết lập phiếu thu

- Khi lập phiếu thu, người lập phải ghi rõ số hiệu của phiếu và ngày, tháng, năm lập phiếu, cũng như họ và tên của người nộp tiềnđịa chỉ, số điện thoại của người nộp tiền; lý do nộp tiền… Càng ghi rõ ràng, chi tiết bao nhiêu thì càng phát huy hiệu quả cao cho phiếu thu.

- Sử dụng sổ Phiếu thu nào thì dùng quyển đó cho đến khi hết tờ phiếu thu. Đặc biệt không viết tùy hứng mỗi lần nhập tiền trên mỗi quyển phiếu thu khác nhau vì sẽ khó trong việc quản lý, giám sát và ghi nhận trong quyển sổ kế toán.

- Số tiền được thể hiện trong phiếu thu: cần phải thể hiện cả hai hình thức là: ghi số tiền bằng số và ghi số tiền bằng chữ (nhớ phải ghi rõ đơn vị tiền tệ)

- Trong việc kèm theo chứng từ gốc và ghi rõ số lượng là bao nhiêu. Giá trị của phiếu thu chỉ có giá trị hiệu lực pháp lý khi đã có đầy đủ dấu và chữ ký của các bên tham gia giao dịch.

- Tỷ giá ngoại tệ giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch. Nếu tỷ giá bình quân kỳ kế toán xấp xỉ với tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch thì nghĩa là chênh lệch không được vượt quá 3% thì có thể áp dụng theo tỷ giá bình quân.

Kết luận

Trên đây là hướng dẫn bạn cách lập phiếu thu theo Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ tài chính. Hy vọng sẽ giúp các bạn trong công việc tài chính kế toán của mình. Bạn cũng có thể tìm hiểu rõ hơn về cách lập BCTC, lưu trữ chứng từ và hoạch toán các bút toán quan trọng, chuẩn bị cho các cuộc kiểm toán với khóa học kế toán Thành thạo Kế toán tổng hợp trên excel sau 30 ngày. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

>> Cách tạo mẫu bảng kê mua hàng theo thông tư 133 trên excel

>> Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 133

Trở thành hội viên

Với khóa học này, bạn sẽ hiểu rõ các nguyên tắc kế toán, xử lý mọi nghiệp vụ một cách và nhanh chóng và chính xác.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Thực hành kế toán thuế tổng hợp trên phần mềm Misa
549.000đ 700.000đ
0/5 - (0 bình chọn)