Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Ràng buộc trong hôn nhân: Phân loại, tác động và cách khắc phục

Hôn nhân là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời của mỗi con người. Vì vậy những thông tin về hôn nhân luôn là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay, lướt trên mạng xã hội hay trên các diễn đàn chúng ta thấy sự xuất hiện nhiều của cụm từ "ràng buộc trong hôn nhân". Vậy ràng buộc hôn nhân tức là như thế nào? Tác động của ràng buộc hôn nhân tới đời sống vợ chồng ra sao? Mời bạn tham khảo nội dung trong bài viết sau để tìm ra câu trả lời nhé.

1. Ý nghĩa của sự ràng buộc trong hôn nhân

Ràng buộc hôn nhân là các quy tắc, luật lệ, hoặc những điều kiện xã hội và pháp lý định sẵn mà người kết hôn phải tuân thủ và chấp nhận thực hiện theo nếu như muốn xây dựng gia đình. Những ràng buộc này thường được xác định bởi phong tục, tôn giáo, văn hóa, và luật pháp của quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Hiểu một cách đơn giản, ràng buộc hôn nhân tức hai người muốn về chung sống với nhau cả đời bắt buộc phải đăng ký kết hôn, có pháp luật chứng nhận.

Người kết hôn cần phải hiểu rõ về sự ràng buộc trong hôn nhân này để xem xem bản thân đã trưởng thành và sẵn sàng để kết hôn hay chưa. Sự hiểu biết về ràng buộc hôn nhân sẽ giúp xây dựng mối quan hệ vợ chồng bền vững,mạnh mẽ và có trách nhiệm với nhau hơn.

rang-buoc-hon-nhan-la-gi.jpg

Ràng buộc hôn nhân là các quy tắc, luật lệ cần tuân thủ

2. Các loại ràng buộc trong hôn nhân

Có rất nhiều các loại ràng buộc hôn nhân như: ràng buộc về xã hội, văn hoá, tài chính, gia đình hay thậm chí là cả ràng buộc về cảm xúc. Cụ thể các loại ràng buộc hôn nhân có thể kể đến như:

2.1. Ràng buộc tâm lý và cảm xúc

Ràng buộc tâm lý và cảm xúc là loại ràng buộc trong hôn nhân vô hình, không thể nhìn thấy bằng mắt. Hiểu đơn giản loại ràng buộc này tức là mỗi người sẽ có tự ý thức về việc mình đã kết hôn để biết cân đối cảm xúc, biết chừng mực với những mối quan hệ khác bên ngoài để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Ngoài ra, việc ràng buộc tâm lý cũng thể hiện ở việc vợ hoặc chồng cần phải sống có trách nhiệm, sống bao dung, vị tha vì nhau để cuộc hôn nhân bền chặt và hạnh phúc lâu dài.

2.2. Ràng buộc về văn hóa và giá trị gia đình 

Bên cạnh ràng buộc tâm lý, cảm xúc thì ràng buộc hôn nhân còn là rằng buộc về văn hoá và giá trị gia đình. Mỗi một gia đình hay một vùng sinh sống sẽ có những quy định văn hoá và giá trị gia đình cụ thể cho hôn nhân riêng buộc các cặp đôi khi muốn kết hôn phải tuân theo. Điều này có thể bao gồm: các nguyên tắc đạo đức, quy tắc về quần áo, phong tục lễ cưới trước và sau khi kết hôn, văn,... Đối với ràng buộc về văn hoá và giá trị gia đình thì có thể trước kết hôn hay sau kết hộn các cặp vợ chồng đều sẽ bị ràng buộc.

Chính sự ràng buộc về văn hóa và gia đình này sẽ khiến người phụ nữ cân nhắc cẩn thận vấn đề chồng ngoại tình có nên ly hôn ngay không. Tất nhiên, không ai muốn tình huống tồi tệ này xảy ra nhưng đời sống vợ chồng sẽ có rất nhiều biến chuyển mà bạn không lường trước được. 

