Cách phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm đơn giản

Cách phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm đơn giản

Mục lục

Bạn vẫn thường nghe nói tới kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, nhưng bạn đã hiểu về 2 kỹ năng này được bao nhiêu phần trăm? Tầm quan trọng của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là gì? Cách phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cùng UNICA tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé

1. Tầm quan trọng của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Tầm quan trọng của kỹ năng mềm và kỹ năng cứng phụ thuộc vào ngành nghề bạn làm việc. Nếu bạn làm một công việc như lễ tân, bán hàng, người dẫn chương trình thì kỹ năng mềm đặc biệt quan trọng. Còn nếu bạn là bác sĩ, lập trình viên thì kỹ năng cứng lại vô cùng quan trọng. Nếu bạn là luật sư, giáo viên thì bạn phải giỏi cả kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. 

tam-quan-trong-ky-nang-mem-va-ky-nang-cung

Đặc biệt, kỹ năng mềm là yêu cầu không thể thiếu đối với các vị trí lãnh đạo, quản lý. Vị trí càng cao thì đòi hỏi bạn phải có một kỹ năng mềm cũng như kỹ năng ứng xử, kỹ năng quản trị nhân sự tốt, bạn thường xuyên phải trau dồi kiến thức qua thực tế, sách vở hoặc tham gia các khoá học kỹ năng mềm tại các trung tâm.

2. Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

1. Khái niệm

- Kỹ năng mềm là những kỹ năng có xu hướng liên quan đến tính cách của mỗi cá nhân, không mang tính chuyên môn hay kỹ thuật. Ngoài ra cũng được hiểu là khả năng tương tác với xã hội hoặc cộng đồng, tập thể. Bao gồm là: Kỹ năng ứng xử, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống. Kỹ năng mềm không phải là những kỹ năng chỉ gắn với một công việc cụ thể như kỹ năng cứng và không thể đánh giá kỹ năng mềm thông qua cách giải quyết, xử lý một tình huống cụ thể trong công việc. Thực tế cho thấy, người có kỹ năng cứng tốt chưa chắc đã giỏi hơn người có kỹ năng mềm. 

- Khái niệm kỹ năng cứng là gì? Được hiểu là những kiến thức hoặc trải nghiệm mang tính chuyên môn cao, kỹ năng giúp thực hiện những công việc cụ thể. Chúng được rèn luyện qua quá trình học tập và làm việc. Kỹ năng cứng có thể được đánh giá bằng các bằng cấp, chứng chỉ hay qua một bài kiểm tra. Ví dụ như: kỹ năng đánh máy, kỹ năng soạn thảo văn bản.

2. Lĩnh vực hoạt động

- Kỹ năng cứng: Sử dụng các phương tiện hỗ trợ với các bảng tính, đánh máy, sự thành thạo trong sử dụng các phần mềm ứng dụng, khả năng vận hành máy móc, tính toán, khải năng ngoại ngữ

- Kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm gồm những gì? Kỹ năng mềm bao gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tư duy hiệu quả, kỹ năng quản lý xung đột, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đàm phán tất cả những kỹ năng này là các kỹ năng cần mềm thiết để trở thành quản lý giỏi.

3. Vai trò

ky-nang-cung-va-ky-nang-mem.jpg

Kỹ năng mềm là gì kỹ năng cứng là gì? Phân loại kỹ năng mềm

- Kỹ năng cứng: Đây là nền tảng sẽ giúp bạn xây dựng cho mình một tư duy logic, nếu không có kỹ năng cứng thì bạn sẽ khó mà hoàn thành được mọi công việc một cách tốt nhất. Đồng thời còn là tiền đề, công cụ cốt lõi để xây dựng và duy trì công việc, tạo ra thu nhập đảm bảo đời sống.

Có 4 vai trò chính trong việc phát triển kỹ năng cứng đó là:

+ Tạo nền tảng tri thức vững chắc cho mỗi cá nhân.

