Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

12 lời khuyên giúp các cặp đôi quản lý tài chính hôn nhân tốt hơn

Mua 3 tặng 1

Tài chính luôn là chủ đề khó nói, nhất là vấn đề tài chính trong hôn nhân. Mặc dù hai bạn đã về chung một nhà và đều có thu nhập ổn định nhưng chuyện tiền nong, chi tiêu trong gia đình vẫn luôn là chủ đề gây tranh cãi, ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc gia đình. Vậy làm sao để quản lý tài chính hôn nhân đúng cách giúp cả hai vợ chồng đều cảm thấy thoải mái? Bài viết sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn 12 mẹo quản lý tài chính sau kết hôn hiệu quả, mời bạn tham khảo nhé.

1. Hôn nhân có thể thay đổi tư duy tài chính của bạn?

Hầu hết các cặp vợ chồng mới kết hôn đều chưa có suy nghĩ nhiều về việc thay đổi cách phân bổ thu nhập. Lúc này, hai vợ chồng vẫn thoải mái chi tiêu cá nhân và chỉ đóng góp cùng nhau một phần nhất định. Thực tế nếu cuộc sống cứ bình thường và êm đẹp thì sẽ không có gì xảy ra. Tuy nhiên đến khi có con đầu lòng thì mọi thứ sẽ khác rất nhiều. Vì vậy việc thay đổi tư duy tài chính trong hôn nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng, đây là một trong những ràng buộc trong hôn nhân giúp tạo ra sự ổn định và an toàn của mối quan hệ này. Cụ thể việc thay đổi tư duy tài chính trong hôn nhân thể hiện như sau:

quan-ly-tai-chinh-hon-nhan.jpg

Sau kết hôn vợ chồng cần có sự thay đổi tư duy về tài chính

1.1. Tỷ lệ phân bổ nguồn tài chính

Số đông mọi người trước khi kết hôn đều dành phần lớn tiền lương cho việc trải nghiệm và hưởng thụ cuộc sống. Sau khi kết hôn nếu cứ sống thế thì sẽ không đủ chi tiêu. Vì vậy, hai vợ chồng nên cùng ngồi lại và thống nhất lại chi tiêu với nhau. Hai vợ chồng cần đóng góp hết quỹ lương lại với nhau rồi sau đó cùng chi tiêu và đầu tư. Thu nhập cho việc hưởng thụ cuộc sống giảm bớt lại để chuyển sang đầu tư sinh lời. Mỗi tháng hai vợ chồng cần phải dành 60% thu nhập chỉ để đầu tư sinh lời.

tai-chinh-trong-hon-nhan.jpg

Phân bổ nguồn tài chính đúng cách để có tiền tiết kiệm

1.2. Danh mục đầu tư

Đối với những người đã kết hôn và có con, số tiền dành ra để đầu tư tuyệt đối không được mạo hiểm. Tư duy đầu tư thông minh lúc này là phải theo hướng lâu dài vì chúng ít rủi ro hơn. Thêm nữa, nó cũng không tốn quá nhiều thời gian, vợ chồng vẫn có nhiều thời gian chăm lo cho gia đình nhỏ của mình.

Một số những danh mục đầu tư mang tính ổn định và lâu dài bạn có thể lựa chọn đó là: Đầu tư bảo hiểm, đầu tư tiền mã hoá, đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản, đầu tư các dự án khởi nghiệp. Đối với các dự án khởi nghiệp (start-ups), bạn chỉ nên đầu tư một khoản nhỏ vì tính rủi ro của nó khá cao.

1.3. Người giữ tiền trong gia đình

Phụ nữ trước giờ luôn là "tay hòm chìa khoá" trong gia đình nhưng không phải người phụ nữ nào cũng biết vun vén, tiết kiệm. Tuy nhiên không phải phụ nữ nào cũng như vậy, một số người phụ nữ rất đoảng, không biết cách quản lý chi tiêu cho hợp lý. Lúc này, các ông chồng sẽ là người đứng ra giữ tiền trong gia đình. Người giữ tiền trong gia đình có thể là vợ hay chồng đều được, miễn sao là người ấy biết cách chi tiêu cho gia đình hợp lý là được.

ai-la-nguoi-giu-tien-trong-nha.jpg

Người giữ tiền trong nhà phải là người biết cách chi tiêu

2. 12 lời khuyên giúp các cặp đôi quản lý tài chính hôn nhân hiệu quả hơn

Để quản lý tài chính hôn nhân có rất nhiều cách nhưng không phải cặp vợ chồng nào cũng biết. Sau đây Unica sẽ gợi ý cho bạn 12 lời khuyên quản lý tài chính hôn nhân hiệu quả giúp giữ gìn hạnh phúc vợ chồng, bạn hãy lưu lại ngay nhé.

