Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Sự trưởng thành trong hôn nhân có thực sự quan trọng với các cặp đôi?

Nhiều người nói rằng hôn nhân chính là điệu kiện quan trọng thúc đẩy con người trưởng thành. Sự trưởng thành trong hôn nhân phải xuất phát từ cả hai phía vợ và chồng thì mới có thể duy trì được hôn nhân hạnh phúc và êm ấm. Vậy sự trưởng thành này là gì? Một hôn nhân không có sự trưởng thành sẽ gặp phải những vấn đề gì? Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về những vấn đề này. 

Thế nào là sự trưởng thành trong hôn nhân?

Sự trưởng thành trong hôn nhân được hình thành bởi rất nhiều yếu tố như là tôn trọng từ hai phía, không kiểm soát bạn đời quá mức, cùng nhau giải quyết mâu thuẫn, lắng nghe và thấu hiểu, có trách nhiệm và cam kết, đồng hành với nhau. Chi tiết như sau:

1. Cả hai cùng tôn trọng đối phương

Sự trưởng thành trong hôn nhân xuất phát từ sự tôn trọng mà đối phương dành cho bạn. Tôn trọng là biểu hiện của những người biết suy nghĩ, nếu người đó còn nhường nhìn bạn đúng lúc, đúng thời điểm thì càng chứng tỏ họ là một người suy nghĩ sâu sắc. 

Sự tôn trọng có thể tới từ những hành động nhỏ nhất như là hỏi ý kiến vợ/chồng khi mua một món đồ cho gia đình, cùng người ấy bàn bạc chuyện chọn chồng cho con cái, chọn nội thất cho căn phòng mới cùng vợ/chồng,... Sự tôn trọng từ người ấy sẽ khiến bạn cảm thấy mình luôn là ưu tiên và là một phần trong các quyết định của bạn đời. Quan trọng là, tôn trọng chính là một trong những điều quan trọng để xây dựng niềm tin trong hôn nhân.

ton-trong-nhau.jpg

Sự trưởng thành trong hôn nhân xuất phát từ sự tôn trọng mà đối phương dành cho bạn

2. Không kiểm soát bạn đời quá mức

Sự trưởng thành trong hôn nhân là khi bạn đủ tin tưởng người đó và ngừng kiểm soát đối phương. Kiểm soát xuất phát từ sự chiếm hữu trong tình yêu nhưng mức độ kiểm soát cần ở mức cho phép, không nên thái quá. Những hành động được cho là kiểm soát thái quá bao gồm:

- Liên tục kiểm tra điện thoại và các thiết bị điện tử của chồng

- Lấy mật khẩu và thường xuyên kiểm tra các trang mạng xã hội của chồng

- Liên tục nhắn tin nhắc nhở chồng về khi anh ấy ra ngoài

- Gọi điện cho đồng nghiệp, bạn bè của chồng khi anh ấy về nhà muộn

- Cầm hết lương của chồng

-...

Kiểm soát quá mức sẽ khiến người ấy của bạn cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Lâu dần, cảm giác chán nản và tuột cảm xúc yêu sẽ càng tăng lên khiến người ấy không còn muốn chia sẻ cảm xúc và tương tác nhiều với bạn.

khong-kiem-soat-qua-muc.jpg

Không kiểm soát bạn đời quá mức

3. Cùng ngồi nói chuyện với nhau để giải quyết mâu thuẫn

Trưởng thành là lúc bạn cùng người ấy ngồi lại nói chuyện để giải quyết mâu thuẫn thay vì lấp liếm và coi như không có việc gì. Khi nói chuyện với nhau, bạn nên dùng những lời lẽ nhẹ nhàng, tránh dùng những từ ngữ gây tổn thương, nặng nề để công kích đối phương.

Hãy giải quyết mâu thuẫn một cách văn minh, lịch sự và bạn cũng nên chấp nhận một sự thật là có rất nhiều mâu thuẫn phải mất rất nhiều thời gian mới có thể xử lý triệt để. Lúc này, bạn cần bình tĩnh, kiên nhẫn, đừng nóng vội sẽ khiến mọi thứ rối thêm. 

