Nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất của phụ nữ khi kết hôn đó là việc sống chung với mẹ chồng. Càng nhiều câu chuyện, bộ phim mẹ chồng nàng dâu công chiếu thì phụ nữ lại càng sợ hãi việc phải ở chung với mẹ chồng. Tuy nhiên, việc sống chung với mẹ chồng không khó như mọi người vẫn nghĩ. Chỉ cần bỏ túi ngay những nguyên tắc hòa hợp với mẹ chồng mà Unica chia sẻ trong bài viết, chắc chắn bạn sẽ trở thành một người con dâu ngoan, được mẹ chồng hết mực yêu thương.
1. Lưu ngay 14 nguyên tắc hoà hợp với mẹ chồng
Nàng dâu khéo léo và biết cách cư xử thông minh, hoàn toàn có thể hoá giải được mối thâm thù “truyền kiếp” giữa mẹ chồng, nàng dâu. Sau đây là tổng hợp 14 nguyên tắc hòa hợp với mẹ chồng, bạn hãy lưu lại ngay để dùng nhé.
1.1. Sống với mẹ chồng cần thật lòng và luôn nhớ một từ “nịnh”
Nguyên tắc để hoà hợp với mẹ chồng đầu tiên chị em cần phải nhớ đó là biết “nịnh”. Khi mẹ khoe mới mua một chiếc váy, chiếc áo, chiếc đồng hồ hay đôi giày, dù không thấy đẹp thì bạn cũng đừng thẳng thắn chế xấu. Điều này sẽ khiến bạn mất điểm với mẹ chồng ngay từ những ngày đầu đó. Thay vì thẳng thắn chê, bạn hãy khéo léo nói những lời khen. Ai cũng thích nịnh, nhất là những người mẹ chồng có tính "đồng bóng", một câu nịnh chẳng mất gì. Vì vậy tội gì mà bạn không nói cho mẹ vui, lại còn ghi điểm trong mắt mẹ nữa chứ.
Để sống chung với mẹ chồng hoà thuận bạn cần phải biết "nịnh"
Trong những tình huống éo le, không phải cứ “thật lòng” thể hiện thái độ là tốt. Hãy biết cách “nịnh” để sống cùng mẹ chồng dễ dàng hơn, bạn có thể chân thành nhưng không phải quá thật thà, thẳng tính nhé.
1.2. Luôn luôn phải tôn trọng mẹ chồng
Muốn được mẹ chồng tôn trọng, yêu thương trước tiên bạn cần phải tôn trọng mẹ chồng trước. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch bạn nhất định phải nhớ cho tất cả các mối quan hệ chứ không riêng gì mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Tôn trọng mẹ chồng thể hiện ở việc: Con dâu lễ phép với mẹ chồng, cư xử lễ nghĩa, cẩn trọng trong từng lời ăn tiếng nói.
Trong cuộc sống, không tránh khỏi được có lúc trong cơn nóng giận con dâu “láo” với mẹ chồng. Đây chính là hành động thiếu tôn trọng. Vì vậy để mẹ chồng và nàng dâu có thể chung sống hoà hợp, bạn hãy ngoan và lễ phép, tôn trọng mẹ nhé.
1.3. Không nói xấu, than thở về mẹ chồng
Hầu hết chị em đều mắc một sai lầm chung đó là hay kể xấu mẹ chồng với người ngoài, nhất là khi mẹ chồng có hành động cư xử không đúng. Muốn cải thiện mối quan hệ với mẹ chồng, nguyên tắc quan trọng bạn nhất định phải nhớ đó là không bao giờ được nói xấu mẹ chồng. Mẹ chồng là người lớn tuổi, việc kể xấu là hành động thiếu tôn trọng. Nếu chẳng may mẹ chồng biết được thì chắc chắn sẽ to chuyện.
Con dâu tuyệt đối không được nói xấu, than thở với người ngoài về mẹ chồng
Khi bức xúc hay gặp mâu thuẫn với mẹ chồng, bạn nên tìm đến những người bạn, hay những người thân mà mình thực sự tin tưởng. Họ sẽ giúp bạn bình tĩnh và đưa ra được được cho bạn những lời khuyên phù hợp nhất.