2.1. Công khai thu nhập

Khi độc thân bạn có thể tiêu như thế nào cũng được nhưng khi có gia đình rồi thì sẽ khác, khi đã có gia đình mọi quyết định chi tiêu của bạn phải phù hợp với mục tiêu chung của cả hai vợ chồng. Để rõ ràng chuyện tài chính hôn nhân, hai vợ chồng bắt buộc phải công khai thu nhập. Cả vợ và chồng không được giấu giếm nhau bất cứ một điều gì từ lương thưởng cho tới các khoản nợ hay các khoản đầu tư tài chính khác.

Sau kết hôn, hai vợ chồng cần ngồi xuống thảo luận cởi mở, thành thật với nhau về vấn đề tiền bạc. Cuộc nói chuyện này chính là nền tảng cho cách quản lý tài chính hôn nhân sau này, bởi chỉ khi hiểu rõ về tài chính thì vợ chồng mới có thể cùng nhau chi tiêu tiết kiệm và hợp lý cho tương lai được.

2.2. Cần có một khoản dự phòng nho nhỏ

Vợ chồng sống cùng với nhau sẽ có rất nhiều thứ phải lo lắng. Vì vậy việc lên kế hoạch chi tiêu hợp lý, lập ra các quỹ trong gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng để không xảy ra tình trạng khi cần tiền thì không biết xoay đâu ra. Một trong những quỹ cần thiết nhất định phải lập trong gia đình đó là quỹ dự phòng.

vo-chong-can-co-khoan-quy-du-phong.jpg

Vợ chồng cần có một khoản dự phòng để sử dụng khi có việc đột xuất

Quỹ dự phòng là quỹ sử dụng cho những trường hợp không lường trước như đau ốm, thất nghiệp, tai nạn, hỏng xe cộ,... Quỹ này được sử dụng khi những điều rủi ro không maybất ngờ xảy đến. Vì vậy nó thậm chí còn quan trọng hơn cả quỹ tiết kiệm. Để không muốn gặp phải tình trạng khi cần tiền bất ngờ mà không có, vợ chồng bạn nhất định phải thiết lập một khoản dự phòng cho mình nhé.

2.3. Quản lý tài chính gia đình bằng cách theo dõi thu, chi từng tuần, từng tháng

Sau khi kết hôn, việc công khai thu nhập và quy tiền về một mối để chi tiêu thôi là vẫn chưa đủ để quản lý tài chính hôn nhân hiệu quả. Để không chi tiêu hết tiền, hoang phí cho những khoản không đáng có, vợ chồng cần có bảng theo dõi thu chi từng tuần, từng tháng. Với cách quản lý chi tiêu này, gia đình bạn sẽ biết mình đang tiêu xài hoang phí vào đâu để khắc phục cho tháng sau.

Cách quản lý tài chính hôn nhân theo phương pháp thống kê chi tiết giúp hai vợ chồng kiểm soát chi tiêu cân bằng và khoa học, đảm bảo phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu cần thiết. Đồng thời, cách quản lý này còn giúp xây dựng “lá chắn” tài chính vững chắc trước các rủi ro, gia tăng niềm tin và nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình.