4. Lắng nghe và thấu hiểu nhau

Một trong những yếu tố quyết định tới sự trưởng thành trong hôn nhân là khi cả hai cùng lắng nghe và thấu hiểu nhau. Đặc biệt là với phái nữ lại càng cần được lắng nghe, khi họ vui, buồn, khó chịu, mệt mỏi,... thì đều muốn có người lắng nghe mình nói. Có thể các ông chồng sẽ cảm thấy phiền phức nhưng nói chính là “bản năng” của các bà vợ nên hãy tập quen với điều này nhé.

Nhưng nghe là để thấu hiểu và đồng cảm chứ không phải cho có đâu. Trong khi vợ bạn đang kể câu chuyện về chiếc váy lụa màu đen sang chảnh mà bạn lại đi khen chiếc váy ren màu trắng thì chắc chắn sẽ khiến nàng tức giận vì bạn chả để tâm tới câu chuyện của cô ấy.

lang-nghe-va-thau-hieu.jpg

Lắng nghe và thấu hiểu nhau

Trong khi các ông chồng cần học cách lắng nghe nhiều hơn thì các bà vợ cũng nên học cách nói đủ và đúng. Vì sự thật là chả có một người đàn ông nào thích nghe phàn nàn, rất ít đàn ông có thể kiên nhẫn ngồi nghe vợ mình nói từ chuyện này sang chuyện khác. Thời gian đó, đàn ông sẽ dành cho việc kiếm tiền, học hành nâng cao trình độ chuyên môn, đi nhậu với bạn bè, tập luyện ra tăng sức khỏe,... Bởi vậy, hãy nói đủ và đúng thời điểm thì chồng bạn chắc chắn sẽ hào hứng và can tâm tình nguyện nghe bạn. 

5. Có trách nhiệm và cam kết

Mối quan hệ hôn nhân cần được xây dựng trên sự cam kết và trách nhiệm từ cả hai phía. Lợi ích của trách nhiệm và cam kết đem lại cho hôn nhân đó là:

- Xây dựng mối quan hệ lâu dài: Trách nhiệm và cam kết giúp xây dựng một mối quan hệ vững chắc và bền vững. Khi hai người trong hôn nhân cam kết với nhau, họ sẽ tập trung vào việc giải quyết vấn đề và vượt qua khó khăn thay vì từ bỏ khi gặp trở ngại.

- Tôn trọng và yêu thương: Trách nhiệm và cam kết giúp cả hai bên tôn trọng và yêu thương nhau hơn. Khi bạn cam kết với một người, bạn sẽ đồng ý chấp nhận và yêu thương người ấy với tất cả những khuyết điểm và đặc điểm riêng của họ.

- Tạo sự ổn định: Trong hôn nhân, trách nhiệm và cam kết tạo ra sự ổn định và an toàn tinh thần cho cả hai người. Điều này giúp cải thiện hạnh phúc và tránh những rắc rối không cần thiết.

- Xây dựng gia đình hạnh phúc: Hôn nhân thường đi kèm với việc xây dựng gia đình. Trách nhiệm và cam kết đảm bảo rằng cả hai bên đều đóng góp và chịu trách nhiệm với việc nuôi dưỡng và chăm sóc con cái, tạo nên môi trường gia đình ổn định và hạnh phúc.

moi-quan-he-co-cam-ket.jpg

Mối quan hệ hôn nhân cần được xây dựng trên sự cam kết và trách nhiệm từ cả hai phía

Trách nhiệm và cam kết trong hôn nhân sẽ tạo ra một gia đình yên ấm và hạnh phúc. Đây chính là điều kiện quan trọng để mỗi cá nhân tập trung phát triển sự nghiệp và nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống. Tinh thần của vợ và chồng cũng sẽ thoải mái hơn nên bầu không khí trong nhà sẽ được duy trì ở trạng thái tốt nhất. Điều này sẽ ảnh hưởng tích cực tới tâm trạng và sự phát triển của những đứa trẻ. Con của bạn sẽ vui vẻ hơn, chúng sẽ không phải chứng kiến những cuộc cãi vã của bố mẹ. 

