Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Cách từ chối công việc khéo léo không làm mất lòng sếp

Làm thế nào để từ chối công việc sếp giao một cách khéo léo mà không bị mất lòng? Đây chắc chắn là câu hỏi hiện đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ vừa mới ra trường thường ít kinh nghiệm xử lý tình huống được giao. Vậy, hãy cùng UNICA tham khảo bài viết dưới đây cách từ chối công việc khéo léo từ sếp mà không bị khó xử đây chính là nghệ thuật trong giao tiếp mà ai cũng nên biết.

Cân nhắc vấn đề trước khi từ chối

- Đây là điều thực sự khó khăn khi bạn phải đưa ra quyết định từ chối. Do đó, trước khi bạn nói lời từ chối thì đừng quên dành một chút thời gian để nghiên cứu, suy nghĩ và cân nhắc xem công việc mà bạn được đề nghị đòi hỏi những kỹ năng gì và phải mất thời gian bao lâu để hoàn thành đó là công việc hay là "việc vặt". Sau đó, hãy cân nhắc thật kỹ và lấy một lý do thực sự phù hợp để từ chối.

- Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng không nên suy nghĩ vấn đề quá lâu mà hãy cân nhắc trong một thời gian ngắn nhất định để đảm bảo kịp tiến độ công việc của cả hai bên. Cách làm này không chỉ giúp bạn gây ấn tượng với sếp, đồng thời vẫn được đồng nghiệp yêu quý và tôn trọng. 

cach-tu-choi-cong-viec.jpg

Hãy cố gắng cân nhắc kỹ công việc trước khi từ chối

Lấy một lý do chính đáng để từ chối

- Nếu hiện tại công việc của bạn phải đảm nhận rất nhiều việc mà sếp vẫn có ý định giao thêm hoặc đồng nghiệp nhờ vả một vấn đề công việc nào đó thì đừng ngần ngại bày tỏ quan điểm của mình. Mặc dù bạn rất muốn giúp đỡ nhưng khối lượng công việc không cho phép thì hãy lựa chọn cách từ chối khéo công việc không phù hợp với mình một cách khôn khéo nhất để không làm mất lòng.

- Năng lực của bản thân có hạn: Nếu bạn cảm thấy năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm của mình chưa thực sự đảm nhiệm được công việc giao phó. Bạn nên khéo léo trình bài với sếp và đề bạt một số người có năng lực tốt hơn có thể làm công việc này.

- Lấy lý do cá nhân: Bạn cần đưa ra những câu nói từ chối công việc như: Do có kế hoạch sẵn trong mấy tháng, hoặc lý do chính đáng thì sếp của bản sẽ dễ dàng đồng ý. Bạn đọc quan tâm mời tham khảo cách đáp trả khi "làm gì khi bị người khác chê bai"

Loại bỏ cảm giác có lỗi 

- Khi gặp phải vấn đề này, bạn đừng bao giờ cảm thấy có lỗi vì không giúp gì được đồng nghiệp. Bởi không phải vì bạn né tránh mà bạn vẫn còn phải giải quyết một “mớ” công việc quan trọng và gấp gáp rước mắt nên không có thời gian nhận thêm các việc khác. 

- Ngoài ra, bạn cũng phải cố gắng hết mình và chăm chỉ để hoàn thành tốt công việc hiện tại của mình theo đúng deadline để có thể ghi điểm trong mắt của sếp. 

Tìm giải pháp khác thay thế

- Trong trường hợp này, nếu bạn không thể ôm đồm thêm việc vào mình thì biện pháp tốt nhất là hãy đưa ra những góp ý, đề xuất những người có khả năng phù hợp để thay thế. Điều này có thể giúp bạn làm chủ được tình thế và vẫn ghi điểm trong mắt đồng nghiệp cũng như sếp của mình.

cach-tu-choi-cong-viec-1.jpg

Tìm giải pháp thay thế

- Hơn nữa, đây cũng là một cách từ chối khéo léo trong công việc, giúp bạn luôn được đồng nghiệp yêu mến tôn trọng, hãy luôn tỏ ra thái độ tích cực và hợp tác nhé.

Hạn chế từ chối qua email

- Đôi khi vì không phải nói chuyện trực tiếp, mặt đối mặt mà gián tiếp qua những công cụ như email, skype hay viber. Người ta rất dễ hiểu sai lời nói của nhau. Vì vậy nếu có muốn từ chối thì hãy gặp mặt trực tiếp để nói chuyện, tránh gây những hiểu lầm không đáng có.

