Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Vai trò của vợ chồng trong gia đình để xây dựng gia đình vui vẻ

Để có được một gia đình hạnh phúc, đầm ấm thì người vợ và người chồng sẽ phải đóng góp công sức và thời gian. Vậy vai trò của vợ chồng trong gia đình cụ thể là gì? Nếu bạn đang chuẩn bị bước vào hôn nhân thì nên tìm hiểu kỹ về vai trò của vợ và chồng trong bài viết dưới đây. 

Vai trò của người phụ nữ trong gia đình

Khi nhắc tới vai trò của vợ chồng trong gia đình, người ta sẽ đề cập nhiều tới vai trò của người phụ nữ. Cụ thể, trong một gia đình, người phụ nữ sẽ:

1. Đồng hành cùng người chồng trong suốt cuộc đời

Vợ sẽ là người đồng hành cùng chồng trong suốt 30-50 năm, đó là với những cặp đôi có thể sống cùng nhau trọn vẹn một đời. Trên hành trình đó, sẽ có nhiều thăng trầm khiến cả hai cảm thấy mệt mỏi, ngột ngạt tới mức không thể cùng nhau cố gắng duy trì hôn nhân.

Lúc này, người phụ nữ cần mềm mỏng, dùng sự bao dung và nhân từ của mình để giúp hôn nhân vượt qua những vùng trũng để cân bằng lại cuộc sống gia đình. Trong hành trình đó, người vợ sẽ cùng chồng chăm lo về đời sống kinh tế, tinh thần, con cái, đối nội, đối ngoại,... Có thể nói, đây là một hành trình rất dài, đòi hỏi người phụ nữ cần nỗ lực và cố gắng rất nhiều. 

dong-hanh-cung-chong.jpg

Đồng hành với chồng trong suốt cuộc đời

2. Vai trò làm mẹ của người phụ nữ

Làm mẹ là một trong những thiên chức thiêng liêng nhất của người phụ nữ. Để trở thành một người mẹ tốt, bạn cần phải học hỏi và trau dồi rất nhiều kiến thức. Trong quá trình nuôi dạy con cái, bạn vẫn phải tiếp tục học hỏi từ thực tiễn để đưa ra phương pháp dạy con phù hợp nhất.

Khi con còn nhỏ, bạn sẽ lo lắng tới giấc ngủ, bữa ăn của con, lo những lúc con ốm đau. Tới khi con bước chân vào trường học là 12 năm liên tục bạn sẽ phải lo việc học hành, tiền bạc, các mối quan hệ trong trường của con.

Khi đủ 18 tuổi, con đã đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân, cuộc đời của con sẽ do con tự quyết định. Tuy nhiên, vai trò làm mẹ của bạn vẫn chưa dừng lại ở đây, những nỗi lo lắng vẫn tiếp tục kéo dài tới khi bạn không còn trên cuộc đời này nữa. 

Có thể nói, làm mẹ là một hành trình rất dài, có người phải học tới hết cuộc đời vẫn cảm thấy chưa đủ. Nhưng việc nhìn thấy con cái lớn lên từng ngày chính là niềm hạnh phúc bất tận mà không một thứ của cải vật chất nào có thể thay thế. 

vai-tro-lam-me.jpg

Vai trò làm mẹ của người phụ nữ

3. Duy trì ngọn lửa tình yêu và thể hiện tình yêu

Khi nói tới vai trò của vợ chồng trong gia đình thì việc duy trì lửa yêu thường nghiêng về phía người vợ nhiều hơn. Nói vậy không phải cánh mày râu không phải xây đắp tình cảm, các anh cũng vẫn cần cùng vợ bồi đắp tình cảm lứa đôi để duy trì hạnh phúc. 

Vai trò giữ lửa tình yêu thường được đặt lên đôi vai của người phụ nữ là bởi phái nữ thường nhiều cảm xúc hơn. Họ sẽ làm tốt những công việc liên quan tới tình cảm, yêu thương và chăm sóc hơn đàn ông. 

