Sinh viên và người mới làm quen với Trade Marketing thường thắc mắc: Trade Marketing làm công việc gì? Trade Marketing có phải cách gọi khác của Brand Marketing không? Sau đây, Unica sẽ giới thiệu về Trade Marketing là gì và mô tả chi tiết công việc Trade Marketing. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nhé.
Trade Marketing là gì?
Trade Marketing hay tiếp thị thương mại là một chuỗi các hoạt động marketing nhằm mục đích tổ chức, xây dựng chiến lược ngành hàng, chiến lược thương hiệu trong hệ thống kênh phân phối. Thông qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu hành vi của người mua và khách hàng công ty (đối tác, nhà bán sỉ, bán lẻ, khách hàng trọng điểm) nhằm đạt được những chỉ tiêu về tăng doanh số, lợi nhuận của công ty.
Trade Marketing là gì
Trade Marketing cũng có thể được hiểu là hoạt động thương mại hóa chiến lược Marketing, biến các hoạt động marketing thành hoạt động mang tính chất thương mại. Nếu như chiến lược marketing hướng tới khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông thì Trade Marketing lại khác, nó hướng tới người tiêu dùng và điểm bán. Hay nói một cách dễ hiểu, Trade Marketing sẽ tập trung vào các hoạt động hiệu quả tại điểm bán.
Hiện nay tại Việt Nam, Trade Marketing còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, Trade Marketing đã và đang thu hút sự chú ý của đông đảo các bạn trẻ, nhất là những bạn trẻ năng động và có “máu” kinh doanh.
Vai trò của Trade Marketing
Sau khi đã hiểu được Trade Marketing là gì, phần tiếp theo của bài viết hãy cùng khám phá vai trò của Trade Marketing đối với doanh nghiệp nhé.
-
Nghiên án và phát triển các phương án, chiến lược tiếp thị: Thông qua việc tìm hiểu, phân tích khách hàng và người dùng, doanh nghiệp có thể định hướng được chiến lược tiếp thị sao cho phù hợp nhất với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời, các hoạt động trading còn phù hợp với thông điệp sản phẩm cũng như mục tiêu phát triển của công ty.
-
Xây dựng thương hiệu bền vững: Không chỉ giúp phát triển các chiến lược tiếp thị, Trade Marketing còn giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu một cách bền vững. Trade Marketing chính là cầu nối để bộ phận phát triển sản phẩm công ty tiếp cận được với khách hàng. Vì vậy, Trade Marketing đảm bảo có thể giúp doanh nghiệp tiến xa hơn, gây dựng được vị trí trên thị trường.
Trade Marketing góp phần tạo dựng mối quan hệ giữa công ty với khách hàng
-
Tạo dựng mối quan hệ với khách hàng và công ty: Không chỉ là cầu nối, Trade Marketing còn góp phần tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa công ty với khách hàng. Khi công ty và khách hàng gắn bó với nhau, công ty sẽ có được một đội ngũ khách hàng trung thành, muốn gắn bó lâu dài với thương hiệu cũng như sản phẩm của doanh nghiệp.
-
Liên tục đổi mới và sáng tạo: Vai trò cuối cùng của Trade Marketing mà chúng tôi muốn nhắc đến đó là không ngừng sáng tạo và cập nhật xu thế mới, thậm chí Trade Marketing còn phải là người dẫn đầu xu thế để không ngừng tiếp cận, thu hút được nhiều khách hàng tại điểm bán.
Tóm lại vai trò cốt lõi của Trade Marketing là phải làm cách nào để nhà bán lẻ, nhà phân phối và đối tác muốn nhập hàng của bạn, còn người tiêu dùng thì phải luôn nhìn thấy sản phẩm của công ty khi đi mua sắm. Trade Marketing quyết định đến 70% doanh số. Vì vậy, nếu bạn phát triển của được Trade Marketing thì chắc chắn doanh số thu được sẽ rất cao.
Mô tả công việc trade marketing
Với nhiều doanh nghiệp, Trade Marketing là một công việc còn khá mới mẻ, rất nhiều người không biết Trade Marketing là gì? Công việc như thế nào? Thấu hiểu điều đó, sau đây Unica sẽ mô tả chi tiết những công việc của một Trade Marketing để bạn hiểu rõ nhé.
-
Tìm hiểu, thu thập thông tin từ điểm bán lẻ nói riêng và thị trường nói chung nhằm mục đích báo cáo về biến động của sản phẩm khi bán ra. Xác định xu hướng mua hàng và sử dụng sản phẩm, đánh gái được kế hoạch Trade Marketing của đối thủ.
-
Trade Marketing là cầu nối giữa nhà sản xuất với khách hàng, cố gắng làm sao để giữ chân được khách hàng, biến họ trở thành khách hàng trung thành của công ty.
-
Dựa trên định hướng phát triển thương hiệu quả công ty, lên ý tưởng xây dựng kế hoạch phát triển chiến lược marketing.
