Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Đừng quên 16 cách gắn kết mẹ chồng nàng dâu thông minh này

Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu là chủ đề muôn thuở xảy ra ở mọi thời đại trong các gia đình Việt. Nguyên nhân chính của mâu thuẫn này đến từ sự khác biệt giữa hai thế hệ khiến hai mẹ con bất đồng quan điểm và không hiểu nhau. Vậy làm sao để giải quyết mâu thuẫn với mẹ chồng và cách gắn kết mẹ chồng nàng dâu như thế nào? Bài viết sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn một số cách lấy lòng mẹ chồng cực khéo, các chị em hãy lưu lại ngay nhé.

1. Tình trạng mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu hiện nay

Tình trạng mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu không phải đến bây giờ mới có mà đã xuất hiện từ lâu đời. Trước đây, chuyện mẹ chồng nàng dâu ít khi đẩy lên cao trào vì con dâu luôn là người nhường nhịn, chịu đựng mẹ chồng để yên ấm nhà cửa. Tuy nhiên ngày nay thì ngược lại, thay vì chịu đựng không ít người đã mạnh dạn bày tỏ quan điểm và mong muốn được sống theo cách riêng của mình. Chính điều này khiến mẹ chồng không hài lòng, khó chịu và thế là mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu trở nên đỉnh điểm.

Ngày nay, số đông các nàng dâu đều trở nên tự tin và quyết đoán hơn. Điều này góp phần làm thay đổi những cổ hủ về phụ nữ nhưng lại làm gia tăng mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu. Lúc này, nếu không khéo léo ứng xử, xung đột mẹ chồng - nàng dâu sẽ càng trở nên sâu sắc, thậm chí có những gia đình mẹ chồng với nàng dâu còn cạch mặt nhau. Hiện nay, không ít gia đình người con trai còn phải lựa chọn giữa vợ và mẹ bởi mối quan hệ của cả hai quá xung đột, không thể hoà hợp được. Thực tế cho thấy, dù không nhiều nhưng đã có những cặp đôi phải ly dị do mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu.

mau-thuan-me-chong-nang-dau-pho-bien.jpg

Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu là chủ đề muôn thuở mọi thời đại

Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu đang là vấn đề đáng báo động của xã hội nói chung và các cặp đôi nói riêng. Chính vì sự mâu thuẫn quá sâu sắc này đã ám ảnh vào suy nghĩ nữ giới, một số người còn lựa chọn cuộc sống độc thân hoặc chỉ kết hôn khi được ở riêng chứ nhất quyết không chịu ở chung với gia đình chồng. Thực tế hiện nay, không phải mẹ chồng nào cũng khó tính và gây khó dễ cho con dâu, tuy nhiên vì mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu ảnh hưởng từ xưa đến nay đã khiến nàng dâu rất sợ và không muốn ở cùng mẹ chồng.

Phụ nữ trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân cần trang bị cho mình kiến thức về cách gắn kết mẹ chồng nàng dâu. Điều này phần nào sẽ giúp nàng tạo dựng được cuộc sống hôn nhân êm đềm và bền vững hơn.

2. Nguyên nhân cốt lõi của mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu

Mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là mâu thuẫn do quan niệm sống, do gia cảnh không xứng hay do con dâu có những hành động không vừa mắt,... Sau đây là một số những nguyên nhân cốt lỗi của mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu.

2.1. Quan niệm lạc hậu

Nguyên nhân cốt lõi của mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu đó là có tư tưởng, quan điểm sống khác nhau. Thông thường, mẹ chồng thường hay có quan niệm lạc hậu. Các bà mẹ thường coi việc quán xuyến nhà cửa, chăm sóc bố mẹ và con cái là trách nhiệm của phụ nữ. Còn nam giới là đi làm kinh tế, tạo dựng thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, ngày nay vai trò của phụ nữ đã được khẳng định. Phụ nữ có thể học tập và làm việc để đạt được những vị trí nhất định trong sự nghiệp.

mau-thuan-me-chong-nang-dau-voi-nhau.jpg

Mẹ chồng với con dâu là hai thế hệ khác nhau nên thường xuyên mâu thuẫn nhau

Đối với các nàng dâu hiện đại, việc chăm sóc con cái và dọn dẹp nhà cửa sẽ được chia đều giữa vợ và chồng. Với những người mẹ chồng có quan niệm lạc hậu, việc thấy con trai của mình phải làm việc bếp núc là khó chấp nhận. Chính vì điều này mà mâu thuẫn mẹ chồng và nàng dâu đã xảy ra