Bạn hãy thử quan sát, hầu hết các gia đình ở Việt Nam thì người nấu cơm có phải là bà mẹ không. Không thể phủ nhận rằng số lượng các ông chồng đứng bếp hiện nay đang tăng lên nhưng việc nấu nướng và chăm sóc sức khỏe của gia đình thì chủ yếu vẫn do người phụ nữ đảm nhận. 

Mà con đường ngắn nhất để tới trái tim đàn ông chính là thông qua dạ dày. Vậy nên, bữa ăn ngon và đầy đặn không chỉ cung cấp dưỡng chất cho cơ thể mà còn là cách để các chị kéo chồng về nhà, hâm nóng tình cảm lứa đôi. 

duy-tri-ngon-lua-tinh-yeu.jpg

Vợ là người đóng vai trò quan trọng trong việc vun vén hạnh phúc gia đình

4. Giữ hòa khí trong gia đình

Một trong những nét tính cách nổi bật của phái đẹp là sự mềm mỏng, bao dung và thấu hiểu. Chính bởi vậy, từ khi sinh ra, các nàng đã được chọn là người giữ hòa khí trong gia đình. 

Khi có tranh luận xảy ra giữa ba mẹ và con cái, chắc chắn người phụ nữ sẽ dễ nói chuyện và khuyên nhủ con cái hơn so với các ông chồng. Tất nhiên, trong nhiều trường hợp thì người bố sẽ giao tiếp với con cái tốt hơn người mẹ. 

Nhưng để gắn kết con cái và bố mẹ thì người mẹ sẽ làm việc này tốt hơn so với bố. Lý do là vì người đàn ông trong gia đình sẽ phải lo những vấn đề về tài chính nên sẽ bị phân tâm bởi rất nhiều việc. Còn người phụ nữ sẽ giữ vai trò chăm lo cho gia đình nhiều hơn nên thời gian và tâm sức họ dành cho chồng con cũng sẽ nhiều hơn. Do vậy, họ sẽ có nhiều thời gian và cơ hội để làm công tác hàn gắn và kết nối hơn so với người đàn ông. 

giu-hoa-khi-gia-dinh.jpg

Giữ hòa khí trong gia đình là nhiệm vụ quan trọng của người vợ

5. Tổ chức đời sống gia đình ngăn nắp và chi tiêu hợp lý

Khi độc thân, có thể bạn là một cô nàng luộm thuộm, chi tiêu không hợp lý, tháng nào cũng âm tiền và gần như không có một khoản tiết kiệm cá nhân nào cả. Tuy nhiên, điều này chắc chắn sẽ thay đổi khi bạn lập gia đình. 

Trong gia đình, trụ cột kiếm tiền chính thường là người đàn ông, người vợ sẽ là người giữ tiền và chi tiêu. Với vợ chồng mới cưới thì gánh nặng kinh tế sẽ chưa quá rõ ràng nên bạn có thể thoải mái trong chi tiêu. 

Giả sử chồng bạn làm được 10 triệu, bạn làm được 8 triệu thì hai bạn hoàn toàn có thể mạnh tay chi tiêu tới 10, 12 hoặc 14 triệu hàng tháng. Nhưng nếu hai bạn có con thì chi phí nuôi con hàng tháng sẽ rất tốn kém nên đòi hỏi bạn phải lên kế hoạch chi tiêu và quản lý tài chính gia đình cho hợp lý. Có thể nói, quản lý tài chính là một trong những khó khăn trong hôn nhân mà bất cứ cặp vợ chồng nào đều gặp phải. 

Chính thói quen quản lý chi tiêu sẽ tác động rất nhiều tới suy nghĩ và hành động của người phụ nữ. Lâu dần, bạn sẽ có xu hướng sắp xếp và tổ chức nếp sống trong gia đình một cách ngăn nắp, gọn gàng giống như các khoản thu chi hàng tháng của mình. 

quan-ly-chi-tieu-hop-ly.jpg

Quản lý chi tiêu trong gia đình do người vợ thực hiện

6. Chăm sóc sức khỏe và sắp xếp tổ chức cuộc sống gia đình

Như đã nói ở trên, người phụ nữ trong gia đình sẽ dành nhiều thời gian chăm lo chồng con nên sức khỏe của các thành viên trong nhà rất được các chị em chú ý tới. Việc hôm nay ăn gì luôn là câu hỏi khiến các nàng phải đau đầu. Bữa cơm gia đình phải đầy đủ dưỡng chất, nằm trong khoản ngân sách chi tiêu hàng ngày, phải có món mà bọn trẻ thích thì chúng mới chịu ăn, món ăn còn không được lặp lại vì như thế sẽ kích thích khẩu vị ăn của cả nhà hơn.