Nếu thấy nhà mình có quá nhiều vấn đề trong phong tục, văn hoá bạn hãy thẳng thắn chia sẻ trước bạn đời để họ xem xem có chấp nhận được không. Tránh tình trạng sau chính những ràng buộc này lại khiến hai bạn ly hôn nhé.

rang-buoc-trong-hon-nhan-ve-van-hoa.jpg

Ràng buộc trong hôn nhân về văn hoá, giá trị gia đình

2.3. Ràng buộc tài chính và kinh tế 

Một số cặp đôi có thể đặt ra các quy định về tài chính, bao gồm việc: ai là người quản lý tiền, tiền đóng góp mỗi tháng bao nhiêu và cách chi tiêu trong gia đình như thế nào? Ràng buộc tài chính là ràng buộc do hai vợ chồng tự thoả thuận, trao đổi rồi đi đến sự thống nhất với nhau để thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân với gia đình. Vì vậy tuỳ thuộc vào kinh tế mỗi gia đình mà ràng buộc tài chính sẽ khác nhau.

2.4. Ràng buộc xã hội và xung quanh

Ràng buộc xã hội và xung quanh khi kết hôn là các yêu cầu, quy tắc, truyền thống và áp lực mà cặp đôi phải đối mặt từ xã hội và môi trường xung quanh sau khi kết hôn. Những ràng buộc này có thể xuất phát từ các thành kiến, quan điểm, hoặc mong đợi xã hội về hôn nhân và gia đình. Một số ví dụ về ràng buộc xã hội và xung quanh có thể kể đến như: Truyền thống gia đình, khu vực sống, quan điểm văn hoá và tôn giáo,...

2.5. Ràng buộc về vai trò và phân công công việc

Sau khi kết hôn, vợ chồng chung sống với nhau sẽ có sự phân công công việc, ví dụ như: Chồng đưa đón con đi học, vợ nấu cơm thì chồng rửa bát, chồng tắm cho con khi vợ nấu cơm,... Sự phân công công việc này sẽ khác nhau tuỳ mỗi gia đinh. Ràng buộc về vai trò và phân công công việc này giúp vợ chồng biết yêu thương, giúp đỡ nhau, sống có trách nhiệm với gia đình hơn.

rang-buoc-trong-hon-nhan-ve-vai-tro-trong-gia-dinh.jpg

Ràng buộc về vai trò và phân công công việc giữa vợ với chồng

3. Tác động của ràng buộc trong đời sống vợ chồng

Ràng buộc trong hôn nhân là một yếu tố quan trọng, nó sẽ tác động trực tiếp đến đời sống vợ chồng. Cụ thể những tác động tích cực và tiêu cực của ràng buộc hôn nhân đến đời sống vợ chồng như sau:

3.1. Mặt tích cực của hôn nhân có ràng buộc

Hôn nhân có ràng buộc giúp đảm bảo quyền lợi giữa vợ và chồng, nếu vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, pháp luật sẽ đứng ra giải quyết. Đồng thời hôn nhân có ràng buộc cũng sẽ tạo cảm giác an toàn và vững chãi hơn.

3.1.1. Xây dựng sự ổn định và cam kết với mối quan hệ

Hai người yêu nhau nếu như không đăng ký kết hôn thì sẽ không có sự ràng buộc trên giấy tờ pháp lý. Điều này, không tạo nên được sự ổn định và cũng không thể hiện được sự cam kết về mối quan hệ lâu dài. Khi hai người không có bất kỳ ràng buộc gì, nếu như xảy ra vấn đề gì ngoài ý muốn thì người phụ nữ sẽ rất thiệt thòi. Việc kết hôn có ràng buộc giúp xây dựng sự ổn định và cam kết quyền lợi cho cả vợ lẫn chồng. Đồng thời khi hôn nhân có ràng buộc thì cả hai cũng sẽ cảm thấy mình được tôn trọng, nhất là về phía người phụ nữ.

