Các món bánh là một trong những khẩu phần ăn dặm thơm ngon và bổ dưỡng dành cho bé yêu. Nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách học làm bánh tại nhà với món ăn dặm cho bé. Vậy hãy tham khảo ngay các cách làm bánh ăn dặm cho bé “ngon hết sảy” cho bé yêu trong bài viết dưới đây.
Lợi ích của việc cho bé dùng bánh ăn dặm
Bé yêu bước vào tuổi ăn dặm chắc chắn bố mẹ sẽ cần chú ý nhiều hơn tới bữa ăn của con. Mặc dù bận rộn nhưng đây chính là giai đoạn mẹ hạnh phúc nhất vì ăn rặm sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất giúp cơ thể con phát triển khỏe mạnh, con mau cao lớn hơn, hệ miễn dịch cũng tăng lên đáng kể nên hạn chế mắc bệnh. Trong số các loại đồ ăn dặm thì bánh chính là món ăn được nhiều bạn nhỏ yêu thích, vậy những lợi ích cụ thể của bánh ăn dặm đối với sức khỏe con là gì? Mời bạn cùng Unica theo dõi nội dung dưới đây nhé:
1. Cung cấp thêm hàm lượng dinh dưỡng cần thiết
Bánh ăn dặm chứa nhiều vitamin, vi chất và các loại dưỡng chất khác nên đây sẽ là loại đồ ăn cung cấp dinh dưỡng cho con. Mẹ có thể xem thành phần dinh dưỡng của bánh ngay trên vỏ bao bì. Phần này thường được in rõ ràng, rất dễ đọc. Thông qua thông tin trên bao bì, bạn sẽ chọn được loại bánh giàu dưỡng chất, phù hợp với sở thích của con và không chứa các hóa chất độc hại cho sức khỏe con nhỏ.
Bánh ăn dặm rất giàu dưỡng chất
2. Rèn luyện kỹ năng nhai, nuốt cho bé
Hơn 80% các bạn nhỏ bước vào độ tuổi ăn dặm đều rất thích món bánh ăn dặm. Hương thơm, mùi vị và màu sắc của loại đồ ăn này siêu đa dạng nên sẽ kích thích sự tò mò của các bé. Thông qua quá trình ăn bánh, bé sẽ được rèn luyện kỹ năng nhai, nuốt đồ ăn, răng của bé cũng sẽ chắc khỏe hơn so với các bạn nhỏ chỉ ăn thức ăn mềm như cháo, súp. Một số mẹ sẽ lo lắng rằng bánh ăn dặm khô sẽ làm cho con bị nghẹn, vậy thì mẹ hãy chuẩn bị thêm một ly sữa, nước lọc hoặc nước ép trái cây cho bé. Sau một vài lần tự ăn, chắc chắn con sẽ biết cách xử lý để không bị nghẹn nên mẹ đừng lo lắng quá nhé.
3. Kích thích vị giác cho bé
Bánh ăn dặm có nhiều hình thù và màu sắc nên các bạn nhỏ rất thích loại đồ ăn này. Vị của các loại bánh này cũng rất đa dạng vì các nhà sản xuất luôn luôn cập nhật nhu cầu và xu hướng của thị trường nhằm tăng độ cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
Mùi vị của bánh thơm ngon sẽ kích thích vị giác của con, khiến con ăn nhiều hơn, thậm chí cho bé ăn bánh cũng là một phương pháp giúp giảm biếng ăn mẹ có thể thử. Một lưu ý nhỏ là mẹ nên cho bé ăn một lượng bánh vừa phải, không nên cho con ăn nhiều quá nhé.
4. Kích thích hệ tiêu hóa của bé phát triển tốt hơn
Bánh ăn dặm chứa các chất xơ và chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Như bạn đã biết, các chất xơ giúp tăng cường hoạt động của ruột non, tăng tốc độ di chuyển của thức ăn trong hệ tiêu hóa, hạn chế hiện tượng ùn ứ thức ăn gây đầy bụng.
Mặc dù tốt cho tiêu hóa nhưng mẹ cần lưu ý rằng việc cho bé ăn bánh ăn dặm cần được thực hiện một cách hợp lý. Bánh ăn dặm không nên được sử dụng để thay thế cho bữa ăn chính, trong quá trình dùng bánh, mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm khác như rau củ, trái cây cho con.