Đó mới chỉ là việc ăn uống, người phụ nữ còn phải lo cho chồng con những lúc ốm đau trở trời. Con sốt một chút là phải nghỉ làm chăm con, bé mọc răng khôn là phải đưa con đi nhổ răng, mua thuốc, chăm lo phần dinh dưỡng để con sớm bình phục,... Chăm một đứa trẻ đã khó, còn chăm trẻ con ốm thì càng khó và vất vả hơn nên sẽ khiến mẹ đôi lúc mệt mỏi tới phát cáu.

cham-soc-suc-khoe-con-cai.jpg

Chăm sóc sức khỏe của con cái

7. Chăm lo việc đối nội và đối ngoại trong gia đình

Khi nhắc tới vai trò của vợ chồng trong gia đình thì người vợ không chỉ dừng lại ở vai trò một người mẹ, một người vợ mà còn phải gánh vác vai trò làm dâu. Việc đối nội, đối ngoại đặt lên vai của chị em khiến nhiều nàng đôi khi thấy stress và bế tắc.

Nếu gặp được gia đình nhà chồng dễ tính thì còn đỡ, nếu không may gặp phải bà mẹ chồng/ông bố chồng khó tính thì lại là những tháng ngày dài đằng đẵng của những bất hòa và cãi vã. 

Mà hôn nhân đâu chỉ là chuyện của hai người, còn họ hàng hai bên nội ngoại. Tháng này nhà bác A làm đám cưới thằng con trai lớn, tháng sau nhà ông B tổ chức sinh nhật đầy tháng cho cháu rồi còn bao nhiêu cái đám cưới, cái đám ma, đám giỗ. Tất cả đều cần tới tiền, đâu chỉ có vậy, bạn và chồng còn phải bỏ cả thời gian tham dự những đám thân quen. Những việc này chắc chắn sẽ tốn rất nhiều sức lực của bạn nên những lúc này nếu chồng hiểu và chia sẻ thì nàng sẽ bớt áp lực hơn. Còn nếu lấy phải ông chồng vô tâm thì thật sự là quá mệt mỏi vì bạn sẽ phải gánh vác một mình. 

vo-cham-lo-cho-gia-dinh.jpg

Chăm lo việc đối nội và đối ngoại của gia đình 

Vai trò và trách nhiệm của người đàn ông trong gia đình

Nhắc tới vai trò của vợ chồng trong gia đình thì người đàn ông chủ yếu sẽ đóng vai trò trụ cột về kinh tế, san sẻ việc nhà cùng vợ, chung tay nuôi dạy con cái,... Từng vai trò cụ thể sẽ được thể hiện ở dưới đây:

1. Trụ cột kinh tế vững chắc trong gia đình

Trụ cột kinh tế trong hầu hết gia đình đều là người chồng vì phái mạnh sẽ có sức khỏe tốt hơn, tư duy và đầu óc cũng sẽ nhanh hơn các chị em phụ nữ. Nói như vậy cũng không phải để phủ nhận vai trò kinh tế của người vợ trong gia đình. Tuy nhiên, người vợ còn phải lo cho con cái nên họ sẽ có xu hướng lui về sau, trở thành hậu phương vững chắc chăm lo đời sống gia đình để chồng tập trung kiếm tiền.

