Cách hít thở khi ngồi thiền như thế nào là đúng chuẩn nhất? chính là thắc mắc chung của nhiều người khi mới bắt đầu khi tham gia vào các khóa học Thiền online. Thực tế, hơi thở đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình bạn thực hiện thiền. Và để biết được cách hít thở đúng chuẩn, bạn hãy tham khảo thêm những thông tin hữu ích mà UNICA chia sẻ dưới đây.
Cách hít thở khi ngồi thiền
Tìm một không gian yên tĩnh
Một không gian yên tĩnh và không bị tác động bởi những tiếng ồn xung quanh sẽ giúp bạn tập trung tốt hơn, từ đó kiểm soát và điều hòa hơi thở hiệu quả hơn. Bạn có thể lựa chọn không gian ngồi thiền ở phòng riêng, ban công, phòng cách âm hoặc góc công viên ít người qua lại.
Ngồi thiền ở tư thế thoải mái
Ngồi thiền ở tư thế thoải mái không chỉ hỗ trợ cho việc hít thở trở nên thuận tiện hơn mà nó còn là yếu tố giúp bạn ngồi thiền được lâu hơn.
- Nếu bạn ngồi thiền trên ghế thì có thể sử dụng tấm đệm phía sau lưng để hỗ trợ cho lưng thẳng. Tư thế lý tưởng khi ngồi thiền trên ghế là để cho đầu gối của mình ngang tầm hoặc thấp hơn hông một chút.
- Nếu bạn ngồi thiền trên sàn nhà thì nên sử dụng thảm Yoga, sau đó xếp bằng hai hân để đầu gối đều nhau.
Dù là ngồi thiền trên ghế, trên đệm hay trên sàn nhà thì bạn cũng nên lưu ý giữ cho lưng thẳng, ngực hướng trần và cơ thể được thả lỏng hoàn toàn.
Loại bỏ thói quen thở ngắn
Nhiều người do tâm không tịnh, bị những cảm xúc, suy nghĩ bủa vây trong lúc thiền khiến cho hơi thở bị ngắn và nông như thường ngày. Theo lời khuyên của những chuyên gia trong lĩnh vực Thiền định, việc thở nông và ngắn khiến thiền mất hoàn toàn tác dụng. Do đó, cách hít thở chính xác đầu tiên mà bạn cần nắm vững đó là loại bỏ thói quen thở ngắn như thường ngày, thay vào đó là cách thở sâu và đều đặn hơn.
Loại bỏ hơi thở ngắn và nông bằng hơi thở dài và sâu
Việc thở này sẽ giúp bạn cảm thấy vô cùng thư giãn, sảng khoái và đỡ mệt mỏi hơn. Đặc biệt, đối với những người mới bắt đầu học thiền thì rất khó tập trung, do đó việc thở sâu sẽ khiến cơ thể cảm thấy dễ chịu và có thể thiền được lâu hơn mà không bị đau mỏi.
Hít vào, thở ra đều đặn
Trong cách hít thở khi ngồi thiền, việc hít vào, thở ra đều đặn đóng vai trò hết sức quan trọng, vì nó còn ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn. Đối với những người đã thiền thành thạo thì việc này rất dễ dàng. Tuy nhiên, đối với những mới làm quen với thiền thì nhịp thở có phần bị vấp và không đều nhịp, hơi ngắn hơi dài. Để khắc phục tình trạng này, hãy áp dụng cách đếm “hít vào - thở ra - hít vào - thở ra” trong đầu và thực hiện theo nó. Cứ áp dụng đều đặn và không để cho các yếu tố khác chi phối, chắc chắn bạn sẽ có hơi thở tốt khi thiền.
Điều chỉnh nhịp thở của cơ thể
Thực tế, bạn không thể điều chỉnh nhịp tim hoặc nhịp co bóp của dạ dày, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh nhịp thở của cơ thể. Vào thế kỷ 7 (TCN), người thầy vĩ đại của môi phái Yoga Patanjali đã kết luận về hơi thở như sau: “Thở, suy nghĩ và tư tưởng có mối liên hệ sâu xa. Tư tưởng bình yên nhờ sự luân phiên vào ra của việc thở sâu, điều hòa”. Qua câu này có thể thấy rằng, việc điều hòa nhịp thở sao cho đều đặn phù thuộc vào suy nghĩ của con người.
Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh được nhịp thở của bản thân trong quá trình thiền
Nếu bạn thực hiện cách hít thở khi ngồi thiền khá khó khăn thì có thể áp dụng cách thở bụng bốn thì. Với cách này thì bạn có thể thực hành từ 20 - 30 phút mỗi ngày để mang lại hiệu quả. Chắc chắn, sau một thời gian ngắn, bạn sẽ tăng sự tập trung, thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố tích tụ trong tim và máu.
Không ép bản thân quá sức khi thở
Nếu bạn muốn tập trung hoàn toàn cho việc thở thì nên loại bỏ những lo lắng, suy nghĩ trong đầu. Tuy nhiên, việc để tâm trí bạn bị phân tâm bởi những lo lắng của thực tại cũng là một phần trong bài tập thiền đối với nhiều người.
Trong quá trình thiền, nếu bạn cảm thấy mình bắt đầu bị phân tâm, hãy đếm nhịp thở và tập trung vào việc thở ra nhiều hơn thay vì cố gắng hít vào. Cách hít thở khi ngồi thiền sẽ không mang lại kết quả ngay lập tức mà bạn cần một thời gian kiên nhẫn và kiên trì tập luyện. Vì thế, bạn nên dành thời gian tập luyện thay vì dằn vặt bản thân hoặc ép mình phải tập luyện quá sức, làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình thiền.
Đăng ký khoá học Thiền online ngay để nhận ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn có được thói quen tập Thiền hàng ngày đơn giản và hiệu quả, làm chủ cảm xúc, thấu hiểu bản thân và mọi người xung quanh. Đặc biệt, bạn có thể chữa lành tổn thương bên trong nhờ ứng dụng tập thiền.
Phương pháp tăng hiệu quả của khí thở khi thiền
Bên cạnh nắm vững cách hít thở khi ngồi thiền thì bạn cũng cần biết được những phương pháp giúp tăng hiệu quả của khí thở trong quá trình thiền.
Cụ thể, bao gồm những phương pháp sau đây:
Để tăng hiệu quả, bạn cần chú ý áp dụng các phương pháp tăng hiệu quả của khí thở
- Để có thể thở tốt nhất, hãy ngồi tư thế hoa sen. Nếu tư thế này làm bạn không thoải mái thì có thể ngồi một tư thế khác.
- Mắt nhắm lại để tránh sự sao nhãng, lưng phải giữ thẳng sao cho thật thoải mái.
- Lắng tâm hơn với cách thở chậm, tự nhiên.
- Không nghĩ về bất cứ vấn đề gì trong đầu, chú ý không tạo ra tiếng động khi thực hiện thiền.
- Chỉ thực hiện thiền khi bạn cảm thấy yên bình và tự do.
- Trong lúc thiền, bạn có thể lặp đi lặp lại một câu ngắn nào đó kết hợp với việc thở ra - hít vào.
- Cố gắng cảm nhận những suy nghĩ tích cực, xây dựng cho mình một tâm trạng ổn định, nhẹ nhàng và thư giãn. Đặc biệt, phải loại bỏ toàn bộ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi tâm trí trong lúc thiền.
Bên cạnh đó, cảm xúc quyết định rất lớn nhịp thở của cơ thể. Do đó, để có được một hơi thở đều đặn trong lúc thiền thì đòi hỏi việc kiểm soát cảm xúc phải thực sự tốt. Chú ý loại bỏ toàn bộ cảm xúc mang tính tác động mạnh như: vui, buồn, tức giận, phấn khích để tâm tĩnh lặng, an yên và cảm nhận thiền tốt hơn.
>>> Xem ngay: Công dụng và cách thở bằng bụng hiệu quả thần kỳ
Kết luận
Qua bài viết mà UNICA chia sẻ ở trên, chắc chắn bạn đã nắm được cách hít thở khi ngồi thiền sao cho đúng cách nhất để tăng cường sức khỏe và ổn định tâm trí. Nếu áp dụng đều đặn trong thời gian dài, chắc chắn bạn sẽ luôn cảm thấy khỏe mạnh, an yên, loại bỏ được những suy nghĩ tiêu cực. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe dồi dào! Ngoài bộ môn thiền bạn còn có thể tham khảo thêm việc học yoga tại nhà cùng chuyên gia hàng đầu tại Unica. Vừa giúp bạn giải toả căng thẳng, thư giãn đầu óc vừa giữ gìn vóc dáng "siêu chuẩn như người mẫu" và vô cùng mềm mại.