Công thức AIDA có lẽ là một trong rất nhiều công thức nổi tiếng và thông dụng, nhất là đối với những người làm việc content, marketing, kinh doanh,... Vậy AIDA là gì? Ứng dụng của AIDA như thế nào? Làm sao để có thể ứng dụng AIDA vào công việc hiện tại của mình một cách tốt nhất, mời bạn đọc quan tâm cùng đón đọc bài viết dưới đây.
Mô hình AIDA là gì?
AIDA là một mô hình marketing cổ điển, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quảng cáo và bán hàng. Mô hình này mô tả quá trình mà một người tiêu dùng đi qua từ lúc không biết gì về một sản phẩm cho đến khi quyết định mua nó.
AIDA là một mô hình marketing cổ điển, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quảng cáo và bán hàng
Từ mô hình gốc, hiện nay công thức AIDA xuất hiện thêm khá nhiều biến thể mới, chẳng hạn như:
- Mô hình phân cấp hiệu ứng của Lavidge và cộng sự: Nhận thức → Kiến thức → Quan tâm → Ưu tiên → Thuyết phục → Hành động mua hàng.
- Mô hình biến thể của McGuire: Trình bày → Chú ý → Hiểu → Năng suất → Duy trì → Hành động
- Mô hình AIDAS: Chú ý → Quan tâm → Mong muốn → Hành động → Sự hài lòng (phản hồi tích cực)
Như vậy AIDA là gì, hiểu đơn giản chính là các bước thực hiện để chinh phục người tiêu dùng mua sản phẩm của bạn:
- Gây chú ý khiến khách hàng quan tâm tới bạn và sản phẩm
- Trình bày những đặc điểm nổi trội của sản phẩm, những lợi ích mà bạn sẽ có khi sở hữu chúng
- Khiến khách hàng khao khát "phải có được sản phẩm này"
- Cuối cùng là thúc giục họ bằng cách "chỉ đích" hành động họ cần phải làm ngay lúc này.
AIDA viết tắt của những từ gì?
AIDA viết tắt của những từ là Attention, Interest, Desire và Action. Chi tiết từng từ như sau:
1. Attention: Thu hút sự chú ý
Đây là bước đầu tiên trong mô hình AIDA, nơi mà doanh nghiệp cần thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Điều này có thể được thực hiện thông qua các hình thức quảng cáo sáng tạo, tiêu đề hấp dẫn hoặc nội dung độc đáo.
Cần thu hút được sự chú ý của khách hàng - bước đầu tiên của
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số tuyệt chiêu content khác như: sử dụng hình ảnh/video ấn tượng, hấp dẫn, đánh mạnh vào thị giác người xem; sử dụng các chiêu khuyến mãi như giảm giá, tặng quà, thứ gì đó "miễn phí"...
2. Interest: Tạo sự thích thú, sự quan tâm
Sau khi đã thu hút được sự chú ý, bước tiếp theo là tạo ra sự quan tâm đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, lợi ích mà nó mang lại và làm thế nào nó giải quyết vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tạo sự thích thú
3. Desire: Khơi gợi niềm khao khát, mong muốn
Khiến khách hàng quan tâm rồi mà không tận dụng điều đó thì đúng là uổng phí, bạn sẽ cần phải thật nhuần nhuyễn và khéo léo làm sao khiến khách hàng phải nói "Cái này hay đấy, mình phải mua nó mới được!", làm được bước này bạn đã nắm trong tay một phần thành công chinh phục khách hàng rồi.
Ngoài sự tò mò, quan trọng hơn cả là họ muốn tìm cách giải quyết vấn đề của mình. bạn có thể thực hiện một số bí quyết để thúc đẩy họ từ nhẹ nhàng tới mạnh mẽ như:
- Chứng minh sản phẩm/dịch vụ của bạn là tốt nhất, uy tín nhất
- Sử dụng những hình thức như Người nổi tiếng (Celebrity Endorsement) đã dùng , chuyên gia trong ngành bình phẩm tốt, đối tác lớn, truyền thông... công nhận và đánh giá tốt.
- Trình bày rõ những tác dụng tuyệt vời mà sản phẩm/dịch vụ của bạn đem lại bằng video demo
- Khẳng định uy tín bằng Giải thưởng/kỷ lục nào đó
Thúc đẩy khách hành với Desire trong công thức AIDA
4. Action (Hành động) trong aida là gì?
Cuối cùng, sau khi đã tạo ra sự chú ý, quan tâm và mong muốn, bước cuối cùng là thúc đẩy khách hàng tiềm năng hành động - tức là mua sản phẩm. Điều này có thể được thực hiện thông qua các lời kêu gọi hành động mạnh mẽ, cung cấp các phương thức thanh toán dễ dàng, hoặc tạo ra một cảm giác gấp rút thông qua các ưu đãi giới hạn thời gian.