2.4. Không nên cố định chi tiêu hàng tháng, phải linh hoạt 

Vấn đề tài chính hôn nhân không thể cố định được, bởi cuộc sống không thể tránh khỏi những sự kiện bất ngờ. Việc cố định chi tiêu hàng tháng tạo nên sự không khí gia đình khá áp lực và nặng nề. Cách quản lý chi tiêu hôn nhân thông minh đó chính là biết cách linh hoạt trong chi tiêu. Bằng cách này, vợ chồng có thể quản lý tài chính hiệu quả và đảm bảo sự ổn định tài chính trong gia đình, không phải vay nợ hoặc gặp khó khăn tài chính trong mọi trường hợp.

chi-tieu-hang-thang-can-co-su-linh-hoat.jpg

Chi tiêu hàng tháng không nên cố định mà cần phải có sự linh hoạt

Việc duy trì tính linh hoạt trong việc quản lý tài chính cũng giúp vợ chồng tạo ra một môi trường thoải mái và cởi mở trong việc đưa ra quyết định tài chính. Điều này giúp tăng cường sự hiểu biết và quan tâm lẫn nhau.

2.5 Cần có khoản tiết kiệm

Các cặp vợ chồng hạnh phúc thường có mục tiêu chung và cùng nhau cố gắng để đạt được mục tiêu đó. Đó có thể là mục tiêu mua nhà? Hoặc mua xe? Hoặc tiết kiệm để nuôi con cái ăn học tốt hơn? Để hoàn thành được tốt những mục tiêu đã đưa ra, bắt buộc hai vợ chồng sẽ phải có tiền tiết kiệm.

Tuỳ thuộc vào quỹ lương của hai vợ chồng là bao nhiêu mà khoản tiền tiết kiệm mỗi gia đình mỗi khác. Thông thường, khoản tiền tiết kiệm sẽ chiếm 30 - 40% tổng lương, đây là khoản tiền tiết kiệm dài hạn của hai vợ chồng trong tương lai như mua xe, kinh doanh, sinh con và nuôi con. 

2.6. Mỗi người vẫn cần có tài khoản riêng biệt để chi tiêu cá nhân

Mặc dù tiền đã quy về một mối nhưng cả vợ và chồng vẫn cần có tài khoản cá nhân riêng biệt để chi tiêu. Việc vợ chồng mỗi người có tài khoản riêng biệt là một cách thông minh và khôn ngoan trong quản lý. Điều này giúp mỗi người có thể độc lập tài chính và có quyền tự quyết định về việc chi tiêu cá nhân của mình.

meo-quan-ly-tai-chinh-hon-nhan-gia-dinh.jpg

Vợ chồng cần có tài khoản riêng biệt để chi tiêu cá nhân

Ngoài ra việc chi tiêu riêng tài khoản còn thể hiện sự tôn trọng sở thích cá nhân riêng, mỗi người đều sẽ có quyền chi tiêu cho những điều sở thích riêng mà không cần phải bàn cãi hoặc tranh cãi với người kia. Khi mỗi người có tài khoản riêng, việc quản lý tài chính trở nên dễ dàng và minh bạch hơn, tiền sử dụng không cần phải tra cứu hoặc báo cáo chi tiêu với nhau.

2.7. Phải giải quyết ngay những bất đồng về tài chính

Vợ chồng nếu như muốn quản lý tài chính hôn nhân tốt nói riêng và muốn giữ gìn hạnh phúc nói chung nhất định phải không được có mâu thuẫn về tài chính. Nếu như thấy có mâu thuẫn này, có bất đồng cả hai cần phải ngồi lại nói chuyện rõ ràng với nhau để giải quyết, tránh tình trạng để lâu khiến tình cảm vợ chồng ran nứt.

Bất đồng tài chính giữa vợ và chồng có thể đến từ rất nhiều các vấn đề khác nhau. Tuy nhiên dù đến từ vấn đề nào đi chăng nữa thì cả hai vợ chồng vẫn đều phải ngồi lại để nói rõ quan điểm của nhau và giải quyết vấn đề triệt để nếu muôn giữ gìn hạnh phúc vợ chồng, tránh những xung đột về sau.

