Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Sắm lễ ông Hoàng Mười cần những gì? Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười 

Nội dung được viết bởi Phạm Quốc Khánh

Đền ông Hoàng Mười là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng ở miền Trung. Khi đến đây, mọi người thường cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình. Sắm lễ ông Hoàng Mười cần những gì? Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười như thế nào? Cùng Unica tìm hiểu câu trả lời ngay sau đây.

Sắm lễ ông Hoàng Mười cần những gì?

Khi tu lễ, bạn cần chuẩn bị đủ lộc cúng gồm hương, hoa, đăng, trà, quả, thực dâng lên làm lễ ở cả bên Phật và bên Thánh. Có nghĩa là hương thơm, hoa tươi, đèn nến, trà, quả tươi và thức ăn như xôi chè, lễ mặn. Tùy thuộc vào tính chất, cũng như quy mô của buổi lễ, người làm lễ sẽ được nhà đền điện hướng dẫn một cách chi tiết cách sắm lễ.

sắm lễ ông Hoàng Mười cần những gì?

Khi tu lễ, bạn cần chuẩn bị đủ lục cúng gồm hương, hoa, đăng, trà, quả, thực 

Vào những ngày Tết, các ngày tiệc hoặc ngày rằm mùng một hàng tháng, đồ lễ ông hoàng mười thường có là: hoa tươi, quả mới, trầu cau. tiền vàng lá, hương thơm, bánh kẹo hoặc có thêm lễ mặn như xôi giò, gà. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là lòng thành của người làm lễ, có khi chỉ đơn giản là một nén hương, bát nước cũng đủ linh ứng. Bên cạnh đó, có nhiều người không sắm lễ mà tùy tâm để tiền vào hòm công đức.

Sắm lễ ông Hoàng Mười cần những gì? theo nhà đền, lễ dâng ông Hoàng Mười gồm có: 

  • 1 mâm xôi, gà, 1 chai rượu (5 chén), 1 chai nước, tiền dương, nén nhang.
  • 1 mang sớ điệp, trầu, cau, tiền dương, tiền quan.
  • 1 mâm vàng quan màu vàng 5 dây.
  • 1 mâm 1 dây vàng trắng, 1 chai rượu (5 chén), nén nhanh, tiền vàng.
  • Tiền dương, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 5 quả trứng vịt đã được rửa sạch, 1 bó hoa để ban thờ Quan Ngũ Hổ.
  • 1 mâm hoa, quả, trầu, cau, tiền dương, 1 chai nước.

Tuy nhiên, khi đến lễ đền điện bạn không nhất thiết phải chuẩn bị thật nhiều mâm lễ dâng ông hoàng mười. Bạn đừng nghĩ rằng mâm cao cỗ đầy sẽ được thánh chứng lễ phù hộ nhiều hơn, hoặc thấy người ta làm sao thì mình cũng cố gắng làm theo họ, quan trọng là người dâng lễ phải có cái tâm trong sáng và tỏ lòng thành kính.

>> Xem thêm: Tìm hiểu về phong tục đi chùa đầu năm xin lộc 

Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười

Bài khấn dành cho khách thập phương

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương

Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế

Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu

Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh

Con lạy Tứ phủ Khâm sai

Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu

Con lạy cộng đồng các Giá, các quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

Con lạy quan Chầu gia

Hương tử con là…

Tuổi…

Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn ngụ tại…

Hôm nay là ngày… tháng… năm … (âm lịch)

Tín chủ con về Đền.... thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Phục duy cẩn cáo!

sắm lễ ông Hoàng Mười cần những gì?

Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười thường được nhiều người lựa chọn 

Tham gia khoá học online qua video trên Unica để biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích xoay quanh chủ đề: luật hấp dẫn, phong thuỷ, kỹ năng sống,... Khoá học giúp bạn trở nên thông minh hơn, tự tin vào khả năng bản thân, tích cực và lạc quan trong mọi hoàn cảnh.