Định hướng cụ thể hành động ngay của khách hàng
5. Retention: Giữ chân
Mặc dù không phải là một phần truyền thống của mô hình AIDA, nhưng việc giữ chân khách hàng sau khi họ đã thực hiện hành động mua hàng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công lâu dài. Điều này có thể được thực hiện thông qua chăm sóc khách hàng sau mua hàng, tạo ra các chương trình loyalty, hoặc cung cấp các ưu đãi đặc biệt cho khách hàng hiện tại.
Đăng ký khoá học Làm video marketing online ngay để nhận ưu đã hấp dẫni. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu hơn về bố cục kịch bản 1 video marketing, cách tạo video bán hàng chuẩn chỉnh cũng như các kiến thức liên quan. Nhanh tay đăng ký ngay:
Các ứng dụng mô hình AIDA trong Marketing Online
Ở phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng mô hình AIDA trong marketing như sau:
1. Giai đoạn thu hút (Attention)
- Mục tiêu chính: Gây được sự chú ý của khách hàng và tăng khả năng nhận diện thương hiệu.
- Các kênh sử dụng:
+ SEO: SEO giúp cho Website của bạn dễ dàng lên Top và tiếp cận được số lượng lớn khách hàng. Đôi khi, vị trí dẫn đầu sẽ giúp bạn tạo điểm ấn tưởng. Người dùng sẽ tin tưởng hơn với những Website xuất hiện ở trang nhất hơn là trang hai.
+ PR Online: Bằng cách xây dựng chiến lược PR tốt, bạn có thể dễ dàng tiếp cận được với hàng loạt khách hàng của mình, đồng thời hỗ trợ SEO trong vấn đề Backlink.
+ Content Marketing: đây chính cách truyền tải nội dung về sản phẩm (Execution) là yếu tố quan trọng quyết định xem bài viết của bạn có nhận được nhiều lượt Click hay không. Việc lên chiến lược nội dung hiệu quả sẽ giúp bài viết của bạn nhanh chóng lên được Top tìm kiếm của Google.
+ Quảng cáo Google và quảng cáo trên mạng xã hội: Các chiến dịch quảng cáo sẽ giúp bạn có khả năng tiếp cận được với lượng lớn người dùng trong thời gian ngắn.
Dùng quảng cáo thu hút khách hàng
2. Giai đoạn thích thú (Interest)
- Mục tiêu chính: Tạo sự tương tác với khách hàng để giữ chân khách hàng quan tâm đến dịch vụ của doanh nghiệp.
- Các kênh sử dụng:
+ Website: Xây dựng Website với nội dung hữu ích và có giá trị là điều vô cùng cần thiết. Website chính là công cụ hữu ích để tạo ra sự kết nối giữa khách hàng và thương hiệu.
+ Quảng cáo Google và quảng cáo mạng xã hội: Bước sang giai đoạn mới, hình thức chạy quảng cáo có thể giúp bạn duy trì sự thích thú của khách hàng, từ đó khách hàng sẽ quan tâm thêm nhiều nội dung giá trị từ doanh nghiệp.
+ Email Marketing: Kênh Email giúp doanh nghiệp có thể chăm sóc khách hàng thường xuyên hơn thông qua việc cung cấp nội dung hữu ích.
+ Content Marketing: Nội dung khiến khách hàng thích thú là nội dung phải giải quyết được các câu hỏi của họ.
Ứng dụng AIDA trong Marketing
3. Giai đoạn khao khát (Desire)
- Mục tiêu chính: Nêu những lợi ích, giá trị của doanh nghiệp nhằm đáp ứng được những vấn đề còn tồn đọng ở khách hàng.
- Các kênh được sử dụng:
+ Website: Ở giai đoạn này, nội dung Website cần đẩy mạnh các nội dung liên quan đến bán hàng. Đồng thời dẫn dắt hành vi khách hàng từ các nội dung hữu ích sang nội dung bán hàng.
+ Email Marketing: Bạn có thể lồng ghép các Email chăm sóc khách hàng và Email bán hàng với tần suất không quá nhiều để tiếp cận khách hàng.
+ Social Media: Sử dụng hình ảnh, Video để thu hút sự quan tâm và tương tác từ phía khách hàng.