+ Hỗ trợ nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.

+ Tạo ấn tượng tốt trong CV, thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

+ Đen lại cơ hội thăng tiến rõ ràng, phù hợp với năng lực.

- Kỹ năng mềm: phương tiện rút ngắn quá trình tiến gần với sự chuyên nghiệp trong công việc, còn là nền tảng thành đạt của bất cứ ngành nghề nào, nó rất ít thay đổi, vì vậy, phải được tôi luyện thật kỹ, thật rắn chắc, thật cứng. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, thì những người lọt vào top giàu nhất thế giới đều là người có chỉ số EQ cao. Người thông minh là người biết điều khiển cảm xúc, kỹ năng của mình để hoàn thiện tốt mọi công việc, họ sẽ là người thực thi, luôn dẫn đầu và tạo đột phá trong công việc lẫn cuộc sống.

4. Tính chất

- Kỹ năng cứng: Có tính lâu dài và ổn định, đồng thời mang niều tính học thuật và lý thuyết. Đòi hỏi yêu cầu về chuyên môn sâu sắc. Ví dụ: Nếu bạn muốn trở thành bác sĩ phải có kỹ năng y học, kỹ năng được – những nội dung này sẽ được học từ trường lớp.

- Kỹ năng mềm: Mang tính linh động, thực tiễn cao và khả năng sáng tạo độc đáo. Ví dụ: Kỹ năng giao tiếp có thể được rèn luyện trong quá trình bạn làm việc nhóm hoặc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Tùy thuộc vào mỗi người sẽ có cách thức giao tiếp khác nhau.

5. Môi trường rèn luyện

- Kỹ năng cứng tích lũy qua các môn học đào tạo chính khóa từ tiểu học đến đại học, trau dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng chuyên môn bằng việc tiếp thu kiến thức bằng việc trải nghiệm thực tế đời sống và thị trường kinh doanh. Đặc biệt có thể nâng cao kiến thức hơn bằng việc học Thạc sĩ, Tiến sĩ và học thêm các chứng chỉ nghề nghiệp khác. 

Kỹ năng mềm được lĩnh hình thành chủ yếu qua nếp sống, thoái quen sinh hoạt, ảnh hưởng môi trường từ người xung quanh hay những bài học xương máu từ thực tế hoặc có thể học ở các trung tâm kỹ năng sống do nhu cầu kỹ năng mềm ngày càng được chú trọng.

6. Tiêu chuẩn đánh giá

-  Kỹ năng cứng: đánh giá qua trình độ chuyên môn và năng lực nghề nghiệp hoặc những bằng cấp, chứng chỉ liên quan. Có ảnh hưởng của yếu tố công việc để trau đồi kỹ năng cho bản thân phụ vục quá trình làm việc.

- Kỹ năng mềm: không có tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, phụ thuộc chính vào quan điểm của mỗi người. Cho nên mỗi người sẽ phát triển kỹ năng khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người.

7. Đối tượng

- Kỹ năng cứng: bất kỳ ai cũng cần rèn luyện kỹ năng này. Chỉ cần bạn mong muốn có thể cải thiện được năng lực, trình độ của bản thân tốt hơn trong quá trình học tập và làm việc.

- Kỹ năng mềm: Ai cũng cần phải có nhưng ở mỗi vị trí, công việc sẽ có mức độ khác nhau. Kỹ năng mềm được sử dụng rộng rãi trong đời sống và công việc. Đặc biệt phù hợp với những bạn có mong muốn thăng tiếng trong công việc lên các chức vụ cao hơn.

