Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Flop là gì? Cách khắc phục tình trạng Flop trên nền tảng mạng xã hội

Nội dung được viết bởi Đội ngũ Unica
Cập nhật cuối: 24/05/2025 Lượt xem: 27

Trong thời đại mạng xã hội phát triển bùng nổ, những từ lóng như “flop” ngày càng xuất hiện dày đặc trên Facebook, TikTok hay Twitter. Vậy Flop là gì? Đây là thuật ngữ để chỉ một điều gì đó có thành công vang dội nhưng lại tụt dốc mạnh mẽ và sau đó mất hoàn toàn sức hút. Để hiểu cụ thể khái niệm flop cũng như cách khắc phục tình trạng flop trên mạng xã hội là gì? Anh em hãy tham khảo nội dung trong bài viết sau đây của Unica nhé.

Flop là gì?

Theo từ điển tiếng Anh, "flop" có thể là danh từ hoặc động từ. Khi là danh từ, nó chỉ âm thanh hoặc hành động "rơi tõm", "rơi phịch" – thể hiện sự rơi xuống một cách đột ngột và nặng nề. Còn khi là động từ, "to flop" dùng để mô tả hành động ngồi phịch xuống, rơi phịch xuống hoặc ném một vật gì đó mạnh tay. 

Flop là gì?

Flop là gì?

Trong marketing, đặc biệt là trên mạng xã hội, flop thường được hiểu là sự thất bại, tuột dốc không phanh, không đạt được kỳ vọng. Hiểu đơn giản flop dùng để chỉ một điều gì đó từng rất thành công nhưng sau đó lại tụt dốc và không còn tạo ra được ảnh hưởng gì nữa.

Flop xuất hiện như thế nào?

Ban đầu, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong cộng đồng Kpop để chỉ những nghệ sĩ từng nổi tiếng đình đám, sở hữu lượng fan hùng hậu, được công chúng yêu mến. Tuy nhiên, sau một thời gian vì nhiều nguyên nhân, có thể do scandal, thay đổi phong cách, sản phẩm kém chất lượng hoặc đơn giản là do mất đi sự yêu thích từ công chúng, họ dần bị lãng quên hoặc thậm chí bị fans quay lưng. Khi đó, cộng đồng mạng gọi họ là "flop".

Không chỉ dừng lại trong lĩnh vực âm nhạc Hàn Quốc, hiện nay flop đã trở thành một từ lóng cực kỳ phổ biến trên các nền tảng như: Facebook, TikTok, Instagram… Từ này thường dùng để chỉ những cá nhân, nội dung hay sản phẩm từng được kỳ vọng cao nhưng lại không đạt được thành công như mong đợi. Ví dụ, một video đăng lên TikTok chỉ được vài trăm lượt xem, một bài đăng bán hàng không ai tương tác, tất cả đó đều bị gọi là “flop”.

Đôi khi, từ "flop" còn mang ý mỉa mai hoặc châm biếm nhẹ. Ai đó có thể tự nhận "mình flop quá" để đùa vui, nhưng cũng có trường hợp bị cộng đồng mạng dùng từ này để chỉ trích hay hạ thấp. Dù mang màu sắc tiêu cực, nhưng flop lại là một phần rất thực tế trong hành trình làm thương hiệu cá nhân hoặc sáng tạo nội dung, không phải ai cũng có thể viral ngay từ đầu.

 

Thuật ngữ "flop" ngày càng xuất hiện phổ biến trên mạng xã hội

Flop trên các nền tảng mạng xã hội nào?

Ngày nay, thuật ngữ "flop" không chỉ giới hạn trong giới giải trí mà còn được sử dụng rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội. Mỗi nền tảng sẽ có một cách hiểu và biểu hiện "flop" khác nhau, nhưng nhìn chung đều chỉ sự thiếu tương tác, không được đón nhận hoặc thất bại trong việc lan tỏa nội dung. Dưới đây là cách hiểu “flop là gì” trên các nền tảng chi tiết nhất:

Flop trên Facebook là gì?

