Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Tổng hợp các chiến lược kinh doanh, nguyên tắc, lưu ý và câu hỏi liên quan

Nội dung được viết bởi Trung Phạm

Trong hoạt động kinh doanh, các chiến lược kinh doanh đóng vai trò vô cùng đối với doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp duy trì bộ máy hoạt động nhờ nguồn doanh thu ổn định, đồng thời giúp gia tăng độ uy tín và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường so với đối thủ khác. Để tìm hiểu chi tiết hơn nữa về những chiến lược kinh doanh hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo các nội dung trong bài viết dưới đây nhé.

1. Chiến lược kinh doanh là gì? Vai trò của một chiến lược kinh doanh

Trước khi tìm hiểu về các chiến thuật kinh doanh, mời các bạn tìm hiểu về khái niệm chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 

Chiến lược kinh doanh là một tập hợp các động thái và hành động cạnh tranh mà doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách hàng, cạnh tranh thành công, tăng cường hiệu suất và đạt được các mục tiêu của tổ chức. Nó vạch ra cách thức kinh doanh nên được tiến hành để đạt được những mục đích mong muốn.

Các chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng với doanh nghiệp

Học chiến lược kinh doanh trang bị cho lãnh đạo cao nhất một khuôn khổ tích hợp, để phát hiện, phân tích và khai thác các cơ hội có lợi, nhận biết và đối mặt với các mối đe dọa tiềm tàng, sử dụng tối ưu các nguồn lực và điểm mạnh, để đối trọng với điểm yếu.

Xây dựng chiến lược kinh doanh được xem là xương sống của doanh nghiệp vì nó là lộ trình dẫn đến các mục tiêu mong muốn. Bất kỳ một sai sót nào trong lộ trình này đều có thể khiến doanh nghiệp bị mất vị thế trong đám đông đối thủ cạnh tranh áp đảo. 

2. Các thành phần trong chiến lược kinh doanh

Sau khi đã biết thế nào là chiến lược kinh doanh, nhiều người sẽ lại muốn biết thành phần trong các chiến lược kinh doanh là gì? Khi phân tích chiến lược kinh doanh, chúng ta có thể phân tách thành 5 thành phần chính sau đây. 

2.1. Mục tiêu chiến lược

Hầu hết các chiến lược kinh doanh đều phát triển dựa trên nền tảng chính là mục tiêu phát triển và những kỳ vọng dài hạn của doanh nghiệp. Việc xác định mục tiêu chiến lược có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng kế hoạch, điều phối hoạt động doanh nghiệp trong suốt quá trình thực hiện chiến lược. Do đó, mục tiêu chiến lược phải cụ thể, rõ ràng, có thể đo lường bằng các chỉ số cụ thể và có thời hạn thực hiện rõ ràng.

muc-tieu-chien-luoc-kinh-doanh.jpg

 Mục tiêu chiến lược trong chiến lược kinh doanh

2.2. Phạm vi chiến lược

Phạm vi chiến lược kinh doanh là các giới hạn về sản phẩm, khách hàng mục tiêu, khu vực địa lý, thời gian thực hiện, chi phí đầu tư dự án,... Việc đặt ra phạm vi chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp quản lý chiến lược hiệu quả. Kịp thời thay đổi cách thức, phương pháp vận hành chiến lược khi thực sự cần thiết. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế tối đa những rủi ro dẫn đến thất bại trong kinh doanh.

2.3. Giá trị khách hàng

Giá trị khách hàng chính là nhận thức của khách hàng về giá trị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp so với chi phí mà khách hàng cần chi trả. Do đó, các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải hướng đến việc tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng. Việc xác định và tạo dựng giá trị khách hàng căn cứ theo sự kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

2.4. Hệ thống các hoạt động chiến lược

Chiến lược bán hàng của doanh nghiệp phải đảm bảo sự kết nối logic, khoa học giữa các hoạt động. Nhằm hướng đến việc vận hành chiến lược trơn tru và tạo ra giá trị gia tăng hiệu quả cho doanh nghiệp. Do đó, một chiến lược kinh doanh hiệu quả phải được xây dựng thành hệ thống các hoạt động chiến lược, bao gồm các bước thực hiện theo từng giai đoạn cụ thể.

chien-luoc-kinh-doanh-can-dam-bao-su-ket-noi.jpg

Thực hiện chiến lược bán hàng phải đảm bảo sự kết nối

2.5. Năng lực cốt lõi

Năng lực cốt lõi chính là năng lực của nhân sự, nhận sự đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh. Có thể nói, năng lực cốt lõi là thế mạnh cho phép doanh nghiệp tạo nên giá trị cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh và đạt được mục tiêu đã đề ra trong chiến lược. Vì vậy, năng lực cốt lõi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược kinh doanh.