Bánh ăn dặm rất tốt cho hệ tiêu hóa
5. Giúp mẹ tiết kiệm thời gian chế biến bữa ăn phụ cho con
Bé vào độ tuổi ăn dặm sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn so với lúc con ăn sữa. Vì thế mà ngoài những bữa chính, mẹ cần thiết kế thêm những bữa phụ cho con. Đối với người bận rộn thì việc lên thực đơn cho bữa phụ của trẻ chắc chắn sẽ không hề đơn giản. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì đã có bánh ăn dặm. Sản phẩm đa dạng, đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ nên bạn có thể dùng ngay món ăn ngày cho bữa phụ của con.
Bạn cần đảm bảo chọn bánh ăn dặm chất lượng và phù hợp với lứa tuổi của bé, tránh các loại bánh chứa nhiều đường và các chất phụ gia có hại.
Khi nào cho bé ăn bánh ăn dặm?
Trước khi tìm hiểu về cách làm bánh ăn dặm cho bé, thì mẹ nên nắm được thời điểm cần cho bé ăn bánh ăn dặm. Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, mẹ nên cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi, còn riêng món bánh ăn dặm thì mẹ chỉ nên cho bé ăn khi bé mọc răng. Điều này vừa giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa phát triển khả năng nhai cho bé.
Thông thường, khi mọc răng, trẻ sẽ bị ngứa lợi, vì vậy việc cho trẻ ăn bánh ăn dặm sẽ giúp cải thiện tình trạng này rất tốt. Và để đảm bảo an toàn cho bé yêu thì mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trong việc chọn món bánh, cũng như nguyên liệu làm bánh. Việc trang bị cho mình nhiều kiến thức về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc trẻ từ khi bé còn là sơ sinh và trong suốt quá trình bé trưởng thành là cực kỳ quan trọng. Và tất nhiên không thể thiếu các phương pháp khoa học như việc cho trẻ tiếp cận và học toán Soroban bắt đầu từ 4 tuổi để trẻ phát triển toàn diện và thông minh. Các cha mẹ nên trang bị kiến thức cho mình càng sớm để không bỏ lỡ giai đoạn phát triển nào của trẻ nhé!
Mẹ nên cho bé ăn bánh ăn dặm khi bé đã mọc răng để phát triển khả năng nhai
Gợi ý 13 cách làm bánh ăn dặm cho bé ngon và bổ dưỡng
Sức khỏe của bé yêu vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu của bố mẹ nên rất nhiều phụ huynh chọn chế biến bánh ăn dặm tại nhà. Nếu bạn vẫn chưa biết nên làm bánh gì cho con ăn dặm thì dưới đây sẽ là 13 gợi ý của Unica:
1. Pancake
Pancake mềm mại nên các bé từ 7 tháng tuổi trở lên là đã có thể ăn món bánh này. Món bánh này rất dễ làm, không tốn nhiều thời gian nên các mẹ bận rộn nên lưu ngay công thức dưới đây:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 4 thìa bột mì
- 1 lòng đỏ trứng gà
- Dầu ăn
- 1 thìa mật ong nguyên chất
Cách làm bánh ăn dặm cho bé:
- Bước 1: Cho 4 thìa bột mì vào chén, thêm 1 lòng đỏ trứng gà vào, dùng thìa khuấy đều tới khi thu được hỗn hợp mịn
- Bước 2: Ủ bột trong 15 phút
