Inbound Marketing đang được rất nhiều người nhắc đến, đặc biệt là tại Việt Nam. Các bạn cứ tưởng tượng nó như một thỏi nam châm khổng lồ để marketing dựa vào thu hút khách hàng, tạo ra khách hàng tiềm năng nhưng không phải làm phiền, spam khách hàng. Vậy cụ thể Inbound Marketing là gì? Điểm khác biệt với Outbound Marketing. Cùng Unica tìm hiểu ngay.
Inbound Marketing là gì?
Inbound Marketing (hay tiếp thị trong nước) là một phương pháp kinh doanh thu hút khách hàng bằng cách tạo ra nội dung và trải nghiệm có giá trị phù hợp với họ. Mặc dù tiếp thị ra nước ngoài làm gián đoạn khán giả của bạn với nội dung mà họ không phải lúc nào cũng muốn, nhưng tiếp thị trong nước sẽ tạo ra các kết nối mà họ đang tìm kiếm và giải quyết các vấn đề mà họ đã có. Sử dụng phương pháp Inbound trong Marketing để thu hút khách hàng.
Thuật ngữ Inbound Marketing được sử dụng lần đầu tiên bởi nhà phát triển phần mềm cho tiếp thị, bán hàng, dịch vụ khách hàng Hubspot tại Mỹ. Theo đó, Inbound Marketing được Hubspot phân ra làm 4 giai đoạn chính:
-
Attract (Thu hút).
-
Engage (Tương tác).
-
Convert (Chuyển đổi).
-
Delight (Làm hài lòng).
Inbound Marketing là phương pháp thu hút khách hàng bằng cách tạo ra nội dung, trải nghiệm phù hợp với họ
Lợi ích của Inbound Marketing
Inbound Marketing tuy không đem lại kết quả ngay lập tức như một số chiến lược khác, nhưng lại giúp doanh nghiệp tạo dựng những giá trị bền vững với nhiều lợi ích nổi bật:
Tối ưu ngân sách Marketing
Một trong những lợi ích lớn nhất của Inbound Marketing là khả năng tối ưu chi phí. Thay vì chi tiêu quá nhiều vào các hình thức quảng cáo truyền thống, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc xây dựng nội dung hữu ích để thu hút khách hàng trực tuyến. Điều này giúp tiết kiệm đến 62% chi phí marketing, đồng thời mang lại 54% khách hàng tiềm năng mới.
Phương pháp này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ hoặc startup có ngân sách hạn chế. Với Inbound Marketing, các doanh nghiệp có thể đạt hiệu quả tiếp cận khách hàng mà không cần đầu tư quá lớn.
Tăng nhận thức về thương hiệu
Hiện nay, 97% người tiêu dùng tìm kiếm thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến trước khi mua hàng. Do đó, việc cập nhật nội dung hữu ích, đáng tin cậy và thường xuyên là cách hiệu quả để đáp ứng nhu cầu khách hàng trong giai đoạn này.
Bên cạnh đó, áp dụng kỹ thuật SEO sẽ giúp tăng khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, hay Cốc Cốc. Khi thương hiệu xuất hiện liên tục trong kết quả tìm kiếm với nội dung chất lượng, người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận diện, ghi nhớ và đánh giá cao. Qua đó, doanh nghiệp có thể xây dựng niềm tin và củng cố vị thế thương hiệu trong lòng khách hàng.
Inbound Marketing giúp khách hàng tăng nhận thức về thương hiệu, tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu mà phù hợp với chi phí của doanh nghiệp
Tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng
Inbound Marketing không chỉ giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu mà còn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận chính xác đối tượng khách hàng tiềm năng. Việc tạo ra nội dung giải quyết các vấn đề, nhu cầu hoặc mong muốn cụ thể của người tiêu dùng sẽ thu hút đúng đối tượng thực sự quan tâm. Điều này không chỉ tăng tỷ lệ chuyển đổi mà còn giúp tối ưu nguồn lực và hiệu quả kinh doanh.
Tạo cơ hội học hỏi và phát triển
Để thành công với Inbound Marketing, doanh nghiệp cần không ngừng cập nhật các xu hướng mới, hiểu rõ hành vi và nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược hiệu quả, phù hợp với thị trường và thúc đẩy sự phát triển dài hạn.
Ngoài ra, các chỉ số như lượt truy cập, tương tác, hay phản hồi từ nội dung sẽ cung cấp dữ liệu quan trọng, giúp doanh nghiệp cải thiện sản phẩm, dịch vụ và các chiến lược kinh doanh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và thị trường.
Các giai đoạn của Inbound Marketing
Giai đoạn 1: Attract - Thu hút sự chú ý
Đây là bước đầu tiên và mang tính nền tảng trong Inbound Marketing, với mục tiêu chính là thu hút khách hàng tiềm năng. Khi khách hàng tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của họ, doanh nghiệp cần cung cấp những nội dung hữu ích và giá trị. Tùy theo lĩnh vực kinh doanh, các loại nội dung này có thể bao gồm thông tin về giá cả, dịch vụ, cách sử dụng sản phẩm hoặc cách nhận diện hàng giả, hàng nhái.