3. Nguyên tắc khi thiết lập chiến lược kinh doanh

Để thiết lập được một chiến lược kinh doanh hiệu quả không hề đơn giản, bạn cần phải tuân thủ đầy đủ theo 7 nguyên tắc cơ bản sau đây.

3.1. Nghiên cứu, thấu hiểu thị trường

Trước khi thiết lập chiến lược kinh doanh, yêu cầu tối thiểu là doanh nghiệp cần thấu hiểu về thị trường và ngành nghề mà doanh nghiệp đang tham gia hoạt động. Bởi lẽ, mỗi thị trường sẽ có những đặc thù riêng biệt. Việc thấu hiểu thị trường đến từng chi tiết, ngóc ngách sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro từ rào cản tôn giáo, văn hóa vùng miền,...

nghien-cuu-thi-truong.jpg

Nghiên cứu, thấu hiểu thị trường giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro

3.2. Xác định khách hàng mục tiêu

Việc xác định nhóm khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược chinh phục và thỏa mãn nhóm đối tượng khách hàng hiệu quả hơn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được mục tiêu trong chiến lược kinh doanh hơn. Đồng thời, giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa các chi phí dành cho marketing.

3.3. Cạnh tranh vì lợi nhuận

Một nguyên tắc quan trọng bạn bắt buộc phải nhớ khi thiết lập các chiến lược kinh doanh là hãy đặt ra mục tiêu lợi nhuận song song với việc phát triển vị thế doanh nghiệp. Cạnh tranh vì lợi nhuận chính là nền tảng để doanh nghiệp duy trì và phát triển trên thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải hết sức quan tâm đến vấn đề này.

kinh-doanh

3.4. Cạnh tranh để khác biệt

Nhắc đến những nguyên tắc khi thiết lập các chiến lược kinh doanh, nhất định phải nhắc đến nguyên tắc cạnh tranh để khác biệt. Khi bạn xây dựng chiến lược kinh doanh mới lạ, khác biệt sẽ dễ dàng xây dựng hình ảnh, gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng khách hàng. Từ đây, doanh nghiệp dễ dàng thu hút được nhiều khách hàng mới và mở rộng thị trường tốt hơn. 

các chiến lược kinh doanh

Chiến lược khác biệt hóa sẽ mang lại thành công cho doanh nghiệp

3.5. Thay đổi để phù hợp

Cùng với sự phát triển của công nghệ, sự biến động của thị trường, nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao. Lại thêm sức cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ngày càng mạnh. Nếu doanh nghiệp không thay đổi để phù hợp với xu hướng tiêu dùng, xu hướng phát triển thị trường thì khó phát triển. Do đó, doanh nghiệp cần cải thiện sản phẩm, dịch vụ, áp dụng những chiến lược kinh doanh sáng tạo để không bị thụt lùi hoặc thoái hóa trên thị trường. 

Theo nguyên tắc này, doanh nghiệp không chỉ thay đổi so với quy trình vận hành kinh doanh trước đây. Mà doanh nghiệp còn cần nhạy bén, linh hoạt trong khi thực hiện chiến lược kinh doanh. Có như vậy mới có thể tăng hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.

3.6. Tư duy có hệ thống

Khi doanh nghiệp thiết lập các chiến lược kinh doanh với tư duy có hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên một kế hoạch hoàn chỉnh. Với chuỗi các hoạt động, phương pháp giải quyết vấn đề linh hoạt trong mọi tình huống. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh với các tình huống bất ngờ từ thị trường, từ đối thủ cạnh tranh,... Góp phần tăng hiệu quả cho chiến lược kinh doanh.

tu-duy-co-he-thong-giup-tao-nen-ke-hoach-hoan-chinh.jpg

Tư duy có hệ thống giúp tạo nên kế hoạch hoàn chỉnh

3.7. Học cách nói không

Trong quá trình thực hiện các chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần phải học cách từ chối một số yêu cầu từ khách hàng. Bởi không phải lúc nào khách hàng yêu cầu cũng đúng và phù hợp. Học cách nói không sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng giá trị cốt lõi, tập trung tốt hơn vào nhóm khách hàng thực sự có tiềm năng.