- Bước 3: Cho một ít dầu ăn vào chảo, làm nóng chảo đổ bột vào và rán chính cả hai mặt
- Bước 4: Cho bánh ra đĩa, thêm chút mật ong lên trên bề mặt
Pancake mềm mại nên các bé từ 7 tháng tuổi trở lên là đã có thể ăn món bánh này
2. Bánh flan
Bánh flan mềm mịn, mùi thơm, vị ngọt dịu nên được rất nhiều bạn nhỏ ưa thích. Loại bánh này dễ nuốt nên các bé 6 tháng tuổi đã có thể dùng món này.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 150ml sữa
- 3 lòng đỏ trứng gà
Cách làm bánh ăn dặm cho bé:
- Bước 1: Đun 150ml sữa trên lửa nhỏ tới khi sữa sôi
- Bước 2: Cho 3 lòng đỏ trứng gà vào tô lớn, đánh trứng đều tay để không tạo bọt khí
- Bước 3: Đổ sữa và lòng đỏ trứng với nhau, dùng thìa khuấy đều
- Bước 4: Lọc hỗn hợp qua rây để loại bỏ phần cặn
- Bước 5: Đổ hỗn hợp vào các hũ thủy tinh nhỏ và để nghỉ trong 5 phút
- Bước 6: Đậy nắp hũ thủy tinh, xếp vào nồi hấp, phủ 1 tấm khăn xô để ngăn nước thấm vào bánh
- Bước 7: Để lửa nhỏ và hấp bánh trong 15 phút
- Bước 8: Khi bánh đã chín, bạn lấy bánh ra để nguội, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần
Bánh flan mềm mịn, mùi thơm, vị ngọt dịu nên được rất nhiều bạn nhỏ ưa thích
3. Bánh dứa
Dứa là loại quả giàu vitamin C, chất xơ và mangan nên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé, tốt cho tiêu hóa và thúc đẩy xương khớp phát triển. Ngoài ra, dứa còn chứa vitamin B1, vitamin B2 cần thiết trong việc phát triển não bộ của trẻ. Nếu con không thức ăn dứa trực tiếp, mẹ nên chế biến món bánh dứa để bổ sung dưỡng chất cho con:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 trái dứa
- Dầu oliu
- Bơ, đường nâu
- Quả anh đào
Cách làm bánh ăn dặm cho bé:
- Bước 1: Gọt vỏ 1 trái dứa, bỏ mắt và cắt dứa thành từng miếng nhỏ
- Bước 2: Cho dứa vào máy ép lấy nước
- Bước 3: Phết dầu oliu vào từng khuôn bánh, thêm 1 ít bơ vào từng khuôn bánh
- Bước 4: Để lò ở 175 độ, bỏ khuôn vào lò trong 5 phút để bơ tan chảy
- Bước 5: Lấy khuôn ra khỏi lò, đổ 1 lớp đường nâu, 1 quả anh đào và xác dứa cho đầy khuôn, dùng thìa nén nhẹ
- Bước 6: Cho vào tô nước ép dứa, 3 quả trứng và dầu oliu, dùng máy đánh tay trong 3 phút
- Bước 7: Đổ hỗn hợp trên vào khuôn bánh đã được chuẩn bị trước
- Bước 8: Cho khuôn vào lò nướng ở nhiệt độ 180 độ trong 20-25 phút
- Bước 9: Lấy bánh ra khỏi lò, để bánh nguội là có thể cho bé ăn
Bánh dứa giàu vitamin C, chất xơ và mangan nên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé, tốt cho tiêu hóa và thúc đẩy xương khớp phát triển
Đăng ký khoá học online qua video trên Unica để chào đón một em bé khoẻ mạnh. Khoá học với các chuyên gia đầu ngành sẽ giúp mẹ trang bị được những kiến thức lúc mang thai và sau sinh. Từ đó, biết cách chăm sóc tốt cho mẹ và bé, đồng hành cùng con trong những năm tháng đầu đời.