- Trong công việc, đôi khi bạn cũng phải học cách từ chối nhận việc khéo léo nhưng không mất lòng sếp và đồng nghiệp nếu không muốn ôm đồm quá nhiều việc. Nhưng nếu công việc mà trong phạm vi những gì mà bạn làm được, đừng nên từ chối vì biết đâu nó lại là nền tảng giúp bạn thăng tiến trên con đường sự nghiệp của mình thì sao.

Tóm lại cách từ chối công việc sếp giao bạn cần thêm với lý do chính đáng và thái độ ôn hòa thì chắc chắc sếp của bạn sẽ không làm khó cho bạn. Ngược lại, nếu bạn phản ứng quá gay gắt khi được giao thêm việc thì bạn đang làm mất cơ hội phát triển cho bản thân mình. Mặt khác từ cách từ chối công việc này cũng phải trải qua quá trình học tập làm việc, rèn luyện và rút ra kinh nghiệm cho bản thân lúc nào nên nhận và từ chối công việc từ sếp và đồng nghiệp. 

Tham gia khoá học giao tiếp trên Unica để nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn. Khoá học chỉ ra những tuyệt chiêu để bạn có thể ứng xử thông minh, hiệu quả trong mọi tình huống. Đồng thời, hướng dẫn bạn cách điều chỉnh giọng nói, ngữ âm để giao tiếp truyền cảm hứng và ấn tượng nhất.

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử hiệu quả
Phan Quốc Việt
399.000đ
700.000đ

Nghệ thuật giao tiếp hài hước và kể chuyện cười
Phan Phúc Thắng và Huỳnh Thị Thu Tâm
299.000đ
900.000đ

30 ngày thay đổi giọng nói giúp giao tiếp hiệu quả hơn
MC Thi Thảo
499.000đ
1.200.000đ

Hãy thể hiện sự áy náy

Nếu bạn không giúp được ai đó bạn hãy thể hiện sự lắng nghe và hiểu được họ đang muốn gì. Điều bạn nên làm là nói với họ là biết họ đang gặp trong tình huống khó khăn nhưng mình không thể giúp được chúc họ may mắn, thuận lợi. Làm như vậy người đối diện cảm thấy tốt hơn cách để từ chối công việc của bạn dễ dàng hơn.

Mời bạn tham khảo thêm các khóa học thuyết trình giúp cho bài thuyết trình của bạn thành công 100%.

tu-choi-nhan-viec

Cách từ chối việc làm

Thay đổi suy nghĩ 

Suy nghĩ của nhiều người họ sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội thăng tiến khi từ chối nhiệm vụ mà sếp giao cho. Ban hãy thay đổi suy nghĩ đó ngay, thật ra "từ chối" không có nghĩa là bạn không hết mình với công việc. Hãy suy nghĩ tích cực, từ bỏ những công việc không liên quan chính là cách tiết kiệm thười gian giúp bạn tập trung vào mục tiêu của mình hơn.Hiểu rõ bản thân để quyết định việc gì cần ưu tiên thực hiện sẽ là một yếu tố dẫn lối đến thành công rực rỡ về sau.

Cách từ chối công việc trong những trường hợp cụ thể

Dưới đây là gợi ý một vài cách để bạn có thể áp dụng để từ chối công việc cụ thể nào đó một cách lịch sự và chuyên nghiệp nhất.

Cách từ chối công việc sếp giao

Cách tốt nhất chính là hãy trình bày lý do khiến bạn phải từ chối và đó nên là những lý do khách quan, không cảm tính và không nên nói thẳng với sếp là bạn không còn thời gian nghỉ ngơi hoặc áp lực sẽ tăng lên. Bởi vì những ý kiến của sếp khi nói về công việc mới chính là cơ sở để bạn đưa ra những lời từ chối và đó nên là những lý do sau:

giao-tiep

- Khối lượng công việc hiện tại đã chiếm hầu hết thời gian: Bạn chỉ có thể làm một trong hai, không thể làm tất cả trong cùng lúc. Hãy khéo léo giải thích và có thể để sếp quyết định bạn sẽ thực hiện các công việc mới hay tiếp tục thực hiện công việc cũ.

- Năng lực bản thân: Nếu cảm thấy bản thân mình không thể đảm nhận vì kinh nghiệm hoặc năng lực có giới hạn, hãy thừa nhận nhưng bạn cũng cần phải đưa ra giải pháp cho bản thân như khi nào sẽ làm được hoặc sẽ học hỏi từ người phụ trách về dự án này.