Khởi nghiệp kinh doanh thành công bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học hướng dẫn bạn đường đi nước bước để tư duy tinh gọn trong kinh doanh. Và trang bị cho bạn những kiến thức và kỹ năng để chinh phục những thách thức trong quá trình kinh doanh của mình. Kinh doanh nhàn mà vẫn có hiệu quả cao.

Tư Duy Kinh Doanh Tinh Gọn
Nguyễn Phương Nam
500.000đ
800.000đ

Khởi nghiệp kinh doanh với 50 triệu
Nguyễn Hoàng Hải
299.000đ
600.000đ

Tự động hóa công việc kinh doanh - Thúc đẩy doanh số 200%
Johnny Thông
299.000đ
900.000đ

4. Tổng hợp các chiến lược kinh doanh

Dưới đây là 13 chiến lược kinh doanh được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn một chiến lược phù hợp với doanh nghiệp của mình. Hoặc kết hợp nhiều chiến lược thành một chiến lược sáng tạo nhằm tạo bước đột phá cho doanh nghiệp.

4.1. Chiến lược thông dụng

Chiến lược kinh doanh thông dụng là chiến lược cơ bản trong kinh doanh. Loại hình chiến lược này sẽ tập trung đến mối quan hệ giữa mục đích hướng đến và các phương tiện hỗ trợ thực hiện. Kết quả của chiến lược sẽ phụ thuộc vào chất lượng nguồn tài nguyên sử dụng.

chien-luoc-kinh-doanh-thong-dung.jpg

Chiến lược kinh doanh thông dụng

4.2. Chiến lược doanh nghiệp và chiến lược cạnh tranh

Chiến lược doanh nghiệp và chiến lược cạnh tranh là chiến lược được xây dựng từ việc xác định phân khúc thị trường của doanh nghiệp (chiến lược phát triển doanh nghiệp). Và chiến lược tạo nên sức mạnh cạnh tranh từ giá trị cốt lõi của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp đến khách hàng (chiến lược cạnh tranh). Đây là 2 chiến lược vô cùng quan trọng trong kinh doanh, vì vậy doanh nghiệp cần phải hiểu rõ và áp dụng đúng cách để kinh doanh mang hiệu quả cao nhất nhé.

4.3. Chiến lược tăng trưởng tập trung

Đây là chiến lược kinh doanh nhằm tập trung nguồn lực để nắm bắt cơ hội hoặc tạo nên cơ hội kinh doanh. Mục đích hướng đến việc phát triển nâng tầm sản phẩm hiện có của doanh nghiệp bằng cách tăng giá trị thương hiệu, tăng chất lượng sản phẩm, tạo nên giá trị độc đáo cho sản phẩm,... Từ đây phát triển thị phần và gia tăng doanh số, tạo lợi nhuận ổn định cho doanh nghiệp.

4.4. Chiến lược thâm nhập thị trường

Đây là chiến lược nhằm gia tăng thị phần bằng các phương pháp tiếp thị mạnh mẽ. Cụ thể là doanh nghiệp có thể tăng cường hoạt động quảng cáo, đẩy mạnh hoạt động khuyến mãi hoặc tăng số lượng nhân viên bán hàng,... Nhằm hướng đến mục đích bán được nhiều hàng hóa cho nhiều khách hàng mới hơn.

chien-luoc-tham-nhap-thi-truong.jpg

Chiến lược thâm nhập thị trường

4.5. Chiến lược phát triển thị trường

Chiến lược kinh doanh phát triển thị trường sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường bằng cách: 

- Phát triển danh sách khách hàng mới.

- Mở rộng khu vực thị trường.

- Mở rộng quy mô sản xuất/kinh doanh.

