Mô hình 5 áp lực cạnh tranh trong marketing là công cụ hiệu quả đang được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng để phân tích thị trường. Bởi nó cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích xoay quanh những rủi ro và áp lực mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình phát triển. Tuy nhiên hiện nay theo thống kê chung cho biết: Có tới 10 doanh nghiệp thì 8 doanh nghiệp không biết cách áp dụng mô hình này vào việc đánh giá, đo lường các chỉ số phát triển. Để mô hình 5 áp lực cạnh tranh trong marketing sử dụng như thế nào? Bạn hãy tham khảo nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.
1. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì?
Mô hình 5 yếu tố gây áp lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh (hay mô hình 5 lực lượng cạnh tranh, mô hình Five Forces) là mô hình kinh doanh của Michael Porter nhằm giúp các doanh nghiệp xác định được 5 lực lượng cạnh tranh khác nhau và áp dụng cho mọi ngành công nghiệp. Mô hình này có điểm tương đồng với mô hình SWOT giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu của ngành nghề lĩnh vực mà doanh nghiệp quan tâm, từ đó đưa ra cái nhìn khách quan nhất và có hướng điều chỉnh phù hợp.
2. Mục tiêu của mô hình 5 áp lực
Doanh nghiệp sử dụng mô hình 5 áp lực như một công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp đánh giá được vị trí của mình trên thị trường. Từ đó, đưa ra được hướng chiến lược đi đúng đắn trong tương lai. Nhờ mô hình 5 áp lực trong marketing mà sẽ giảm thiểu đi được những rủi ro và áp lực trong quá trình kinh doanh cho doanh nghiệp. Mô hình 5 áp lực trong marketing có 4 mục tiêu chính đó là:
- Giúp doanh nghiệp tìm hiểu và xác định được rõ đối thủ cạnh tranh.
- Xác định được rõ mối quan hệ giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp.
- Xác định được các mối đe doạ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
- Xác định được những rủi ro và thách thức sẽ gặp phải khi gia nhập thị trường.
Mục tiêu của mô hình 5 áp lực
3. Lợi ích của mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích, dưới đây là 3 lợi ích tiêu biểu nhất, bạn hãy tham khảo nhé.
3.1. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh trong marketing ra đời giúp doanh nghiệp có một bức tranh tổng thể, toàn cảnh về những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trên thị trường. Từ điều này, doanh nghiệp có thể nhìn nhận ra được những điểm mạnh, điểm yếu của mình để tận dụng và đồng thời khắc phục để nâng cao hiệu suất kinh doanh tốt nhất.
3.2. Hiểu biết tổng quan về thị trường
Ngoài lợi ích đã chia sẻ ở trên, mô hình 5 áp lực cạnh tranh còn giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn các hoạt động của thị trường, bao gồm: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp. Mô hình này giúp bạn hiểu tổng quan về thị trường, từ đó định hình và điều chỉnh chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất.
3.3. Xây dựng chiến lược phát triển
Khi bạn đã phân tích được tình trạng hiện tại doanh nghiệp và thị trường, có cái nhìn tổng quan về thị trường bạn sẽ xây dựng được chiến lược phát triển phù hợp. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh giúp bạn hình dung được rõ ràng những áp lực nào có lợi cho doanh nghiệp để kịp thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp với áp lực cạnh tranh lên doanh nghiệp.
Đăng ký khoá học Marketing online ngay để nhận ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu rõ các khái niệm từ cơ bản đến nâng cao trong Marketing, tầm quan trọng và lý do tại sao phải lập kế hoạch Marketing, biết cách xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
4. Các yếu tố trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Có rất nhiều các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, dưới đây là một số yếu tố tiêu biểu nhất, bạn hãy tham khảo nhé.
4.1. Sự cạnh tranh trong ngành
Yếu tố cạnh tranh trong ngành
Sự cạnh tranh trong ngành không ai khác chính là đối thủ của bạn. Đối thủ của bạn ở đây có thể là một công ty, doanh nghiệp nào đó (thậm chí là cá nhân) có cùng sản xuất, cung cấp một sản phẩm/dịch vụ/dịch vụ nào đó mà bạn cũng đang cung cấp và cùng chung với bạn tệp khách hàng mục tiêu.
Đây là áp lực quyết định sức cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp và đối thủ của mình trong ngành, nhất là khi nhu cầu thị trường tăng cao, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để giành lại về mình nhóm khách hàng tiềm năng lớn nhất, đem về doanh thu lợi nhuận cao nhất.
Sự cạnh tranh trong ngành càng gay gắt quyết liệt hơn khi có thêm những yếu tố như:
- Có nhiều đối thủ cạnh tranh ngang sức với doanh nghiệp
- Sản phẩm/dịch vụ không có sự khác biệt (USP) mới mẻ, dễ dàng bị đánh bật khỏi vị trí đầu trong mắt người tiêu dùng
- Lòng trung thành, tín nhiệm của khách hàng với doanh nghiệp thấp
4.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng có thể là những đối thủ trong tương lai của bạn, nghĩa là trước mắt họ chưa phải là đối thủ của bạn, tuy nhiên theo thời gian họ sẽ thay đổi quyết định và gia nhập và thị trường của doanh nghiệp. Do đó những đối thủ cạnh tranh tương lai của bạn có thể trở thành mối đe dọa đến doanh nghiệp của bạn và gây sức ép cạnh tranh lớn hơn cho doanh nghiệp.
Hãy luôn nhớ ngành nào càng dễ thâm nhập thị trường thì càng dễ cạnh tranh khốc liệt gay gắt, do đó để tạo được một chỗ đứng vững vàng trên thị trường và trong mắt người tiêu dùng, doanh nghiệp cần phải có những sự thay đổi phù hợp với xu yếu thị trường, chẳng hạn như:
- Tối ưu các yếu tố chi phí công nghệ, nguồn nguyên vật liệu sản xuất, nhân lực,… để giảm xuống chi phí giá thành sản phẩm/dịch vụ. một trong những yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ nhất để giành được thị trường mục tiêu đó là giá thành sản phẩm/dịch vụ. Sản phẩm/dịch vụ chất lượng với giá thành thấp hơn so với thị trường thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp cũng tăng cao đáng kể.
- Thay đổi sản phẩm trở nên khác biệt, ấn tượng: thay đổi mẫu mã, thay đổi bao bì, hoặc tăng thêm chất lượng, giá trị cho sản phẩm/dịch vụ…
- Tập trung duy trì và mở rộng các kênh truyền thông, các kênh phân phối mới để tiếp cận tới những khách hàng tiềm năng khác.
4.3. Quyền thương lượng của nhà cung ứng
Yếu tố áp lực từ nhà cung ứng
Nhà cung ứng – hay nhà cung cấp cũng là một yếu tố quan trọng trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của michael p??. Nhà cung ứng ở đây có thể là một tổ chức hoặc một cá nhân cụ thể nào đó tham gia vào quá trình cung cấp sản phẩm/dịch vụ vào thị trường. Họ có khả năng gây áp lực rất lớn cho doanh nghiệp, ví dụ như cung cấp nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, thời gian giao hàng cung ứng không đúng giờ, tăng giá dịch vụ,… Những điều tưởng như nhỏ bé không dễ dàng ảnh hưởng đến doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp lại ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, ví dụ như:
- Nguyên vật liệu trên thị trường ít nhà cung ứng và ít có thể thay thế được
- Nhà cung ứng gần như độc quyền trong việc cung cấp các nguồn lực khan hiếm mà doanh nghiệp cần có
- Ít nhà cung cấp dẫn đến cạnh tranh giành nhà cung cấp cho doanh nghiệp
- …
4.4. Quyền thương lượng của khách hàng
Khách hàng chính là những người tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hoặc là đại lý, là nhà phân phối sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đem tới thị trường, là người đem đến cho doanh nghiệp nguồn lợi nhuận cụ thể nhất. Cất cứ doanh nghiệp nào cũng luôn cần phục vụ “khách hàng là thượng đế” đó để có thể thành công trong tương lai, đem đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất, dịch vụ tốt nhất.
Tuy nhiên họ cũng là một áp lực rất lớn cho doanh nghiệp khi mà khách hàng là những người sẵn sàng tiêu thụ sản phẩm của bạn nhưng cũng đồng thời sẵn sàng “giúp” đối thủ của doanh nghiệp đánh bật chính họ ngay trên thị trường. Khách hàng hoàn toàn có thể mặc cả với doanh nghiệp khi:
- Số lượng sản phẩm/dịch vụ khách hàng mua lớn dẫn đến mặc cả “giảm giá”.
- Khách hàng mua ít.
- Khách hàng trở nên nhạy cảm với giá cả của doanh nghiệp bên cạnh đối thủ của bạn.
- Sự cạnh tranh đến từ sản phẩm/dịch vụ chính doanh nghiệp đối thủ.
4.5. Sự đe dọa đến từ sản phẩm/dịch vụ thay thế
Cùng với sự phát triển vượt trội của công nghệ và kỹ thuật, ngày càng có nhiều sự thay thế các sản phẩm/dịch vụ trở nên thông minh hơn tối ưu hơn tới người tiêu dùng mà giá thành cũng tương đương như sản phẩm/dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp, đây thật sự là một áp lực rất lớn đối với doanh nghiệp bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp tới lượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng như giảm lợi nhuận xuống sâu, thậm chí là đánh bật doanh nghiệp khỏi thị trường một cách nhanh chóng.
Do đó doanh nghiệp cần rất quan tâm vào các chiến lược kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, chiến lược tiếp thị phù hợp với nhu cầu thị trường, đồng thời cần có sự cải tiến cả về công nghệ và nguồn lực để tối ưu nhất sản phẩm/dịch vụ của mình trước sự cạnh tranh lớn từ những sản phẩm/dịch vụ thay thế.
5. Chiến lược áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter thành công
Sau khi đã phân tích được chi tiết mô hình 5 áp lực cạnh tranh thì bạn sẽ bắt tay vào thực hiện để mở rộng lợi thế cạnh tranh cho mình. Dưới đây là 3 chiến lược quan trọng bạn cần phải đặc biệt quan tâm khi áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh trong marketing.
5.1. Chiến lược chi phí
Hầu hết các doanh nghiệp đều đau đầu về vấn đề chi phí. Doanh nghiệp nào cũng muốn cắt giảm chi phí nhưng vẫn phải tăng lợi nhuận, tức là cắt giảm giá bán nhưng vẫn phải đảm bảo có lợi nhuận. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có chiến lược chi phí phù hợp, dựa vào báo cáo và phân tích để xác định được rõ xem là mình nên cắt giảm chi phí hay sử dụng nguồn lực một cách hợp lý với tình hình kinh doanh.
Chiến lược áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh thành công
5.2. Chiến lược khác biệt
Ngoài chiến lược về chi phí, doanh nghiệp cần phải có chiến lược về sự khác biệt. Khác biệt ở đây chính là nằm ở chỗ, sản phẩm của doanh nghiệp phải tốt hơn của đối thủ, như vậy mới có thể nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như giá trị của sản phẩm với công chúng trên thị trường. Để tạo được chiến lược khác biệt nó đòi hỏi bạn phải nghiên cứu, tìm tòi và phát triển kỹ lưỡng sản phẩm, cộng thêm với việc bán hàng và marketing phù hợp.
5.3. Chiến lược tập trung
Chiến lược tập trung cũng là chiến lược vô cùng quan trọng bạn cần quan tâm khi áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh trong marketing. Bởi nó giúp doanh nghiệp bạn đáp ứng được một thị trường mục tiêu cụ thể. Điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho quá trình kinh doanh.
Để xây dựng được chiến lược tập trung phù hợp, bạn cần hiểu sâu sắc về khách hàng và có quá trình cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng của mình. Điều này giúp bạn phục vụ khách hàng của mình hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh đang hoạt động cùng ngành.
6. Cách áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
ách áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter không khó nhưng thực tế không phải ai cũng biết áp dụng như thế nào. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cho bạn tham khảo:
6.1. Các bước phân tích cơ bản
Để áp dụng hiệu quả nhất mô hình 5 áp lực cạnh tranh trong marketing thi bạn sẽ thực hiện các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Đầu tiên doanh nghiệp của bạn sẽ tiến hành thu thập dữ liệu có liên quan đến ngành.
- Bước 2: Sau khi đã thu thập được đầy đủ dữ liệu thì sẽ đến bước phân tích và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ngành. Mỗi ngành sẽ có những yếu tố và có những vấn đề ảnh hưởng khác nhau. Vì vậy không thể dùng những dữ liệu ngành khác để so sánh cũng như "suy đoán" cho ngành của mình.
- Bước 3: Áp dụng các yếu tố được tạo ra từ quá trình phân tích vào trong công ty rồi xem hiệu quả như nào.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
6.2. Phát triển mô hình và điều hướng: Trước, Trong và Sau
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh cần phải được xem xét và ứng dụng như một cách hiệu quả để tạo động lực. Vì vậy, quá trình này sẽ bao gồm 3 giai đoạn chính, cụ thể như sau:
- Trước khi áp dụng: Khi chưa áp dụng thì điều quan trọng nhất đó là doanh nghiệp hiểu rõ ràng về khung phân tích và mục tiêu mong muốn. Xác định cụ thể và rõ ràng những gì mong muốn đạt được thông qua việc phân tích và chuẩn bị bằng cách thu thập những thông tin dữ liệu có liên quan.
- Trong quá trình thực hiện: Khi thực hiện thì cần phân tích chi tiết và kỹ càng, tập trung vào các đặc điểm độc đáo của ngành và động lực cạnh tranh. Điều này bao gồm quá trình mô hình tác động đến doanh nghiệp.
- Sau khi ứng dụng: Sau quá trình phân tích, doanh nghiệp cần xem xét lại các kết quả và các chiến lược được hình thành dựa trên những gì đã thu thập và phân tích được. Môi trường kinh doanh luôn thay đổi và biến động, chính vì vậy các chiến lược kinh doanh không được "tĩnh" mà phải luôn thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với thị trường.
7. Hạn chế của mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Bên cạnh những ưu điểm mà mô hình 5 áp lực cạnh tranh trong marketing đang sở hữu thì nó cũng vẫn còn tồn tại một số hạn chế, tiêu biểu như:
- Tính đơn giản hóa: Mô hình chỉ tập trung vào 5 yếu tố chính, có thể bỏ qua những yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trong ngành.
- Tính tĩnh: Mô hình giả định rằng môi trường cạnh tranh là ổn định, nhưng thực tế môi trường này luôn thay đổi. Do đó, mô hình có thể không phản ánh chính xác mức độ cạnh tranh trong ngành ở một thời điểm cụ thể.
- Khó khăn trong việc áp dụng: Việc xác định và đánh giá các yếu tố trong mô hình có thể gặp khó khăn do thiếu dữ liệu hoặc thông tin. Mô hình cũng không cung cấp hướng dẫn cụ thể về cách áp dụng vào thực tế.
- Bỏ qua các yếu tố bên trong: Mô hình tập trung vào các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, nhưng không xem xét đến các yếu tố bên trong như năng lực, chiến lược và văn hóa doanh nghiệp.
- Tính chủ quan: Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình có thể mang tính chủ quan và phụ thuộc vào quan điểm của người sử dụng.
Mặc dù có những hạn chế, mô hình 5 áp lực cạnh tranh vẫn là một công cụ hữu ích để đánh giá môi trường cạnh tranh và xây dựng chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Hạn chế của mô hình 5 áp lực cạnh tranh
8. Ví dụ về mô hình 5 cạnh tranh điển hình
Dưới đây là ví dụ cụ thể về mô hình cạnh tranh của Michael Porter đối với doanh nghiệp Coca Cola - một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nước có ga cho bạn tham khảo:
8.1. Cạnh tranh trong ngành của Coca Cola
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Coca Cola hiện tại chính là Pepsi, bởi quy mô và hình thức hoạt động, chiến lược sản phẩm gần như tương tự nhau. Do đó “cuộc chiến Cola” cạnh tranh về giá và thị phần giữa hai thương hiệu này rất gay gắt.
8.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Coca Cola
Trong ngành công nghiệp đồ uống có gas có một số yếu tố ngăn cản các thương hiệu. Bởi để phát triển thương hiệu trong thời gian ngắn là điều không thể, do đó hoạt động sản xuất đòi hỏi nhà kinh doanh cần có một khoản đầu tư lớn như chi phí đầu tư cho tiếp thị quảng bá sản phẩm, bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn. Tiếp đó chính là khó khăn về chi phí đầu tư, các đối thủ cạnh tranh cần phải tính toán được thời gian để xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu của mình.
8.3. Thương lượng của các nhà cung ứng với Coca Cola
Sức mạnh của nhà cung ứng đối với Coca Cola là rất yếu bởi thương hiệu này có thể dễ dàng thay đổi nhà cung cấp này chuyển sang nhà cung cấp khác. Nhưng lại không có nhà cung cấp nào có thể chuyển đổi khỏi Coca Cola bởi nó sẽ gây những tổn thất lớn cho họ. Các yếu tốt chính về sức mạnh của nhà cung ứng như:
- Nhà cung cấp khó có thể áp dụng chiến lược hội nhập trước đối với Coca Cola.
- Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của Coca Cola không quá cao.
- Có rất nhiều nhà cung cấp.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh điển hình
8.4. Quyền thương lượng của khách hàng đối với Coca Cola
Hầu hết sức mạnh của khách hàng trong trường hợp Coca Cola hầy như rất thấp, bởi khách hàng thường sẽ mua sản phẩm với số lượng ít và không tập trung tại một thị trường cụ thể. Chi phí chuyển đổi không cao đối với khách hàng thông thường giữa hau thương hiệu Pepsi và Coca Cola, nhìn chung sức mạnh của khách hàng với thương hiệu Coca Cola là yếu.
8.5. Sự đe dọa đến từ sản phẩm thay thế đối với Coca Cola
Xu hướng hiện nay có rất nhiều những sản phẩm đồ uống khác được sản xuất bởi đối thủ Pepsi như nước ép trái cây, đồ uống nóng và lạnh khác nhau dẫn tới tình trạng sản phẩm thay thế của Coca Cola rất cao. Ngoài ra, chất lượng của những sản phẩm thay thế cũng rất tốt vì vậy dựa trên yếu tố này đe doạ từ các sản phẩm thay thế là rất lớn.
9. Kết luận
Trên đây Unica đã giải thích chi tiết cho bạn đọc những thông tin cụ thể nhất về khái niệm mô hình 5 áp lực cạnh tranh trong marketing và chi tiết 5 lực lượng cạnh tranh đó cho bạn đọc rồi, hy vọng những thông tin bổ ích trên đây sẽ giúp bạn có được những kiến thức hay và hỗ trợ đắc lực cho bạn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
Như vậy có thể khẳng định rằng marketing đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay. Vậy nên mỗi doanh nghiệp cần phải thường xuyên update và áp dụng những kiến thức mới thông qua các khoá học marketing trên Unica để có được những kinh nghiệm thực chiến, lên kế hoạch, chiến dịch mang lại hiệu quả lớn cho doanh nghiệp của bạn hơn.
Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!