4. Cách làm bánh trứng cho bé ăn dặm
Bánh trứng là món bánh ăn dặm được nhiều mẹ sử dụng cho các bé vì dễ chế biến. Bánh này dễ ăn lại có mùi thơm nên các bé rất thích.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 30g đường trắng
- 3 lòng đỏ trứng gà
- 2 thìa bột trà xanh
- 2-3 thìa sữa tươi
Cách làm bánh ăn dặm cho bé:
- Bước 1: Cho 30g đường trắng vào chảo, thêm 10ml nước vào, đun nhỏ lửa tới khi đường tan hết
- Bước 2: Đổ nước đường vào khuôn và để trong ngăn mát tủ lạnh
- Bước 3: Cho vào tô lớn 3 lòng đỏ trứng gà, bột trà xanh và sữa tươi rồi trộn đều
- Bước 4: Dùng rây lọc hỗn hợp trên cho mịn, thêm sữa tươi và khuấy đều
- Bước 5: Đổ hỗn hợp vừa khuấy vào khuôn caramen, bọc kín rồi đem hấp cách thủy 30 phút, để lửa nhỏ
- Bước 7: Lấy bánh ra, để nguội rồi cho bé ăn
Bánh lòng đỏ trứng gà thơm ngon bổ dưỡng cho trẻ nhỏ
5. Bánh bí đỏ nhân phô mai
Bí đỏ có chứa nhiều vitamin A nên có tác dụng bổ mắt, giúp hệ xương phát triển nên đóng góp rất lớn vào quá trình tăng trưởng của trẻ em. Bên cạnh đó, vitamin A trong bí đỏ còn giúp nâng cao hệ miễn dịch của bé. Món bánh bí đỏ sẽ càng ngon hơn nếu mẹ trộn thêm phô mai theo công thức dưới đây:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 trái bí đỏ
- 9 miếng phô mai
- 200g bột nếp
- 1 thìa dầu ăn
Cách làm bánh bí đỏ cho bé ăn dặm:
- Bước 1: Cắt đôi quả bí đỏ, bỏ hạt phía bên trong, bỏ vỏ và cắt thành miếng nhỏ
- Bước 2: Cho bí vào nồi, hấp trong 15 phút, bỏ bí ra tô và nghiền nát
- Bước 3: Trộn bí đỏ cùng bột nếp, thêm chút nước và bắt đầu nhào bột
- Bước 4: Sau khi được một khối bột, bạn chia thành các miếng bột nhỏ với kích thước 30g
- Bước 5: Cán dẹt bột, nhồi 1 miếng phô mai vào bên trong, gói kín bột
- Bước 6: Sau khi đã gói xong, bạn dùng dao khía bột thành 3 đường
- Bước 7: Xếp bánh vào nồi hấp, phết một lớp dầu lên bánh
- Bước 8: Đậy nắp nồi và hấp trong 30 phút tới khi bánh chín
Bánh bí đỏ nhân phô mai thơm ngon
6. Cách làm bánh trái cây cho bé ăn dặm
Trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng nên bạn hãy tận dụng nguyên liệu này để làm bánh ăn dặm cho con.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 400g bột mì đa dụng
- 2 quả trứng gà
- 400ml sữa tươi
- 20g cải bó xôi
- 5 quả dâu tây
- 1/2 củ cà rốt
- 15 quả việt quất
- 1 quả chuối
- Dầu oliu
Cách làm bánh ăn dặm cho bé:
- Bước 1: Nhặt lấy phần cuống và lá non của cải bó xôi, đem rửa sạch rồi chần với nước sôi cho rau chín tới và để ráo bớt nước. Sau đó, bạn giã nhuyễn rau cải.
- Bước 2: Nạo vỏ cà rốt, rửa sạch và bào nhuyễn. Với dâu tây và việt quất thì rửa sạch rồi dầm nát. Cuối cùng, lột bỏ vỏ chuối, cắt miếng và dầm nhuyễn.
- Bước 3: Cho 2 quả trứng gà cùng 400ml sữa tươi vào tô lớn, thêm bột mì vào và khuấy đều
- Bước 4: Đổ bột vào 5 bát nhỏ, cho vào từng bát từng loại trái cây, dùng thìa trộn đều
- Bước 5: Đặt chảo lên bếp, thêm 1 ít dầu để làm nóng chảo
- Bước 6: Khi chảo đã nóng, bạn đổ 1 muỗng bột vào, lật đều hai mặt của bánh
- Bước 7: Lặp lại thao tác tương tự tới khi hết bột
Bánh trái cây cho bé
7. Bánh quy khoai lang