Tính cách của con trẻ sinh ra trong gia đình êm ấm cũng sẽ ổn định và hòa nhã hơn so với các bé sinh ra trong gia đình không hạnh phúc, bố mẹ lạnh nhạt hoặc thường xuyên cãi nhau. 

6. Cùng hỗ trợ và đồng hành cùng nhau

Hôn nhân là sự đồng hành và hỗ trợ lẫn nhau của cả vợ và chồng. Không có sự gắn bó sâu sắc thì một mối quan hệ sẽ rất khó để duy trì trong nhiều năm, có chăng đó sẽ là sự gắn bó hời hợt khiến người trong cuộc cảm thấy chán nản, tủi thân và mệt mỏi.

Nếu vợ của bạn muốn tham gia một lớp học nấu món Âu, bạn hãy ủng hộ cô ấy. Hãy khuyến khích nàng đi học và cùng cô ấy nấu những món ăn mới lạ vào ngày cuối tuần. Trong tình huống các bạn đã có con nhỏ thì bạn hãy cố gắng sắp xếp công việc để trông con giúp nàng để cô ấy an tâm đi học. 

Còn khi gia đình gặp khó khăn về tài chính, bạn và nàng nên ngồi lại bàn bạc với nhau để tìm ra hướng xử lý. Hai vợ chồng sẽ phải xem lại chi tiêu để cắt giảm những khoản không cần thiết, thắt chặt chi tiêu để vượt qua cơn khủng hoảng kinh tế của gia đình.

dong-hanh-cung-nhau.jpg

Hôn nhân là sự đồng hành và hỗ trợ lẫn nhau của cả vợ và chồng

Đăng ký khoá học online qua video với chủ đề đời sống vợ chồng ngay hôm nay để nhận ưu đãi hấp dẫn. Khoá học với chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu tâm lý của mình và của bạn đời, tìm ra phương pháp hiệu quả để giữ lửa hạnh phúc. Nếu bạn đang muốn tìm lại xúc cảm vợ chồng, hãy đăng ký ngay.

Biến Mối Quan Hệ Khổ Thành Hạnh phúc (Level I)
Võ Tấn Cường
199.000đ
499.000đ

Nghệ thuật sống hạnh phúc
Phan Văn Trường
299.000đ
600.000đ

Kỹ năng hạnh phúc
Phạm Quỳnh Giang
399.000đ
700.000đ

Hậu quả của những cặp vợ chồng thiếu trưởng thành

Sự trưởng thành trong hôn nhân sẽ giúp bạn có được cuộc sống gia đình hạnh phúc và êm ấm. Còn những cặp đôi đã lấy nhau mà không chịu trưởng thành thì sẽ thường xuyên gặp những vấn đề như là:

1. Sự ra tăng của mâu thuẫn và xung đột

Hôn nhân thiếu sự trưởng thành sẽ khiến cả hai dễ cãi vã và xảy ra xung đột. Giả sử, chồng bạn là người rất thích đi chơi game, chàng ta thường xuyên vắng nhà vào chiều thứ 7 và chủ nhật để chơi game cùng anh em bạn bè. 

