
C2C là gì? Tổng quan về thương mại điện tử C2C
Là một người làm kinh doanh hay đang theo học kinh doanh, chắc hẳn cụm từ Consumer To Consumer (C2C) đã không còn trở nên xa lạ. Giữa thị trường kinh doanh ngày càng biến động, hình thức kinh doanh C2C ngày càng trở trên phổ biến. Để hiểu rõ hơn C2C là gì, hãy cùng Unica tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
C2C là gì?
Consumer To Consumer là cụm từ viết đầy đủ của C2C. Hiểu theo cách đơn giản, mô hình kinh doanh C2C là hoạt động trao đổi mua bán giữa các cá nhân với nhau thông qua mạng xã hội hoặc các sàn thương mại điện tử.
Quy trình bán hàng C2C được diễn ra khi người bán cung cấp những thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ lên trang web và người mua là các cá nhân có nhu cầu tìm kiếm những sản phẩm đáp ứng được tiêu chí của họ thông qua các thông tác tìm kiếm trên điện thoại hoặc máy tính có kết nối mạng. Các trang web hoặc các sàn thương mại điện tử được xem như là bên thứ 3 được hưởng phí hoa hồng thông cho việc đăng tin giới thiệu sản phẩm của bên bán. Đa phần các giao dịch này đều được thực hiện thông qua hệ thống như ví Airpay hoặc thẻ tín dụng. Khi thanh toán qua ví Airpay, mỗi một giao dịch trực tuyến đều được tính một tỷ lệ phần trăm nhỏ của số tiền đã được thanh toán cho bên thứ ba. Nhưng dù sao, các web thương mại điện tử cũng chỉ là bên trung gian và không chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, bảo mật thanh toán khi các bên thực hiện giao dịch.
C2C- Consumer To Consumer
Hiểu về mô hình C2C, vậy giao dịch trung gian là gì?
Giao dịch trung gian được hiểu là việc thực hiện các giao dịch thông qua một bên thứ 3. Điều này giúp đảm bảo độ an toàn, uy tín, tính minh bạch cho tài sản. Bên cạnh đó, bên thứ 3 còn chịu trách nhiệm chứng thực cho các bên nếu giao dịch có xảy ra tranh chấp. Bạn đọc có thể tham khảo thêm mô hình B2B trong kinh doanh giúp tăng doanh thu.
Ưu, nhược điểm của mô hình C2C
Sau khi giải thích thuật ngữ C2C là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số ưu điểm, hạn chế của mô hình kinh doanh này.
Ưu điểm
Một ưu điểm nổi bật có thể dễ dàng nhận thấy đó với mô hình kinh doanh C2C, người bán và người mua đều có thể dễ dàng tiếp cận. Thông qua những thao tác vô cùng đơn giản, hoạt động mua bán hàng hóa cũng diễn ra nhanh chóng, không mất quá nhiều thời gian. Hơn nữa, một khách hàng có thể đóng hai vai trò là người bán hoặc người mua. Ngoài ra, hình thức này còn tạo ra một diễn đàn bán hàng rộng rãi, phong phú thông qua các Group hoặc Fanpage.
- Lợi ích dành cho người mua: Thông qua các hình thức trao đổi mua bán qua sàn thương mại điện tử, người mua được hưởng lợi từ việc nhận được các mã giảm giá do bên trung gian cung cấp. Hơn nữa, người mua hoàn toàn chủ động trong việc giao dịch với những người bạn khác nhau. Ví dụ: Khi người mua muốn mua sản phẩm là một bộ chăn ga, gối đệm họ có thể lựa chọn người bán hàng tốt nhất với sản phẩm có giá thành phù hợp nhất. Ngoài ra, thêm một lợi ích nữa mà người mua nhận được đó là họ hoàn toàn có thể liên hệ trực tiếp với người bán mà không cần khâu hỗ trợ trung gian.
Ưu điểm của kinh doanh C2C thông qua sàn thương mại điện tử
- Lợi ích từ người bán: Ưu điểm chính của mô hình kinh doanh C2C đối với các nhà cung cấp là lợi nhuận cao do bán hàng trực tiếp. Thông qua hình thức giao dịch trên các trang thương mại điện tử người bán tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn cho việc thuê nhà, văn phòng và tiền lương nhân viên. Hơn nữa, thông qua việc mua bán thông qua sàn thương mại điện tử còn giúp mở rộng phạm vi khách hàng tiềm năng vì nó không chỉ giới hạn trong nước mà còn có thể mở rộng ra toàn khu vực và quốc tế.