Khoai lang chứa nhiều khoáng chất như sắt, folate, canxi, kẽm, magie, kali, mangan, photpho. Những khoáng chất này giúp cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể trẻ nhỏ diễn ra thuận lợi, tạo điều kiện cho cơ thể tăng trưởng và phát triển. Món bánh quy khoai lang sẽ thơm ngon và hấp dẫn hơn khi bạn trộn thêm sữa tươi và mật ong như dưới đây:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 125g khoai lang hấp
- 90g bột nếp
- 40ml sữa tươi
- 20g đường
- 30g mật ong
Cách làm bánh ăn dặm cho bé:
- Bước 1: Hấp chín khoai lang, cho vào chén và dầm nhuyễn
- Bước 2: Cho vào chén sữa tươi, bột nếp, đường và mật ong rồi trộn đều tới khi thu được khối bột dẻo mịn
- Bước 3: Chia bột thành các phần bằng nhau, vo tròn và ấn dẹt viên bột
- Bước 4: Dùng tăm tạo các đường sọc trên bánh
- Bước 5: Đặt lò ở 180 độ C trước 10 phút, bỏ bánh vào và nướng trong 15 phút
- Bước 6: Lấy bánh ra khỏi lò, để nguội rồi cho bé ăn
Bánh quy khoai lang giòn giòn được nhiều bé yêu thích
8. Bánh đậu xanh nướng
Nếu mẹ đang chưa biết cho con ăn món bánh nào thì hãy cân nhắc tới làm bánh đậu xanh nướng. Lượng vitamin A, E, C trong đậu xanh sẽ giúp tăng hệ miễn dịch và cải thiện thị lực của trẻ. Ngoài ra, đậu xanh còn là nguồn cung cấp canxi và sắt, giúp hệ xương của bé phát triển, hạn chế rủi ro thiếu máu.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 200g Đậu xanh
- 50g Sữa đặc
- 180g Đường
- 50g Bột mì
- 70g Bột năng
- 200ml Nước cốt dừa
- 2.5ml Vani
- 25g Bơ lạt
- 160ml Whipping cream
Cách làm bánh ăn dặm cho bé:
- Bước 1: Ngâm đậu xanh từ 4-5 tiếng trong nước ấm, rửa sạch và để ráo nước
- Bước 2: Cho đậu đã ngâm vào nồi và đổ nước xấp mặt đậu, nấu trên lửa nhỏ cho đến khi cạn nước, hạt đậu nở bung mềm. Nếu hạt đậu đã nhừ đều, bạn tắt bếp và để nguội tự nhiên.
- Bước 3: Lấy đậu ra để nguội và dùng máy xay nhuyễn
- Bước 4: Đổ 200g đậu xay nhuyễn, 50g bột mì, 70g bột năng và 180g đường vào bát lớn
- Bước 5: Trộn đều tới khi thu được hỗn hợp mịn
- Bước 6: Cho thêm 200ml nước cốt dừa, 160ml Whipping cream, 50g sữa đặc, 2.5ml vani và 25g bơ (đã được đun cách thuỷ tan chảy) vào hỗn hợp bột trên. Tiếp tục dùng phới trộn đều tay cho đến khi thu được hỗn hợp sánh mịn.
- Bước 7: Lọc hỗn hợp qua rây để bánh mịn và không có bọt khí.
- Bước 8: Bật lò ở 160 độ C, làm nóng lò trước khi nướng khoảng 15 phút. Đổ hỗn hợp bột vào khuôn, nâng khuôn đập nhẹ xuống mặt bàn.
- Bước 9: Nướng bánh ở nhiệt độ 150 độ trong khoảng từ 50 - 60 phút. Nướng cả lửa trên và lửa dưới để bánh có màu vàng nâu đẹp mắt.
Bánh đậu xanh nướng vừa ngon vừa bổ
9. Bánh quy hành vừng
Trong số các loại bánh ăn dặm cho bé, bánh hành vừng được đánh giá có hàm lượng dưỡng chất cao. Loại bánh này có mùi thơm nên chắc chắn các bé nhỏ sẽ rất thích.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 quả trứng gà
- 15g dầu thực vật
- 2g men nở
- 1g muối
- 10g vừng trắng
- Hạt chia hữu cơ
- 5g Markal
- 7g hành lá
- 100g bột mỳ
Cách làm bánh ăn dặm cho bé:
- Bước 1: Cho trứng gà, dầu thực vật, muối, hạt chia, vừng trắng, hành lá băm nhỏ vào tô lớn, dùng đũa đánh đều hỗn hợp.
- Bước 2: Rây bột mì ở ngoài trước rồi từ từ đổ từng chút bột vào tô trộn đều cho tới khi hết bột.
- Bước 3: Thêm 2g men nở trộn đều sau đó dùng tay trộn hỗn hợp đến khi vo thành khối mịn. Cho bột vào bát tô, bọc màng bọc và ủ khoảng 20-30 phút để bột nở.