- Kế hoạch cá nhân: Lý do này chỉ được dùng khi bạn đã có thông báo từ trước rằng mình sẽ nghỉ phép hoặc thực hiện các công việc khác trùng với khoảng thời gian phải đảm nhận công việc mới. Mọi trường hợp khác thì đều không nên sử dụng.

tu-choi-cong-viec-sep-giao

Từ chối khéo trong công việc

Cách từ chối công việc không phù hợp

Bạn đừng biến mình trở thành một người kém chuyên nghiệp, khi không bày tỏ sự cảm kích vì họ đã dành thời gian để gợi ý hoặc đưa ra những lời đề nghị cho công việc với bạn. Hãy thể hiện sự biết ơn đồng thời đưa ra những lời từ chối lịch sự khéo léo. Tránh dùng những từ ngữ không phù hợp làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của cả hai.

Cách từ chối nhận việc qua điện thoại

Khi gọi điện thoại, hãy cố gắng thực hiện trong thời gian rảnh. Hãy cân nhắc việc gọi điện đầu giờ làm việc hoặc vào buổi sáng, giờ ăn trưa hoặc cuối ngày làm việc. Gọi cho người đã ra quyết định gửi offer cho bạn. Bạn có thể nói chuyện trực tiếp với họ thay vì phải chuyển tin nhắn cho thư ký hoặc lễ tân. Điều này cũng làm cho thông điệp của bạn trở nên cá nhân và lịch sự hơn. Nếu vì lý do bất đắc dĩ không thể trò chuyện trực tiếp thì bạn có thể liên hệ lại sau khi có thời gian phù hợp.

Cách từ chối nhận việc qua email

Cách từ chối làm việc qua email sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát được thái độ, câu chữ của mình sau cho chuẩn chỉnh và chuyên nghiệp nhất. Biết cách soạn mail từ chối nhận việc như một hình thức để giúp bạn không bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.Bố cục của email từ chối nhận việc thường có những nội dung cơ bản như sau: tiêu đề (tên và vị trí ứng tuyển; một số doanh nghiệp sẽ yêu cầu đặt tên theo quy định); mở đầu (lời chào, giới thiệu bản thân, lý do viết email) cùng lời cảm ơn; lời từ chối; lời hứa hẹn và chào kết.

tu-choi-qua-email

Lí do chối nhận việc qua email

Cách từ chối nhận việc qua tin nhắn

Nếu bạn nhận được một lời mời qua tin nhắn để nhận một công việc và bạn muốn từ chối một cách lịch sự, bạn có thể làm như sau:

- Cảm ơn người đã gửi tin nhắn: Bắt đầu tin nhắn của bạn bằng cách cảm ơn người gửi tin nhắn vì đã quan tâm đến bạn và gửi lời mời cho bạn.

- Cho biết rằng bạn đang tìm kiếm một công việc khác: Cho người gửi tin nhắn biết rằng bạn đang tìm kiếm công việc khác hoặc đã tìm thấy một công việc phù hợp hơn.

- Giải thích lý do tại sao bạn từ chối: Nếu bạn muốn, bạn có thể giải thích cụ thể lý do tại sao bạn từ chối công việc này. Ví dụ, bạn có thể nói rằng công việc này không phù hợp với mục tiêu của bạn, hoặc bạn không cảm thấy có đủ kinh nghiệm để giữ vị trí đó.

- Cảm ơn một lần nữa và kết thúc tin nhắn: Kết thúc tin nhắn của bạn bằng cách cảm ơn một lần nữa người gửi tin nhắn vì đã quan tâm đến bạn và gửi lời mời. Nếu bạn muốn, bạn có thể giải thích rằng bạn rất trân trọng cơ hội và hy vọng có cơ hội hợp tác trong lần sau.

Tổng kết

Trên đây là một vài cách để từ chối khéo công việc để không bị mất lòng sếp và đồng nghiệp. Hy vọng những kiến thức bổ ích trong lớp học kỹ năng giao tiếp này sẽ là hành trang giúp bạn có được những kỹ năng ứng xử thông minh giúp bạn thành công hơn trong công việc và cuộc sống.

Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

[Tổng số: 284 Trung bình: 2]
Trở thành hội viên
Tác giả
Phạm Phượng Huấn luyện viên Phát triển cá nhân
Personal Development Coach  Huấn Luyện Viên Phát triển Cá nhân, Master Coach Đào tạo và Huấn luyện cho các chủ Doanh nghiệp về Nhân Sự - Setup Doanh nghiệp, Tâm lý ứng dụng trong Doanh Nghiệp ...