1.4. Thường xuyên hỏi thăm mẹ chồng
Nguyên tắc hòa hợp với mẹ chồng tiếp theo bạn cần ghi nhớ đó là nên thường xuyên hỏi thăm, quan tâm và thể hiện tình cảm với mẹ chồng. Thể hiện tình cảm nghe thì tưởng dễ nhưng cách thực hiện vô cùng khó, bởi hầu hết chúng ta đều rất ngại thể hiện với bố mẹ. Nếu bạn muốn sống chung hòa hợp và vui vẻ với mẹ chồng, hãy thường xuyên quan tâm và hỏi thăm mẹ chồng nhé. Hãy bỏ qua những rào cản của bản thân, thay vào đó nên xích lại gần mẹ chồng hơn.
Hãy thường xuyên hỏi thăm mẹ từ những điều nhỏ nhất như: Quân tâm sức khỏe mẹ, dành thời gian nhổ tóc trắng để hai mẹ con có thời gian thủ thỉ với nhau,... Bằng cách này, chắc chắn nàng sẽ ghi điểm với mẹ chồng.
1.5. Không bao giờ can dự quá sâu vào việc nhà chồng
Dù bạn đã về làm dâu và trở thành một thành viên của gia đình nhưng bạn vẫn phải nhớ: Tuyệt đối không bao giờ được can dự quá sâu vào chuyện của nhà chồng. Việc nhà chồng là việc của chồng và gia đình chồng, nếu cần bạn cho ý kiến thì bạn hãy tham gia vào, còn nếu không thì bạn cứ kệ để mọi người giải quyết. Trường hợp bạn muốn giúp thì nên giúp bằng hành động, tránh có quá nhiều lời nói tham gia vào chuyện của gia đình chồng.
Nguyên tắc hoà hợp với mẹ chồng là tuyệt đối không nên can dự quá sâu vào việc nhà chồng
Bổn phận làm vợ là cùng chồng xây dựng tổ ấm, chăm sóc con cái chứ không phải bổn phận con dâu là xây dựng gia đình nhà chồng. Vì vậy hãy nhớ kỹ để khỏi mất điểm trong mắt nhà chồng nhé.
1.6. Không chiếm hữu chồng
Người đàn ông đang sống cùng bạn trước khi trở thành chồng bạn thì anh ấy đã là con của mẹ rồi. Vì vậy để mẹ chồng cảm thấy hài lòng, đánh giá bạn là người con dâu khéo léo thì bạn không nên quá chiếm hữu anh ấy. Trước mặt mẹ chồng, bạn không nên có những cử chỉ ân ái, thân mật quá mức với chồng, bởi vì mẹ chồng sẽ cảm thấy tủi thân, đứa con mình vất vả chăm bẵm từ bé giờ lại thương người khác hơn mình.
Không chỉ vậy, bạn cũng tuyệt đối không được phép sai chồng việc nọ việc kia khi có mặt mẹ. Điều này sẽ khiến cho mẹ chồng thấy bạn thật lười biếng và đang bắt nạt con trai họ. Để cải thiện tốt mối quan hệ với mẹ chồng, bạn cũng không nên chia rẽ mối quan hệ của chồng với anh ấy. Hãy là người bao dung, biết san sẻ tình yêu cho tất cả mọi người chứ không nên có tính chiếm hữu quá cao nhé.
1.7. Không hơn thua với mẹ chồng
Mẹ chồng dù gì cũng là người lớn tuổi, không phải bằng vai phải lứa với bạn nên bạn tuyệt đối không nên hơn thua. Việc hơn thua, tính toán với mẹ chồng chẳng những thiệt thân mà còn làm mối quan hệ với mẹ chồng nàng dâu trở nên xa cách hơn. Khi hơn thua, bạn sẽ không thể nào thấu hiểu được mẹ chồng, Vì vậy tốt nhất là nên ngoan ngoãn nghe lời.
Tuyệt đối không được phép so bì, hơn thua với mẹ chồng
Trong quá trình chung sống với mẹ chồng, không phải lúc nào bạn cũng có thể nghe lời. Đôi khi bạn cũng sẽ có những quan điểm riêng của bản thân. Trong trường hợp này, bạn nên bình tĩnh rồi dần dần bày tỏ quan niệm, việc nhường nhịn với mẹ chồng không phải là hạ mình mà là bạn biết khiêm nhường, khiêm tốn đúng lúc mà thôi.