Trên Facebook, flop thường được dùng để chỉ những bài viết, video hoặc livestream không đạt được lượt tương tác like, share, comment hoặc thậm chí là lượt tiếp cận (reach) như mong muốn. Flop Facebook có thể đến từ nhiều nguyên nhân như: nội dung không hấp dẫn, đăng bài thời điểm sai, facebook bị bóp tương tác, nội dung không đúng insight người dùng,...

Ví dụ: Một bài viết đăng lên fanpage có gần 100.000 người theo dõi nhưng chỉ thu về vài chục lượt tương tác, điều đó được coi là flop.

Flop trên Instagram là gì? 

Instagram là nền tảng ưu tiên hình ảnh và video ngắn. Flop trên Instagram có nghĩa là bài đăng không đạt được nhiều lượt like, comment hay lượt lưu (save) như mong đợi. Với các tài khoản kinh doanh hoặc influencer, nếu một bài đăng có lượt tương tác quá thấp so với lượng follower hiện có, thì đó là dấu hiệu của một bài viết flop. Đặc biệt trong thời điểm Instagram đẩy mạnh thuật toán Reels, những nội dung không bắt trend hoặc thiếu sáng tạo thường sẽ “flop” rất nhanh.

Flop trên Tiktok là gì?

TikTok là nơi dễ “viral” nhưng cũng là nơi cực dễ “flop”. So với nền tảng mạng xã hội Facebook và Instagram thì TikTok có khả năng bị Flop cao hơn rất nhiều. Một video flop trên TikTok là video không được đẩy lên FYP (For You Page), kéo theo lượt view, like, comment và share thấp hơn kỳ vọng.

Flop trên TikTok thường xảy ra nếu nội dung nhàm chán, không bắt đúng trend, hoặc video bị thuật toán đánh giá kém chất lượng. Vì TikTok hoạt động theo thuật toán phân phối nội dung mạnh mẽ, nên nếu một video không có sự thu hút từ vài giây đầu tiên, khả năng flop sẽ rất cao.

TikTok là nơi dễ “viral” nhưng cũng là nơi cực dễ “flop”

TikTok là nơi dễ “viral” nhưng cũng là nơi cực dễ “flop”

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng Flop

Tùy mỗi nền tảng mạng xã hội mà tình trạng Flop đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên thông thường flop xuất hiện do một số những nguyên nhân cơ bản sau:

  • Nội dung không hấp dẫn, thiếu điểm nhấn: Một trong những lý do phổ biến khiến bài viết hoặc video flop là do nội dung quá nhạt, không có điểm thu hút hoặc không giải quyết được nhu cầu, cảm xúc của người xem.

  • Đăng sai thời điểm: Thời gian đăng bài cũng ảnh hưởng lớn đến lượng tiếp cận. Nếu bạn đăng bài vào khung giờ ít người online hoặc trùng với thời điểm quá nhiều người đăng cùng lúc (giờ cao điểm quảng cáo), bài viết rất dễ bị “chìm” giữa hàng loạt nội dung khác, dẫn đến flop.

  • Không đúng tệp khách hàng: Dù nội dung hay nhưng lại tiếp cận sai đối tượng thì vẫn không mang lại hiệu quả. Ví dụ: một video chia sẻ mẹo chăm con lại phân phối đến nhóm độc thân sẽ khó thu hút tương tác. Việc không nắm rõ insight và hành vi người dùng mục tiêu là sai lầm thường gặp khiến nội dung thất bại.

  • Thuật toán bóp tương tác: Các nền tảng như: Facebook, Instagram hay TikTok thường xuyên thay đổi thuật toán. Nếu nội dung bị gắn cờ spam, chứa từ khóa nhạy cảm hoặc có dấu hiệu “seeding quá đà” thì sẽ rất dễ bị bóp tương tác, dẫn đến flop dù nội dung tốt.

  • Không cập nhật xu hướng mới: Trong môi trường mạng xã hội, xu hướng thay đổi cực nhanh. Nếu nội dung quá lỗi thời, không bắt trend, hoặc trình bày theo cách cũ kỹ, thì khả năng cao sẽ không thu hút được sự quan tâm, đặc biệt là giới trẻ – nhóm người dùng chính của các nền tảng.