-
Triển khai thực hiện các hoạt động tại điểm bán hay các chương trình nhằm kích hoạt nhãn hàng, đảm bảo thương hiệu công ty luôn được hiển thị ở bất cứ nơi nào.
-
Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và người mua hàng.
-
Phối hợp cùng với các bộ phận khác trong công ty và nhân viên kinh doanh để triển khai các chiến lược hoạt động cũng như để tối ưu hóa kết quả kinh doanh.
-
Giám sát, đánh giá các hoạt động trưng bày hỗ trợ cho việc bán hàng tại điểm bán để xem có hiệu quả hay không.
Trade Marketing là cầu nối giữa nhà sản xuất với khách hàng
Trở thành chuyên gia Email Marketing bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết được cách để tăng khách hàng tiềm năng chất lượng qua Email, cách cá nhân hóa trong marketing bằng email để tăng sự tương tác, tự động hóa công việc marketing bán hàng,... Đăng ký ngay:


Lộ trình thăng tiến của Trade Marketing
Trade Marketing có lộ trình thăng tiến rõ ràng, bắt đầu từ những vai trò cơ bản như Internship sau đó mới thăng tiến dần dần lên. Mỗi cấp bậc của Trade Marketing sẽ tương ứng với một trách nhiệm và quyền hạn riêng. Vậy cụ thể lộ trình thăng tiến của Trade Marketing là gì?
Internship
Internship chính là cấp bậc đầu tiên trên con đường trở thành Trade Marketing chuyên nghiệp. Ở giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu làm quen với quy trình làm việc và công việc làm việc cơ bản trong lĩnh vực này, điển hình như một số công việc sau: Nghiên cứu và phân tích thị trường, hỗ trợ triển khai các chiến dịch marketing tại điểm bán, thực hiện công việc do đội ngũ Trade Marketing chính thức giao cho.
Internship là cấp bậc học hỏi, bạn hãy tận dụng giai đoạn này để tích lũy kinh nghiệm và xây dựng nền tảng chuyên môn cần thiết. Như vậy bạn mới sẵn sàng và đủ điều kiện để bước tới những vị trí cao hơn.
Trade Marketing Officer
Sau khi đã vượt qua được giai đoạn Intern và tích góp đủ kinh nghiệm thì bạn có thể xin vào những vị trí cao hơn, ví dụ như Officer hay nhân viên Trade Marketing có kinh nghiệm. Ở cấp bậc này công việc của bạn sẽ nhiều cũng như đóng vai trò cao hơn.
Công việc của một Trade Marketing Officer đó là:
-
Tham gia vào việc lập kế hoạch cũng như triển khai các chương trình khuyến mãi hay giám sát các hoạt động bán hàng tại điểm bán.
-
Thực hiện báo cáo kết quả sau chiến dịch một cách cụ thể nhất.
-
Trade Marketing hỗ trợ các hoạt động phân phối sản phẩm, đảm bảo hoạt động tiếp thị tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.
Trade Marketing tham gia vào các hoạt động tiếp thị sản phẩm
Trade Marketing Executive
Vị trí tiếp theo sau vị trí Trade Marketing Officer đó là Trade Marketing Executive. Ở cấp bậc này, phần nào Trade Marketing đã được đảm nhiệm những dự án lớn và phải chịu trách nhiệm với nhiều nhãn hàng hơn. Công việc khi này nhiều hơn, không chỉ dừng lại ở việc triển khai nữa mà phân tích dữ liệu, đánh giá hiệu quả của từng chiến dịch quảng cáo.
Nhiệm vụ quan trọng của Trade Marketing Executive là phối hợp chặt chẽ với đội ngũ bán hàng, marketing và nhà phân phối để tối ưu hóa chiến lược marketing tại điểm bán. Trade Marketing Executive cần có kỹ năng phân tích chuyên sâu, khả năng quản lý mà sự nhạy bén để duy trì sự cạnh tranh trên thị trường, hỗ trợ thúc đẩy doanh số.
Trade Marketing Assistant Manager
Nếu bạn đã có hơn 2 năm kinh nghiệm trong ngành bạn có thể trở thành Trade Marketing Assistant Manager. Vị trí Trade Marketing Assistant Manager có thể mang lại cho bạn mức thu nhập tương đối hấp dẫn. Không chỉ vậy nó còn giúp bạn phát triển kỹ năng quản lý và khả năng quyết định vấn đề trong môi trường kinh doanh đầy rẫy những vấn đề phức tạp.
Công việc chính của một Trade Marketing Assistant Manager đó là hỗ trợ cho Trade Marketing Manager để quản lý và giám sát những hoạt động tiếp thị. Trade Marketing Assistant Manager chịu trách nhiệm giám sát các đầu việc tiếp thị tại điểm bán đang triển khai, quản lý đội ngũ cấp dưới và lập kế hoạch ngân sách phù hợp.
