Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi cần phải đầy đủ và đa dạng nguồn thực phẩm, có như vậy bé mới phát triển toàn diện. Vậy, cần cung cấp các món ăn gì vào thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi. Hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé
Đa phần các bé 9 tháng tuổi đều có thể ngồi vững, vì thế giai đoạn này, việc ăn dặm của bé không còn khó khăn. Thay vì cho bé đi ăn rong, mẹ có thể mua cho bé ngồi trên một chiếc ghế để bé tập trung ăn uống.
Ngoài việc cho bé ăn dặm, vẫn phải đảm bảo cho bé được bú sữa mẹ đầy đủ. Bên cạnh đó, cần bổ sung từ 500 đến 700 ml sữa ngoài 3 bữa ăn dặm hằng ngày.
>>> Xem ngay: 10 Công thức nấu cháo cho bé 1 tuổi cực thơm ngon
Mẹ hãy sắm cho bé một chiếc ghế ăn dặm để bé tập trung ăn uống.
Để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng ở giai đoạn 9 tháng tuổi, mẹ cần đa dạng hóa thực đơn ăn dặm cho bé. Bên cạnh đó, cần tránh lựa chọn những loại thực phẩm có khả năng khiến bé bị dị ứng như: bạch tuộc, sò trai hoặc mật ong...
Bé ở giai đoạn này hầu hết có thể ăn được các loại rau xanh hoặc các loại cá. Vì vậy, mẹ có thể bổ sung vào bữa ăn dặm các loại thực phẩm như: thịt đỏ, các loại gan heo, gan gà để cung cấp đầy đủ chất sắt cho bé.
9 tháng tuổi, bé cũng đã mọc răng với số lượng từ 2 – 4 răng sữa, vì vậy mẹ hãy xây dựng một thực đơn ăn dặm phù hợp để bé phát triển khả năng nhai.
>>> Xem thêm: 5 Cách nấu cháo cho bé 9 tháng đúng chuẩn mẹ thông thái
Bé ở giai đoạn này, hầu hết có thể ăn được các loại rau xanh
Để con phát triển toàn diện, ngay từ khi còn nhỏ các bậc phụ huynh đã phải lên kế hoạch chăm sóc và giáo dục con cái. Đăng ký khoá học online trên Unica để có các phương pháp, bí quyết giáo dục con phù hợp, tạo môi trường hoàn hảo giúp giáo dục trẻ thông minh, khoẻ mạnh và sống có trách nhiệm.
Một số món ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi
Cháo óc heo, đậu Hà Lan
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: 20g.
Óc heo: 30g.
Đậu Hà Lan: 30g.
Nước mắm: một ít.
Dầu ăn: 5g.
Cách thực hiện:
Để thực hiện thực đơn ăn dặm cho bé bằng cháo óc heo và đậu Hà Lan, đầu tiên, mẹ vo sạch gạo tẻ, ngâm 30 phút. Sau đó, nấu chín gạo cùng đậu Hà Lan đã ngâm bóc bỏ. Óc heo bỏ màng và các gân máu, tán nhuyễn cùng với một chút nước cho vào cháo đã chín. Đun sôi lại từ 2 đến 3 phút. Cuối cùng, mẹ hãy cho thêm ít nước mắm nhưng nhạt hơn khẩu vị của bạn và cho cháo ra chén, thêm dầu ăn khuấy đều.
Cháo sườn, hột gà
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: 20g.
Sườn non heo: 3 – 4 miếng.
Hột gà: 1 lòng đỏ.
Dầu ăn: 5g.
Nước: 250ml.
Nước mắm: Một ít.
Cách thực hiện:
Ngâm 30 phút gạo tẻ đã vo sạch, sau đó nấu sôi gạo cùng đậu Hà Lan, cho gạo tẻ và sườn heo vào nước nấu sôi thành cháo. Tiếp theo, mẹ hãy lấy 1 lòng đỏ hột gà đánh tan và cho từ từ vào cháo. Cuối cùng, cho cháo ra chén để nguội và cho dầu ăn vào khuấy đều. Đây là một trong những thực đơn ăn dặm cho bé giúp bé phát triển toàn diện.
Xây dựng một thực đơn ăn dặm hợp lý để trẻ phát triển toàn diện
Cháo cá hồi bí đỏ
Nguyên liệu:
30g cá hồi.
30g bí đỏ.
40g gạo tẻ.
Hành khô.
Hành lá.
Cách thực hiện:
Đầu tiên, bạn hãy luộc chín cá hồi, trong quá trình luộc mẹ có thể cho thêm 1 ít gừng để khử mùi tanh của cá. Sau đó, gỡ hết xương cá hồi cẩn thận và cho phần thịt cá đã lọc sạch vào cối và giã nát và phi cùng hành khô. Đối với bí đỏ, mẹ hãy thái nhỏ trước khi hấp chín, ninh nhừ. Tiếp theo, cho cá hồi và bí đỏ vào nồi đun đến khi sôi rồi tắt bếp. Cuối cùng cho cháo ra chén để nguội.
Trên đây là một số lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi cũng như các món ăn dặm cho bé. Hy vọng qua bài viết này, mẹ sẽ biết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ thích hợp nhất. Cùng với đó, mẹ cũng có thể tham khảo Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật để bé có một hành trình ăn dặm khỏe mạnh và đầy thú vị, đồng thời giúp hình thành thói quen cũng như sự tự giác trong ăn uống, sinh hoạt cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.