Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Thuyết trình là gì? Những điều cần phải tránh khi thuyết trình

Thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm cần thiết đối với tất cả mọi người. Vậy, khái niệm thuyết trình là gì? bài thuyết trình là gì? Vai trò của thuyết trình ra sao? Đặc điểm của bài thuyết trình như thế nào? Khi khi nào cần thuyết trình? Các bạn hãy cùng UNICA tham khảo bài viết dưới đây nhé thông qua khoá học thuyết trình trước đám đông rồi nhé..

Thế nào là thuyết trình?

Thuyết trình là kỹ năng trình bày một sự việc, một chủ đề, một thông tin hoặc một ý tưởng cụ thể trước đám đông nhằm mục tiêu nhất định. Việc trình bày này có thể thực hiện thông qua ngôn ngữ cụ thể, âm thanh, hình ảnh, video hoặc bất kỳ phương tiện trực quan khác để có sự tương tác giữa những người nói và người nghe.

Chẳng hạn như khi còn đi học, chúng ta thường phải nói về một đề tài, một chủ đề trong bài học trước lớp. Hay là những người huấn luyện viên phải trình bày về chiến thuật cho toàn đội bóng,... Hành động thuyết trình được chúng ta thực hiện mọi lúc, mọi nơi.

Thuyết trình không chỉ đơn giản là trình bày một thông tin nào đó, mà còn là việc sắp xếp nội dung logic, hấp dẫn và dễ hiểu. Người thuyết trình cần chọn lọc các thông tin sao cho phù hợp với mục tiêu của thuyết trình và hiểu biết của khán giả.

Thuyết trình là sự truyền đạt thông tin đến người nghe 

Thuyết trình là sự truyền đạt thông tin đến người nghe 

Vai trò của thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình càng tốt thì bài thuyết trình càng hấp dẫn và thu hút sự chú ý của người nghe. Việc có kỹ năng thuyết trình tốt đem đến nhiều cơ hội và tạo ra những tác động tích cực trong các lĩnh vực trong cuộc sống. Kỹ năng thuyết trình đem lại những lợi ích như là:

  • Nâng cao khả năng giao tiếp trong cuộc sống: Người thuyết trình có kỹ năng tốt sẽ tự tin và lưu loát hơn trong việc truyền tải thông điệp. Không những thế, người nghe dễ dàng tiếp thu, hiểu và tạo ra nhiều sự tương tác tích cực. 

  • Tạo ấn tượng tốt: Việc thuyết trình trôi chảy, hấp dẫn tạo ra ấn tượng tốt giữa đồng nghiệp, khách hàng và đối tác, tạo ra nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp hơn.

Thuyết trình có vai trò như thế nào trong cuộc sống?

Thuyết trình có vai trò như thế nào trong cuộc sống?

  • Tăng lợi thế cạnh tranh: Khi đi phỏng vấn, ký hợp đồng chúng ta cũng cần kỹ năng thuyết trình để thuyết phục những nhà tuyển dụng, đối tác, tăng khả năng cạnh tranh với ứng viên và những đối thủ khác.

  • Tạo ra sự ảnh hưởng: Đối với những nhà lãnh đạo, người diễn thuyết rất cần kỹ năng thuyết trình để nâng cao sự ảnh hưởng, thu hút được nhiều người quan tâm.

  • Xây dựng thương hiệu cá nhân: Ngày nay, thương hiệu cá nhân là một yếu tố quan trọng để mỗi cá nhân trở nên nổi bật, thu hút hơn. Việc thuyết trình tốt không chỉ giúp bạn tự tin mà còn giúp bạn xây dựng được phong cách riêng của bản thân.

  • Kết nối với những mối quan hệ có giá trị: Sự độc đáo, lưu loát trong quá trình thuyết trình sẽ khiến bạn được tin tưởng hơn, nhận được nhiều sự kết nối từ những mối quan hệ chất lượng.

>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình trong công việc

Các kỹ năng cải thiện kỹ năng thuyết trình 

Để cải thiện kỹ năng thuyết trình, bạn cần kết hợp và luyện tập nhuần nhuyễn những kỹ năng sau.