3. Những kỹ năng mềm cho sinh viên buộc phải biết

Ngoài những kỹ năng cứng để quyết định thành công của một công việc cụ thể. Unica gợi ý bạn các kỹ năng mềm cho sinh viên cần phải được trang bị ngay sau khi ra trường để bổ trợ cho công việc diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. 

ky-nang-mem-sinh-vien-phai-biet

Kỹ năng cứng kỹ năng mềm đóng vai trò như thế nào trong công việc

Kỹ năng thuyết trình

- Kỹ năng mềm bao gồm những gì? Thuyết trình là một kỹ năng mềm có thể nói là quan trọng nhất mà khi ngồi trên ghế nhà trường bạn cần trau dồi. Thuyết trình là việc bạn đứng trước đám đông và nói về một chủ đề nào đó, hoặc bày tỏ quan điểm của mình với mọi người. Thuyết trình tốt mang lại nhiều cơ hội trong học tập và trong công việc

- Trọn bộ kỹ năng thuyết trình ấn tượng và chuyên nghiệp được xem như một cuốn cẩm nang giúp bạn trở nên tự tin, hiểu rõ tâm lý người nghe, từ đó thành công truyền tải ý kiến và nội dung mà mình muốn truyền đạt. Giúp bạn trau dồi kỹ năng thuyết trình cũng như thuyết phục cao nhất với người nghe.

Kỹ năng giao tiếp

- Bạn có biết giao tiếp tốt tăng khả năng cao dẫn tới thành công trong công việc là 85% hay không? Điều này đã được chứng minh, nếu bạn có kỹ năng giao tiếp khéo léo, tinh tế đối với người xung quanh bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công, mở ra những mối quan hệ, nhiều bạn bè hơn.

- Tình trạng giới trẻ hiện nay đặc biệt những bạn sinh viên họ rất ngại giao tiếp, rất ngại chia sẻ những câu chuyện kể cả những người thân. Vậy nên họ ít giao tiếp,chính điều này đã mang tới hậu quả không có kỹ năng giao tiếp. Khi ra ngoài đặc biệt đi xin việc nếu bạn không có kỹ năng mềm bạn đã làm tuột mất cơ hội của chính mình. 

- Vậy nên các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường, trong quá trình học tập và rèn luyện các bạn nên biết trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng mềm cho bản thân mình.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

- Đây là một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết để hoàn thành bất kỳ một công việc gì. Khi đã đi làm thì quyết định của bạn có thể sẽ ảnh hưởng dến một tập thể. Cho nên nếu là người biết cách giải quyết mềm mỏng, thông minh và khéo léo sẽ khiến mọi việc trở nên thuận lợi cũng như dễ dàng hơn rất nhiều. Trên thực tế có rất nhiều người mất đi cơ hội việc làm của mình chỉ vì không có khả năng giải quyết mọi vấn đề như mong muốn, dẫn đến mắc sai lầm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Kỹ năng làm việc nhóm

- Kỹ năng này đã được học trong trường cũng như được áp dụng thực tế vào học tập và làm việc nhóm. Các nhà tuyển dụng rất quan tâm đến kỹ năng làm việc nhóm của nhân viên, công việc sẽ được phân chia cho rõ ràng, hợp lý, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong nhóm với nhau. Nhưng có một thực tế nhiều sinh viên ra trường đặt cái tôi của mình quá lớn nghĩ mình giỏi giang có thể làm được tất cả, nhưng trong thực tế ở một môi trường chuyên nghiệp bạn chỉ là một mắt xích nhỏ trong đó mà thôi

- Bạn độc lập, bạn tự chủ, bạn có năng lực nhưng chắc chắn bạn sẽ không thể thành công nếu không có kỹ năng làm việc nhóm. Quá trình làm việc tại môi trường chuyên nghiệp, bạn là một mắt xích trong đó thì để tất cả cùng tạo ra một kết quả tốt thì bản thân bạn phải là người hoàn hảo trước đã. Khả năng nắm bắt, hòa nhịp và phối hợp với mọi người để làm việc là yếu tố cần thiết mà ai cũng phải trau dồi. Nếu trong dây chuyền mà bạn bị chệch nhịp thì khả năng bạn bị đào thải là rất cao. Không chỉ làm việc một mình tốt mà sự kết hợp với mọi người khác là điều không thể tránh khỏi, cho nên hãy đảm bảo quá trình làm việc được hoàn thiện tốt nhất.