Với những người vợ hiểu đó là sở thích của chồng thì chắc chắn sẽ cảm thấy bình thường tất nhiên là với điều kiện ông chồng vẫn kiếm tiền và lo toan những vấn đề quan trọng của gia đình. Nhưng với những cô vợ trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và thường xuyên trách móc vì cho rằng chồng ham chơi. Nói 1 lần, 2 lần, 3 lần thì người chồng có thể bỏ qua nhưng nếu việc này diễn ra liên tục sẽ khiến anh ấy cảm thấy khó chịu dẫn tới cãi vã, xung đột.  

xung-dot-ra-tang.jpg

Hôn nhân thiếu sự trưởng thành sẽ khiến cả hai dễ cãi vã và xảy ra xung đột

2. Không thể thấu hiểu nhau

Nếu cả hai vợ chồng đều tính trẻ con và không trưởng thành thì rất khó để thấu hiểu đối phương. Giả sử chồng bạn là một bác sĩ ngoại khoa thường xuyên vắng nhà vì những ca phẫu thuật trong bệnh viện. Có khi 12h đêm anh ấy cũng phải tới viện để thực hiện những ca mổ gấp. Thậm chí những hôm đang đi chơi cùng bạn mà nhận được cuộc gọi từ trưởng khoa thì anh ấy cũng phải bỏ về giữa chừng để vào viện. 

Với một cô vợ hiểu chuyện chắc chắn sẽ thông cảm cho chồng vì đó là công việc và trách nhiệm của anh ấy. Còn với những cô nàng có tính cách trẻ con thì chắc chắn sẽ dỗi và trách móc chồng không tâm lý, không hiểu chuyện. 

Tình trạng tương tự cũng sẽ xảy ra khi người vợ quá bận rộn và làm công việc thường xuyên phải xã giao và về nhà muộn trong khi chồng làm nhà nước hoặc làm công việc văn phòng bình thường. 

Tóm lại, trong hôn nhân nếu cả hai cùng không trưởng thành hoặc một trong hai không trưởng thành thì sẽ rất khó để thấu hiểu đối phương. Hạnh phúc hôn nhân không thể duy trì liên tục, thay vào đó là những bất hòa, xung đột và căng thẳng khiến hai bên mỏi mệt và khó chịu. 

khong-the-hieu-nhau.jpg

Không thể thấu hiểu nhau

3. Dẫn hôn nhân tới bế tắc

Nếu không có sự trưởng thành trong hôn nhân, các cặp đôi sẽ rất dễ rơi vào tình trạng hôn nhân bế tắc vì một số lý do sau:

- Thiếu trách nhiệm và cam kết: Trưởng thành trong hôn nhân đòi hỏi cả hai bên phải đảm nhiệm trách nhiệm của mình và cam kết tới mối quan hệ. Khi vợ chồng không trưởng thành, họ có thể không chịu trách nhiệm với việc giải quyết các vấn đề hoặc không cam kết với nhau trong thời gian dài, dẫn đến sự không ổn định trong hôn nhân.

- Thiếu thông cảm và sẵn lòng lắng nghe: Trưởng thành trong hôn nhân yêu cầu sự thông cảm và khả năng lắng nghe lẫn nhau. Khi vợ chồng không trưởng thành, họ có thể ít quan tâm đến cảm xúc và cảm nhận của đối tác, gây ra mâu thuẫn và xung đột.

- Không giải quyết xung đột một cách rõ ràng: Trưởng thành trong hôn nhân đòi hỏi khả năng giải quyết xung đột một cách dứt điểm. Nếu vợ chồng không trưởng thành, họ có thể dễ dàng rơi vào vòng xoáy của cuộc cãi vã và đổ lỗi cho nhau thay vì tìm cách giải quyết, thấu hiểu và hỗ trợ lẫn nhau.

- Thiếu lòng tin và không thành thật: Trưởng thành trong hôn nhân đòi hỏi sự chân thành và lòng tin đối với nhau. Khi vợ chồng không trưởng thành, họ có thể giấu giếm thông tin hoặc không chia sẻ cảm xúc một cách thành thật, dẫn đến sự không tin tưởng và gây rối trong mối quan hệ.

- Không sẵn lòng thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt: Trưởng thành trong hôn nhân yêu cầu sự sẵn lòng thấu hiểu và chấp nhận những khác biệt giữa hai người. Khi vợ chồng không trưởng thành, họ có thể đòi hỏi đối tác phải thay đổi để phù hợp với mong muốn của mình, gây ra căng thẳng và mất cân bằng trong mối quan hệ.