Nghiên cứu

Việc nghiên cứu kỹ các thông tin và dữ liệu liên quan đến chủ giúp cho người trình bày có cái nhìn sâu hơn về vấn đề. Từ đó, người thuyết trình có thể dễ dàng nhìn ra các khía cạnh, các mặt trái của vấn đề để tăng độ tin cậy, chính xác cho buổi thuyết trình của bạn.

Phân tích 

Trong quá trình thu thập và xử lý dữ liệu, người thuyết trình cần đến kỹ năng phân tích để hiểu rõ các số liệu một cách kỹ lưỡng. Việc phân tích kỹ càng giúp bạn nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ, khiến bạn giống như một chuyên gia trong buổi thuyết trình đó.

Tổ chức 

Đây là một kỹ căng rất cần thuyết để tạo ra một cấu trúc logic cho bài thuyết trình. Bạn cần xác định các thành phần chính, sắp xếp các dữ liệu, thông tin liên kết với nhau bằng các hình ảnh, biểu đồ để hỗ trợ việc trình bày thông tin hấp dẫn, dễ hiểu và trực quan hơn.

Kỹ năng tổ chức còn giúp người thuyết trình quản lý thời gian cho buổi thuyết trình. Trên thực tế, các buổi thuyết trình với khách hàng hoặc trong lớp đều được giới hạn thời gian, vì vậy người thuyết trình cần phải phân bố thời gian cho mỗi slide sao cho phù hợp với thời gian quy định.

Đặc điểm của một bài thuyết trình

Đặc điểm của một bài thuyết trình

Giao tiếp 

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng tạo ra sự thành công trong buổi thuyết trình. Trong buổi thuyết trình, việc sử dụng ngôn từ lưu loát, thuyết phục không chỉ giúp bạn tự tin mà còn giúp bạn tạo ra tương tác tích cực với người nghe. Kỹ năng giao tiếp giúp bạn truyền tải đầy đủ thông điệp, ý tưởng của mình đến với người nghe.

Giải quyết vấn đề

Trên thực tế, trong quá trình thuyết trình sẽ có thể xảy ra những tình huống hoặc một số cứ nào đó mà bạn không thể đoán trước được. Lúc này, bạn rất cần kỹ năng giải quyết vấn đề để kịp thời xử lý, điều chỉnh phù hợp với từng tình huống.

Thực hành, luyện tập 

Việc luyện tập nhiều lần là cách hiệu quả nhất để cải thiện kỹ năng thuyết trình. Khi thực hành, luyện tập giúp bạn thể hiện phần thuyết trình trôi chảy và thuận lợi hơn. Ngoài ra, việc này cũng hạn chế những sai sót nhỏ trong quá trình thuyết trình.

Thuyết trình có ý nghĩa quan trọng trong công việc

Thuyết trình có ý nghĩa quan trọng trong công việc

Quản lý thời gian 

Trước khi thuyết trình, bạn cần lên kế hoạch bài thuyết trình sẽ được kéo dài trong bao lâu, phần nào là phần quan trọng cần dành nhiều thời gian hơn. Việc sắp xếp thời gian các phần hợp lý và hoàn thành đúng tiến độ giúp bạn đảm bảo chất lượng buổi thuyết trình, khiến người nghe không bị mệt mỏi hoặc sao nhãng trong buổi thuyết trình.

Tự tin 

Thể hiện phong thái tự tin là một yếu tố quan trọng cải thiện kỹ năng thuyết trình. Bởi khi tự tin sẽ giúp bạn thuyết trình trôi chảy, mạch lạc và gây ấn tượng tốt hơn. Nó không chỉ giúp bạn trông chuyên nghiệp hơn mà còn cho thấy niềm tin của bạn vào những điều bạn thuyết trình.

thuyet-trinh

Trở thành chuyên gia Thuyết trình bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm được lý thuyết và kiến thức nền tảng để có thể thuyết trình tốt, tăng sự tự tin và làm chủ của bản thân đối với chính mình và đối với đối phương, thấu hiểu cơ chế ứng xử hành vi của mình, của người để “trăm trận trăm thắng”,...

