Ngày nay, văn hóa giao tiếp ngày càng được con người củng cố và nâng cơ hơn. Nó không chỉ mang lại những mối quan hệ tốt trong công việc, cuộc sống mà còn thể hiện một phần bản thân bạn có văn hóa giao tiếp như thế nào. Sau đây, Unica sẽ chi sẻ Văn hóa giao tiếp là gì? Cách giao tiếp tốt trong mọi trường hợp. Cùng tìm hiểu ngay.
Văn hóa giao tiếp là gì?
Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa, dùng để chỉ các cuộc trò chuyện, các mối quan hệ giao tiếp có văn hóa của mỗi người trong xã hội. Giao tiếp văn hóa thể hiện thái độ chân thành, thân thiện, cởi mở và tôn trọng đối phương. Nó được tạo nên từ các hành vi, cử chỉ, lời nói, hành vi, thái độ,...
Hiện nay, văn hóa giao tiếp không có một tiêu chuẩn cụ thể nào được áp dụng. Nó phụ thuộc vào suy nghĩ của mỗi người và mỗi một quốc gia sẽ có văn hóa giao tiếp khác nhau. Ví dụ như ở Nhật khi chào một người sẽ là cúi đầu, trong khi ở Pháp, Bỉ khi chào sẽ kèm theo cử chỉ bắt tay hoặc hôn má.
Khái niệm văn hóa giao tiếp là gì?
Văn hóa giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và hoạt động của mỗi cá nhân và tổ chức:
-
Đối với doanh nghiệp: Trong môi trường công sở, văn hóa giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Nó giúp nhân viên trong doanh nghiệp đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau,xây dựng môi trường làm việc tốt, thu hẹp khoảng cách giữa sếp và nhân viên,...
-
Đối với cá nhân: Văn hóa giao tiếp tốt không chỉ đem đến nhiều cơ hội cho cá nhân trong công việc mà còn khiến họ được tôn trọng, xây dựng được nhiều mối quan hệ chất lượng.
Tham gia khoá học giao tiếp trên Unica để nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn. Khoá học chỉ ra những tuyệt chiêu để bạn có thể ứng xử thông minh, hiệu quả trong mọi tình huống. Đồng thời, hướng dẫn bạn cách điều chỉnh giọng nói, ngữ âm để giao tiếp truyền cảm hứng và ấn tượng nhất.
Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt Nam
Văn hóa giao tiếp là một trong những đặc trưng thể hiện được chuẩn mực, văn minh của những quốc gia khác nhau. Cũng giống như những quốc gia khác, Việt Nam có văn hóa giao tiếp riêng biệt như sau:
- Xác định vai vế chính xác của người giao tiếp
Ở Việt Nam, việc xác định mối quan hệ và vai vế trong giao tiếp sẽ quyết định cách xưng hô, sử dụng ngôn từ trong giao tiếp. Nó không chỉ thể hiện sự gần gũi, tôn trọng với người đối diện mà còn nét đẹp trong văn hóa kính trên, nhường dưới đặc trưng của người Việt Nam ta.
- Rụt rè trong cách giao tiếp
Một trong những đặc điểm chung của người Việt là sự rụt rè trong cách giao tiếp. Dễ thấy, người Việt thường giao tiếp tốt, cởi mở hơn với những người quen hoặc trở nên tự tin với những vấn đề mà bản thân biết và quan tâm. Tuy nhiên họ lại có xu hướng rụt rè, tiết chế bản thân, im lặng lắng nghe khi tiếp xúc với người lạ hoặc khi nói một vấn đề mà họ không biết.
- Đề cao tình nghĩa
Người Việt Nam thường đề cao việc trọng nghĩa tình. Nó được thể hiện qua việc luôn ghi nhớ, biết ơn những thế hệ đi trước bằng các câu ca dao, tục ngữ dân gian trong cách giao tiếp của mình.
Ngoài ra, người Việt thường nhường người lớn tuổi hoặc có địa vị cao nói trước. Thậm chí, có nhiều người lớn tuổi vẫn còn hơi bảo thủ với lối suy nghĩ trên nói dưới phải nghe.
Mặc dù thời đại phát triển, nhưng người Việt Nam vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng
- Sự tế nhị và ý tứ trong câu nói
Người Việt thường thể hiện sự tế nhị và ý tứ trong các câu nói của mình qua việc nói giảm, nói tránh hoặc sử dụng ẩn ý trong lời nói để tạo không khí gần gũi, hòa thuận trong giao tiếp. Vì vậy mà người Việt thường có cách giao tiếp khá vòng vo vì sự làm mất lòng người nghe.
- Quan sát và đánh giá các sự vật, hiện tượng
Một trong những đặc trưng thường thấy trong văn hóa giao tiếp của người Việt chính là thói quen quan sát và đánh giá sự vật, hiện tượng. Vì vậy người Việt khá chú ý đến các tiểu tiết, những biểu hiện khuôn mặt, cử chỉ, hành động,.. thậm chí là đôi lúc hơi sao nhãng trong cuộc trò chuyện.