BÍ QUYẾT LẬP KẾ HOẠCH VÀ TRIỂN KHAI CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ
Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo Joshin
279.000đ
600.000đ

Phong thủy khai thông tài vận
Phạm Quốc Khánh
349.000đ
600.000đ

Ứng dụng luật hấp dẫn
Nguyễn Quang Ngọc
299.000đ
860.000đ

Xin lộc công danh

Bạn có thể áp dụng cách xin lộc ông Hoàng Mười về công danh thông qua đoạn văn khấn như sau:

Con lạy quan Hoàng Mười trấn thủ đất Nghệ An

Hôm nay là ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng đẹp, ngày đại cát giờ đại an, con đầu làm ngai hai vai vai làm trượng, Bắc ghế ông ngồi làm ngôi thánh ông ngự. Ngài về chứng đền chứng phủ, chứng đủ lô nhang, trên ngàu tấu đế đình, dưới ông hạ trình thoải phủ.

Hoàng cho con thời ăn, học nói, học gói, học soi. Sau thời con có công danh, sự nghiệp, có của làm ra, cửa nhà làm nên, vẹn thời phê bút mà phút thời phê danh cho con lấy tiếng cho thánh, lấy danh, lấy diện cho trần.

Hôm nay con tâm thành lễ bạc, con tâm có của không, còn giàu một bó, con khó một nén, giàu làm hẹp, kém làm đơn. Một nén cũng có mà một bó cũng thơm. Con lại mang miệng về tâu, con cúi đầu vọng bái. Con đói cơm thèm lộc đói phúc mà thèm tài. Đói cơm cha, thèm sữa mẹ. Việc âm chưa tường mà việc dương chưa tỏ. Nay Hoàng phê chữ đỏ, ông bỏ chữ đen. Hoàng ấn ngón tay, Hoàng xoay ngòi bút. Quyền của Hoàng, phép của Hoàng, gia bản nằm trong tay Hoàng để rồi ngài thương cho danh cho diện, cho quyền cho phép.

sắm lễ ông Hoàng Mười cần những gì?

Bạn có thể áp dụng văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười về công danh

Để con công danh thăng tiến, công việc được thăng quan, thăng cấp, thăng phẩm, thăng hàm. Ngài cầm cân nảy mực, đặt bút chữ phê rõ ràng. Để rồi phúc đó mà quý nhân phù trợ, mà số đó thì được bạn hiền bạn tốt giúp đỡ. Cho gặp thầy, gặp bạn, gặp vạn sự lành, gặp ông có nhân, gặp bà có đức. Nắn nở chở che, cho con nở cành xanh lá. Trăm tội ông xá, vạn tội ông thương ông chỉ đường dẫn lối để thuyền trôi một bến nước chảy xuôi dòng. Sông sâu bến ấy mà đáo lai thọ trường cũng là con ông. Nước sông lam chưa bao giờ cạn, lời của Hoàng chẳng dám đơn sai.

A di đà phật con kêu thấu nổi lạy Hoàng, để rồi phúc đó lại gần hơn!

>> Xem thêm: Bánh tét có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa của nó?

Kinh nghiệm đi lễ đền ông Hoàng Mười

Ông Hoàng Mười được xây dựng từ những năm 1634 từ thời hậu Lê tại làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên trong quá trình diễn biến của lịch sử, đền đã bị phá hủy. Đến năm 1995 thì đền mới được dựng lại và trở thành văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của tỉnh Nghệ An.

Bạn có thể đi lễ và xin lộc ông Hoàng Mười vào tất cả các ngày trong năm. Thế nhưng dâng lễ ông Hoàng Mười thường tập trung vào 3 ngày chính như sau: 

  • Ngày 3/3 âm lịch (ngày giỗ Thánh Mẫu)

  • Ngày 20/8 âm lịch (ngày giỗ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn)

  • Ngày 10/10 âm lịch (ngày giỗ Quan Hoàng Mười).

Tùy vào tâm của mình, bạn có thể chuẩn bị lễ mặn hoặc lễ chay tùy tâm. Lễ dâng có thể ít hoặc nhiều, điều quan trọng nhất là tâm phải sáng.

Ngoài ra, những du khách ở xa Ông Hoàng Mười mà ở xa thì đi trong ngày sẽ khá mệt. Vì vậy, nếu bạn ở các địa điểm như Hà Nội,.. thì bạn nên kết hợp đi du lịch qua Cửa Lò, đảo chè, quê Bác,... 

Tại điểm xuất phát từ Hà Nội, bạn chạy thẳng cao tốc Pháp Vân QL1A hoặc đi đường qua Đại Lộ Thăng Long - đường mòn Hồ Chí Minh. Độ dài khoảng cách của đoạn đường này là khoảng 300Km và di chuyển trong khoảng 5 tiếng đồng h. Vì vậy bạn nên sắp xếp lịch trình và lựa chọn phương tiện cho phù hợp.