Vũ khí ngôn từ: ứng dụng trong PR, Quảng cáo, Bán hàng, Giao tiếp, Thuyết trình
Huỳnh Minh Thuận
299.000đ
600.000đ

Nghệ thuật thuyết trình thuyết phục
Phan Quốc Việt
599.000đ
800.000đ

Trọn bộ kỹ năng thuyết trình ấn tượng và chuyên nghiệp
Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
399.000đ
800.000đ

Các bước xây dựng một bài thuyết trình hiệu quả

Để có thể xây dựng một bài thuyết trình hiệu quả, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

  • Trước khi bắt đầu xây dựng bài thuyết trình, hãy xác định rõ mục đích và đối tượng nghe để tạo ra nội dung phù hợp và hiệu quả nhất.
  • Dùng các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu và nghiên cứu thông tin liên quan đến chủ đề của bài thuyết trình.
  • Sắp xếp thông tin và ý tưởng thành một kế hoạch tổng thể cho bài thuyết trình. Kết cấu bài thuyết trình bao gồm tiêu đề, lời giới thiệu, phần giới thiệu chủ đề, các phần chính, phần kết luận và tóm tắt.
  • Viết nội dung cho mỗi phần của bài thuyết trình, chú ý đến cách trình bày và các từ ngữ, câu trình bày thông tin và ý tưởng một cách rõ ràng, dễ hiểu.
  • Sử dụng các công cụ trình chiếu để trình bày bài thuyết trình. Chú ý đến giọng nói, ngôn ngữ cơ thể và sử dụng trực quan hóa thông tin để giúp đối tượng nghe dễ dàng hiểu và ghi nhớ.
  • Luyện tập và thực hiện thuyết trình, chú ý đến thời gian và tốc độ thuyết trình. Sử dụng phản hồi từ đối tượng nghe để cải thiện và hoàn thiện bài thuyết trình.
  • Đánh giá kết quả của bài thuyết trình bằng cách thu thập phản hồi từ đối tượng nghe và cải thiện cho những lần thuyết trình sau.

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình

Bước 1: Thu thập thông tin và nghiên cứu

Việc thu thập thông tin và nghiên cứu là một bước quan trọng trong việc xây dựng một bài thuyết trình hiệu quả. Tìm hiểu thông tin và nghiên cứu có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề và cung cấp cho bạn những kiến thức và thông tin cần thiết để thuyết trình một cách chuyên nghiệp và thuyết phục.

  • Dùng các công cụ tìm kiếm trực tuyến như Google Scholar, Wikipedia, các trang web chuyên ngành để tìm kiếm thông tin và nghiên cứu về chủ đề của bạn.
  • Tìm hiểu các sách và tài liệu tham khảo chuyên ngành liên quan đến chủ đề của bạn. Đọc và tìm hiểu kỹ lưỡng từng trang để thu thập thông tin hữu ích.
  • Tham gia vào các hội thảo, đào tạo hoặc hội nghị để tìm hiểu những xu hướng mới nhất và thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực của bạn.
  • Nếu bạn có cơ hội thì hãy phỏng vấn những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực của bạn để thu thập thông tin và trao đổi ý kiến.
  • Nếu chủ đề của bạn có liên quan đến các sản phẩm hoặc dịch vụ, hãy tìm hiểu về thị trường để hiểu rõ hơn về nhu cầu của đối tượng khách hàng và đưa ra các thông tin hữu ích.

Khi thu thập thông tin và nghiên cứu, hãy chú ý đến các nguồn tin cậy và xác thực thông tin trước khi sử dụng chúng trong bài thuyết trình của bạn. Bạn cũng nên chú ý đến việc giữ bản quyền và trích dẫn nguồn thông tin một cách đúng đắn để tránh vi phạm pháp luật.