3.1.2. Thúc đẩy cá nhân phát triển theo hướng tích cực

Việc ràng buộc trong hôn nhân sẽ giúp các cặp vợ chồng phát triển theo hướng tích cực hơn. Bởi khi đã đồng ý ký vào tờ giấy đăng ký kết hôn tức là hai người phải có trách nhiệm với quyết định của mình. Là vợ chồng mỗi người đều cần phải cố gắng, không ngừng phát triển theo hướng tích cực để nửa kia tự hào và vẻ vang. Cũng như để cuộc sống gia đình trở nên tốt đẹp hơn.

Ngoài ra, việc kết hôn có ràng buộc cũng sẽ giúp các cặp đôi sống có trách nhiệm hơn, biết sống vì nhau để giữ gìn hôn nhân bền chặt.

hon-nhan-co-rang-buoc-thuc-day-moi-ca-nhan-phat-trien.jpg

Hôn nhân có ràng buộc thúc đẩy mỗi cá nhân phát triển theo hướng tích cực

3.1.3. Xây dựng lòng tin với bạn đời

Các cặp đôi yêu nhau lâu nếu như không đi đến hôn nhân chắc chắn người kia sẽ cảm thấy lo lắng, sợ rằng người kia không thật lòng với mình. Việc kết hôn có ràng buộc thực chất chính là một cách để bạn xây dựng lòng tin với bạn đời, cho cô ấy thấy rằng bạn rất yêu cô ấy và rất muốn cưới cô ấy làm vợ. Nếu hai bạn thực lòng yêu thương nhau và muốn sống với nhau cả đời thì nhất định phải cho nhau một danh phận như một cách để khẳng định tình cảm, xây dựng lòng tin lâu dài nhé.

3.1.4. Tăng sự tôn trọng với người ấy

Kết hôn có ràng buộc không chỉ là cách để xây dựng lòng tin với bạn đời mà còn là cách để thể hiện sự tôn trọng với người ấy. Mặc dù ngày nay, xã hội Việt Nam đã thoáng hơn việc chung sống với nhau như vợ chồng khi chưa kết hôn. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người nói ra nói vào, xì xào vấn đề này. Phụ nữ nếu như chung sống với một người đàn ông mà không phải chồng sẽ bị chê bai, nói xấu, thậm chí còn bị xúc phạm. Vì vậy, nếu như bạn có yêu thương cô ấy thì hãy cho cô ấy một danh phận như là thể hiện sự tôn trọng với người mình yêu.

3.1.5. Tạo ra cảm giác an toàn và vững chãi

Ảnh hưởng tích cực nhất của ràng buộc trong hôn nhân chính là tạo ra cảm giác an toàn và vững chãi cho nửa kia. Khi cả hai đã kết hôn, tức là cả vợ và chồng đều đã có danh phận riêng của mình. Điều này giúp tạo cảm giác an toàn và yên tâm hơn trong mọi hoàn cảnh. Khi này bạn không cần lo sợ người kia làm gì khuất tất sau lưng mà mình không có tư cách xen vào nữa.

hon-nhan-co-rang-buoc-tao-cam-giac-an-toan.jpg

Hôn nhân có ràng buộc sẽ tạo cảm giác an toàn và vững chãi

3.1.6. Thúc đẩy cả hai cùng thực hiện nhiều mục tiêu trong cuộc sống

Nếu như đã đồng ý ký vào tờ đơn đăng ký kết hôn, tức là hai bạn đã khẳng định một điều rằng quãng thời gian sau này dù có khó khăn hay vát vả gì cũng sẽ đều cùng nhau cố gắng. Việc kết hôn có ràng buộc sẽ thúc đẩy cả hai cùng nhau cố gắng, nỗ lực để thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống giúp cuộc sống thêm hạnh phúc và ý nghĩa hơn.