Nhược điểm
Việc giao dịch buôn bán qua thương mại điện tử thật sự chưa phải là phương án an toàn nhất bởi người mua dễ dàng bị lừa dối hoặc nhận được những sản phẩm không đảm bảo về chất lượng. Ngay cả các bên mua và bên bán cũng không tin tưởng tuyệt đối 100% đối tác mà họ đang giao dịch. Ngoài ra, những kẻ lừa đảo có thể sử dụng thương hiệu nổi tiếng trên trang web để đánh lừa khách hàng và nguy cơ bị đánh cắp danh tính là rất cao.
- Bất lợi của người mua: Vấn đề chính của việc mua hàng trên thương mại điện tử C2C là thiếu kiểm soát chất lượng. Không ai có thể đảm bảo rằng mặt hàng đã mua có chất lượng cao hoặc đáng giá tiền. Một điều nữa là không có chế độ bảo hành mà các cửa hàng thông thường có. Rất hiếm khi hoàn lại tiền, vì vậy nếu có vấn đề gì xảy ra, người bán không trung thực sẽ không có quyền đòi lại tiền. Tuy nhiên, một số trang C2C như eBay hoặc Amazon cung cấp các chính sách nghiêm ngặt để bảo vệ người dùng của họ.
- Bất lợi cho người bán: Trong khi bán qua các trang C2C, bạn không thể được đảm bảo thanh toán. Trong hầu hết các trường hợp, các bên ngừng hợp tác sau khi giao dịch hoàn tất. Qua đó, thông tin không được chia sẻ có thể dẫn đến việc vận chuyển không đúng quy định.
Hạn chế của kinh doanh C2C thông qua sàn thương mại điện tử
Ví dụ về C2C
- Vị trí cao nhất đã gọi tên mô hình đấu giá
- Kế đến là các hình thức quảng cáo sản phẩm, dịch vụ
- Dịch vụ mang yếu tố cá nhân
- Mua bán tài sản ảo
Hoạt động trong mô hình kinh doanh C2C
1. Đấu giá
Mô hình giao dịch C2C hoạt động dưới hình thức đấu giá các sản phẩm, hàng hóa giữa người mua và người bán có nhu cầu với những mặt hàng đang được bán.
- Rất nhều trang thương mại điện tử sử dụng hình thức này như eBay, Amazon,... đây là những trang thương mại cho phép người chơi tạo ra hồ sơ để đấu giá các sản phẩm và dịch vụ. Người nào đưa ra giá cao nhất sẽ có được sản phẩm.
2. Giao dịch trao đổi
Đấy chính là kiểu trao đổi thông tin, sản phẩm giữa người dùng với nhau. Cho phép tất cả người dùng có thể nhìn thấy nhau trong giao dịch và trao đổi thông tin về sản phẩm.
3. Dạng dịch vụ hỗ trợ
Đây là dạng mô hình C2C được mọi người rất tin dùng vì sẽ có sự hỗ trợ của bên thứ 3 để bảo đảm cả về chất lượng sản phẩm, độ uy tín, giao dịch thanh toán 1 cách an toàn và nhanh nhất.
Paypal chính là 1 dịch vụ hỗ trợ thanh toán an toàn nên đã được đưa vào mô hình C2C dể hỗ trợ độ tin cậy trong giao dịch.
4. Bán tài sản ảo
Hình thức này hay bắt gặp đối với các game, ở mô hình này những vật phẩm mà họ kiếm được trong game sẽ được đưa lên sản giao dịch (chợ, phiên đấu giá, giao dịch trực tiếp,...) để trao đổi, buôn bán.
Tuy nhiên, mô hình này không phải là tối ưu và an toàn nhất. Vì chưa có chính sách về các tài sản ảo trong game nên việc mất cắp, bị lừa, người mua không trả tiền,... đã trở nên khá phổ biến. Lúc này, gamer nên tìm 1 trung gian thứ 3 có đủ độ tin cậy để thực hiện các giao dịch trong game.
Bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu mô hình kinh doanh C2C là gì và mô hình C2C trong thương mại điện tử. Không thể phủ nhận một điều rằng, thương mại điện tử C2C là một hướng đi mới và phát triển rầm rộ trong thời gian gần đây. Đồng nghĩa với nó là những thử thách và bất lợi nhất định đặt ra đối với cả người mua và người bán. Vì thế, chúng tôi hy vọng bạn sẽ cân nhắc nó một cách khách quan khi lựa chọn hình thức kinh doanh này. Bạn đọc quan tâm hãy tham khảo top các khoá học bán hàng hiệu quả giúp doanh nghiệp phát triển
Chúc các bạn thành công!
Tags: Kinh doanh
-
Đinh Linh
(6)
100 học viên
1,999,000đ2,999,000đ