2.2. Mẹ chồng không hài lòng về con dâu

Không phải bà mẹ chồng nào cũng ưng con dâu, chính vì cảm giác không hài lòng về con dâu nên đã nảy sinh lên mâu thuẫn. Mẹ chồng nào cũng muốn con trai tìm được một người vợ hiền lành, đảm đang, giỏi giang quán xuyến chuyện nhà cửa và chăm sóc gia đình. Nếu con trai họ không lấy được những người vợ như vậy, mẹ chồng chắc chắn sẽ không hài lòng về người con dâu của mình. Thực tế cho thấy, rất nhiều mẹ chồng không thích con dâu ngay cả khi con dâu rất giỏi kiếm tiền, tháo vát trong công việc. 

Trong một số trường hợp, mẹ chồng có thể không ưng con dâu vì con dâu cũng có nhiều khuyết điểm. Cách cư xử vụng về, kém duyên, thiếu thấu đáo sẽ khiến mẹ chồng không hài lòng. Cả với những nàng dâu có sự trưởng thành trong hôn nhân, khéo léo và đảm đang vẫn có thể khiến mẹ chồng không hài lòng. Bởi vậy, mâu thuẫn mẹ chồng và con dâu là mâu thuẫn thường xuyên diễn ra nhất trong các gia đình. 

2.3. Hoàn cảnh gia đình không tương xứng

Ngày nay mặc dù quan điểm của xã hội đã thoáng hơn, tuy nhiên tư tưởng "môn đăng hộ đối" vẫn là vấn đề được rất nhiều gia đình quan tâm. Nhà gái nếu như có hoàn cảnh gia đình không tương xứng, mẹ chồng thường hay nảy sinh suy nghĩ con dâu lấy con trai mình chỉ vì tiền bạc, muốn gả vào gia đình giàu có. Chính vì suy nghĩ này, mẹ chồng sẽ không thích nàng dâu, từ đó nảy sinh mâu thuẫn nặng nề.

mau-thuan-me-chong-nang-dau-do-hoan-canh-gia-dinh.jpg

Hoàn cảnh gia đình không tương xứng khiến mẹ chồng và con dâu mâu thuẫn

Mặt khác, nếu như gia đình con dâu quá giàu thì cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu. Ở trường hợp này, mâu thuẫn có thể xảy ra do mẹ chồng nghĩ con dâu thiếu sự tôn trọng nhà chồng. Nếu con dâu còn bắt chồng làm việc nhà nữa thì mẹ chồng lại càng nghĩ con dâu không biết điều, cư xử không phải phép do được bố mẹ đẻ quá chiều chuộng.

Mặc dù ngày nay cuộc sống đã cởi mở và thoáng hơn nhưng sự chênh lệch giữa hai gia đình vẫn luôn là nguồn cơn cho mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu.

2.4. Mẹ chồng can thiệp quá sâu vào cuộc sống vợ chồng

Việc mẹ chồng can thiệp quá sâu vào cuộc sống vợ chồng cũng là nguyên nhân gây mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu phổ biến. Thực tế, có không ít mẹ chồng thường hay xen vào gia đình con cái, kể cả khi con cái đã lập gia đình, việc mọi quyết định đều do mẹ chồng đứng ra quyết sẽ khiến con dâu không thoải mái. Chính điều này đã làm bùng nổ mâu thuẫn nặng nề rất khó tháo gỡ giữa mẹ chồng và nàng dâu. Việc mẹ chồng can thiệp quá sâu vào cuộc sống vợ chồng chính là lý do khiến nàng dâu ngại sống chung cùng với gia đình chồng và muốn ra ở riêng ngay sau khi kết hôn.

2.5. Khác biệt về cách nuôi dạy trẻ nhỏ

Đôi khi mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu cũng có thể đến từ cách nuôi dạy, chăm sóc trẻ nhỏ. Hầu hết mẹ chồng đều sẽ nuôi dạy trẻ nhỏ theo quan niệm dân gian. Tuy nhiên ở đời sống hiện đại thì đôi khi những quan niệm đó không còn phù hợp nữa, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Vì vậy con dâu không đồng ý, muốn chăm sóc con theo cách riêng của bản thân để trẻ phát triển toàn diện. Trong trường hợp không thống nhất được cách nuôi dạy và chăm sóc trẻ, mẹ chồng và nàng dâu rất dễ nảy sinh xung đột.

mau-thuan-me-chong-nang-dau-trong-nuoi-day-con-cai.jpg

Mẹ chồng thường nuôi dạy con theo quan niệm dân gian còn con dâu lại nuôi theo cách hiện đại

Giai đoạn sau sinh, phụ nữ rất nhạy cảm. Vì vậy, nếu thêm mâu thuẫn do bất đồng quan điểm với mẹ chồng nữa thì nguy cơ trầm cảm sau sinh rất cao. Vì vậy các ông chồng cần hết sức chú ý nhé.