Bước 2: Chuẩn bị tài liệu hỗ trợ

  • Chuẩn bị tài liệu hỗ trợ cũnglà một phần quan trọng trong việc thuyết trình. Nó giúp người thuyết trình dễ dàng truyền đạt thông tin một cách hiệu quả hơn và giúp khán giả hiểu rõ hơn về chủ đề được thảo luận. Dưới đây là một số loại tài liệu hỗ trợ thường được sử dụng trong thuyết trình:
  • Bảng tóm tắt sẽ cung cấp cho khán giả một bản tóm tắt của chủ đề được thảo luận, giúp họ nắm bắt được các thông tin chính. Slide thuyết trình chứa các hình ảnh, đồ họa và văn bản, giúp người thuyết trình truyền đạt thông tin một cách trực quan và dễ hiểu.
  • Tài liệu bổ sung như bài báo, bài viết hay tài liệu nghiên cứu có thể cung cấp cho khán giả thêm thông tin về chủ đề được thảo luận. Biểu đồ và đồ thị giúp trực quan hóa thông tin, giúp khán giả hiểu rõ hơn về các con số và dữ liệu được thảo luận.

Các trò chơi và hoạt động tương tác giúp khán giả tham gia tích cực trong quá trình thuyết trình, giúp họ tương tác với thông tin được truyền đạt và tạo ra những trải nghiệm tốt hơn. Khi chuẩn bị tài liệu hỗ trợ, người thuyết trình nên chú ý đến tính chính xác, tính trực quan hóa và tính tương tác của tài liệu để tạo ra một bài thuyết trình hiệu quả và chuyên nghiệ

Bên cạnh đó bạn cần lựa chọn cho mình cách thuyết trình cuốn hút giúp khán giả cảm thấy có hứng thú với nội dung bạn đang muốn truyền tải tới họ và điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Thực hành nghiên cứu trước khi bước vào buổi thuyết trình chính thức

Thực hành nghiên cứu trước khi bước vào buổi thuyết trình chính thức

Bước 3: Thực hiện nghiên cứu những nội dung cần có trong bài thuyết trình

Chuẩn bị tài liệu hỗ trợ là một bước rất quan trọng trong quá trình xây dựng một bài thuyết trình. Những tài liệu này sẽ giúp bạn hỗ trợ và trình bày những thông tin và ý tưởng của mình một cách rõ ràng, thuyết phục và chuyên nghiệp. 

  • Tạo ra một slide thuyết trình rõ ràng, trực quan và chuyên nghiệp là rất quan trọng. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Microsoft PowerPoint, Google Slides hoặc Prezi để tạo ra các slide thuyết trình. Hãy chú ý đến việc sử dụng hình ảnh, biểu đồ và bảng để trình bày thông tin một cách dễ hiểu và hấp dẫn.
  • Nên tạo ra các tài liệu văn bản để cung cấp cho đối tượng nghe của bạn các thông tin cụ thể và chi tiết hơn. Những tài liệu này có thể bao gồm các bản trình bày, báo cáo, hướng dẫn hoặc bài viết. Hãy chắc chắn rằng những tài liệu này được chuẩn bị kỹ lưỡng và có định dạng rõ ràng, dễ đọc.
  • Sử dụng video, hình ảnh và âm thanh để hỗ trợ cho bài thuyết trình của bạn. Điều này có thể giúp tăng tính tương tác và tạo ấn tượng tốt với đối tượng nghe của bạn. Hãy chắc chắn rằng các tài liệu này được sử dụng một cách thích hợp và hợp lý.
  • Với những thông tin mà bạn sử dụng trong bài thuyết trình của mình, hãy trích dẫn nguồn và cung cấp các tài liệu tham khảo cho đối tượng nghe của bạn. Điều này giúp tăng tính xác thực và uy tín cho bài thuyết trình của bạn.

