Bạn đọc thân mến, thời gian gần đây Unica đã nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến một nghề đó là Trade trong lĩnh vực marketing như Trade Marketing là gì? Trade Marketing làm công việc gì? Trade Marketing có phải cách gọi khác của Brand Marketing không? Sinh viên và cả những người đi làm muốn phát triển lên Trade Marketing thì phải làm gì?
Vậy thì trong bài viết này Unica sẽ giới thiệu và giải đáp các thắc mắc của các bạn về Trade Marketing nhé!
Trade Marketing là gì?
Khái niệm Trade Marketing là gi tại Việt Nam thực tế vẫn còn là một khái niệm còn khá mới, phải là những người làm việc lâu trong ngành marketing mới nhắc đến thường xuyên. Trade Marketing được coi là bộ phận trung gian giữa Sale và Marketing, lấy người tiêu dụng và điểm bán làm trung tâm để tập trung hoàn thành công việc.
Khái niệm Trade Marketing
Trade Marketing sẽ thực hiện công việc chính là triển khai mọi hoạt động, tổ chức, xây dựng thực hiện chiến lược ,kế hoạch bán hàng và xây dựng nhận diện thương hiệu tại điểm bán cho người tiêu dùng, hiểu đơn giản là Trade Marketing là người phải làm sao mà tối ưu hóa tốt nhất trải nghiệm người mua sản phẩm cũng như nhà bán lẻ/đại lý để đạt được doanh thu tốt nhất.
Vai trò của Trade Marketing trong Client
Vai trò của người làm Trade Marketing
Là người triển khai mọi hoạt động tổ chức, xây dựng chiến lược kinh doanh cũng như nhận diện thương hiệu tại điểm bán của doanh nghiệp, những Trade Marketing sẽ đóng vai trò như người đứng đầu tại các điểm bán lẻ, thông qua những chiến lược phân phối bán hàng của Trade Marketing, doanh nghiệp sẽ thấu hiểu hơn từ mong muốn, nhu cầu của Retailer - nhà bán lẻ, Buyer - khách hàng... và biết cách áp dụng chiến thuật nào hiệu quả nhất để đạt được doanh số như dự kiện.
Một vài con số sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn tầm quan trọng của Trade Marketing là gì trong doanh nghiệp:
- Có tới 75% khách hàng quyết định mua sản phẩm tại điểm bán
- Hơn 35% khách hàng sẵn sàng thay đổi quyết định lựa chọn sản phẩm của mình nhờ các tác động tại điểm bán (dịch vụ tư vấn, trực tiếp check sản phẩm,...)
- Hơn 1,000,000 điểm bán được mở ra trên toàn quốc và đang có xu hướng đòi hỏi và yêu cầu cao hơn, đặc biệt là đối với các ngành mặt hàng có tính cạnh tranh cao.
Điều này có nghĩa là gì? Đó là "thời" của Trade Marketing đến rồi.
Các đối tượng của Trade Marketing
Việc hiểu rõ về Trade Marketing thì bạn đọc cần phải hiểu được những khái niệm như người tiêu dùng, người mua hàng, khách hàng của công ty. Nếu đối tượng chính của Brand Marketing là consumers thì đối với Trade Marketing chính là Shoppers và các đối tượng lớn trong hệ thống phân phối
Các đối tượng của Trade Marketing
Tương tác giữa các công ty và người tiêu dùng là Brand Marketing, các công ty và khách hàng được coi là Customer Marketing công việc là thúc đẩy mua hàng, phân phối, khuyến mãi, giảm giá... các hoạt động giữa khách hàng và người tiêu dùng là Shopper Marketing có vai trò thúc đẩy người mua hàng trong cửa hiệu trung bày, hoạt náo...
Tóm lại Trade Marketing có 2 nhiệm vụ chính là Consumer Marketing và Shopper Marketing. Và điểm bán POP (point of purchase) là nơi tập trung các hoạt động tổng thể của marketing dẫn đến quyết định mua hàng cuối cùng.