2.8. Sử dụng thẻ tín dụng khôn ngoan

Không thể phủ nhận được những lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại cho người tiêu dùng. Tuy nhiên thẻ tín dụng giống như con dao 2 lưỡi, nếu không biết cách sử dụng khôn ngoan, bạn sẽ rất dễ bị nợ xấu. Khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn cần có kế hoạch tài chính để thanh toán khoản nợ đúng hạn. Tuyệt đối không để nợ tháng này dồn lên tháng khác, vì càng dồn lên bạn sẽ thì bạn sẽ càng phải trả nhiều.

su-dung-the-tin-dung-khon-ngoan.jpg

Sử dụng thẻ tín dụng khôn ngoan, không nên để nợ tháng này dồn lên tháng khác

Ngoài ra, bạn cần chú ý không nên mở quá nhiều thẻ tín dụng, bởi càng có nhiều thẻ tín dụng bạn sẽ càng mất kiểm soát chi tiêu. Trường hợp nếu thu nhập của bạn chỉ ở mức trung bình khá, bạn nên xem xét lại vấn đề có nên mở thẻ tín dụng hay không. Bởi nếu như không kiểm soát được chi tiêt, bạn rất dễ rơi vào tình trạng bội chi, mất cân đối thu - chi rồi rơi vào tình cảnh nợ nần.

2.9. Hạn chế mua sắm online

Thời điểm công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc mua sắm online đang trở thành xu hướng chung của rất nhiều người tiêu dùng. Mặc dù mua sắm online mang tính tiện lợi cao nhưng cả vợ và chồng đều cần phải chú ý không nên mua sắm quá nhiều. Việc mua sắm online tưởng không tốn kém nhưng thực tế nó rất tốn, những đơn hàng nhỏ khi cộng vào sẽ thành một giá trị to ảnh hưởng đến tài chính gia đình.

Cách quản lý tài chính thông minh đó là hạn chế mua sắm online, chỉ nên mua những gì quan trọng và cần thiết trong gia đình. Hai vợ chồng tuyệt đối không nên mua bừa bãi, tránh gây mất cân đối thu - chi.

2.10. Chi tiêu trong mức có thể chi trả

Để có tiền tiết kiệm trong gia đình, cả hai vợ chồng đều cần phải chi tiêu trong mức cho phép. Ví dụ bạn có 500 triệu, điều đó không có nghĩa là bạn được phép mua một chiếc bằng với số tiền đó. Việc dùng hết số tiền để mua xe sẽ khiến bạn không còn tiền để chi tiêu cho những việc khác, nhất là trong những trường hợp bất ngờ. Vì vậy, vợ chồng cần phải chi tiêu tiết kiệm, thấp hơn mức mà chúng ta có thể chi trả để có tiền dư dùng cho những việc quan trọng khác.

vo-chong-chi-tieu-hop-ly-trong-kha-nang.jpg

Chi tiêu hợp lý trong mức có thể chi trả được

2.11. Hạn chế những khoản nợ

Nhiều người nghĩ rằng, vay nợ trong khả năng cho phép rồi trả thì cũng không có gì quá nghiêm trọng. Đây là suy nghĩ cực kỳ thiển cận, việc vay nợ sẽ khiến bạn mãi không có tiền dư, làm bao nhiêu chỉ để đi trả nợ. Nếu không phải vay nợ để làm những chuyện quan trọng như mua nhà, mua đất thì tốt nhất nên hạn chế. Vay nợ không chỉ khiến gia đình bạn làm mãi không có tiền tiết kiệm mà còn khiến hai vợ chồng cảm thấy vô cùng đau đầu. Để giải quyết hết những vấn đề đó, hãy hạn chế những khoản nợ nhé.

2.12. Tìm đọc sách, tư liệu về quản lý tài chính gia đình

Để biết cách quản lý tài chính hôn nhân gia đình đúng giúp vợ chồng đều cảm thấy thoải mái, bạn có thể tham khảo thêm tư liệu, đọc sách liên quan đến vấn đề này. Hiện nay trên mạng có rất nhiều tư liệu và nhiều cuốn sách hữu ích giúp quản lý tài chính gia đình hiệu quả như: Bí quyết quản lý tài chính gia đình (tác giả: Dave Ramsey), Quản lý tài chính gia đình cho người bận rộn (tác giả: Kimberly Palmer), Chi tiêu thông minh, sống vui vẻ (tác giả: Phạm Thu Hương), Kế hoạch tài chính gia đình (tác giả: Nguyễn Thế Bình),... bạn hãy tìm và tham khảo nhé.

sach-quan-ly-tai-chinh-gia-dinh.jpg

Đọc thêm sách để biết cách quản lý tài chính gia đình

3. Giải đáp một số câu hỏi liên quan tới tài chính sau hôn nhân

Xoay quanh chủ đề tài chính trong gia đình có rất nhiều vấn đề cần phải giải đáp. Thấu hiểu điều đó, sau đây Unica sẽ trả lời cho bạn đọc một số câu hỏi có liên quan tới vấn đề này, mời bạn tham khảo nhé.