Tóm lại, việc thiếu trưởng thành trong hôn nhân có thể dẫn đến sự bế tắc và không ổn định trong mối quan hệ. Để xây dựng một hôn nhân bền vững, cả hai bên cần cùng nhau phát triển và trưởng thành trong quá trình hòa nhập và xây dựng mối quan hệ của họ.

be-tac-hon-nhan.jpg

Bế tắc trong hôn nhân do thiếu trưởng thành

4. Sự xa cách và tuột cảm xúc ngày càng tăng

Hai vợ chồng thiếu sự trưởng thành sẽ thường xuyên mâu thuẫn với nhau nên dễ tuột cảm xúc và dần trở nên xa cách. Đã bao lâu rồi vợ chồng bạn không cùng nhau ăn tối, không cùng nhau ra ngoài đi chơi hẹn hò. 

Bao lâu rồi bạn không còn muốn gần gũi, thân mật với nửa kia của mình? Mỗi khi ân ái, hai bạn có thực sự đạt được cảm xúc mình mong muốn hay chỉ là làm cho có vì đó là nghĩa vụ đôi bên cần thực hiện? 

5. Cảm giác ức chế, chán nản và mệt mỏi ra tăng

Thiếu sự trưởng thành trong hôn nhân sẽ gây ra cảm giác ức chế, chán nản và mệt mỏi cho cả hai. Mỗi lần bạn nói là cô ấy/anh ấy cảm thấy khó chịu, không muốn nghe hoặc dùng những câu từ nặng nề để phản bác lại. Cứ nói chuyện với nhau là lại xung đột, bất hòa vậy thì có ông chồng/bà vợ nào muốn duy trì cuộc nói chuyện nữa?

Trong gia đình, nếu người vợ quá trẻ con, không hiểu chuyện và không chịu thông cảm cho chồng sẽ khiến anh ấy không còn muốn về nhà. Là bởi mỗi lần thấy mặt nhau là cô ấy bắt đầu trách móc, khóc lóc và nói những lời khó nghe. Đi làm cả ngày đã áp lực và mệt mỏi, về nhà lại không được nghỉ ngơi mà còn phải nghe phàn nàn từ vợ chắc chắn sẽ khiến ông chồng cảm thấy mệt mỏi, ức chế tinh thần.

Nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày, chàng chả còn muốn về nhà mà sẽ tìm nhiều lý do để ở lại công ty hoặc ra ngoài với bạn bè. Bởi thế mà tình cảm cũng sẽ nhạt nhòa dần đi, cảm giác yêu trong chính người chồng cũng phai dần theo thời gian. 

uc-che-cang-thang.jpg

Thiếu sự trưởng thành trong hôn nhân sẽ gây ra cảm giác ức chế, chán nản và mệt mỏi cho cả hai

6. Sự xuất hiện của người thứ 3

Hôn nhân thiếu trưởng thành thường dẫn tới nhiều mâu thuẫn khiến vợ chồng dần xa nhau, không còn hiểu và cảm thông cho nhau như hồi mới yêu. Chính điều này khiến nhiều người cảm thấy cô đơn trong chính hôn nhân của mình. Vì thế, họ sẽ mong muốn có một người lắng nghe mình, có người nói chuyện để chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống. Bởi lẽ đó mà người thứ 3 mới có cơ hội để xuất hiện trong cuộc sống của bạn. 