  • Tài khoản thiếu độ tin cậy hoặc ít hoạt động: Những tài khoản mới, chưa xây dựng uy tín hoặc đăng nội dung thất thường thường bị các nền tảng hạn chế hiển thị. Đây là lý do khiến nhiều bài đăng dù chất lượng vẫn flop, do thuật toán chưa ưu tiên phân phối nội dung từ tài khoản này.

Flop do nội dung không hay, không bắt trend

Flop do nội dung không hay, không bắt trend

Cách khắc phục tình trạng flop

Sau khi đã hiểu rõ flop là gì cũng như nguyên nhân khiến nội dung không được đề xuất, phần tiếp theo hãy cùng Unica khám phá các cách khắc phục tình trạng flop tương ứng với các nền tảng mạng xã hội nhé:

Khắc phục video bị flop trên TikTok 

TikTok là nền tảng mạng xã hội dễ bị flop nhất. Vì vậy, khi xây kênh TikTok bạn cần đặc biệt chú ý những vấn đề sau:

  • Tránh xây dựng nội dung vi phạm chính sách của TikTok: Trước khi đăng bất kỳ video nào, bạn đều phải đọc kỹ và nắm rõ các quy định cộng đồng của TikTok. Việc đăng tải nội dung vi phạm chính sách sẽ khiến video bị hạn chế hiển thị, thậm chí ảnh hưởng đến toàn bộ kênh. Trong trường hợp đã lỡ vi phạm, bạn nên ẩn video đó đi và chờ một thời gian trước khi đăng nội dung mới – tránh “spam” khiến thuật toán đánh giá tiêu cực.

  • Tránh sử dụng hình ảnh và nhạc có bản quyền: TikTok kiểm soát rất chặt các nội dung liên quan đến bản quyền. Để video không bị tắt tiếng hoặc giảm tương tác, hãy ưu tiên sử dụng kho nhạc miễn phí bản quyền mà chính TikTok cung cấp. Nếu dùng tài liệu bên ngoài, hãy chắc chắn rằng bạn đã kiểm tra và có quyền sử dụng nội dung đó. 

  • Tuyệt đối không quảng cáo sản phẩm trực tiếp trong nội dung video: Việc lồng ghép quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ một cách quá lộ liễu trong video có thể là nguyên nhân khiến người xem mất hứng thú, và video dễ bị flop. Để giảm thiếu điều này, bạn hãy khéo léo xây dựng nội dung giải trí, gợi mở câu chuyện để sản phẩm xuất hiện một cách tự nhiên. Đây là cách hiệu quả giúp tăng chuyển đổi mà vẫn giữ chân người xem.

  • Hạn chế việc điều hướng người dùng sang các nền tảng khác: TikTok không khuyến khích người dùng rời khỏi nền tảng. Vì vậy, việc chèn link quá đà có thể khiến video bị giảm hiển thị. Thay vì điều hướng thẳng trong video, bạn có thể đặt các liên kết ở phần bio của trang cá nhân – nơi người dùng chủ động nhấp vào nếu họ quan tâm.

  • Tạo chủ đề và nội dung theo trend và có sự thống nhất với nhau: Một kênh TikTok thành công cần có định hướng nội dung rõ ràng. Bạn nên lựa chọn một hoặc vài chủ đề cụ thể, đầu tư chất lượng nội dung và thể hiện phong cách riêng biệt. Ngoài ra, hãy linh hoạt bắt kịp các xu hướng đang hot và triển khai theo ý kiến sáng tạo riêng của mình, nếu “sao chép” rập khuôn từ người khác thì khả năng flop rất cao/

  • Thay đổi cách kể chuyện: Nếu một video không đạt được lượt xem như kỳ vọng, vấn đề có thể không nằm ở nội dung mà là cách truyền tải. Lúc này bạn nên thử làm mới câu chuyện bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau như: Tạo phần mở đầu thật cuốn hút, thay đổi cách trình bày để tạo sự mới mẻ, cải thiện video dựa theo các xu hướng đang hot trên TikTok,...