2.6. Do cách cư xử của người chồng

Mâu thuẫn giữa mẹ chồng - nàng dâu hầu hết gia đình nào cũng có. Nếu như cách cư xử của chồng không thấu đáo thì có thể còn khiến cho mâu thuẫn này càng trở nên nặng nề hơn. Người chồng phải khéo léo là cầu nối giúp mẹ và vợ trở nên thấu hiểu và hoà thuận với nhau hơn. Nếu người chồng có cách cư xử thấu đáo, thông minh thì chắc chắn có thể tháo gỡ được mâu thuẫn này. Mẹ chồng nàng dâu có thể giữ được sự êm ấm, hòa thuận trong gia đình. Khi mẹ và vợ hoà thuận với nhau thì người chồng cũng đỡ bị khó xử hơn.

3. 16 cách gắn kết mẹ chồng nàng dâu

Khi kết hôn, bạn không chỉ kết hôn với người đàn ông mà còn phải thiết lập quan hệ với cả gia đình anh ấy, đặc biệt là mối quan hệ với mẹ chồng. Sau đây là chia sẻ 16 cách gắn kết mẹ chồng nàng dâu cực hữu hiệu mà các chị em đã và chuẩn bị kết hôn nhất định phải biết.

3.1. Biết về sở thích của mẹ chồng

 Mẹo lấy lòng mẹ chồng đầu tiên nàng cần biết đó là biết về sở thích của mẹ chồng. Khi biết được sở thích của mẹ chồng là gì, bạn sẽ đánh trúng vào sở thích đó để lấy lòng mẹ chồng. Ví dụ sở thích của mẹ chồng là nấu ăn, thì bạn cũng nên quan tâm tới nấu ăn. Hãy thử nghiệm những công thức nấu ăn mới rồi nhờ mẹ chồng đánh giá. Điều này chẳng những khiến bà cảm thấy bạn đang cố gắng trở thành một thành viên trong gia đình mà còn khiến mẹ chồng nàng dâu trở nên tình cảm hơn, tăng cường sự gắn kết quan hệ giữa hai người.

kheo-leo-ninh-me-chong.jpg

Con dâu cần biết về sở thích của mẹ chồng để lấy lòng

3.2. Xin lời khuyên hay ý kiến của mẹ chồng

Ngoài việc tìm hiểu để biết sở thích của chồng là gì, đôi khi việc tham khảo, xin ý kiến của mẹ chồng cũng có thể giúp bạn ghi điểm trong mắt mẹ chồng đó. Thay vì tự ý làm, tự ý quyết định hết mọi việc, bạn đổi sang xin lời khuyên hay ý kiến của mẹ chồng, kể cả những chuyện nhỏ nhặt. Điều này sẽ khiến mẹ chồng cảm thấy mình được con dâu tôn trọng. Từ đó bà sẽ có suy nghĩ khác về con dâu, thay đổi theo hướng tích cực hơn.

Tuy nhiên, cách gắn kết mẹ chồng nàng dâu này cũng chỉ áp dụng trong tuỳ từng trường hợp. Đôi khi có một số chuyện bạn cũng không nên chia sẻ để tìm lời khuyên, một số chuyện hãy giữ cho riêng mình để không bị mẹ chồng nắm điểm yếu nhé.

3.3. Đối xử tốt, thật lòng với mẹ chồng

Một người con dâu thông minh và khéo léo chắc chắn sẽ luôn đối xử tốt và thật lòng với mẹ chồng. Hãy coi mẹ chồng như mẹ đẻ của mình, hãy mở lòng chia sẻ, quan tâm và bày tỏ ý muốn chăm sóc bà. Sự cố gắng và tình cảm chân thành đó của bạn chắc chắn sẽ khiến mẹ chồng thấu hiểu, từ đó bà sẽ yêu thương bạn nhiều hơn.