Tới khi người vợ/chồng phát hiện được sự hiện diện của người thứ 3 thì cũng là lúc hôn nhân đứng trước bờ vực của sự đổ vỡ. Một số người sẽ chọn cách tha thứ vì con cái, gia đình và vì sĩ diện của bản thân. Còn có người không thể tha thứ sẽ kết thúc hôn nhân nhiều năm với một tờ đơn ly hôn. Dù là chọn cách nào thì cũng đều sẽ để lại những tổn thương sâu sắc về mặt tâm lý cho cả vợ và chồng. 

su-xuat-hien-cua-nguoi-thu-3.jpg

Sự xuất hiện của người thứ ba

6 thay đổi giúp bạn có một cuộc hôn nhân trưởng thành

Sự trưởng thành trong hôn nhân không phải tự dưng xuất hiện mà cả bạn và người ấy đều phải học hỏi và thay đổi bản thân mình. Nếu muốn có một hôn nhân vui vẻ, bạn cần:

1. Đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào nửa kia

Nhiều chị em hoặc các anh sẽ bị vỡ mộng sau khi kết hôn vì “Người ấy không còn lãng mạn như xưa”, “Sao cô ấy có thể luộm thuộm như vậy”, “Sao anh ấy lại ăn ở luộm thuộm như thế, chả giống ngày xưa, trải chuốt, sạch sẽ và ngăn nắp lắm”,... 

Có hàng ngàn lý do khiến con người ta vỡ mộng sau khi kết hôn và nó cũng khiến nhiều người thất vọng, không còn niềm tin vào hôn nhân. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng mọi vật trong cuộc sống đều vận động và thay đổi. Tới sắt đá còn bị mài mòn theo năm tháng thì nói gì tới cảm xúc và tâm tính của con người. 

Vậy nên là nếu muốn có hôn nhân hạnh phúc thì tốt nhất là bạn đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào đối phương. Hãy đặt niềm tin vào bản thân mình nhiều hơn, dành thời gian chăm sóc sức khỏe, nhan sắc và bồi dưỡng kiến thức hôn nhân cho mình. Đừng quá tập trung vào người ấy, bạn càng lo lắng và quan tâm họ thì người khổ sở lại chính là bạn. 

dung-dat-nhieu-ky-vong.jpg

Đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào người ấy

2. Đừng cố gắng thay đổi người khác mà hãy thay đổi chính mình

Khi yêu đương, người ấy vô cùng nuông chiều bạn nên có thể bạn sẽ nghĩ rằng sẽ thay đổi được người ấy. Nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại, bạn sẽ chẳng thể thay đổi được ai ngoại trừ bản thân mình. 

Nếu đang không hạnh phúc trong hôn nhân vì nửa kia thiếu sự trưởng thành thì bạn hãy rèn luyện để bản thân trưởng thành từng ngày. Chính sự thay đổi của bạn sẽ ảnh hưởng tới cách nửa kia suy nghĩ và phản ứng lại. 

Ví dụ, khi bạn bớt cằn nhằn, bớt dùng những từ ngữ khó nghe với người kia thì họ cũng sẽ dễ dàng nói chuyện và chia sẻ với bạn hơn. Lúc này, bạn có khuyên nhủ anh ấy/cô ấy bớt đi chơi, ít shopping, bớt nhậu nhẹt lại cũng sẽ dễ hơn là lúc bạn gào ầm lên. 

3. Dành thời gian để nâng cấp kiến thức, giá trị của bản thân

Muốn có đời sống hôn nhân hạnh phúc, bạn cần có những kiến thức cơ bản về hôn nhân. Bởi vậy, bạn nên tham khảo các khóa học hôn nhân online, offline hoặc tìm đọc những cuốn sách, tư liệu về đời sống vợ chồng. Càng học nhiều, bạn sẽ hiểu được tại sao mình và người ấy thường xuyên gặp trục trặc để từ đó tìm ra cách chỉnh sửa hôn nhân của mình. 

hoc-hoi-kien-thuc-ve-hon-nhan.jpg

Học hỏi để nâng cấp giá trị bản thân

Khi đã có kiến thức, bạn sẽ hiểu được giá trị của mình ở đâu, bạn sẽ thôi không phụ thuộc vào người kia nữa. Cảm xúc của bạn cũng sẽ do bạn quyết định chứ không phải do bạn đời của bạn quyết định nữa. Lúc này, bạn sẽ thôi trồi sụt trong cảm xúc, vui vẻ, thoải mái để tận hưởng cuộc sống và tập trung làm việc. 