Kỹ năng quản lý thời gian

- Sự khác biệt rất rõ ràng giữa một người bận rộn và người năng suất mấu chốt ở kỹ năng quản lý thời gian. Bạn nên biết cách phân phân bổ thời gian hợp lý, việc gì nên ưu tiên làm trước, việc gì làm sau và lý do tại sao bạn làm trước. Nếu biết cách sắp xếp thời gian công việc hợp lý thì bạn sẽ hoàn thành công việc nhanh chóng, hiệu suất cũng cao hơn nhiều.

- Khi đó bạn sẽ không phải thắc mắc rằng: “Tại sao lại bị trễ tiến độ?” hay “Tại sao việc gì cũng không xong?”. “Thời gian là vàng bạc”. Do đó nếu muốn thể hiện mình trong mắt các nhà tuyển dụng, thì đừng bao giờ sử dụng thời gian một cách lãng phí.

Kỹ năng lắng nghe học hỏi từ lời phê bình

- Lắng nghe người khác chính là điều quyết định đến thành công của mỗi người, lắng nghe cả lời khen những lời chê đều có lợi ích nhất định cho bản thân từ đó có thể nhìn nhận và tự đánh giá bản thân mình

-  Lắng nghe giúp bạn thu thập được nhiều thông tin có ích từ người nghe, đồng thời cũng thể hiện bạn là người biết lắng nghe, bạn tôn trọng họ, nghiêm túc trong cuộc trò chuyện này.

Kỹ năng làm việc dưới áp lực

-  Áp lực công việc là điều dễ dàng bắt gặp cho dù bạn ở bất kỳ môi trường làm việc nào. Đặc biệt là những bạn giữ vị trí cao trong công ty hoặc người mới bắt đầu công việc sẽ dễ rơi vào tình trạng này. Công việc bị trì hõa, chậm deadline, áp lực từ khách hàng, đồng nghiệp và sếp là không tránh khỏi.

-  Do vậy ngay từ ban đầu hãy tạo cho mình khả năng tự tin bằng việc trải nghiệm nhiều vị tri, công việc khác nhau để rèn luyện tinh thần và kỹ năng làm việc của mình tốt hơn. Nếu muốn thăng tiến trong công việc thì đây là một yếu tố rất quan trọng mà bạn phải trải qua. Có câu nói "áp lực tạo nên kim cương", chỉ khi vượt qua nó thì bạn mới đón nhận được thành quả tốt đẹp nhất.

Kỹ năng tư duy, sáng tạo 

- Cũng giống như sự tự tin, sáng tạo là kết quả của một quá trình rèn luyện, học hỏi, phát triển kỹ năng. Có khả năng sáng tạo, bạn sẽ bẻ gãy tư duy đóng khung (fixed mind), luôn tìm tòi và phát hiện ra các khía cạnh mới của vấn đề, chủ động giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Bởi vậy, trong thời đại 4.0 hiện nay việc rèn luyện kỹ năng sáng tạo là vô cùng cần thiết. Đó chính là cách phát triển bản thân theo hướng toàn diện hơn.

- Trong bất kỳ công việc nào sáng tạo mới giúp bạn không cảm thấy nhàm chán, bỏ bê công việc. Do vậy đòi hỏi bạn cần có khả năng tư duy thông minh, logic để công việc được hoàn thành đúng như ý muốn của mình.

Kỹ năng xác định mục tiêu phù hợp

- Sau khi đã nhận thức được về bản thân mình bạn sẽ xác định được mục tiêu nghề nghiệp, công việc phù hợp với năng lực bản thân, những điểm mạnh của mình. Từ đó bạn có khả năng phát huy và thể hiện bản thân mình hơn. 