4.6. Chiến lược phát triển sản phẩm

Chiến lược kinh doanh dựa trên yếu tố sản phẩm. Cụ thể là, doanh nghiệp sẽ cải tiến sản phẩm hiện có hoặc phát triển sản phẩm mới để khai thác tối đa nguồn lực thị trường hiện có của doanh nghiệp. Chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp tại ra lợi nhuận từ việc củng cố thị trường truyền thống, tăng khả năng cạnh tranh,...

4.7. Chiến lược phát triển hội nhập

Chiến lược này thiết lập trên cơ sở xây dựng và củng cố các mối quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp với các bên trung gian. Và cả đối thủ cạnh tranh ở một số trường hợp nhất định.

chien-luoc-phat-trien-hoi-nhap.jpg

 Chiến lược phát triển hội nhập

4.8. Chiến lược hội nhập phía trên (ngược chiều/về phía sau)

Đây là chiến lược tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp bằng cách tạo nên sự liên kết chặt chẽ với các nhà cung ứng đầu vào của doanh nghiệp. Từ đây, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được chi phí tạo ra sản phẩm/dịch vụ. Tăng lợi nhuận từ việc giảm chi hoặc tạo sức mạnh cạnh tranh về giá so với đối thủ cạnh tranh.

4.9. Chiến lược hội nhập bên dưới

Đây là chiến lược phát triển bằng cách thu hút và tạo liên kết giữa các nhà phân phối trung gian giúp tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược hộp nhập bên dưới bằng cách nhượng quyền thương hiệu, tạo nên những ưu đãi chiết khấu hấp dẫn cho nhà phân phối,...

4.10. Chiến lược phát triển đa dạng hóa

Chiến lược kinh doanh phát triển đa dạng hóa của doanh nghiệp được thiết lập từ nền tảng về công nghệ, sản phẩm, dịch vụ,... Nhằm tạo nên những cặp sản phẩm mang đến những giá trị, trải nghiệm khách hàng tuyệt vời hơn.

chien-luoc-da-dang-hoa-san-pham.jpg

 Chiến lược phát triển đa dạng hóa

4.11. Đa dạng hóa đồng tâm

Đây là chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên cơ sở phát triển những sản phẩm/dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ, đặc tính liên quan mật thiết đến sản phẩm truyền thống của doanh nghiệp. Chiến lược này tạo nên sự đồng bộ hình ảnh thương hiệu, giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.

4.12. Đa dạng hóa ngang

Khi thực hiện chiến lược kinh doanh này, doanh nghiệp sẽ sáng tạo nên những sản phẩm/dịch vụ mới lạ, khác biệt so với những sản phẩm/dịch vụ trước đó của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị phần nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời phản ứng trước sự thay đổi của thị trường. 

4.13. Đa dạng hóa hỗn hợp

Chiến lược kinh doanh đa dạng hỗn hợp chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có đội ngũ quản trị nhạy bén, nội lực mạnh mẽ (từ tài chính đến công nghệ). Chiến lược này phát triển dựa trên sự đổi mới sản phẩm và mở rộng tính năng sản phẩm nhằm tạo sự khác biệt vượt trội. Chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng quy mô thị trường và thị phần nhanh chóng.

chien-luoc-da-dang-hoa-hon-hop.jpg

Chiến lược đa dạng hoá hỗn hợp phù hợp với doanh nghiệp có đội ngũ nhạy bén

5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh

Khi tiến hành nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp cần phải tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự thành bại của chiến lược kinh doanh. Nếu bạn không chú trọng đến các yếu tố quan trọng sẽ dễ rơi vào tình trạng phân tán hoạt động, giảm hiệu quả của chiến lược. Các chiến lược bán hàng hiệu quả đều chú trọng đến 5 yếu tố sau đây. 

5.1. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ

Một trong những rào cản ảnh hưởng đến sự thành bại của chiến lược kinh doanh là đối thủ cạnh tranh. Cụ thể là các yếu tố liên quan đến giá trị thương hiệu, lòng tin của khách hàng, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, khuyến mãi, giá cả, dịch vụ hậu mãi,... 