+ Content Marketing: Trong giai đoạn này, nội dung cần mang tính khơi gợi để hướng về nhu cầu của khách hàng nhằm dẫn dắt hành vi của họ. Ngoài ra, người viết cần đa dạng hóa thông điệp để đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau.
Tạo sự khao khát cho khách hàng
4. Giai đoạn hành động (Action)
- Mục tiêu chính: Chuyển đổi khách hàng thông qua các kênh Marketing Online
- Các kênh sử dụng:
+ Website: Đây là nơi cuối cùng để khách hàng tạo ra chuyển đổi. Do đó bạn cần sử dụng những lời kêu gọi hành động trong bài viết của mình. Đồng thời cung cấp các chương trình ưu đãi, khuyến mã để thúc đẩy hành động diễn ra nhanh hơn.
+ Remarketing trên Google: Remarketing thông qua việc cung cấp nội dung ưu đãi giúp bạn đưa ra quyết định nhanh hơn.
+ Remarketing trên mạng xã hội: Bạn có thể sử dụng quảng cáo mạng xã hội để là nguồn dẫn lượng truy cập trên trang Webiste. Hoặc trực tiếp thu lead ngay trên các kênh này.
+ Email Marketing để chốt đơn: Đây là một trong những cách được doanh nghiệp B2B áp dụng sau một quá trình chăm sóc khách hàng lâu dài.
+ Content Marketing: CTA là nội dung quan trọng nhất trong giai đoạn này. Chính vì vậy bạn cần sử dụng văn phong mạnh mẽ và mang tính thuyết phục cao.
Hoặc bạn có thể sử dụng những bài báo, bình luận từ những người khác đánh giá về sản phẩm của mình hay còn được gọi là Earned Media điều này thúc đẩy khách mua hàng hơn.
Giai đoạn hành động (Action)
Ví dụ về công thức AIDA
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình AIDA, chúng tôi sẽ giới thiệu 2 ví dụ cụ thể của Vinamilk và coca cola.
1. Mô hình AIDA của Vinamilk
Mô hình AIDA (Awareness, Interest, Desire, Action) là một công cụ quan trọng trong marketing được sử dụng để phân tích và quản lý quá trình tiếp thị và bán hàng. Vinamilk, một trong những thương hiệu sữa lớn tại Việt Nam, có thể áp dụng mô hình này để hiểu rõ hơn về cách họ tạo ra ý nhận thức, quan tâm, mong muốn và hành động của khách hàng. Dưới đây là phân tích chi tiết Mô hình AIDA của Vinamilk:
Attention (Thu hút):
- Vinamilk đã tạo ra nhận thức thông qua các chiến dịch quảng cáo truyền thống và kỹ thuật số. Các quảng cáo trên truyền hình, radio, báo chí và mạng xã hội đã giúp tăng cường nhận thức về thương hiệu sữa này.
- Các hoạt động PR, sự kiện và tài trợ thể thao cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự nhận thức về Vinamilk.
Vinamilk đã tạo ra nhận thức thông qua các chiến dịch quảng cáo truyền thống
Interest (Quan tâm):
- Sau khi có sự nhận thức về thương hiệu, Vinamilk đã tạo ra sự quan tâm bằng cách truyền đạt các thông điệp về lợi ích của sữa và sản phẩm liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng.
- Các chiến dịch quảng cáo thường xuyên cung cấp thông tin chi tiết về thành phần, chất lượng và ứng dụng của sản phẩm sữa Vinamilk.
Desire (Mong muốn):
- Vinamilk đã kích thích mong muốn bằng cách tạo ra sự khao khát sở hữu sản phẩm thông qua các chiến dịch quảng cáo tập trung vào trải nghiệm người tiêu dùng như "Feel The Taste", "The Freshness of Nature",...
- Các chương trình khuyến mãi, ưu đãi cũng được sử dụng để kích thích mong muốn mua sản phẩm Vinamilk.
Các chương trình khuyến mãi, ưu đãi cũng được sử dụng để kích thích mong muốn mua sản phẩm Vinamilk
Action (Hành động):
- Vinamilk đã thúc đẩy hành động bằng cách tạo ra các cơ hội mua hàng dễ dàng thông qua các kênh phân phối rộng rãi như cửa hàng tiện lợi, siêu thị, cửa hàng trực tuyến và hệ thống phân phối đến cửa hàng tại nhiều địa phương.
- Vinamilk cũng khuyến khích hành động mua bằng cách cung cấp đa dạng sản phẩm với chất lượng đảm bảo và giá cả phải chăng.