3.2. Ảnh hưởng tiêu cực của ràng buộc trong đời sống vợ chồng

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì việc kết hôn có ràng buộc cũng sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống vợ chồng như: cuộc sống hôn nhân trở nên căng thẳng, mất quyền tự do cá nhân. Cụ thể những ảnh hưởng tiêu cực này như sau:

3.2.1. Căng thẳng và xung đột

Việc bị ràng buộc hôn nhân quá nhiều sẽ gây nên những xung đột và căng thẳng trong hôn nhân. Thực tế, bình thường thì không sao nhưng khi áp lực công việc dồn nén cộng thêm cũng với những ràng buộc trong hôn nhân khiến tâm lý vợ chồng trở nên căng thẳng. Khi này, nếu như cả hai vợ chồng không bình tĩnh để tháo gỡ thì chắc chắn sẽ dẫn đến chia tay.

tai-sao-nen-rang-buoc-hon-nhan.jpg

Hôn nhân có ràng buộc khiến người trong cuộc cảm thấy căng thẳng

3.2.2. Sự không hài lòng và bất mãn

Chẳng có một ai mà cảm thấy thoải mái được khi kết hôn có quá nhiều ràng buộc, nhất là ràng buộc về về văn hoá gia đình, xã hội và tài chính, nhất là các đấng mày râu. Bởi họ cảm thấy việc bị vợ ràng buộc sẽ mất đi quyền lự và vai trò của mình. Sự không hài lòng và bất mãn lâu ngày với hôn nhân sẽ khiến cả hai vợ chồng cảm thấy chán nhau. Khi này quyết định chia tay không sớm thì muộn cũng sẽ xảy ra.

3.2.3. Mất cân bằng quyền lực và vai trò

Việc kết hôn có ràng buộc khiến người chồng cảm thấy mình không được là mình của trước kia nữa. Việc phải làm việc theo phân công công việc từ vợ, đóng tiền cho vợ hay phải nghe lời vợ làm việc này việc kia,... khiến họ cảm thấy mình không còn tiếng nói, mất đi quyền lực của một người chồng. Trong tường hợp người chồng cảm thấy bị thua kém vợ quá lâu sẽ nảy sinh suy nghĩ khó chịu, bất mãn và không còn cảm xúc với vợ như trước nữa.

3.2.4. Hạn chế sự tự do cá nhân

Chắc chắn một điều khi đã kết hôn tức là cả hai bạn đều sẽ bị hạn chế sự tự do cá nhân. Nếu như trước kia bạn thích đi đâu thì đi, thích tiêu gì thì tiêu thì bây giờ sẽ khác, bạn phải hạn chế tất cả lại vì gia đình. Khi đã kết hôn có ràng buộc tức là bạn sẽ sống cho gia đình, sống vì gia đình. Vì vậy sẽ không thể ích kỉ sống riêng cho cá nhân mình được nữa.

co-nen-rang-buoc-trong-hon-nhan-khong.jpg

Kết hôn vợ chồng khiến sự tự do cá nhân bị hạn chế

Đăng ký khoá học online qua video với chủ đề đời sống vợ chồng ngay hôm nay để nhận ưu đãi hấp dẫn. Khoá học với chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu tâm lý của mình và của bạn đời, tìm ra phương pháp hiệu quả để giữ lửa hạnh phúc. Nếu bạn đang muốn tìm lại xúc cảm vợ chồng, hãy đăng ký ngay.

Biến Mối Quan Hệ Khổ Thành Hạnh phúc (Level I)
Võ Tấn Cường
199.000đ
499.000đ

Nghệ thuật sống hạnh phúc
Phan Văn Trường
299.000đ
600.000đ

Kỹ năng hạnh phúc
Phạm Quỳnh Giang
399.000đ
700.000đ

4. Cách giải quyết mâu thuẫn do sự ràng buộc trong hôn nhân tạo ra

Ràng buộc hôn nhân ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, là nguyên nhân chính gây mâu thuẫn giữa các cặp đôi. Vậy làm cách nào để giải quyết những mâu thuẫn do ràng buộc hôn nhân gây ra. Sau đây là một vài chia sẻ cho bạn.

4.1. Tăng cường giao tiếp và thấu hiểu lẫn nhau

Để giải quyết mâu thuẫn do sự ràng buộc trong hôn nhân tạo ra, hai bạn hãy tăng cường giao tiếp với nhau. Việc thường xuyên nói chuyện với nhau sẽ giúp hai bạn tìm ra tiếng nói chung và hiểu hơn về suy nghĩ của nhau. Như vậy, mâu thuẫn sẽ được giải quyết một cách êm đẹp nhất.   