Khi xây dựng các chiến lược bán hàng, doanh nghiệp nhất định phải phân tích, đánh giá kỹ lưỡng sức cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên thường xuyên theo dõi hoạt động của các đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp các doanh nghiệp đối thủ đang thực hiện chiến lược kinh doanh mở rộng thị trường. Doanh nghiệp bạn cần phải nhanh chóng tạo nên chiến lược kinh doanh phản ứng kịp thời để tránh bị mất thị trường. 

 

Cac buoc xay dung chien luoc kinh doanh

Phân tích đối thủ để tạo lợi thế cạnh tranh

5.2. Khả năng thương lượng/ép giá từ khách hàng

Khi doanh nghiệp của bạn hoạt động theo hình thức kinh doanh B2B, bạn nên có chiến lược định giá và phân loại khách hàng nhu cầu, kỳ vọng. Nhằm hạn chế sức ép về giá từ những khách hàng luôn đòi hỏi yêu sách về giá hoặc những khách hàng có kỹ năng thương lượng giá.

5.3. Khả năng thương lượng/ép giá của các nhà cung ứng

Để tránh rủi ro ép giá từ nhà cung ứng, bạn nên có các chính sách dự phòng như nguyên nguyên vật liệu thay thế, danh sách nhà cung ứng thay thế. Khi nhà cung ứng nhận thấy họ có thể bị thay thế bất kỳ lúc nào thì họ sẽ hạn chế tình trạng ép giá doanh nghiệp.

5.4. Đối thủ cạnh tranh nhập ngành

Các đối thủ cạnh tranh mới nhập ngành thường sẽ chấp nhận lỗ để xây dựng thương hiệu, xây dựng hệ thống khách hàng. Số lượng đối thủ cạnh tranh nhập ngành liên tục tăng, nhất là đối với các ngành nghề có lợi nhuận hấp dẫn hoặc đang là ngành nghề xu hướng. Do đó, để hạn chế rủi ro từ đối thủ cạnh tranh nhập ngành bạn phải đảm bảo giữ được giá trị khách hàng riêng biệt. Đồng thời, bạn cũng cần có chiến lược kinh doanh phản ứng kịp thời để tránh nguy cơ giảm thị phần.

tao-nen-gia-tri-rieng-biet.jpg

Tạo nên giá trị riêng biệt để cạnh tranh với đối thủ

5.5. Các sản phẩm thay thế

Các sản phẩm thay thế được cung cấp bởi các đối thủ cạnh tranh ngoài ngành hay còn gọi là đối thủ cạnh tranh gián tiếp. Để hạn chế các rủi ro từ các sản phẩm thay thế, doanh nghiệp cần tập trung vào việc cải tiến sản phẩm, nâng cao trải nghiệm khách hàng,...

6. Một số ví dụ về chiến lược kinh doanh

Để giúp bạn hiểu cụ thể hơn về các chiến lược kinh doanh, sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số ví dụ chiến lược kinh doanh thực tế từ các doanh nghiệp, bạn hãy tham khảo nhé:

Chiến lược kinh doanh chéo sản phẩm

Để tránh tình trạng sụt giảm doanh số từ thị trường thức ăn nhanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt. McDonald's đã xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các đối tác cung ứng đầu vào. Cụ thể là thương vụ hợp tác giữa McDonald’s và Coca Cola.

Chiến lược kinh doanh dựa trên giá trị thành công của Nike

Nike đã nâng tầm chất lượng hình ảnh thương hiệu và xây dựng hình ảnh sản phẩm chất lượng cao để hợp thức hóa cho giá bán mà hãng xác lập.

vi-du-chien-luoc-kinh-doanh.jpg

Ví dụ chiến lược kinh doanh của Nike

Chiến lược tập trung vào chất lượng sản phẩm của Vinamilk

Vinamilk đã xây dựng hình ảnh những trang trại nuôi thả với những chú bò sữa vui vẻ được chăm sóc kỹ lưỡng hàng ngày. Đây chính là nơi cung cấp nguồn sữa tươi thơm ngon, bỗ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Thêm vào đó, Vinamilk không ngừng cho khách hàng thấy những sự thay đổi không ngừng từ quy trình chăn nuôi, công nghệ dây chuyền máy móc hiện đại, tối tân nhằm đảm bảo chất lượng sữa và vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này đã giúp Vinamilk không chỉ thành công tại thị trường trong nước mà còn dễ dàng phát triển ở 10 quốc gia trên thế giới.