1.8. Ứng xử với mẹ chồng, nhất định phải “biết điều”
Con dâu mà không “biết điều”, cãi mẹ chồng chem chẻm thì chẳng có mẹ chồng nào ưa được cả, thậm chí mẹ chồng lại càng thêm ghét. Nguyên tắc hòa hợp với mẹ chồng bạn luôn luôn phải nhớ đó là ứng xử khéo léo, tuyệt đối đừng “bật lại”, đừng dại dột cãi nhau với mẹ chồng chỉ vì đòi công bằng cho mình. Việc bạn cãi lại mẹ chồng khiến mẹ chồng càng thêm nghĩ bạn là người hư đốn, không được giáo dục đàng hoàng, ảnh hưởng cả sang bố mẹ ruột.
Là một người con dâu khéo léo bạn hãy biết cách sống với mẹ chồng. Mỗi khi có mâu thuẫn, hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng ứng xử với mẹ chồng. Trường hợp mâu thuẫn do mẹ sai, bạn hãy lựa thời điểm để khéo léo góp ý với mẹ chân thành. Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu thực chất đến từ việc hai người không hiểu nhau, nếu như nhẹ nhàng cùng nhau nói rõ ràng, chắc chắn mẹ chồng và nàng dâu sẽ thấu hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn.
1.9. Hãy xem mẹ như mẹ ruột
Nguyên tắc hòa hợp với mẹ chồng tiếp theo bạn cần ghi nhớ đó là hãy xem mẹ chồng như mẹ ruột. Thay vì lúc nào cũng giữ tâm lý căng thẳng, ngại tâm sự, ngại quan tâm tới mẹ chồng thì bạn hãy thay đổi. Hãy quan tâm, lo lắng, coi mẹ chồng như một người thân của mình, đối xử với mẹ bằng lòng chân thành từ sâu trong trái tim. Chính sự chân thành này sẽ giúp hai mẹ con xích lại gần nhau hơn, rút ngắn khoảng cách, không còn rào cản mẹ ruột – mẹ chồng, con gái – con dâu nữa.
Yêu thương mẹ chồng như chính mẹ đẻ của mình
Sự phân biệt rạch nói quá mức sẽ khiến mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu có khoảng cách khiến cả hai khó gần gũi với nhau hơn. Vì vậy bạn hãy cố gắng thay đổi tư tưởng này để hai mẹ con được hoà hợp và vui vẻ nhất khi sống dưới một mái nhà với nhau nhé.
1.10. Làm những việc mà mẹ chồng hay làm
Một tuyệt chiêu để mẹ chồng nàng dâu hoà hợp bạn nhất định phải biết đó là hãy làm những việc mà mẹ chồng hay làm. Chẳng hạn như vào buổi sáng, nếu bạn thấy mẹ hay dậy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà thì bạn cũng phải dậy ngay. Hoặc nếu như thấy mẹ hay có thói quen tỉa cây, hoa trong sân vườn thì bạn cũng nên sán vào làm cùng mẹ để hai mẹ con gần gũi. Tất cả những hành động đó của bạn sẽ khiến mẹ thấy bạn là người con dâu cực hiểu chuyện, từ đó mẹ sẽ yêu thương bạn nhiều hơn
Để được mẹ chồng yêu quý, đôi khi có những việc không thích bạn vẫn phải làm. Dù có mệt mỏi, có không thích như thế nào đi chăng nữa thì cũng hãy cố gắng nhé.
1.11. Hòa đồng với gia đình chồng
Việc hoà đồng với gia đình chồng chẳng những giúp chồng yêu thương bạn nhiều hơn mà còn giúp hoá giải khoảng cách mẹ chồng nàng dâu hiệu quả. Hoà đồng với gia đình chồng mang lại nhiều lợi ích, vậy thì còn chần chừ gì mà bạn không thực hiện. Hãy hỏi han, quan tâm, lo lắng tới các thành viên trong gia đình chồng lúc ốm đau, có chuyện buồn hay kể cả lúc bình thường.
Hoà hợp với gia đình nhà chồng giúp bạn nhận được tình thương và sự tôn trọng
Bạn hãy hòa đồng với gia đình chồng một cách thật lòng. Điều này chắc chắn sẽ giúp bạn xoá nhoà đi mọi khoảng cách. Khi các thành viên trong gia đình chồng hiểu rằng bạn rất tôn trọng họ. chắc chắn họ cũng sẽ tôn trọng và yêu quý bạn.