  • Không tắt chức năng bình luận: Hệ thống của TikTok đánh giá cao những video có bình luận sôi nổi, từ đó ưu tiên hiển thị nhiều hơn. Vì vậy bạn không nên tắt tính năng bình luận. Ngoài ra, bình luận còn giúp bạn tương tác với người xem, tạo sự kết nối và khuyến khích lượt xem lặp lại, điều này đặc biệt quan trọng để video tránh bị flop.

Khắc phục Flop TikTok bằng nhiều cách khác nhau

Khắc phục Flop TikTok bằng nhiều cách khác nhau

  • Hợp tác với các nhà sáng tạo nội dung khác: Một cách hiệu quả để “cứu” kênh TikTok khỏi tình trạng flop là kết hợp với các TikToker khác. Sự hợp tác này không chỉ mở rộng phạm vi tiếp cận đến nhiều tệp khán giả hơn, mà còn mang đến những góc nhìn mới mẻ, sáng tạo. Đây là chiến lược win-win, giúp nâng tầm nội dung, tăng tương tác và thúc đẩy sự hiện diện thương hiệu cá nhân của bạn trên nền tảng.

  • Đính kèm hashtag vào video trên TikTok: Hashtag giúp TikTok hiểu được nội dung của bạn và phân phối đến đúng nhóm người xem. Hãy chọn từ 3–5 hashtag liên quan trực tiếp đến nội dung video và thêm một số hashtag đang lên xu hướng nếu phù hợp. Tuy nhiên, tránh lạm dụng quá nhiều hashtag không liên quan vì dễ bị thuật toán đánh giá là spam.

  • Lựa chọn khung giờ để đăng video lên TikTok: Thời điểm đăng tải cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định video có lên xu hướng hay không. Dưới đây là một số khung giờ được đánh giá cao: 6h – 8h, 12h – 13h trưa, 18 - 20h tối, 22h - 0h đêm.

Khắc phục content bị flop trên Facebook

Hiện nay, Facebook cũng là nền tảng bị Flop khá nhiều. Dưới đây là một số cách để content không bị flop trên Facebook, bạn hãy tham khảo nhé:

  • Đầu tư vào nội dung sáng tạo, mới mẻ: Để tránh tình trạng content bị flop trên Facebook, bạn cần tạo ra nội dung cuốn hút và sáng tạo. Đừng lặp lại những kiểu đăng bài cũ kỹ, khô khan hay thiếu điểm nhấn. Hãy cập nhật các xu hướng đang hot, ứng dụng storytelling, sử dụng hình ảnh ẩn dụ, chơi chữ hoặc định dạng mới mẻ để bài viết luôn nổi bật giữa hàng loạt nội dung khác.

  • Xác định đúng tệp khách hàng: Trước khi triển khai bất kỳ chiến dịch content nào, bạn cần xác định rõ chân dung khách hàng: họ là ai, sở thích, thói quen, độ tuổi, khu vực sinh sống,… Việc hiểu rõ tệp khách hàng sẽ giúp bạn điều chỉnh giọng điệu, chủ đề và hình ảnh phù hợp hơn, từ đó tăng tỷ lệ tương tác và giảm nguy cơ flop.

  • Tối ưu hình ảnh và video đăng trên Facebook: Trên nền tảng Facebook, hình ảnh và video là yếu tố thu hút ánh nhìn đầu tiên. Vì vậy, hãy đảm bảo chất lượng hình ảnh rõ nét, màu sắc hài hòa, font chữ dễ đọc và video phải đạt chuẩn HD, âm thanh không bị rè hoặc quá nhỏ. Ngoài ra, bạn cũng phải tuân thủ đúng theo tỷ lệ, kích thước hình ảnh, video phù hợp với từng loại bài đăng để nội dung hiển thị đẹp mắt trên mọi thiết bị.