Không chỉ đóng vai trò quan trọng về mặt kinh tế, người chồng còn là người quyết định nhiều công việc trong gia đình. Ví dụ vợ chồng bạn muốn mua nhà trong năm tới, vấn đề về tiền bạc đã được giải quyết ổn thỏa, giờ hai vợ chồng cần chọn địa điểm và căn nhà mà mình muốn mua. Tất nhiên quá trình chọn và mua bán sẽ phải có sự tham gia của cả vợ và chồng nhưng hầu hết quyết định mua căn nào phần nhiều sẽ do ông chồng quyết định. Nếu vợ phản đối, anh ấy sẽ dùng những lý lẽ hợp lý nhất, logic nhất để thuyết phục các nàng đồng ý với quyết định của mình. 

chong-la-tru-cot-kinh-te.jpg

Trụ cột kinh tế trong hầu hết gia đình đều là người chồng 

2. Cùng san sẻ việc nhà với vợ

Nhiều ông chồng nghĩ rằng mình đã bận rộn kiếm tiền bên ngoài thì không cần san sẻ việc nhà với vợ. Nhưng nếu muốn giữ lửa hạnh phúc, bạn nên chủ động phụ vợ làm việc nhà. Đó có thể là cùng vợ nấu cơm, giặt giũ, rửa bát, quét nhà,... Công việc sẽ nhẹ nhàng hơn nếu cả hai vợ chồng cùng nhau làm, thời gian cũng sẽ ngắn hơn nên hai bạn sẽ có thêm thời gian chơi với con hoặc đi chơi. 

Làm việc nhà không khó mà lại là cách kết nối, hâm nóng tình cảm lứa đôi đơn giản nhất nên các anh chồng tuyệt đối không nên có suy nghĩ kiểu như “Đây không phải việc của đàn ông, chúng tôi đã lo kiếm tiền rồi”. Chỉ cần một hành động nhỏ của bạn cũng thể hiện tình cảm với cô ấy rồi, mà phụ nữ thường sống theo cảm xúc nên nếu muốn dỗ vợ thì các anh nhớ chia sẻ việc nhà cùng nàng nhé. 

san-se-viec-nha-voi-vo.jpg

San sẻ việc nhà với vợ

3. Giáo dục và nuôi dậy con cái cùng vợ

Người chồng trong gia đình còn đóng vai trò là một người cha nên việc cùng vợ nuôi dạy con cái là cực kỳ quan trọng. Các anh không nên chỉ tập trung kiếm tiền mà còn cần dành thời gian chơi với con, nói chuyện với bé để hiểu được tính cách, tâm tư nguyện vọng của trẻ nhỏ. 

Nếu vợ bạn muốn chăm sóc con theo kiểu Nhật mà bạn thấy không phù hợp với hoàn cảnh sống hoặc thể trạng của bé thì cần nói chuyện với vợ để tìm ra phương pháp thích hợp hơn. Đừng vội phản bác ý kiến của vợ vì cô ấy là người mang thai, đẻ con và trực tiếp chăm sóc bé nên cô ấy sẽ hiểu con hơn bạn. 

Tới khi con cái đi học, bạn sẽ cần nói chuyện với vợ để quyết định việc chọn trường cho con, việc cho con học bổ túc thêm những môn nào, chọn giáo viên trong trường hay bên ngoài,... 

Quan trọng nhất, bạn cần phải dạy con những kiến thức bên ngoài xã hội chứ không chỉ lo cho việc học trên trường lớp của con. Người ta thường nói, bố mẹ là tấm gương phản chiếu cho con cái nên tính cách, cách sống và hành động của bạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới đứa trẻ. Vì vậy, bạn cần chú ý tới lời ăn tiếng nói, hành động và cử chỉ của mình trước mặt con cái nếu không muốn nó lây những tật xấu của mình. 

cung-nuoi-day-con-cai.jpg

Cùng vợ nuôi dạy con cái

4. Không sử dụng bạo lực gia đình, không gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền và ích kỷ

Bạo lực gia đình là một trong những vấn nạn bị xã hội lên án rất nhiều. Người thực hiện bạo lực trong các gia đình thường là đàn ông, tỷ lệ này chiếm gấp đôi so với bạo hành do nữ giới gây ra.

Những tổn thương về mặt thể xác và tâm hồn do bạo lực gây ra rất khó để hàn gắn. Nó không chỉ ảnh hưởng tới tình cảm lứa đôi mà còn để lại những vấn đề tâm lý phức tạp cho người phụ nữ. 