Điều quan trọng là chuẩn bị một bản tóm tắt ngắn gọn và súc tích về nội dung bài thuyết trình của bạn. Bản tóm tắt này có thể được phát cho đối tượng nghe của bạn để giúp họ

Bước 4: Thiết kế bài thuyết trình

Khi nói đến cấu trúc, tất cả các bài thuyết trình nên bao gồm một slide ở đầu giới thiệu bài thuyết trình, với slide tiếp theo giải thích những gì mọi người có thể mong đợi học được trong quá trình thuyết trình. Trang trình bày kết thúc nên cảm ơn mọi người đã lắng nghe và hỏi họ có bất kỳ câu hỏi nào không.

Nếu có thể, hãy làm theo quy tắc một trang trình bày mỗi phút. Nếu bạn cần thêm thời gian, hãy dành một trang chiếu cho mỗi chủ đề, vì việc chuyển sang một trang chiếu mới cho khán giả biết rằng cuộc thảo luận đang chuyển sang một điều gì đó mới.

Thiết kế phần thuyết trình

Thiết kế phần thuyết trình

Bước 5: Thực hành và phát triển kỹ năng thuyết trình

Đầu tiên tìm cơ hội để thực hành kỹ năng thuyết trình, ví dụ như tham gia các cuộc họp, buổi hội thảo, hoặc các hoạt động cộng đồng. Bạn cũng có thể tổ chức một buổi thuyết trình giả lập để tự kiểm tra kỹ năng của mình. Đồng thời hãy chuẩn bị kỹ càng. Tìm hiểu đối tượng nghe, sắp xếp nội dung và lên kế hoạch cho bài thuyết trình của mình. Phải tập trung vào việc nói rõ ràng, lưu ý đến ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt và giọng nói của mình.

Sau khi thuyết trình, hãy lắng nghe phản hồi của người nghe và tự đánh giá bản thân. Hãy chú ý đến những điểm mạnh và điểm yếu của mình để có thể cải thiện trong các lần thuyết trình tiếp theo. Chủ động tìm kiếm các nguồn tài liệu và các chuyên gia trong lĩnh vực thuyết trình để học hỏi và phát triển kỹ năng của mình.

Để phát triển kỹ năng thuyết trình, bạn cần phải thực hành thường xuyên và kiên trì. Hãy tìm cách để thực hành kỹ năng thuyết trình một cách thường xuyên để có thể cải thiện kỹ năng của mình. Như vậy kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống và công việc. Bạn có thể phát triển và cải thiện kỹ năng này bằng cách thực hành thường xuyên và tìm hiểu thêm về các kỹ thuật thuyết trình hiệu quả.

Những điều cần tránh khi thuyết trình

Một số điều cần tránh để đảm bảo hiệu quả của bài thuyết trình đó là:

  • Đọc toàn bộ nội dung trong bài thuyết trình sẽ khiến người nghe mất tập trung và không lấy được những thông tin quan trọng.
  • Đây là việc đọc lại đầy đủ thông tin đã viết trong slide. Thay vào đó, hãy sử dụng các mục lục hay ghi chép tóm tắt để trình bày ý chính của bài thuyết trình.
  • Điều này sẽ khiến cho bài thuyết trình trở nên nhàm chán và không gây được ấn tượng với người nghe. Hãy sử dụng nhiều hình ảnh và ví dụ cụ thể để minh họa cho các ý của bạn.
  • Nếu bạn quá chú trọng vào một phần nào đó trong bài thuyết trình, bạn có thể vô tình vượt quá thời gian đã cho hoặc không có đủ thời gian để trình bày những ý chính. Hãy luôn đặt thời gian và lên kế hoạch cho bài thuyết trình của mình.
  • Nếu người nghe không thuộc lĩnh vực chuyên môn của bạn thì việc sử dụng quá nhiều từ ngữ chuyên ngành sẽ khiến họ không hiểu được nội dung của bài thuyết trình.

Thiếu sự tương tác đối với người nghe: Bài thuyết trình không chỉ là một mình bạn trình bày, mà còn là cơ hội để tương tác với mọi người nghe. Hãy sử dụng câu hỏi, gợi ý và khuyến khích người nghe để họ tham gia và bàn luận.