- Mục tiêu phù hợp rất quan trọng giúp con người sống có mục đích, lạc quan, biết nỗ lực, vượt lên để chinh phục được mục đích cuối cùng. Nhờ mục tiêu mà bạn sẽ có động lực để hoàn thành được nó nhanh chóng nhất.

4. Tại sao phải kết hợp kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Sự khác nhau giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là gì? Kỹ năng cứng (hard skills) là những kỹ năng kỹ thuật hoặc chuyên môn cần thiết để thực hiện công việc. Trong khi đó, kỹ năng mềm (soft skills) là các kỹ năng liên quan đến khả năng giao tiếp, lãnh đạo, quản lý thời gian, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo.

Khi làm việc, đặc biệt trong môi trường công nghiệp 4.0 hiện nay, việc kết hợp kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là rất quan trọng. Điều này có một số lý do như sau:

- Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động: Khi có cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, bạn sẽ có lợi thế trong việc xin việc và cạnh tranh với các ứng viên khác trên thị trường lao động.

- Tăng hiệu suất làm việc: Kỹ năng cứng giúp bạn hoàn thành công việc một cách chính xác và nhanh chóng, trong khi kỹ năng mềm giúp bạn tương tác và làm việc với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác một cách hiệu quả. Kết hợp cả hai loại kỹ năng sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và đạt được kết quả tốt hơn.

- Tạo sự cân bằng trong công việc: Kỹ năng cứng thường được sử dụng trong các công việc kỹ thuật và chuyên môn, trong khi kỹ năng mềm thường được sử dụng trong các công việc liên quan đến quản lý, lãnh đạo và tương tác xã hội. Khi kết hợp cả hai loại kỹ năng, bạn sẽ có thể làm việc trong nhiều vị trí và tạo sự cân bằng giữa các khía cạnh của công việc.

- Đào tạo và phát triển bản thân: Khi có cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, bạn có thể tham gia nhiều khóa đào tạo và học tập mới để phát triển bản thân. Điều này giúp bạn có thể tiếp cận với nhiều cơ hội và định hướng cho sự nghiệp của mình.

Tam-quan-trong-cua-ky-nang-cung-va-ky-nang-mem

Khi bạn sở hữu cả hai kỹ năng này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích

5. Ví dụ về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Ví dụ về kỹ năng cứng

- Kỹ năng lập trình: Kỹ năng lập trình là một kỹ năng cứng phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là với các chuyên gia phần mềm. Việc sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Java, Python, hoặc C++ yêu cầu kỹ năng cứng cụ thể và phải được học và đào tạo kỹ lưỡng.

- Kỹ năng quản lý dự án: Kỹ năng quản lý dự án yêu cầu hiểu rõ quy trình, công cụ và kỹ thuật quản lý dự án như phân tích rủi ro, quản lý nguồn lực, lập kế hoạch và giám sát tiến độ. Điều này là một kỹ năng cứng được yêu cầu trong nhiều ngành công nghiệp, từ quản lý xây dựng đến quản lý sản phẩm và dịch vụ.

Ví dụ về kỹ năng mềm:

- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng mềm quan trọng trong mọi lĩnh vực. Việc có khả năng giao tiếp tốt giúp bạn tương tác và làm việc với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác một cách hiệu quả.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn tìm cách giải quyết các vấn đề khó khăn một cách sáng tạo và hiệu quả. Điều này liên quan đến khả năng phân tích và đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề. Kỹ năng này được yêu cầu trong nhiều lĩnh vực, từ kinh doanh đến công nghệ và y tế.

- Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng làm việc nhóm giúp bạn tương tác và làm việc với đồng nghiệp một cách hiệu quả. Điều này bao gồm khả năng lắng nghe ý kiến của người khác, giúp đỡ đồng nghiệp, và thể hiện ý tưởng của mình một cách rõ ràng và dễ hiểu.

Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cái nào quan trọng hơn. Trang bị cho mình cả 2 kỹ năng này là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công hơn trong công việc.

Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Quyền năng thuyết trình đỉnh cao"

XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên