Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

7 Bước lập kế hoạch học tập hiệu quả cho cá nhân

Nội dung được viết bởi Ts. Lê Thẩm Dương

Để học tập hiệu quả, các bạn học sinh, sinh viên hay kể cả người đi làm đều cần phải có kỹ năng lập kế hoạch. Lập kế hoạch học tập là kỹ năng cần thiết và rất quan trọng để bạn định hướng được quá trình học tập của mình cũng như đạt được những mục tiêu mà bản thân mong muốn. Sau đây, Unica sẽ hướng dẫn 7 bước lập kế hoạch học tập hiệu quả và chi tiết. Cùng tìm hiểu ngay.

Kế hoạch học tập là gì?

Kế hoạch học tập là một lịch trình cụ thể phác thảo thời gian, hoạt động và mục tiêu học tập một cách hợp lý, tránh bị rối loạn hoặc phân tán tập trung. Ngoài ra, kế hoạch học tập cũng giúp người học tích lũy được kiến thức và kỹ năng học tập quan trọng, đồng thời giúp cải thiện khả năng tự quản lý và tự học.

Thông thường, kế hoạch học tập hay được tạo nên dựa trên mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mỗi người. Mục đích để mỗi người có thể đạt được thành công trong việc học tập và phát triển bản thân. Kế hoạch học tập cá nhân không cố định mà sẽ được thay đổi theo thời gian tuỳ theo mục đích và cách thức hoạt động của mỗi người.

Xây dựng kế hoạch học tập là gì?

Xây dựng kế hoạch học tập là gì?

Tại sao nên lập một kế hoạch học tập?

Kế hoạch học tập được đánh giá là một trong những kỹ năng học tập quan trọng nhất mà bất kỳ ai cũng cần phải biết để tăng cường hiệu quả học tập và đạt được những thành công nhất định trong quá trình học. Dưới đây là những lý do giải đáp tại sao bạn nên xây dựng kế hoạch học tập cá nhân cho mình:

  • Giúp tập trung vào mục tiêu: Kế hoạch học tập giúp bạn biết chính xác mục tiêu của mình là gì. Khi có một kế hoạch học tập cụ thể và rõ ràng bạn sẽ tập trung hơn vào mục tiêu đó, đồng thời làm việc chăm chỉ để đạt được kết quả mong muốn. Ngoài ra, kế hoạch học tập cũng giúp bạn theo dõi tiến trình và đảm bảo rằng bạn đang càng ngày càng tiến gần hơn đến mục tiêu của mình.

  • Giúp quản lý thời gian: Kế hoạch học tập giúp quản lý thời gian hiệu quả hơn, tránh thực hiện phải những việc không cần thiết. Khi bạn biết được những hoạt động học tập cần thực hiện và thời gian cần dành cho chúng, bạn sẽ sắp xếp thời gian một cách hợp lý, tránh lãng phí thời gian và đảm bảo tối đa hiệu quả trong quá trình học tập.

  • Ưu tiên công việc hợp lý: Khi có một bản kế hoạch học tập, bạn sẽ biết việc gì cần phải làm trước và việc gì có thể làm sao. Kế hoạch học tập giúp xác định công việc quan trọng dựa trên mức độ ưu tiên. Từ đó, bạn sẽ tập trung được vào những việc quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất.

  • Giúp phát triển kỹ năng quản lý bản thân: Kế hoạch học tập cũng là cách để người học phát triển kỹ năng quản lý bản thân. Quá trình lập kế hoạch học tập đòi hỏi người học phải xác định mục tiêu, lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó. Việc này giúp cho người học phát triển kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tự điều chỉnh và sự tự động hóa trong việc thực hiện các hoạt động học tập.

  • Giảm căng thẳng và tạo sự cân bằng: Khi lập được cho mình một bản kế hoạch học tập thì tức là bạn đã chia nhỏ công việc ra để thực hiện. Điều này giúp hạn chế việc bị tích tụ đến cuối, tạo sự cân bằng và giúp giảm căng thẳng. Kế hoạch học tập giúp bạn tránh được áp lực, tạo sự cân bằng giữa công việc học tập và cuộc sống cá nhân, bảo đảm bạn luôn có thời gian để thư giãn và tận hưởng các hoạt động khác ngoài học tập. 

Ý nghĩa của việc lập kế hoạch học tập

Ý nghĩa của việc lập kế hoạch học tập

Phát triển bản thân là việc quan trọng giúp bạn tự tin thể hiện năng lực và khám phá những tiềm năng của chính mình. Thông qua khóa học, các chuyên gia sẽ giúp bạn tăng sự tự tin vào chính mình, vượt qua nỗi sợ thất bại, phát triển tư duy như những người thành công, vượt qua niềm tin giới hạn của bạn,... Còn ngần ngại gì nữa mà không đăng ký học ngay nào:

Làm thế nào để xây dựng niềm tin vào năng lực bản thân
Đặng Lợi
600.000đ

Lộ trình Phát triển Bản thân và Sự nghiệp toàn diện
Thái Vân Linh
999.000đ
1.600.000đ

Thấu hiểu bản thân làm chủ cuộc đời
Phùng Thị Thùy Dung
299.000đ
900.000đ

7 bước lên kế hoạch học tập hữu ích

Kế hoạch học tập được hiểu là việc bạn tự đề ra cho mình những phương pháp, hình thức học tập khác nhau để có thể phân bổ thời gian hợp lý nhằm học tốt các môn học một cách hiệu quả. Để có thể nắm được cách lập kế hoạch học tập hiệu quả và hoàn hảo nhất, bạn hãy tham khảo các bước như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu học tập

Bước đầu tiên trong quy trình lập kế hoạch học tập đó là xác định mục tiêu học tập. Ngay từ đầu bạn phải biết mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình là gì để tập trung vào đúng những gì bạn muốn đạt được, tránh việc đi sai hướng, học tập lan man, mất thời gian lại chẳng mang lại được hiệu quả gì.

Mục tiêu ngắn hạn, dài hạn không chỉ giúp bạn định hình, lựa chọn hướng đi đúng đắn mà còn là động lực để bạn nhìn vào và cố gắng hoàn thành. Có thể nói, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định định hướng và truyền động lực giúp bạn tiếp tục vượt qua được những thách thức. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được bỏ qua bước này.

Lưu ý: Bạn nên đặt mục tiêu phù hợp với trình độ và khả năng tiếp thu của bản thân, không đặt mục tiêu mơ hồ, không thực tế. 

Bước 2: Đánh giá trình độ hiện tại

Trong quá trình xây dựng kế hoạch học tập cá nhân, bạn đừng quên bước đánh giá trình độ của mình, mục đích để bản kế hoạch sát với thực tế nhất. Việc đánh giá trình độ của bản thân được xem là bước vô cùng quan trọng bởi nó sẽ giúp bạn đưa ra được các mục tiêu phù hợp với bản thân, không bị quá xa xôi và viển vông. Khi đánh giá được năng lực của bản thân đúng mức, bạn sẽ không cảm thấy bị stress, nản lòng hay mất động lực trong quá trình thực hiện.

Xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện

Xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện

Bước 3: Chia nhỏ, sắp xếp mục tiêu theo thứ tự ưu tiên

Trong bản kế hoạch học tập sẽ có rất nhiều công việc cần thực hiện. Để đảm bảo thực hiện đúng công việc giúp mục tiêu nhanh chóng đạt được nhất bạn cần chia nhỏ, sắp xếp mục tiêu theo các thứ tự ưu tiên. Việc chia nhỏ, sắp xếp khoa học sẽ giúp bạn cân bằng được việc học và cuộc sống, đồng thời có tâm lý thoải mái hơn, không cảm thấy bị quá tải và áp lực.

Mẹo chia nhỏ, sắp xếp mục tiêu theo thứ tự ưu tiên từ cao tới thấp mà chúng tôi gợi ý cho bạn đó là: Khẩn cấp => Quan trọng => Bình thường => Không quan trọng.

Bước 4: Xây dựng bản kế hoạch chi tiết

Sau khi đã hoàn thành xong hết những bước trên thì tiếp theo bạn sẽ tiến hành xây dựng một bản kế hoạch chi tiết, bao gồm cả thời gian và những hoạt động cần làm. Trong quá trình xây dựng bản kế hoạch chi tiết, hãy đảm bảo rằng những mục tiêu và công việc đã được chia nhỏ và có thời gian hoàn thành cụ thể. Điều này giúp bạn dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện cũng như sự tiến bộ, phát triển của bản thân. Đồng thời, việc thể hiện rõ dealine làm việc cũng tạo động lực giúp bạn hoàn thiện công việc một cách hiệu quả trong thời gian sớm nhất.

Bước 5: Kiên trì thực hiện theo đúng kế hoạch

Sau khi đã hoàn thiện xong bản kế hoạch chi tiết thì bạn sẽ bắt tay vào thực hiện. Trong quá trình thực hiện cần luôn đảm bảo kiên trì, một kế hoạch học tập cá nhân để hoàn thành đúng theo mục tiêu mong muốn đòi hỏi rất nhiều thời gian. Vì vậy, bạn hãy kiên trì và thực hiện từng bước nhỏ một nhé.

Khi mới bắt đầu, bạn không cần phải thực hiện những việc khó mang tính đột phá. Lúc này, bạn chỉ cần thực hiện những việc nhỏ như: dậy sớm thêm 30 phút, học thêm ngoại ngữ, học thêm kỹ năng mềm,... Dần dần điều này sẽ tạo động lực để bạn phấn đầu, hoàn thiện bản thân hơn. Từ đó, dễ dàng thực hiện được những mục tiêu đã đề ra.

Cách lên kế hoạch học tập giúp quản lý thời gian hiệu quả

Cách lên kế hoạch học tập giúp quản lý thời gian hiệu quả

Bước 6: Cân bằng thời gian giữa học tập và giải trí

Trong bản kế hoạch học tập không phải nhất nhất lúc phải là công việc và mục tiêu. Như vậy bạn sẽ thấy rất áp lực và quá tải. Để tránh tình trạng cảm thấy chán nản mỗi khi thực hiện công việc theo kế hoạch cá nhân, bạn hãy cân bằng giữa học tập và giải trí, nên dành thời gian cho bản thân nghỉ ngơi và thư giãn. Việc cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và thư giãn giúp bạn nâng cao tinh thần hơn, từ đó quá trình học tập sẽ mang lại hiệu quả và chất lượng cao hơn rất nhiều.

phát triển bản thân

Bước 7: Đánh giá, đổi mới kế hoạch

Kế hoạch học tập cá nhân cũng tương tự như những kế hoạch khác, cần phải có sự theo dõi, đánh giá và đổi mới thường xuyên. Cuộc sống luôn biến động và thay đổi không ngừng, để thích ứng kịp thời cũng như để bản kế hoạch không bị lỗi thời, bạn bắt buộc phải liên tục đánh giá và đổi mới lại cho phù hợp. Ngoài ra, việc theo dõi, đánh giá và thay đổi cũng giúp cho bản kế hoạch phù hợp với bản thân bạn hơn, nếu cảm thấy kế hoạch “quá nặng” so với năng lực và khả năng thể hiện của mình thì bạn nên điều chỉnh lại cho phù hợp nhất.

Các phần mềm hỗ trợ xây dựng kế hoạch học tập cá nhân

Để quá trình lập kế hoạch học tập cá nhân được diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn bạn nên sử dụng phần mềm hỗ trợ, dưới đây là một số phần mềm phổ biến, hãy tham khảo nhé.

Trello

Trello được biết đến với tư cách là một phần mềm quản lý việc đơn giản, dễ sử dụng. Vì vậy nó đang được ứng dụng rộng rãi giúp học sinh hay kể cả người đi làm xây dựng kế hoạch cá nhân. Sử dụng Trello bạn có thể xây dựng kế hoạch chi tiết, tạo danh sách phân chia công việc cụ thể từng phần. Mỗi công việc sẽ được biểu thị bằng một thẻ, bạn có thể xác định thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành cũng như thứ tự ưu tiên cho các công việc này.

Notion

Ngoài Trello ra thì bạn cũng có thể sử dụng phần mềm Notion để xây dựng kế hoạch học tập cá nhân của mình. Đây là một phần mềm xây dựng kế hoạch học tập mạnh mẽ và linh hoạt với đa dạng tính năng. Notion cho phép bạn sắp xếp, tạo bảng công việc một cách nhanh chóng và cực cụ thể. Với Notion bạn dễ dàng tạo bảng điều khiển hiển thị toàn bộ kế hoạch. Đồng thời bạn cũng có thể sử dụng Notion để quản lý, phân loại danh sách công việc sao cho khoa học nhất. Đặt thời gian đến hạn cho từng công việc, cài đặt nhắc nhở và theo dõi tiến độ của bản thân.

Phần mềm hỗ trợ xây dựng kế hoạch học tập

Phần mềm hỗ trợ xây dựng kế hoạch học tập

Một số mẫu lập kế hoạch học tập phù hợp với các đối tượng

Dưới đây là gợi ý một vài mẫu cách làm kế hoạch học tập các bạn có thể tham khảo:

Mẫu lập kế hoạch học tập cá nhân

Đây là ví dụ một mẫu lập kế hoạch học tập cá nhân mà bạn có thể sử dụng để giúp mình đạt được mục tiêu học tập của mình. Bạn có thể tùy chỉnh nó để phù hợp với nhu cầu và tình trạng học tập của mình.

I. Mục tiêu học tập:

  • Điểm số trung bình mỗi học kỳ: 8.5/10
  • Hoàn thành các bài tập và đồ án đúng thời hạn
  • Nâng cao kỹ năng ghi chú và phân tích tài liệu

II. Kế hoạch học tập:

1. Xác định thời gian học tập:

  • Dành ít nhất 2 giờ mỗi ngày cho học tập trong ngày thường và dành nhiều hơn trong các ngày cuối tuần hoặc khi có deadline.

2. Lên lịch học tập:

  • Tạo lịch học tập trong 1 tuần và tập trung vào những môn học quan trọng hơn.
  • Chia nhỏ các tác vụ học tập thành các đoạn thời gian ngắn hơn để tránh mất tập trung.

3. Lên danh sách các nội dung cần học:

  • Liệt kê tất cả các nội dung cần học của môn học và ưu tiên học những nội dung quan trọng hơn.
  • Cập nhật các bài tập và đồ án đang phải hoàn thành và các bài kiểm tra sắp tới.

4. Lên kế hoạch làm bài tập và đồ án:

  • Đặt mục tiêu hoàn thành các bài tập và đồ án đúng thời hạn.
  • Chia nhỏ các nhiệm vụ cần làm thành các công việc nhỏ hơn để hoàn thành chúng một cách dễ dàng hơn.
  • Sắp xếp các công việc theo mức độ ưu tiên để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng đầu tiên.

5. Nâng cao kỹ năng ghi chú và phân tích tài liệu:

  • Chú ý đến các chi tiết quan trọng trong bài giảng và lưu lại chúng vào sổ tay.
  • Phân tích tài liệu đọc bằng cách tóm tắt các ý chính và liên kết chúng với kiến thức đã học để tăng khả năng ghi nhớ.

III. Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch:

  • Theo dõi tiến độ học tập mỗi tuần và đánh giá kết quả đạt được.
  • Điều chỉnh kế hoạch đã đặt ra sao cho phù hợp.

Lập bản kế hoạch học tập

Lập bản kế hoạch học tập

Mẫu kế hoạch học tập của học sinh

Đây là một mẫu kế hoạch học tập của học sinh, tùy thuộc vào lứa tuổi và cấp học của học sinh mà sẽ có những điều chỉnh phù hợp:

I. Mục tiêu học tập:

  • Điểm số trung bình mỗi kỳ: 8.0/10
  • Cải thiện kỹ năng học tập và làm bài tập
  • Phát triển kỹ năng tổ chức thời gian và lên lịch học tập

II. Kế hoạch học tập:

1. Xác định thời gian học tập:

  • Dành 2-3 giờ mỗi ngày cho học tập trong ngày thường và dành nhiều hơn trong các ngày cuối tuần hoặc khi có deadline.

2. Lên lịch học tập:

  • Tạo lịch học tập trong 1 tuần và tập trung vào những môn học quan trọng hơn.
  • Chia nhỏ các tác vụ học tập thành các đoạn thời gian ngắn hơn để tránh mất tập trung.

3. Lên danh sách các nội dung cần học:

  • Liệt kê tất cả các nội dung cần học của môn học và ưu tiên học những nội dung quan trọng hơn.
  • Cập nhật các bài tập và đồ án đang phải hoàn thành và các bài kiểm tra sắp tới.

4. Lên kế hoạch làm bài tập và đồ án:

  • Đặt mục tiêu hoàn thành các bài tập và đồ án đúng thời hạn.
  • Chia nhỏ các nhiệm vụ cần làm thành các công việc nhỏ hơn để hoàn thành chúng một cách dễ dàng hơn.
  • Sắp xếp các công việc theo mức độ ưu tiên để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng đầu tiên.

5. Nâng cao kỹ năng tổ chức thời gian và lên lịch học tập:

  • Xác định thời gian học tập cho từng môn học và tổ chức thời gian học tập một cách hợp lý.
  • Đặt mục tiêu hoàn thành các bài tập, đồ án và đọc tài liệu trước khi lên lớp.

III. Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch:

  • Theo dõi tiến độ học tập mỗi tuần và đánh giá kết quả đạt được.
  • Điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu học tập.

Phương pháp xây dựng kế hoạch học tập

Phương pháp xây dựng kế hoạch học tập

Mẫu kế hoạch học tập của sinh viên năm nhất

Đây là một mẫu kế hoạch học tập của sinh viên năm nhất, tùy thuộc vào ngành học và trường học mà sẽ có những điều chỉnh phù hợp:

I. Mục tiêu học tập:

  • Hoàn thành tốt các môn học trong kỳ học đầu tiên và đạt trung bình điểm số tối thiểu là 7.0/10.

  • Nâng cao kỹ năng học tập và tự học để có thể đáp ứng yêu cầu của các môn học.

  • Tham gia các hoạt động ngoại khóa để phát triển kỹ năng xã hội và rèn luyện sức khỏe.

II. Kế hoạch học tập:

1. Tổ chức thời gian học tập:

  • Dành 3-4 giờ mỗi ngày cho học tập trong ngày thường và dành nhiều hơn trong các ngày cuối tuần hoặc khi có deadline.

  • Tránh lãng phí thời gian vào các hoạt động không cần thiết.

2. Xác định các môn học cần học:

  • Liệt kê tất cả các môn học trong kỳ học đầu tiên và ưu tiên học những môn quan trọng hơn.

  • Đọc kĩ giáo trình và tài liệu của môn học để hiểu rõ hơn về nội dung cần học.

3. Lên lịch học tập:

  • Tạo lịch học tập trong 1 tuần và tập trung vào những môn học quan trọng hơn.

  • Chia nhỏ các tác vụ học tập thành các đoạn thời gian ngắn hơn để tránh mất tập trung.

  • Sắp xếp thời gian để ôn tập lại các môn học trước đó.

4. Lên danh sách các tác vụ cần hoàn thành:

  • Liệt kê các bài tập, đồ án và các nhiệm vụ cần hoàn thành cho từng môn học.

  • Chia nhỏ các công việc cần làm thành các công việc nhỏ hơn để hoàn thành chúng một cách dễ dàng hơn.

5. Tự học:

  • Sử dụng các tài nguyên trực tuyến để tìm hiểu thêm về các môn học và các nội dung khó hiểu.

  • Tham gia các nhóm học tập để trao đổi kiến thức và hỗ trợ lẫn nhau.

III. Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch:

  • Theo dõi tiến độ học tập mỗi tuần và đánh giá kết quả đạt được.

  • Điều chỉnh cho phù hợp nhất.

Tổng kết

Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu cách xây dựng kế hoạch học tập vô cùng hữu ích. Để lên được một bản kế hoạch học tập hoàn thiện ngoài những kiến thức cơ bản thì bạn cần có những kỹ năng mềm áp dụng vào đó, nến bạn đang có nhu cầu nâng cao những kỹ năng mềm hãy tham khảo ngay những khoá học phát triển bản thân của chúng tôi đang được rất nhiều người quan tâm bạn nhé.

Trở thành hội viên
0/5 - (1 bình chọn)