7. Lưu ý khi triển khai chiến lược kinh doanh

Triển khai chiến lược kinh doanh là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp. Để triển khai chiến lược thành công, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Kế hoạch triển khai chiến lược cần được xây dựng cụ thể, thể hiện rõ các mục tiêu, nhiệm vụ, trách nhiệm, nguồn lực và thời hạn thực hiện.

- Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộ phận để đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả của các bộ phận.

- Doanh nghiệp cần theo dõi và đánh giá thường xuyên quá trình triển khai chiến lược để kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh. Việc đánh giá thường xuyên cũng giúp doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch triển khai chiến lược nếu cần thiết.

- Luôn cập nhập xu hướng thị trường mới và học cách thích nghi để quá trình kinh doanh của bạn không bị thụt lùi phía sau.

cap-nhat-xu-huong-thi-truong-trong-kinh-doanh.jpg

Trong kinh doanh cần phải luôn cập nhập xu hướng thị trường mới

- Phân bổ ngân sách hợp lý giữa: sản phẩm, quảng cáo, nhân sự, công nghệ,... Tuyệt đối không được tập trung vào một bộ phận riêng lẻ nào cả. Phân bổ tiền đúng nơi, đúng thời điểm là bí quyết để thành công.

- Chú tâm đến đối thủ, hãy học hỏi từ đối thủ những gì họ đang thực hiện tốt để áp dụng vào chiến lược kinh doanh của mình.

- Đổi mới công nghệ, thường xuyên áp dụng công nghệ mới để tối ưu hiệu suất lao động của con người. Đồng thời giúp kinh doanh tạo lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp không bị thụt lùi phía sau.

- Đi từ thị trường ngách: Để kinh doanh từ thị trường ngách, bạn cần chú ý một số điểm sau:

+) Cung cấp cho nhóm khách hàng nhỏ những sản phẩm độc đáo, hấp dẫn.

+) Nắm được nhu cầu chuyên biệt của từng nhóm khách hàng.

+) Truyền tải đúng nội dung, thông điệp của sản phẩm. 

8. Một số câu hỏi thường gặp về chiến lược kinh doanh

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về các chiến lược kinh doanh, sau đây chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bạn một số câu hỏi thường gặp kèm câu trả lời, bạn hãy tham khảo nhé.

8.1. Mục đích cuối cùng của chiến lược kinh doanh là gì?

Mục đích cuối cùng của chiến lược kinh doanh là giúp doanh nghiệp hoạch định ra một lộ trình kinh doanh cụ thể để đạt được những mục tiêu đã đề ra trong kinh doanh. Mục tiêu kinh doanh có thể là tăng trưởng doanh thu, tăng thị phần, mở rộng thị trường, hoặc phát triển sản phẩm mới.

Chiến lược kinh doanh hiệu quả giống như một tấm bản đồ có mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, chiến thuật và hoạt động cụ thể để phát triển doanh nghiệp.

muc-dich-cuoi-cung-cua-kinh-doanh.jpg

 Mục đích cuối cùng của chiến lược kinh doanh là đạt được mục tiêu ban đầu đề ra

8.2. Làm sao để đo lường kết quả của một chiến lược kinh doanh?

Để đo lường kết quả của một chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần xác định các mục tiêu chiến lược cụ thể và các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) để đo lường các mục tiêu đó. KPIs cần phải phù hợp với mục tiêu chiến lược và có thể đo lường được. Như vậy thì mới bạn mới thuận tiện theo dõi và có cái nhìn cụ thể về hoạt động kinh doanh của mình.

9. Kết luận

Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về chiến lược trong kinh doanh là gì và tổng hợp các chiến lược kinh doanh hiệu quả dành cho doanh nghiệp. Có thể nói không có doanh nghiệp nào có thể thành công nếu không có chiến lược kinh doanh đúng đắn. Vì vậy doanh nghiệp cần chú ý, thiết lập các chiến lược kinh doanh thật thực tế và có chiều sâu để kinh doanh thành công nhé. Bạn đọc, hãy nhanh tay đăng ký các khoá của giảng viên Phạm Thành Long trên Unica để có thật nhiều kiến thức kinh doanh áp dụng vào cho doanh nghiệp của mình bạn nhé.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)