Chính vì vậy, đã là người chồng bạn cần kiểm soát được hành vi của mình, tuyệt đối không được dùng vũ lực với vợ con. Nếu bản thân bạn thường mất kiểm soát khi dùng rượu bia hoặc các chất kích thích thì nên hạn chế sử dụng những loại chất này. Còn nếu nguồn cơn của những tức giận, mất kiểm soát hành vi tới từ vấn đề tâm lý thì bạn cần gặp bác sĩ tâm lý sớm để giải quyết vấn đề này. 

Ngoài vấn đề về bạo lực, người đàn ông cũng không nên không gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền và ích kỷ. Đây là những tính cách không tốt sẽ ảnh hưởng tới hạnh phúc hôn nhân của bạn. Không chỉ vậy, những tính cách này cũng sẽ ảnh hưởng tới những đứa con của bạn nên tốt nhất là hãy kiềm chế bản thân và tập sửa những tính cách chưa được tốt này nhé. 

noi-khong-voi-bao-luc-gia-dinh.jpg

Nói không với bạo lực gia đình

5. Trung thực với người bạn đời của mình

Bản năng của đàn ông là chinh phục nên họ sẽ bị cuốn hút bởi những thứ mới lạ. Thật sự rất khó để một người đàn ông chung thủy với vợ mình trong suốt 30, 40 năm hôn nhân. Sẽ có lúc chàng cảm nắng một cô gái trẻ trung, một cô nàng tâm lý hoặc một cô nàng xinh đẹp. Mà bản tính của các chàng là chinh phục những cái mới nên việc có người thứ 3 là rất dễ xảy ra. Nên khi chồng của bạn nói dối hoặc bắt đầu có những hành vi mập mờ thì đây có thể dấu hiệu chồng ngoại tình

Dẫu biết là khó nhưng các anh vẫn cần trung thành với vợ, trung thực với hôn nhân của mình. Đây không chỉ là nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm mà mỗi người vợ, người chồng đều cần thực hiện. 

6. Sống quan tâm, độ lượng, vị tha để giữ lửa yêu thương

Không chỉ phụ nữ cần có những đức tính như quan tâm, độ lượng và vị tha mà các anh chồng cũng cần sở hữu những tính cách này để giữ lửa yêu thương. Với các anh ít nói, không giỏi thể hiện cảm xúc và suy nghĩ bằng lời thì nên thể hiện quan tâm thông qua các hành động nhỏ như giúp vợ việc nhà, mua một vài món đồ nàng thích, chủ động tặng quà cho nang, trông con cho vợ,...

Khi vợ làm siêu điều gì thì bạn nên ngồi lại nói chuyện thẳng thắn với cô ấy. Hãy dùng những từ ngữ nhẹ nhàng, đừng dùng những câu từ công kích hoặc gây tổn thương đối phương vì phụ nữ sống rất cảm xúc nên rất dễ bị tổn thương. 

quan-tam-do-luong-va-vi-tha.jpg

Người chồng cần quan tâm, độ lượng với vợ hơn

Trong trường hợp cô ấy giấu bạn việc gì đó thì hãy dùng sự vị tha và độ lượng của mình để giải quyết vấn đề. Đừng chỉ nghĩ tới việc kết thúc hôn nhân mà làm khổ con cái, gia đình hai bên. 

Cùng với đó, người cùng cũng cần tin tưởng vợ của mình, đừng kiểm soát và cấm cản cô ấy giao lưu bạn bè. Phụ nữ sau khi lấy chồng sẽ phải từ bỏ nhiều mối quan hệ để chăm lo cho chồng con vì vậy cô ấy cần được cảm thông và thấu hiểu từ bạn nhiều hơn. 

Trên đây là tổng hợp của Unica về chủ đề vai trò của vợ chồng trong gia đình. Để có được gia đình êm ấm, hạnh phúc thì cả vợ và chồng đều phải chung tay xây dựng. Mỗi người cần biết và hiểu những điều mình cần làm để duy trì hôn nhân hạnh phúc, xây dựng một gia đình lành mạnh cho những đứa trẻ lớn lên mà không mang những tổn thương hoặc bị méo mó về mặt nhận thức và tính cách. 

[Tổng số: 11 Trung bình: 3]
Trở thành hội viên