Sử dụng công cụ chiến lược nội dung để xây dựng quyền truy cập của bạn trong tìm kiếm và xếp hạng cho các chủ đề quan trọng nhất đối với khách hàng tiềm năng của bạn. Xuất bản bài đăng blog hoặc nội dung video của bạn trên các mạng xã hội bằng các công cụ truyền thông xã hội. Tạo quảng cáo để nâng cao nhận thức về thương hiệu của bạn với đối tượng mục tiêu. Trong mỗi giai đoạn, bạn sẽ báo cáo và phân tích những nỗ lực này để luôn được cập nhật về những gì đang hoạt động và những điểm bạn cần cải thiện.
Giai đoạn 2: Convert - Chuyển đổi
Ở giai đoạn này, mục tiêu là chuyển đổi khách hàng truy cập thành khách hàng tiềm năng thông qua các hành động cụ thể trên trang web. Điều này có thể bao gồm việc nhấp vào nút, điền biểu mẫu thông tin, hoặc đặt lịch tư vấn.
Quá trình chuyển đổi đòi hỏi doanh nghiệp phải duy trì sự chân thực và tiếp tục cung cấp nội dung giá trị. Một số yếu tố quan trọng trong giai đoạn này bao gồm lời kêu gọi hành động (Call to Action - CTA), trang đích (Landing Page), và các biểu mẫu thu thập thông tin. Đây đều là những công cụ cần thiết để thúc đẩy người dùng thực hiện hành động mong muốn.
Quy trình triển khai Inbound Marketing trong doanh nghiệp
Giai đoạn 3: Sale - Bán hàng
Sau khi thu thập được thông tin của khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự. Điều này được thực hiện thông qua các chiến lược bán hàng và chăm sóc khách hàng phù hợp.
Các phương pháp phổ biến như Email Marketing, Telesales, hoặc cung cấp các giải pháp được cá nhân hóa theo nhu cầu của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin và thuyết phục họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ.
Trở thành chuyên gia Email Marketing bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết được cách để tăng khách hàng tiềm năng chất lượng qua Email, cách cá nhân hóa trong marketing bằng email để tăng sự tương tác, tự động hóa công việc marketing bán hàng,... Đăng ký ngay:
Giai đoạn 4: Delight - Đảm bảo sự hài lòng
Inbound Marketing không chỉ dừng lại sau khi khách hàng mua sản phẩm mà còn tiếp tục cung cấp giá trị nhằm đảm bảo sự hài lòng và giữ chân họ. Điều này được thực hiện thông qua các kênh như Email Marketing, Social Marketing, dịch vụ khách hàng hoặc thông tin hữu ích trên website.
Ngoài ra, giải quyết các vấn đề của khách hàng một cách kịp thời và hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ tốt hơn và biến khách hàng hài lòng thành người quảng bá cho thương hiệu.
Các hình thức của Inbound Marketing
Inbound Marketing là một chiến lược tiếp thị bền vững giúp doanh nghiệp thu hút, chuyển đổi và giữ chân khách hàng. Dưới đây là những hình thức phổ biến nhất trong Inbound Marketing mà các doanh nghiệp có thể áp dụng.
Xây dựng blog website
Blog là nền tảng quan trọng trong Inbound Marketing, nơi doanh nghiệp chia sẻ thông tin hữu ích nhằm giải quyết vấn đề của khách hàng và đồng thời hướng đến mục tiêu kinh doanh. Các bài viết trên blog cần phù hợp với nhu cầu của khách hàng, cung cấp giải pháp cho "điểm đau" (pain points) mà họ gặp phải.
Ngoài ra, tần suất đăng bài cần được duy trì đều đặn để đảm bảo nội dung luôn tươi mới, đáp ứng yêu cầu của người đọc và tăng khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm.
Xây dựng landing page
Landing Page đóng vai trò như một điểm đến chính trong chiến lược Inbound Marketing. Đây là nơi khách hàng tiềm năng được hướng tới sau khi nhấp vào liên kết từ email, quảng cáo hoặc bài blog.
Nội dung trên Landing Page cần được tối ưu hóa, trình bày rõ ràng những lợi ích và thế mạnh của doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi người dùng thực hiện hành động cụ thể như đăng ký, điền biểu mẫu hoặc mua hàng.
Landing page là một hình thức inbound marketing thường được sử dụng
Tối ưu hóa website cho công cụ tìm kiếm (SEO)
Trong môi trường trực tuyến, các website xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm thường chiếm ưu thế nhờ độ tin cậy và khả năng tiếp cận cao. Tuy nhiên, để đạt được vị trí này, các doanh nghiệp cần áp dụng các chiến thuật SEO từ việc nghiên cứu từ khóa, xây dựng nội dung chất lượng đến cải thiện trải nghiệm người dùng.