Cách giao tiếp trong mọi trường hợp
Ngày nay, trong cuộc sống kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng nó chính là chiếc chìa khóa đi tới thành công của bạn. Cùng tham khảo một số cách cải thiện kỹ năng văn hóa gioa tiếp tốt hơn
Cải thiện ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ hình thể góp phần không nhỏ vào thành công của cuộc giao tiếp. Vì vậy trong giao tiếp bạn cần có sự thoải mái biểu đạt cơ thể để tăng sự chú ý lắng nghe trong cuộc trò chuyện dù cho là trực tiếp hay nói trước một đám đông. Một số dấu hiệu dễ nhận thấy đối phương của bạn đang quan tâm đến cuộc trò chuyện này là ánh mắt chú tâm, gật đầu đây cũng cho thấy một phần thành công trong cuộc giao tiếp này.
Trường hợp nếu bạn là người nghe, những ý kiến người đưa ra không được hài lòng thì bạn cũng đừng nên có những hành động như khoanh tay lại, siết chặt tay dễ làm cho đối phương cảm thấy không thoải mái vì vậy bạn cần biết cách xử lý tình huống.
Luyện cách nói rõ ràng, mạch lạc
Khi bước vào cuộc trò chuyện bạn cần nói, trình bày rõ ràng mạch lạch tránh việc dài dòng mang lại cho người nghe cảm giác khó hiểu và không muốn nghe. Bên cạnh đó bạn cần thăm dò ý kiến người nghe và sẵn sàng giải thích cho họ.
Sẵn sàng lắng nghe tiếp thu những ý kiến một cách tích cực từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình. Đây cũng là một yếu tố cấu thành nên văn hóa giao tiếp.
Tập tính kiên định trong giao tiếp
Đôi lúc bạn bạn sẽ gặp tình trạng những cuộc trò chuyện chỉ xoay quanh những vấn đề trao đổi hời hợt. Đó là vì bạn chưa giao tiếp kiên định bằng cách cởi mở hơn. Bạn hãy thành thật, chân thành và khéo léo hơn trong giao tiếp, không sợ hãi nói những vấn đề khó khăn đang gặp phải.
Nếu như bạn là người nắm giữ chức vụ cao như trưởng nhóm, quản lý bạn cần chú tâm vào thảo luận linh hoạt thời gian để nhân viên có thể đưa ra những vấn đề và giải quyết kịp thời.
Tập tính kiên nhẫn
Khi giao tiếp, bạn không nên mất kiên nhẫn, vội vàng làm gián đoạn khi đang có người nói. Bạn cần phải kiên nhẫn, dành thời gian để họ bày tỏ hết quan điểm của mình. Bên cạnh đó, bạn nên tỏ thái độ cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ khi họ cần.
Nếu bạn gặp phải các cuộc nói chuyện dài dòng, vòng vo không đi được vào ý chính thì bạn cần hít thở sâu, suy nghĩ rằng cuộc hội thoại này vô cùng quan trọng. Bạn nên giữ kiên nhẫn, bình tĩnh không nổi đóa nếu gặp phải những yêu cầu vô lý khiến cuộc trò chuyện nên nặng nề hơn.
Một số sai lầm thường mắc phải khi giao tiếp
Một số lỗi bạn thường gặp hoặc mắc phải trong khi giao tiếp là:
- Thiếu tự tin: Khiến cuộc trò chuyện không đạt được hiệu quả tốt nhất, người nghe không nắm được vấn đề mà bạn muốn truyền tải.
- Đổ lỗi cho hoàn cảnh: Thường xuyên đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc cho người khác tạo ra cảm giác tiêu cực ho người nghe, khiến người đối diện có đánh giá không tốt về bạn.
- Không biết cách lắng nghe: Thường chỉ chú trọng vào câu chuyện của mình mà không biết cách lắng nghe, nói chen vào câu chuyện của người khác.
- Giao tiếp lệch chủ đề: Không có điểm chung trong giao tiếp hoặc sử dụng những chủ đề, ngôn ngữ không phù hợp với đối tượng giao tiếp.
- Bất đồng về ngôn ngữ, thông tin: Dẫn đến sự hiểu lầm giữa người nói và người nghe, gây ra bất đồng quan điểm.
Tổng kết
Hiện nay, quá trình hội nhập là một trong những vấn đề rất quan trọng giúp ta tiếp xúc được với đa dạng các nền văn hóa khác nhau, cũng như thể hiện nét văn hóa đặc trưng của mình. Việc nắm bắt được văn hóa giao tiếp là gì giúp cho bạn giữ gìn truyền thống văn minh của dân tộc, trở thành một người lịch sự, phù hợp với văn hóa của đất nước.