1.12. Tiếp thu lời dạy bảo của mẹ chồng
Hãy tin một điều rằng, mẹ có thương thì mới nói. Vì vậy, nếu như mẹ chồng dạy bảo, bạn hãy cứ vui vẻ nghe lời. Khi nghe lời mẹ chồng, chắc chắn bạn sẽ thấy có những ý kiến không hợp lý nhưng hãy cứ nhẹ nhàng lắng nghe, đừng phản kháng mãnh liệt quá nhé. Điều này chẳng những tạo ra không khí căng thẳng mà còn khiến bạn mất điểm trong mắt mẹ chồng đó.
1.13. Tôn trọng nếp sống nhà chồng
Các cụ xưa đã có câu “nhập gia tùy tục”, nguyên tắc hoà hợp với mẹ chồng bất di bất dịch bạn phải nhớ đó là tôn trọng nếp sống nhà chồng. Là một người phụ nữ thông minh, khéo léo bạn hãy khai thác những thông tin từ chồng về nếp sống, thói quen và sở thích của các thành viên trong gia đình, nhất là người phụ nữ quyền lực là “mẹ chồng”.
Việc tôn trọng nếp sống nhà chồng chẳng những giúp bạn thấu hiểu được cách sống trong gia đình chồng. Đồng thời còn giúp bạn ghi điểm trong mắt mẹ chồng. Vậy thì hãy học tập và làm quen nếp sống đó ngay thôi nào.
Nàng dâu cần phải tôn trọng nếp sống nhà chồng để không xảy ra mâu thuẫn
1.14. Tìm sự hỗ trợ từ người chồng
Trường hợp mâu thuẫn nàng dâu với mẹ chồng quá căng thẳng, bạn có thể nhờ chồng hỗ trợ. Hãy nói với anh ấy về tình trạng mối quan hệ với mẹ chồng hiện tại hoặc chia sẻ với anh ấy về mong muốn của bạn với mẹ chồng. Nếu anh ấy thương bạn và không muốn mình ở giữa hai người, chắc chắn anh ấy sẽ giúp bạn cải thiện và nâng cấp hơn mối quan hệ này.
2. Có nên sống chung với mẹ chồng không?
Sau khi kết hôn, quyết định có nên sống chung với mẹ chồng hay không còn tùy thuộc mỗi gia đình. Quyết định có nên sống chung với mẹ chồng hay không là một vấn đề phức tạp, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
- Nếu như vợ chồng bạn có đủ kinh tế để ra ngoài ở riêng và bạn có đủ thời gian để chăm sóc gia đình thì ở riêng cũng được. Tuy nhiên nếu như vợ chồng bạn vẫn còn khó khăn chuyện kinh tế thì tốt nhất nên sống chung với bố mẹ để được hỗ trợ.
- Nếu quan hệ giữa bạn và mẹ chồng không có gì đáng nói và bạn cũng rất thương, yêu quý mẹ chồng như mẹ đẻ thì nên ở chung. Việc sống chung thậm chí còn có thể tạo điều kiện thuận lợi để gắn kết mẹ chồng nàng dâu. Tuy nhiên, nếu như giữa bạn và mẹ chồng có xung đột và mâu thuẫn thường xuyên, việc sống chung có thể gây căng thẳng và ảnh hưởng đến sự hòa hợp trong gia đình.
Có nên sống chung với mẹ chồng hay không còn tuỳ vào quan điểm mỗi người
- Sống chung với mẹ chồng yêu cầu bạn phải chia sẻ không gian sống và thời gian với mẹ chồng. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự riêng tư và quyền tự do của bạn. Hãy xem xét xem bạn có thoải mái với điều này hay không. Nếu cảm thấy không có vấn đề gì thì bạn có thể lựa chọn sống chung với mẹ chồng hoặc ngược lại.
Tóm lại, việc có nên sống chung với mẹ chồng hay không là cần được xem xét kỹ lưỡng trên nhiều khía cạnh. Hãy tôn trọng ý kiến và cảm xúc của mọi người trong gia đình và cân nhắc các yếu tố trên để đưa ra quyết định phù hợp nhất trong hoàn cảnh hiện tại của bạn nhé.
3. Kết luận
Mong rằng với những nguyên tắc hòa hợp với mẹ chồng chia sẻ trên đây, bạn đã có thêm những bí quyết hữu ích để chuẩn bị làm dâu, làm vợ. Thay vì đặt mình vào tâm lý sợ hãi, hãy tin rằng bạn hoàn toàn có thể chung sống hoà thuận với mẹ chồng và được mẹ chồng yêu thương, quý mến.