2. Mô hình AIDA của Coca Cola
Dưới đây là một phân tích chi tiết về cách Coca-Cola sử dụng mô hình AIDA:
Attention (Thu hút):
- Coca-Cola đã xây dựng nhận thức về thương hiệu của mình thông qua các chiến dịch quảng cáo toàn cầu. Các quảng cáo truyền hình, radio, báo chí, mạng xã hội và sự kiện tài trợ đã giúp tạo ra ý nhận thức mạnh mẽ về Coca-Cola.
Tạo sự thu hút bằng chương trình quảng cáo
Interest (Quan tâm):
- Coca-Cola đã tạo ra sự quan tâm bằng cách liên tục đổi mới và mang đến các sản phẩm mới như Coca-Cola Zero, Coca-Cola Light và các phiên bản hương vị khác. Các chiến dịch quảng cáo thường xuyên cung cấp thông điệp về trải nghiệm hương vị và cảm xúc mà Coca-Cola mang lại.
Desire (Mong muốn):
- Coca-Cola kích thích mong muốn bằng cách tạo ra sự khao khát sở hữu sản phẩm thông qua các chiến dịch quảng cáo tập trung vào trải nghiệm cộng đồng, hạnh phúc và niềm vui. Các chiến dịch "Share a Coke", "Taste the Feeling" là ví dụ điển hình.
Kích thích mong muốn bằng cách tạo ra sự khao khát sở hữu sản phẩm thông qua các chiến dịch quảng cáo
Action (Hành động):
- Coca-Cola thúc đẩy hành động bằng cách tạo ra các cơ hội mua hàng dễ dàng thông qua hệ thống phân phối rộng rãi trên toàn cầu. Các sản phẩm Coca-Cola có thể dễ dàng tìm thấy tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, nhà hàng và quán bar.
- Các chương trình khuyến mãi, ưu đãi và gói sản phẩm đa dạng cũng được sử dụng để kích thích hành động mua hàng.
Bí quyết viết content theo mô hình AIDA chuẩn nhất
Mô hình AIDA hiện được áp dụng nhiều trong viết content. Không chỉ tạo nên bài viết đẹp mắt, mà viết theo cách này còn kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm. Vì vậy, bạn đã biết cách áp dụng AIDA để cho ra nội dung chất lượng?
1. Viết cho khách hàng mục tiêu
Khi viết nội dung theo mô hình AIDA, hãy luôn nhớ rằng bạn đang viết cho khách hàng mục tiêu của bạn. Hãy hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và hành vi của họ và viết nội dung phù hợp với họ.
Viết cho khách hàng mục tiêu
2. Luôn đảm bảo tiêu đề hấp dẫn
Tiêu đề là phần quan trọng nhất của bất kỳ nội dung nào vì nó là điều đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy. Hãy đảm bảo rằng tiêu đề của bạn hấp dẫn, hấp dẫn và khơi gợi sự tò mò.
3. Sáng tạo nội dung hấp dẫn
Không chỉ tiêu đề mà nội dung toàn bài cần được viết một cách cẩn thận, hấp dẫn và chi tiết để gây được sự chú ý với khách hàng. Hãy sử dụng ngôn ngữ hấp dẫn, hình ảnh đẹp mắt và cung cấp thông tin giá trị để giữ khách hàng quan tâm.
Sáng tạo nội dung hấp dẫn
4. Sử dụng các ngôn ngữ mang tính thôi thúc, cảm xúc
Ngôn ngữ của bạn cần phải khơi gợi cảm xúc và thúc đẩy hành động. Hãy sử dụng các từ và cụm từ mạnh mẽ, thôi thúc để khơi gợi niềm khao khát và thúc đẩy hành động.
5. Lời kêu gọi hành động
Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng bạn có một lời kêu gọi hành động rõ ràng trong nội dung của bạn. Điều này có thể là một lời mời để mua sản phẩm, đăng ký dịch vụ hoặc liên hệ với doanh nghiệp.
Kết luận
Nội dung trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu mô hình aida là gì. Đây là một công cụ quan trọng trong marketing, giúp doanh nghiệp hiểu rõ quá trình mà khách hàng đi qua từ lúc không biết gì về sản phẩm cho đến khi quyết định mua nó. Bằng cách hiểu và áp dụng mô hình này, doanh nghiệp có thể tạo ra các chiến lược marketing hiệu quả, thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng. Chúc bạn thành công với việc áp dụng mô hình AIDA trong marketing của mình.