Với những du khách chưa quen đường hoặc tay lái còn yếu, không muốn lái xe đường dài thì cũng có thể lựa chọn đi xe khách. Từ bến xe Mỹ Đình, bến xe Nước Ngầm đều có những xe chạy thẳng đến bến xe Vinh. Sau đó, bạn bắt taxi, xe ôm đi thêm khoảng 10km nữa là tới.

Một số kinh nghiệm khi đi lễ Ông Hoàng Mười

Một số kinh nghiệm khi đi lễ Ông Hoàng Mười

Những lưu ý khi đi lễ hội đền Ông Hoàng Mười

Khi đi lễ ông Hoàng Mười, bạn cần phải lưu ý một số điều như sau để không tránh vào một trong các điều kiêng kỵ khi đi lễ:

  • Thời gian hoạt động: Di tích Ông Hoàng Mười có giờ mở cửa chiêm bái từ 5:30 đến 22:00 từ thứ 2 đến chủ nhật, bao gồm các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết. Do đó, du khách đến chiêm bái Ông Hoàng Mười không cần phải lo lắng đến việc không được thăm quan.

  • Trang phục: Khi đi hành hương, chiêm bái, du khách nên lựa chọn những trang phục phù hợp với không gian tín ngưỡng, tránh những trang phục gợi cảm, lòe loẹt, thiếu tinh tế.

  • Nơi nghỉ ngơi: Du khách nên lựa chọn những khách sạn, nhà nghỉ cách địa điểm lễ khoảng 2-5km đẻ thuận tiện cho việc nghỉ ngơi, đi lễ, tránh những nơi đông đúc, ồn ào,đảm bảo an toàn.

  • An toàn: Chú ý an toàn đến bản thân, người thân khi tham gia các hoạt động ở nơi đông người.

  • Giao thông: Nếu bạn đi xe máy, hoặc đi ô tô thì cần tìm chỗ đỗ xe, di chuyển để tránh gây cản trở hoặc xảy ra sự cố giao thông. Bạn nen lựa chọn xe khách hoặc thuê xe riêng để giữ sức.

  • Vệ sinh: Không chỉ giữ gìn vệ sinh cá nhân theo đúng quy định mà còn phải giữ gìn vệ sinh môi trường vì sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt trong quá trình sắm lễ và soạn lễ xong.

Một số lưu ý khi tham gia lễ bái tại đền Ông Hoàng Mười 

Một số lưu ý khi tham gia lễ bái tại đền Ông Hoàng Mười 

  • Tương tác: Hãy tôn trọng và thân thiện với mọi người khi tham gia lễ hội, điều này sẽ tạo ra không gian giao lưu tích cực và dễ dàng hòa mình khám phá không khí tươi vui ở lễ hội.

  • Tiền bạc: Mang theo một ít tiền mặt để phòng thân, mua đồ lễ tại lễ hội trong những trường hợp cần thiết.

  • Chụp ảnh: Hãy xin phép trước khi chụp ảnh người khác và tôn trọng không gian tín ngưỡng tại nơi thờ tụng.

  • Chuẩn bị đồ cá nhân: Nếu du khách đi sớm thì nên mang theo một chút đồ ăn, nước uống để bồi bổ trong quá trình tham quan.

  • Tất cả các thiết bị di động: Du khách nên tắt điện thoại hoặc để chế độ rung khi vào trong đền. Khi chuẩn bị đồ cúng, thắp nhanh, thờ cúng thì nên chuyển sang chế độ im lặng.

  • Tôn trọng văn hóa: Mỗi người, mỗi một vùng miền sẽ có những lễ nghi, quy định khác nhau. Vì vậy bạn cần phải thể hiện sự tôn trọng, tuân thủ theo quy tắc và truyền thống của địa phương.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên các bạn đã biết sắm lễ ông Hoàng Mười cần những gì? Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười như thế nào rồi đúng không! Để thụ được nhiều tài lộc và may mắn hơn nữa thì bạn đừng ngần ngại tham khảo các khoá học về phong thuỷ đến từ những chuyên gia hàng đầu mang đến cho bạn rất nhiều những thông tin, kiến thức bổ ích nhé!

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)