3.1. Vợ có nên quản lý tiền của chồng?

Thông thường từ xưa đến nay, vợ vẫn luôn là người quản lý tiền cho chồng. Chồng lo làm kinh tế, vợ lui lại phía sau làm hậu phương, chăm lo con cái và gia đình. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng vậy, một số gia đình vợ không khéo, không biết cách chi tiêu tiết kiệm thì chồng sẽ tự quản lý tiền mà mình làm gì.

Thắc mắc "vợ có nên quản lý tiền chồng hay không" là một vấn đề nhạy cảm, rất khó để đưa ra một câu trả lời cụ thể. Bởi nó phụ thuộc vào sự thoả thuận và quan điểm của mỗi gia đình. Trường hợp chồng đưa tiền cho vợ quản lý thì cần phải có sự thảo luận rõ ràng, thống nhất rõ ràng giữa hai bên. Điều này giúp tạo ra sự thoải mái, hợp lý và bình đẳng lẫn nhau trong gia đình.

3.2. Vợ chồng nên xài tiền chung hay riêng?

Vấn đề vợ chồng nên xài tiền chung hay riêng rất khó để trả lời bởi nó phụ thuộc vào quyết định cá nhân của mỗi người và cần phải được thảo luận và đồng thuận giữa hai bên. Vợ chồng dù là xài tiền chung hay riêng thì cũng cần phải quy về một mối trước để xem tổng thu nhập là bao nhiêu, sau đó chia tiền cho những khoản bắt buộc, còn lại thì mới sử dụng. Tiền để sử dụng hàng ngày này, hai vợ chồng có thể tự cho vào tài khoản cá nhân riêng để dùng hoặc chi tiêu chung đều được.

vo-chong-nen-xai-tien-chung-hay-rieng.jpg

Vợ chồng nên xài tiền chung hay riêng là tuỳ vào sự thống nhân mỗi gia đình

3.3. Khi chồng thích quản lý tiền thì phải làm thế nào?

Khi chồng thích quản lý tiền, vợ không nên ngay lập tức phản đối mà hãy tìm cách ứng xử thông minh. Cụ thể cách xử lý như sau:

- Trước tiên, hãy thảo luận và đồng thuận với chồng về việc anh ấy muốn quản lý tiền. Lắng nghe quan điểm và lý do của anh ấy, đồng thời chia sẻ quan điểm của mình về quản lý tài chính. Tìm hiểu nhau và đưa ra kế hoạch tài chính chung phù hợp với cả hai người.

- Tiếp theo, xác định rõ vai trò và trách nhiệm của chồng trong việc quản lý tiền. Điều này giúp anh ấy biết mình cần làm gì và đảm bảo quá trình quản lý tài chính gia đình mang lại hiệu quả cao.

- Hỗ trợ chồng trong việc thực hiện kế hoạch tài chính và theo dõi tiến độ.

- Cuối cùng đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tài chính cùng nhau. Thảo luận về các thay đổi trong tình hình tài chính và điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với tình huống mới.

4. Kết luận

Bài viết là tổng hợp 12 lời khuyên giúp các cặp đôi quản lý tài chính hôn nhân tốt hơn. Dù bạn đã kết hôn hay chưa kết hôn thì cũng cần phải biết những mẹo quản lý tài chính này để luôn chủ động kinh tế nhé. Nếu bạn còn muốn học thêm những kiến thức giữ lửa hôn nhân bổ ích khác, hãy tham gia khóa học hôn nhân gia đình online trên Unica. Với nội dung bài giảng ngắn gọn, xúc tích cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, bạn chắc chắn sẽ học được nhiều bài học đáng quý.

[Tổng số: 3 Trung bình: 2]
Trở thành hội viên