Ngoài ra, Trade Marketing Assistant Manager còn tham gia vào quá trình đào tạo, hướng dẫn nhân viên cấp dưới tích lũy thêm kinh nghiệm. Đồng thời tham gia vào việc đóng góp ý kiến, hỗ trợ đưa ra những quyết định quan trọng cho đội ngũ quản lý.
Để trở thành Trade Marketing Assistant Manager bạn cần có 2 năm kinh nghiệm trở lên
Trade Marketing Manager
Trade Marketing Manager là quản lý cấp cao nhất trong lộ trình thăng tiến của Trade Marketing. Ở chức vụ này họ phải chịu toàn bộ trách nhiệm về việc phát triển các chiến lược Trade Marketing tổng thể. Tức là họ giám sát từ việc quản lý ngân sách, tối ưu hóa chiến lược bán hàng tại điểm bán đến việc phân phối nhiệm vụ cho các bộ phận sales và marketing thương hiệu.
Để trở thành một Trade Marketing Manager giỏi bạn cần phải có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ. Đồng thời phải có kỹ năng quản lý dự án xuất sắc và có tầm nhìn xa trông rộng. Nhưu vậy mới đạt được mục tiêu kinh doanh dài hạn.
Phân biệt Trade Marketing và Brand Marketing
Cả Trade Marketing và Branding Marketing đều là những hoạt động vô cùng quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên chúng sẽ lại có những điểm khác biệt rõ rệt về mục tiêu, đối tượng khách hàng và phương thức thực hiện. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giúp bạn phân biệt rõ hơn về Trade Marketing và Branding Marketing.
Tiêu chí so sánh |
Trade Marketing |
Branding Marketing |
Mục tiêu |
Tăng doanh số bán hàng qua các kênh phân phối như: siêu thị, cửa hàng bách hóa, đại lý,... |
Tăng nhận diện thương hiệu, gây dựng lòng tin, độ tin tưởng của khách hàng vào thương hiệu khi mua hàng |
Đối tượng hướng đến |
Nhà phân phối, đại lý, người mua hàng tại điểm bán, nhà bán lẻ |
Người tiêu dùng cuối cùng, khách hàng tiềm năng |
Hoạt động triển khai |
Các chương trình bán hàng, trưng bày sản phẩm tại điểm bán; triển lãm, hoạt náo, chiết khấu,... |
Các chương trình marketing như: social marketing, digital marketing, quảng cáo truyền thống (báo chí, biển quảng cáo, radio,...) |
Định hướng marketing |
Thị trường hàng hóa |
Thị trường người tiêu dùng |
Phương thức đo lường |
Xem xem doanh số bán hàng từ kênh phân phối có tăng trưởng không, mức độ hiện diện sản phẩm như thế nào, phản hồi từ nhà phân phối |
Độ nhận diện thương hiệu, sự yêu thích của khách hàng với sản phẩm/ dịch vụ, lòng trung thành của khách hàng, số lượng khách hàng |
Phạm vi |
Tập trung vào việc thúc đẩy bán hàng và hành vi của người mua hàng tại các kênh phân phối |
Tập trung chủ yếu vào việc xây dựng hình ảnh, niềm tin và sự hài lòng của khách hàng |
Mức độ ảnh hưởng |
Ảnh hưởng tức thời |
Ảnh hưởng dài hạn |
Vai trò trong chuỗi cung ứng |
Gắn liền với việc bán hàng, đảm bảo sản phẩm được các kênh bán hàng đưa đến khách hàng nhanh chóng |
Gắn liền với việc phát triển thương hiệu, gây dựng niềm tin trong mắt khách hàng |
Phân biệt Trade Marketing và Brand Marketing
Mức lương của Trade Marketing
Mức lương của Trade Marketing là gì? Mức lương của Trade Marketing không cố định mà dao động khá rộng, tùy theo vào vị trí, kinh nghiệm trong nghề và lĩnh vực hoạt động. Cụ thể mức lương vị trí Trade Marketing như sau:
-
Vị trí Internship: Mức lương dao động khoảng 3 - 5 triệu/ tháng.
-
Vị trí Trade Marketing Officer: Mức lương dao động khoảng 8 - 10 triệu/ tháng.
-
Vị trí Trade Marketing Executive: Mức lương dao động khoảng 10 - 15 triệu/ tháng.
-
Vị trí Marketing Assistant Manager: Mức lương dao động khoảng 15 - 30 triệu/ tháng.
-
Vị trí Trade Marketing Manager: Mức lương dao động khoảng 30-50 triệu đồng/tháng.
Kết luận
Như vậy Unica đã giới thiệu cho bạn những thông tin cơ bản nhất về Trade Marketing là gì cũng như những yếu tố quan trọng để trở thành một Trade Marketing thành công. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn có được những cái nhìn tổng quan nhất về nghề Trade Marketing và biết cách định hướng tương lai của minh.