4.2. Xây dựng lòng tin và tôn trọng

Nếu muốn giải quyết những mâu thuẫn do ràng buộc hôn nhân gây ra, hai bạn nhất định phải xây dựng được lòng tin và sự tôn trọng dành cho nhau. Không chỉ người đàn ông cần được tôn trọng mà phụ nữ cùng cần được chồng tôn trọng. Vậy làm thế nào để chồng tôn trọng vợ trong đời sống hôn nhân? Hãy thẳng thắn chia sẻ những điều mình mong muốn, những chuyện mình đang gặp? Hãy cho họ thấy rằng ở trong lòng bạn người ấy quan trọng và bạn tôn trọng người ấy như thế nào? Điều này sẽ giúp bạn và người ấy giải quyết được những mâu thuẫn một cách nhanh chóng nhất.

rang-buoc-trong-hon-nhan-la-gi.jpg

Muốn giải quyết những mâu thuẫn do ràng buộc hôn nhân vợ chồng cần có sự tôn trọng nhau

4.3. Hiểu và chấp nhận sự khác biệt

Hôn nhân chính là việc hai người xa lạ gặp nhau, yêu nhau rồi kết hôn và chung sống với nhau. Vợ chồng không phải ai cũng hợp hoàn toàn, điều quan trọng là phải biết hiểu và chấp nhận sự khác biệt. Đã là vợ chồng thì cần phải biết sống vì nhau, biết nghĩ cho nhau, mỗi người bớt cái tôi của mình đi một chút. Như vậy những mâu thuẫn mới dễ tháo gỡ và hôn nhân mới bền vững được.

4.4. Cùng nhau gánh vác và vượt qua khó khăn

Cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đẹp và nhẹ nhàng, sẽ có lúc sóng gió xảy đến với hôn nhân. Lúc này cả hai bạn cần phải cùng nhau cố gắng, cùng nhau gánh vác để vượt qua khó khăn. Nếu hai người ở bên cạnh nhau, chắc chắn sóng gió nào thì cũng sẽ vượt qua được.

4.5. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài và chuyên gia tâm lý

Trường hợp nếu như áp dụng nhiều cách mà mâu thuẫn của ràng buộc hôn nhân vẫn chưa được giải quyết thì có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ bên ngoài hoặc của các chuyên gia tâm lý. Có thể người ngoài sẽ có suy nghĩ khách quan hơn trong chuyện của vợ chồng bạn, từ đó đưa ra những lời khuyên mang lại hiệu quả cao.

bac-si-tam-ly-giup-giai-quyet-van-de-cua-rang-buoc-hon-nhan.jpg

Bác sĩ tâm lý sẽ giúp giải quyết các vấn đề của ràng buộc trong hôn nhân

Chú ý: Chỉ nên chia sẻ với người mà bạn cảm thấy thân và tin tưởng. Khi tìm gặp bác sĩ nên chọn những chuyên gia tâm lý uy tín để nhận được những lời khuyên hữu ích. không bị tiền mất tật mang.

5. Kết luận

Trên đây là tổng hợp của Unica về chủ đề ràng buộc trong hôn nhân. Để có được gia đình êm ấm, hạnh phúc thì cả vợ và chồng đều phải cùng nhau cố gắng, vun đắp cho gia đình nhỏ bé. Khi gặp những mâu thuẫn nên bình tĩnh để tháo gỡ, mỗi người hạ cái tôi của mình xuống một chút, vì nhau hơn một chút thì chắc chắn hôn nhân sẽ bền chặt.

[Tổng số: 2 Trung bình: 3]
Trở thành hội viên
Tác giả
Kim Thành - Sứ Giả Tình Yêu Tác giả, chuyên gia huấn luyện tâm lý và tinh thần
Tác giả, chuyên gia huấn luyện tâm lý và tinh thần, Kim Thành - Sứ Giả Tình Yêu đã có hơn 8 năm nghiên cứu, huấn luyện tâm lý và tinh thần cho hàng nghìn học viên...