Lưu ý khi thuyết trình

Lưu ý khi thuyết trình

Thời gian thuyết trình

Thời gian thuyết trình còn phụ thuộc vào mục đích và yêu cầu của bài thuyết trình. Thông thường, thời gian thuyết trình sẽ được đưa ra trước khi bắt đầu trình bày. Một số thời gian thuyết trình phổ biến trong các tình huống khác nhau bao gồm:

  • Trong các buổi thuyết trình trong lớp học, thời gian thuyết trình thường là từ 5 đến 15 phút tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu của giảng viên hoặc giáo viên.
  • Trong các buổi thuyết trình kinh doanh, thời gian thuyết trình dao động từ 10 đến 30 phút, tùy thuộc vào mục đích của buổi thuyết trình và mức độ chi tiết cần thiết để trình bày thông tin cho khán giả.
  • Trong các buổi thuyết trình khoa học, thời gian thuyết trình có thể lên đến một giờ hoặc hơn nữa, còn tùy thuộc vào nội dung của bài thuyết trình và số lượng thông tin cần trình bày.

Cần lưu ý rằng việc thực hiện một bài thuyết trình hiệu quả còn phụ thuộc vào khả năng quản lý thời gian của người thuyết trình. Họ nên lên lịch thời gian để đảm bảo có đủ thời gian trình bày nội dung cần thiết mà không vượt quá thời gian cho phép. Nếu thời gian thuyết trình được quy định, bạn nên thực hành trình bày bài thuyết trình của mình để đảm bảo rằng nội dung của bạn phù hợp với thời gian được quy định.

Giao tiếp và kết nối với khán giả

Giao tiếp và kết nối với khán giả chĩnh là một yếu tố quan trọng để có được một bài thuyết trình hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bạn giao tiếp và kết nối tốt hơn với khán giả trong quá trình thuyết trình:

  • Trước khi bắt đầu thuyết trình, bạn hãy tìm hiểu về khán giả của bạn để biết họ đang mong đợi gì từ bài thuyết trình của bạn. Nếu bạn hiểu được nhu cầu của khán giả, bạn sẽ có thể trình bày thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả hơn.
  • Sử dụng ngôn ngữ đơn giản để giải thích ý tưởng và tránh sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành quá nhiều. Điều này giúp cho khán giả dễ hiểu và tiếp cận với thông tin hơn.
  • Tăng cường tương tác với khán giả khi thuyết trình để giúp tạo sự kết nối và truyền tải niềm tin. Điều này cũng giúp bạn nhận biết được sự phản hồi và phản ứng của khán giả.
  • Đặt ra các câu hỏi để kích thích sự tương tác và tham gia của khán giả. Các câu hỏi này nên đơn giản và dễ hiểu, giúp khán giả cảm thấy họ đang được tham gia vào quá trình thuyết trình của bạn.
  • Dùng câu chuyện và ví dụ để giải thích ý tưởng của bạn một cách trực quan và sinh động. Những câu chuyện và ví dụ này cũng giúp khán giả dễ dàng hình dung và ghi nhớ thông tin.
  • Đồng thời thể hiện cảm xúc của bạn khi thuyết trình để giúp tạo sự kết nối với khán giả. Nếu bạn thể hiện sự hứng thú và đam mê khi trình bày, khán giả cũng sẽ cảm thấy được sự hấp dẫn và nhiệt tình của bạn.

Cách thuyết trình hiệu quả

Cách thuyết trình hiệu quả

Sử dụng tài liệu hỗ trợ một cách hiệu quả

Sử dụng tài liệu hỗ trợ là một phần quan trọng của việc xây dựng và thực hiện bài thuyết trình. 