  • Content tránh dùng từ vi phạm chính sách Facebook: Facebook rất nghiêm ngặt trong việc kiểm duyệt nội dung. Nếu bài viết sử dụng các từ khóa nhạy cảm như: “miễn phí 100%”, “thuốc”, “bạo lực”, “tăng cân, giảm cân nhanh”… thì có thể bị bóp tương tác hoặc ẩn bài. Vì thế, hãy dùng từ ngữ trung tính, diễn đạt khéo léo, tránh gây hiểu nhầm hay vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của nền tảng.

  • Cẩn trọng khi chia sẻ link ngoài lên Facebook: Thuật toán của Facebook thường hạn chế hiển thị những bài viết có link dẫn ra nền tảng khác. Lý do vì việc chia sẻ link sẽ khiến người dùng rời khỏi Facebook. Nếu buộc phải đính kèm link, hãy đặt chúng ở phần bình luận thay vì phần nội dung chính. Đồng thời, cần đảm bảo các liên kết đó uy tín, không chứa nội dung vi phạm hoặc spam, tránh ảnh hưởng đến uy tín của fanpage.

  • Đăng bài vào “khung giờ vàng”: Thời điểm đăng bài ảnh hưởng rất lớn đến lượng người tiếp cận. Hãy lựa chọn các “khung giờ vàng” – khi người dùng Facebook hoạt động nhiều nhất – để tăng khả năng xuất hiện trên bảng tin. Một số khung giờ hiệu quả gợi ý: 6 - 8h sáng, 11h30 - 13h30 trưa, 18 - 20h tối, 21h - 23h khuya.

Đăng bài vào thời gian lý tưởng để không bị flop Facebook

Đăng bài vào thời gian lý tưởng để không bị flop Facebook

Khắc phục content bị flop trên Instagram

Biểu hiện của việc Instagram rơi vào tình trạng flop đó là: ít lượt like, comment và gần như không được đề xuất. Dưới đây là một số cách giúp bạn cải thiện tình trạng này hiệu quả:

  • Cập nhật và thích ứng với thuật toán: Thuật toán Instagram không ngừng thay đổi và ưu tiên hiển thị nội dung phù hợp với sở thích, hành vi người dùng. Vì vậy, nếu bạn vẫn giữ cách đăng bài cũ thì hãy thay đổi ngay lập tức. Hãy theo dõi các xu hướng mới, cập nhật các tính năng như: Reels, Story, Guides... và tận dụng đúng lúc để tăng độ hiển thị. Đồng thời, việc sử dụng hashtag đúng cách, tag người dùng liên quan, đặt caption cuốn hút cũng giúp nội dung được Instagram đánh giá cao hơn. 

  • Tối ưu nội dung: Trên Instagram, chất lượng hình ảnh và thẩm mỹ tổng thể của feed là yếu tố quyết định. Hãy đầu tư vào màu sắc, bố cục, ánh sáng để mỗi bài đăng đều trông chuyên nghiệp và hấp dẫn. Bên cạnh đó, nội dung cũng cần súc tích, cảm xúc và dễ chia sẻ. Với Reels, bạn nên tạo các video ngắn, bắt trend hoặc chia sẻ tips hữu ích trong 15 - 30 giây để giữ chân người xem đến cuối.

  • Duy trì tương tác hợp lý: Instagram đánh giá cao tài khoản có tỷ lệ tương tác ổn định. Vì vậy bạn hãy tăng cường tính tương tác với bạn bè bằng cách như: comment, like, share bài viết. Ngoài ra, bạn nên đăng bài đều đặn, tối thiểu 3 – 4 bài mỗi tuần và xen kẽ nhiều định dạng (ảnh, video, story, reel) để giữ tệp người theo dõi luôn được kích thích bởi nội dung mới mẻ.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến khái niệm Flop là gì. Flop không chỉ là từ lóng biểu thị sự thất bại, xuống dốc của bài đăng của bạn trên các nền tảng mạng xã hội mà còn minh chứng rõ ràng nhất cho thấy nội dung bạn đang làm có vấn đề. Hãy điều chỉnh lại để có được những nội dung chất lượng, thu hút được nhiều người xem nhất khi đăng tải lên các nền tảng mạng xã hội nhé. 

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)