Các công cụ như Google Trends, Keyword Planner, Semrush hay Ahrefs có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm từ khóa và chủ đề phổ biến. Tối ưu hóa SEO không chỉ giúp website tăng lượng truy cập tự nhiên mà còn giảm thiểu chi phí cho các chiến dịch quảng cáo.
Social Media
Mạng xã hội với hàng tỷ người dùng là một kênh lý tưởng để doanh nghiệp triển khai Inbound Marketing. Trên các nền tảng như Facebook, Instagram, hay X (Twitter), doanh nghiệp có thể chia sẻ nội dung giá trị dưới dạng bài viết, hình ảnh hoặc video nhằm tương tác trực tiếp với khách hàng mục tiêu.
Đặc biệt, các liên kết từ mạng xã hội đến website không chỉ tăng khả năng lan tỏa mà còn hỗ trợ nâng cao thứ hạng SEO nhờ liên kết ngược (backlink).
Với tốc độ phát triển hiện nay, social media hiện đang là kênh inbound marketing hiệu quả
Call to Action (CTA)
Call to Action (CTA) là công cụ thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động mong muốn. CTA có thể xuất hiện dưới dạng nút bấm, liên kết văn bản hoặc đoạn văn ngắn không liên kết.
Hiệu quả của CTA phụ thuộc vào cách nó được trình bày và mức độ hấp dẫn của giá trị mà doanh nghiệp mang lại. Một CTA tốt cần thu hút sự chú ý và tạo động lực cho khách hàng hành động.
Email Marketing
Email Marketing là một hình thức tiếp cận cá nhân hóa, giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp đến đúng đối tượng vào thời điểm phù hợp. Trong bối cảnh người dùng bị "bao vây" bởi nhiều thông báo từ các thương hiệu khác nhau, Email Marketing nổi bật nhờ khả năng nhắm đúng mục tiêu, tăng hiệu quả chuyển đổi và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Nội dung email cần mang lại giá trị thực sự, tránh rườm rà và tập trung vào việc giải quyết nhu cầu của người nhận
Email Marketing là hình thức tiếp cận cá nhân hóa, truyền tải nội dung đúng thông điệp
Chi phí Inbound Marketing?
Chi phí cho Inbound Marketing có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô và mục tiêu của từng doanh nghiệp. Một ngân sách lớn có thể hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chi phí đầu tư và số lượng khách hàng tiềm năng (lead) trong Inbound Marketing không phải lúc nào cũng mang tính tỉ lệ cố định như trong Outbound Marketing.
Ví dụ, nếu doanh nghiệp đầu tư thuê chuyên gia để xây dựng nội dung chuyên sâu, chẳng hạn như một bài viết mang tính chất tham khảo hàng đầu về thảm tập yoga, bài viết này có khả năng xếp hạng cao trên Google trong một thời gian dài. Điều này không chỉ mang lại lượng truy cập ổn định mà còn tạo ra số lượng đơn hàng đáng kể, giúp doanh nghiệp đạt được tỷ suất hoàn vốn (ROI) vượt trội so với chi phí ban đầu.
Chi phí Inbound Marketing tùy thuộc vào quy mô, mục tiêu của từng doanh nghiệp
Phân biệt giữa Inbound và Outbound Marketing
Tiêu chí | Inbound Marketing | Outbound Marketing |
Sự tiếp cận | Tương tác hai chiều: Inbound Marketing sẽ tiếp thị dựa trên nhu cầu của khách hàng. Nhiệm vụ lúc này của doanh nghiệp là tạo ra nội dung thú vị, hữu ích để phục vụ nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng, từ đó thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. |
Tiếp cận một chiều: Doanh nghiệp chủ động cung cấp thông tin đến người dùng và bắt buộc họ phải tiếp nhận thông tin đó cho dù họ không thật sự hứng thú. |
Nội dung truyền tải | Doanh nghiệp sẽ dàng ra 80% để cung cấp thông tin liên quan trực tiếp đến sản phẩm còn 20% là những nội dung hữu ích | Inboud Marketing lại tập trung vào việc xây dựng và phát triển nội dung hữu ích ở tiếp cận và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. |
Mục đích | Inbound Marketing tập trung vào việc thu hút khách hàng tự tìm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, mục tiêu chính của Inbound là lấy khách hàng làm trọng tâm, sau đó triển khai mọi chiến lược Marketing dựa trên nhu cầu của khách hàng. | Outbound Marketing là tạo ra nội dung quảng cáo để tìm kiếm khách hàng tiềm năng. |
Các kênh triển khai | SEO, Content Marketing, Social Media, Email Marketing. | Tivi, Banner, báo chí, Telesale |
Kết luận
Trên đây Unica đã thông tin đến bạn đọc về Inbound Marketing là gì? Lợi ích & sự khác nhau giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing. Hi vọng bài viết mang lại nhiều hữu ích.