Mẹ chồng dù có khó tính như thế nào thì sâu xa ra cũng đều chỉ muốn tốt cho con cái, không có ý làm hại gì bạn cả. Vì vậy bạn đừng coi mẹ chồng như "kẻ thù". Hãy đối xử tốt và thật lòng với bà, chân tình trao đi chắc chắn sẽ được nhận lại xứng đáng. Khi bạn đối xử tốt với mẹ chồng và gia đình nhà chồng, không chỉ xoá bỏ khoảng cách mẹ chồng - nàng dâu mà còn khiến chồng yêu thương bạn nhiều hơn đó.

me-chong-nang-dau-hoa-hop-voi-nhau.jpg

Coi mẹ chồng như mẹ đẻ, đối xử thật lòng với mẹ chồng

3.4. Thay đổi cách giao tiếp với mẹ chồng

Cách gắn kết mẹ chồng nàng dâu tiếp theo bạn cần ghi nhớ đó là thay đổi cách giao tiếp với mẹ chồng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Lối giao tiếp thân mật, ấm áp và gần gũi với mẹ chồng sẽ chính là cầu nối giúp mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trở nên mặn mà và khăng khít với nhau hơn. Việc thay đổi cách giao tiếp với mẹ chồng không chỉ giúp cải thiện mối quan hệ của hai mẹ con mà còn giúp nâng cao sự tôn trọng của nàng dâu với mẹ chồng. Điều này khiến mẹ chồng cảm thấy bạn là một nàng dâu biết kính trên nhường dưới, sống có lễ nghĩa và phép tắc. Từ đó, mẹ chồng sẽ đánh giá cao bạn hơn. 

3.5. Không để mẹ chồng thấy lạc lõng

Để mối quan hệ giữa mẹ chồng với nàng dâu được tốt đẹp hơn, nàng hãy học cách để khiến mẹ chồng không cảm thấy lạc lõng nhé. Một số cách để giúp mẹ chồng không cảm thấy lạc lõng nàng dâu cần biết đó là:

- Hãy luôn thể hiện sự quan tâm của mình dành cho mẹ chồng dù là những chuyện nhỏ nhặt nhất.

- Hãy hiểu và tôn trọng những thói quen của mẹ. Đồng thời thể hiện sự tôn trọng những thói quen đó.

- Giữ khoảng cách với chồng khi có mẹ chồng để bà ấy không có cảm giác cô đơn khi con trai không còn yêu thương mình như xưa.

- Tham gia cùng với mẹ chồng làm các công việc nhà để tạo sự gắn kết.

cung-me-chong-lam-viec-nha.jpg

Cùng với mẹ chồng làm các công việc nhà để tạo sự gắn kết

3.6. Chấp nhận việc mẹ chồng nhiều lúc không theo ý bạn

Nếu không muốn mâu thuẫn mẹ chồng càng trở nên căng thẳng và chiến tranh với nhau không có hồi kết thì bạn cần nhớ cách gắn kết mẹ chồng nàng dâu hiệu quả nhất đó là không hơn thua với mẹ chồng. Mẹ chồng với nàng dâu do khác nhau về tuổi tác, lối sống nên chắc chắn sẽ có suy nghĩ không đồng nhất trong một số chuyện. Khi này thay vì để ý, chấp vặt thì bạn nên chấp nhận việc mẹ chồng không theo ý mình.

Chấp nhận việc mẹ chồng có thể không theo ý mình là một phần quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ gia đình khăng khít và hài hòa.

3.7. Tập thích nghi với gia đình mới

Khi mới về làm dâu, chắc chắn bạn sẽ không quen vì thay đổi môi trường sống mới và mẹ chồng bạn cũng thấy vậy. Khi bạn mới đến sống thì chắc chắn mẹ chồng bạn cũng không quen, bà cũng phải mở lòng dần dần thì mới có thể đón nhận bạn được. Vì vậy bạn hãy tập thích nghi với gia đình mới, không nên đòi hỏi bà phải yêu quý và thích bạn luôn.

Mẹ chồng là người cao tuổi, việc thay đổi thói quen hoặc hành vi của một người già khó khăn ngang với di chuyển một ngọn núi. Thay vì việc cứ bắt mẹ chồng phải thích nghi với bạn, bạn hãy tập thích nghi với gia đình mới của mình nhé.

tap-thich-nghi.jpg

Tập thích nghi với gia đình mới

3.8. Tôn trọng sự khác biệt và ranh giới

Tôn trọng sự khác biệt giữa mẹ chồng nàng dâu và xác định rõ ranh giới giữa hai người là yếu tố rất quan trọng để duy trì một mối quan hệ gia đình hòa thuận. Bởi nó sẽ tránh xung đột không cần thiết, tạo ra sự hòa hợp. Đồng thời cũng phần nào thể hiện sự tôn trọng và yêu thương đối phương.