Trở thành chuyên gia Email Marketing bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết được cách để tăng khách hàng tiềm năng chất lượng qua Email, cách cá nhân hóa trong marketing bằng email để tăng sự tương tác, tự động hóa công việc marketing bán hàng,... Đăng ký ngay:
Phân biệt Trade Marketing và Brand Marketing
Trade Marketing và Brand Marketing
Giữa Trade Marketing và Brand Marketing, có thể thấy rõ nhất sự khác biệt đó là hoạt động của hai công việc này:
- Trade Marketing là tập trung vào các hoạt động ngay tại điểm bán, liên quan đến các công việc trưng bày, chương trình giảm giá, ưu đãi tại điểm bán, trải nghiệm người mua hàng tại cửa hàng,... Trade Marketing sẽ đánh vào các hoạt động liên quan đến trải nghiệm trực tiếp của người dùng hơn.
- Brand Marketing thì tập trung vào các hoạt động như quảng bá sản phẩm, quảng bá TVC, các hoạt động tổ chức sự kiện... hướng đến người tiêu dùng để họ nhận thức về sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp tùy theo mục tiêu ban đầu. Brand Marketing tập trung nhiều vào việc đánh vào tâm trí khách hàng, để mỗi khi nhắc đến họ liền nhớ ngay đến doanh nghiệp. Đồng thời bạn cũng cần đẩy mạnh mối quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm của mình hơn thông qua phương pháp Telemarketing đang được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng và mang lại hiệu quả cao.
Bạn đã hiểu được công việc của Trade Marketing là gì rồi, vậy làm thế nào để định hướng nghề nghiệp và phát triển công việc theo nghề Trade Marketing?
Các yếu tố quyết định thành công của người làm Trade Marketing
Tư duy về khu vực mua hàng
Trade Marketing và Brand Marketing
Do Trade Marketing làm việc trực tiếp tại cửa hàng và trải nghiệm của người tiêu dùng, do đó họ sẽ rất quan tâm tới Khu vực mua hàng - tức Point Of Purchase – POPs. Càng ngày doanh nghiệp càng hiểu rõ tầm quan trọng của các điểm bán hàng, khu vực mua hàng vậy nên các công việc như đặt đúng sản phẩm, bao bì ấn tượng, giá thành thích hợp tại đúng tầm nhìn người mua hàng sẽ giúp thương hiệu doanh nghiệp luôn xuất hiện và cạnh tranh lớn hơn so với đối thủ của mình đặc biệt nếu bạn là một Marketing Executive.
Kiên trì với Cuộc đua giành “cứ điểm” và “cắm cờ”
Khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn, đồng nghĩa với việc thời gian họ "dành" ra để tìm hiểu và ấn tượng với bạn ngày càng ngắn, do đó bạn sẽ cần phải làm sao thu hút được khách hàng của mình ngay từ những cái nhìn đầu tiên.
Có một cuộc khảo sát cho thấy: trong tổng số 29% người mua hàng một cách ngẫu nhiên thì có tới 18% họ bị thu hút và ấn tượng với cách bài trí trong cửa hàng, 24% bị thu hút bởi các dãy kệ trưng bày bên ngoài, và chỉ có 17% người bị thu hút bằng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi giảm giá,...
Điều này có nghĩa tạo được ấn tượng đầu tiên tại điểm bán đắc địa vô cùng có lợi cho việc thu hút, tiếp cận và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm tại cửa hàng.
Am hiểu thói quen tiêu dùng
Nếu bạn là một người tiêu dùng bạn sẽ đi mua sản phẩm thế nào? Có phải là tìm hiểu trước sản phẩm không, bạn mua sản phẩm vào thời gian nào, thời gian đưa ra quyết định là bao lâu, bạn phân vân tác dụng của sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu giải quyết vấn đề của mình, bạn dừng ở cửa hàng bao nhiêu lâu...
Khách hàng của bạn cũng vậy, việc thấu hiểu thói quen hành vi của người tiêu dùng không chỉ giúp bạn có được những dữ liệu để xây dựng, thiết kế chiến lược kinh doanh tại cửa hàng một cách hiệu quả mà còn giúp bạn có được nhiều hơn khách hàng trung thành tuyệt vời, ổn định và nhanh chóng tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Như vậy Unica đã giới thiệu cho bạn những thông tin cơ bản nhất về Trade Marketing là gì cũng như những yếu tố quan trọng để trở thành một Trade Marketing thành công. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn có được những cái nhìn tổng quan nhất về nghề Trade Marketing và biết cách định hướng tương lai của minh.
Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!