- Bước 4: Sau khi bột nở, bạn bỏ ra và tiếp tục nhồi lại khối bột một lần nữa. Dùng tay ấn dẹt khối bột xuống mặt bàn, sau đó dung cây lăn cán mỏng
- Bước 5: Dùng khuôn để dập bánh tạo hình, lấy dĩa xăm lên bánh để bánh mềm hơn khi nướng
- Bước 6: Làm nóng lò ở nhiệt độ 180 độ trước 15 phút trước khi nướng, tiếp đó cho bánh vào lò 10-15 phút, bỏ ra đem lật mặt và tiếp tục nướng 10-15phút để cả 2 mặt của bánh được vàng đều
Bánh quy hành vừng cho bé ăn dặm
10. Cách làm bánh chuối cho bé ăn dặm
Món bánh chuối hấp nước cốt dừa có hương vị thơm ngon nên rất thích hợp cho trẻ ăn dặm. Đây cũng chính là món bánh giúp chữa bệnh biếng ăn ở trẻ được nhiều mẹ áp dụng.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Chuối chín: 3 quả
- 1 quả dừa
- Bột ngô
Cách làm bánh cho bé ăn dặm:
- Bước 1: Dừa lấy nước, nạo cùi và xây thật mịn để lọc lấy nước cốt. Bột ngô bạn hòa vào nước dừa vừa lọc.
- Bước 2: Chuối xay nhuyễn trộn với hỗn hợp nước dừa bột ngô đã chuẩn bị.
- Bước 3: Sau đó, bạn chia hỗn hợp trên thành từng hũ nhỏ và hấp trong khoảng 15 phút cho bánh chín mềm. Đợi bánh nguội thì bạn cho bé thưởng thức.
>>> Xem ngay: Cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa? Cách cho trẻ ăn dặm chuẩn khoa học
Món bánh chuối hấp nước cốt dừa có hương vị thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng
11. Làm bánh khoai tây cho bé ăn dặm
Nếu trẻ nhà bạn đã được 8 tháng tuổi thì bạn có thể tự làm bánh ăn dặm cho bé với khoai tây và chùm ngây. Cụ thể, mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Khoai tây: 20gr
- Chùm ngây
- Hạt lanh
- Hạt gai dầu
- Bơ
- Bột chiên xù
- Trứng gà
Cách làm bánh ăn dặm cho bé:
- Bước 1: Khoai tây bào thành sợi nhỏ, chùm ngây bạn đem băm nhuyễn,
- Bước 1: Sau đó đem 2 nguyên liệu này vào trộn đều với hạt lanh, bột chiên xù và hạt gai dầu, sao cho thành một hỗn hợp sền sệt.
- Bước 3: Cho bơ vào chảo, cho từng thìa hỗn hợp đã chuẩn bị vào chiên lên cho bánh vàng. Như vậy, mẹ đã tự tay thực hiện món bánh ăn dặm cho bé vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.
Mẹ có thể chuẩn bị bánh chùm ngây cho bé ăn dặm khi bé đã được 8 tháng tuổi
12. Bánh tôm yến mạch và bí đỏ
Trong các món bánh ăn dặm cho bé, bánh yến mạch và bí đỏ có hàm lượng calo tương đối thấp. Dù bé ăn nhiều cũng không lo bị thừa cân nên mẹ hãy tham khảo ngay công thức nấu dưới đây:
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 3 con tôm tươi
- 50b bí đỏ
- 3 muống yến mạch
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch và mang đi hấp chín.
- Bước 2: Yến mạch ngân 3-5 phút và rửa qua cho bớt nhớt, sau đó để rao
- Bước 3: Tôm hấp chín, lột vỏ và băm nhỏ phần thị
- Bước 4: Trộn 3 hỗn hợp yến mạch, bí đỏ và tôm vào với nhau và đánh cho các nguyên liệu được hòa quyện với nhau.
- Bước 5: Áp chảo hỗn hợp với bơ và để nhỏ lửa cho đến khi bánh chín mềm là bé có thể thưởng thức được.