Cách cư xử có ranh giới và đúng chuẩn của bạn sẽ khiến mẹ chồng cảm thấy thoải mái và hài lòng. Tuy nhiên, tôn trọng sự khác biệt và ranh giới không có nghĩa là bạn tránh mọi cuộc tranh luận hoặc không thể bày tỏ ý kiến. Điều quan trọng là đóng góp ý kiến một cách tôn trọng, lịch sự với mẹ là được.

3.9. Cho mẹ chồng thấy các cháu yêu quý bà

Việc để mẹ chồng biết rằng các cháu yêu quý bà giúp tạo ra nên một gia đình ấm áp và hòa thuận. Việc thể hiện tình cảm và sự quan tâm của các cháu đối với mẹ chồng giúp làm dịu đi mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu. Sự ủng hộ và tình thần hợp tác giữa mẹ chồng và con dâu có thể được củng cố thông qua việc thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm chân thành.

Ngoài ra, việc cho mẹ chồng biết về tình cảm của các cháu dành cho bà còn làm tăng thêm niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống của bà. Điều này có thể giúp bà cảm thấy được trân trọng hơn rất nhiều.

de-cho-me-chong-gan-gui-voi-chau.jpg

Để cho mẹ chồng gần gũi với cháu cũng là cách gắn kết tình cảm mẹ chồng nàng dâu hiệu quả

3.10. Thể hiện sự thiện ý với mẹ chồng

Nhắc đến các cách gắn kết mẹ chồng nàng dâu, bạn bắt buộc phải nhớ nguyên tắc luôn thể hiện sự thiện ý với mẹ chồng. Đối với mẹ chồng, hãy sử dụng từ ngữ thể hiện sự tôn kính và thường xuyên nói những lời cảm ơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng phải thường xuyên hỏi thăm và quan tâm đến cảm xúc của mẹ chồng. Khi mẹ chồng cần sự giúp đỡ hoặc hỗ trợ, hãy sẵn sàng đứng ra và chia sẻ công việc với mẹ. Tất cả những điều này sẽ thấy bà hiểu được rằng bạn đang rất có thiện chí với mẹ chồng và không muốn mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu xảy ra.

3.11. Khen chồng với mẹ chồng

Những lời khen ngợi chồng đối với mẹ chồng sẽ khiến cho mẹ chồng cảm thấy vui vẻ và mãn nguyện hơn vì đã đẻ ra được một người con tài giỏi. Bên cạnh đó, việc khen ngợi chồng với mẹ chồng cũng giúp mẹ chồng cảm thấy tự tin, hãnh diện. Những lời khen ngợi chồng cũng có thể khiến mẹ chồng thấy rằng, bạn là người vợ rất tôn trọng chồng, biết cảm nhận về những cố gắng và nỗ lực của chồng mình. Tất cả những điều đó đã khiến cho tình cảm hai mẹ con đi lên. Nếu mẹ chồng kể chuyện bạn khen ngợi chồng với anh ấy, chắc chắn anh ấy sẽ rất thích và cảm thấy yêu thương bạn nhiều hơn đó.

tich-cuc-khen-chong-voi-me-chong.jpg

Tích cực khen chồng với mẹ chồng để bà cảm thấy hãnh diện về con trai mình

3.12. Tặng quà cho mẹ chồng thường xuyên

Ai cũng thích những món quà và mẹ chồng cũng không phải ngoại lệ. Vào những ngày kỷ niệm, sinh nhật bạn hãy tặng mẹ những món quà để cho mẹ vui và cảm thấy ấm áp vì được các con yêu thương nhé. Thậm chí kể cả không phải ngày gì, bạn cũng có thể mua quà tặng mẹ để lấy lòng bà. Đây là cách gắn kết mẹ chồng nàng dâu cực hữu hiệu đó.

Thực tế, điều này không có nghĩa là bạn phải cố gắng bằng mọi cách để mua quà cho mẹ. Đôi khi chỉ cần những món quà nhỏ bé, chứa đựng tình thần là chính cũng đủ để khiến cho mẹ chồng vui vẻ và yêu thương bạn nhiều hơn rồi.