4. Hãy yêu thương mình nhiều hơn

Trưởng thành là một quá trình dài trong suốt cuộc đời của mỗi người nên nếu hiện tại bạn vẫn chưa trưởng thành thì cũng đừng khắt khe với mình quá. Hãy yêu thương bản thân mình nhiều hơn và không ngừng nỗ lực phấn đấu để thay đổi những khuyết điểm của bản thân. 

Khi bạn yêu mình, bạn mới có thể yêu người bạn đời của mình, là yêu một cách thuần túy chứ không còn đòi hỏi người ấy phải đáp lại mình. Khi con người giảm bớt kỳ vọng thì đau khổ, mệt mỏi và thất vọng trong họ cũng sẽ giảm đi. 

5. Sống vị tha hơn

Sự trưởng thành trong hôn nhân cần rất nhiều thời gian để xây dựng nên bạn cần bình tĩnh và vị tha nhiều hơn. Vị tha cho chính bản thân mình và người bạn đời của mình. Sẽ có lúc anh ấy/cô ấy làm những việc không đúng, thái độ không tốt hoặc quá vô tâm với bạn. Vậy thì hãy ngồi lại nói chuyện với nhau, đừng dùng những lời lẽ cay đắng để công kích đối phương. Hãy dùng tình yêu và sự thấu hiểu của bạn để tìm ra hướng xử lý vấn đề. 

Trong trường hợp chồng/vợ bạn trót dại có mối quan hệ ngoài luồng nhưng họ đã nhận ra được lỗi sai của mình và sửa chữa thì bạn hãy cho họ một cơ hội. Hậu quả của việc ngoại tình là để lại những nỗi đau sâu sắc trong lòng người bị phản bội nhưng nếu bạn đau lòng và mất bình tĩnh trong phút chốc mà quyết định ly hôn sẽ để lại nhiều đau khổ và thiệt thòi cho bản thân và cả con cái sau này. 

song-vi-tha-hon.jpg

Sự trưởng thành trong hôn nhân cần rất nhiều thời gian để xây dựng nên bạn cần bình tĩnh và vị tha nhiều hơn

6. Chịu khó lắng nghe và nhìn vấn đề theo hướng tích cực

Muốn đạt được sự trưởng thành trong hôn nhân, bạn nên lắng nghe nhiều hơn. Khi vợ/chồng chia sẻ khó khăn mà họ đang gặp phải thì bạn hãy bình tâm nghe hết câu chuyện. Sau khi nghe xong, bạn nên nhẹ nhàng phân tích và trao đổi để cùng người ấy tìm ra hướng xử lý.

Quan trọng là luôn nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng và đẩy người kia suy nghĩ theo hướng tích cực nhé. Việc này sẽ giúp ổn định tinh thần của người ấy, giúp người ấy cảm thấy an tâm hơn và tin tưởng vào bản thân mình nhiều hơn.

Sự trưởng thành trong hôn nhân là cả một quá trình mà ở đó người vợ và chồng đều phải thay đổi và học hỏi không ngừng. Một cuộc hôn nhân thiếu sự trưởng thành sẽ khiến hai vợ chồng xa nhau, cảm giác yêu đương nhạt nhòa dần và không còn muốn cùng nhau phấn đấu nữa. Sự thiếu trưởng thành trong đời sống vợ chồng cũng sẽ ảnh hưởng tới những đứa trẻ nên bạn và chồng cần phấn đấu để thay đổi điều này. 

[Tổng số: 1 Trung bình: 4]
Trở thành hội viên
Tác giả
Kim Thành - Sứ Giả Tình Yêu Tác giả, chuyên gia huấn luyện tâm lý và tinh thần
Tác giả, chuyên gia huấn luyện tâm lý và tinh thần, Kim Thành - Sứ Giả Tình Yêu đã có hơn 8 năm nghiên cứu, huấn luyện tâm lý và tinh thần cho hàng nghìn học viên...