Bánh tôm yến mạch và bí đỏ siêu bổ dưỡng
13. Bánh bí ngô và trứng gà
Bánh bí ngô và trứng gà là một trong những loại bánh thơm ngon, bổ dưỡng dành cho bé ăn dặm. Món này không chứa quá nhiều hàm lượng calo nên sẽ không gây ra tăng cân cho trẻ nhỏ.
Nguyên liệu:
- 5 thìa bột mì
- 1 Miếng bí ngô
- 1 Lòng đỏ trứng gà
Cách làm bánh cho bé 1 tuổi:
- Bước 1: Dùng rây để rây bột mì cho thật mịn
- Bước 2: Bí ngô gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín và dùng dĩa nghiền nhuyễn
- Bước 3: Trộn các nguyên liêu: bột mì, lòng đỏ trứng, bí ngô thành hỗn hợp. Sau đó tạo hình cho những chiếc bánh
- Bước 4: Làm nóng chảo cùng với bơ, sau đó mang bánh đi áp cháo cho chín mềm đến khi bánh chuyển sang màu vàng là bé có thể thưởng thức được.
Tự làm bánh ăn dặm cho bé-Bánh bí ngô
>>> Xem ngay: Thực đơn cho trẻ 1 tuổi khoa học, đủ chất dinh dưỡng mẹ nên biết
Mẹ cần lưu ý gì khi tự làm cách làm bánh ăn dặm cho bé 1 tuổi?
Khi làm bánh ăn dặm cho bé 1 tuổi, mẹ cần chọn bánh phù hợp với độ tuổi của con, đảm bảo dinh dưỡng trong bánh và mua nguyên liệu tại những đơn vị uy tín. Chi tiết như sau:
1. Chọn bánh ăn dặm theo độ tuổi của bé
Đối với các bé dưới 7 tháng tuổi thì nên ăn những loại bánh ăn dặm mềm vì lúc này răng của các bé còn yếu. Những món bánh bông lan, pancake, flan,... sẽ hợp với con vì các loại bánh này có kết cấu mịn và mềm mại.
Còn với các bé trên 1 tuổi, răng của các con sẽ khỏe hơn nên bạn có thể chọn các loại bánh quy để con tập nhai. Khẩu vị của từng loại bánh sẽ tùy thuộc vào sở thích của từng bé, bạn không nên ép con ăn những món bánh mà con không thích.
2. Thành phần dinh dưỡng trong bánh
Bánh ăn dặm cần đảm bảo đủ các dưỡng chất như vitamin, khoáng chất và chất xơ để tăng cường sức khỏe cho bé. Dinh dưỡng trong bánh sẽ thay đổi khi mẹ thay đổi liều lượng và loại nguyên liệu. Bởi vậy, bạn nên chọn những nguyên liệu giàu dưỡng chất để có được chiếc bánh bổ dưỡng, thơm ngon.
Bánh ăn dặm cho con nên chứa các thành phần như bột mì hữu cơ, trái cây tươi, các loại hạt, các nguồn đạm và chất béo lành mạnh. Tránh sử dụng đường tinh luyện và chất bảo quản có hại cho sức khỏe của bé. Cụ thể, các món bánh phải đảm bảo cung cấp đủ 12% chất đạm, 25% chất béo 50 - 60% chất bột đường cùng các chất sắt, canxi, kẽm.
Chú ý tới thành phần dinh dưỡng trong các loại bánh ăn dặm
3. Mua nguyên liệu chế biến của các thương hiệu uy tín
Khi mua nguyên liệu để làm bánh ăn dặm, hãy chọn các sản phẩm từ các thương hiệu uy tín và đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm. Điều này sẽ đảm bảo rằng bé nhận được các dưỡng chất quan trọng nhất từ các nguyên liệu tốt nhất.
Với các công thức tự làm bánh ăn dặm cho bé mà UNICA chia sẻ trong bài viết nêu trên, chắc chắn sẽ giúp thực đơn ăn dặm của bé yêu nhà bạn được phong phú và đảm bảo chất dinh dưỡng hơn. Bạn đọc muốn biết thêm những công thức làm bánh thơm ngon bổ dưỡng cho bé yêu nhà mình hãy nhanh tay đăng ký và theo dõi khoá học nuôi dạy con trên Unica, các chuyên gia sẽ hướng dẫn chi tiết và cung cấp các kiến thức hữu ích tới bạn.