3.13. Không chiếm chồng làm "của riêng"

Nếu bạn muốn được mẹ chồng yêu quý, được mọi người xung quanh nhận xét là một người ứng xử khôn léo thì bạn tuyệt đối không được chiếm chồng làm “của riêng”. Chồng trước khi là chồng bạn thì anh ấy cũng là con của mẹ mà con trai của mẹ thì lại càng được mẹ cưng chiều. Việc bạn chiếm chồng như “vật sở hữu” của riêng mình quá cao sẽ khiến mẹ chồng cảm thấy rất khó chịu và bực mình.

co-nen-song-chung-voi-me-chong-khong.jpg

Mẹ chồng sẽ rất không thích nếu bạn chiếm chồng làm "của riêng"

3.14. Để mẹ chồng cảm thấy bạn đứng về phía bà

Nếu bạn muốn mẹ chồng là “đồng minh” với bạn và hai mẹ con không còn chiến tranh với nhau nữa thì bạn nhất định phải nhớ nguyên tắc “luôn để mẹ chồng cảm thấy bạn đứng về phía bà”. Khi bạn thể hiện sự đứng về phía mẹ chồng, mẹ chồng sẽ cảm thấy mình không cô độc. Điều này giúp tạo sự hòa hợp với mẹ chồng và đồng thuận trong gia đình. 

Ngoài ra, khi mẹ chồng thấy bạn ủng hộ và ấy thì sẽ giúp xây dựng lòng tin giữa hai người. Điều này có thể làm cho mẹ chồng cảm thấy an tâm và có thêm động lực để tạo dựng mối quan hệ tốt hơn với bạn.

moi-quan-he-me-chong-nang-dau.jpg

Luôn tôn trọng và ủng hộ mẹ chồng để bà cảm thấy mình không cô độc

3.15. Thường đi ra ngoài cùng nhau

Cách gắn kết mẹ chồng nàng dâu tuyệt vời nhất đó là đừng tạo cảm giác khiến mẹ chồng cảm thấy họ đang bị gạt ra bên ngoài. Thay bằng cách bạn lúc nào cũng đi bên cạnh chồng thì hãy dành thời gian cho mẹ chồng nhiều hơn, hãy lên kế hoạch đưa bà đi chơi đâu đó hay tổ chức một chuyến đi chơi gia đình. Điều này vừa giúp tình cảm mẹ chồng với con dâu gắn kết, vừa giúp bà cảm thấy mình được quan tâm.

Nếu không có nhiều thời gian để đi du lịch, thi thoảng bạn hãy rủ mẹ chồng đi đâu đó quanh thành phố. Cuối tuần có thể đi dạo, đi mua sắm cùng nhau. Đây chính là cách giúp tình cảm mẹ con gắn kết cực hiệu quả đó.

cung-me-chong-di-mua-sam-de-gan-ket-tinh-cam.jpg

Cùng mẹ chồng đi dạo phố, mua sắm để kết nối tình cảm

3.16. Đừng quên những ngày kỷ niệm của mẹ chồng

Nếu không muốn mẹ chồng đã không ưa mình lại càng thêm khó chịu thì bạn tuyệt đối đừng quên những ngày kỷ niệm của mẹ nhé. Đặc biệt là ngày sinh nhật hay ngày niệm. Đôi khi chỉ là một câu chúc, một món quà nhỏ cũng sẽ khiến bà cảm thấy bị cảm khích bởi sự quan tâm thật lòng và sự tâm lý của bạn.Vì vậy, bạn hãy lấy lòng mẹ chồng từ những điều nhỏ nhặt này nhé.

Hãy coi mẹ chồng như mẹ đẻ, đừng suy tính thiệt hơn. Khi bạn quan tâm mẹ chồng thì bà sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc, từ đó yêu thương bạn nhiều hơn.

4. Kết luận

Bài viết là chia sẻ 16 cách gắn kết mẹ chồng nàng dâu giúp cực khéo léo và hiệu quả. Các bạn đã và sắp sửa lập gia đình hãy nhớ kỹ nhé. Hãy nhớ rằng dù mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu có bất đồng, xung đột nhau như thế nào thì cả hai đều có một điểm chung là rất yêu thương chồng/ con của mình. Vì vậy hãy vì điều đó mà chung sống hoà thuận với nhau, giữ cho gia đình được êm ấm nhé.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)