  • Phải đảm bảo tài liệu hỗ trợ được chuẩn bị kỹ lưỡng và đáp ứng các nhu cầu của bài thuyết trình. Tài liệu hỗ trợ nên bao gồm các thông tin cần thiết và trực quan, ví dụ như hình ảnh, biểu đồ và bảng.
  • Sử dụng các tài liệu hỗ trợ một cách hợp lý: Không nên sử dụng quá nhiều tài liệu hỗ trợ, vì điều này có thể làm khán giả chú ý quá nhiều vào tài liệu thay vì tập trung vào nội dung của bài thuyết trình. Hãy sử dụng tài liệu hỗ trợ một cách hợp lý để giải thích hoặc minh họa cho nội dung chính của bài thuyết trình.
  • Đảm bảo rằng nội dung của tài liệu hỗ trợ được đồng bộ hóa với nội dung chính của bài thuyết trình. Điều này sẽ giúp khán giả dễ dàng hiểu và theo kịp nội dung của bài thuyết trình.
  • Hãy sử dụng tài liệu hỗ trợ để trả lời các câu hỏi từ khán giả. Điều này sẽ giúp khán giả hiểu rõ hơn về nội dung và có thể giúp tăng tính tương tác giữa người thuyết trình và khán giả.
  • Luyện tập sử dụng tài liệu hỗ trợ trước khi thực hiện bài thuyết trình. Bạn có thể thực hiện các buổi diễn tập để xem tài liệu hỗ trợ hoạt động như thế nào và tìm ra cách tối ưu nhất để sử dụng chúng.

Sử dụng giọng nói và ngôn ngữ cơ thể để tạo ấn tượng

Sử dụng giọng nói và ngôn ngữ là một phần quan trọng trong việc tạo ấn tượng và giao tiếp hiệu quả trong bài thuyết trình. Dưới đây là một số lời khuyên để sử dụng giọng nói và ngôn ngữ cơ thể một cách hiệu quả:

  • Nói chậm và rõ ràng sẽ giúp khán giả hiểu rõ hơn về những gì bạn đang nói. Hãy tránh nói quá nhanh hoặc quá chậm, và lưu ý đến tốc độ nói của mình khi diễn đạt những thông tin quan trọng.
  • Khuôn mặt và cử chỉ có thể dùng để truyền tải thông tin và cảm xúc một cách mạnh mẽ. Hãy sử dụng những biểu cảm tích cực và cử chỉ tự nhiên để tạo sự kết nối với khán giả.
  • Đảm bảo rằng bạn phát âm chính xác và tránh sử dụng các từ viết tắt hoặc từ lóng trong bài thuyết trình của mình. Điều này sẽ giúp cho khán giả dễ hiểu và tập trung vào nội dung của bạn.
  • Người ra bảo một nụ cười hoặc một câu chuyện hài hước có thể giúp làm dịu không khí và giảm bớt căng thẳng trong buổi thuyết trình. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng chúng không gây mất tập trung hay xúc phạm đối tượng nghe.
  • Dùng giọng nói và ngôn ngữ cơ thể một cách hợp lý và cân đối để tạo sự kết nối và giao tiếp hiệu quả với khán giả.

Lưu ý để cải thiện kỹ năng nói trước đám đông 

  • Chuẩn bị trước khi thuyết trình bằng cách luyện tập nói trước gương, ghi âm lại những điều mà mình nói rồi nghe lại để tìm những điểm cần khắc phục.
  • Lựa chọn trang phục vừa vặn với cơ thể, phù hợp đối tượng người nghe, lịch sử để tạo ấn tượng tốt với người nghe. Điều này không chỉ thể hiện việc tôn trọng khán mà còn là tôn trọng hình tượng của chính mình.
  • Nếu chuẩn bị slide trước khi thuyết trình cần đảm bảo rằng slide ngắn gọn, dễ hiểu, có những từ ngữ chính, hình ảnh và video minh họa. Trong khi thuyết trình cần phải tương tác với khán giả thay vì chỉ đọc và nhìn slide.
  • Không lạc đề, không lan man trong buổi thuyết trình để tránh làm người nghe bị sao nhãng trong buổi thuyết trình. 
  • Thường xuyên quan sát phản ứng của khán giả để tinh chỉnh cho buổi thuyết trình, thêm hoặc bớt các nội dung để tạo ra sự tương tác tích cực. 

Những lưu ý khi thuyết trình

Những lưu ý khi thuyết trình

Các tiêu chí đánh giá bài thuyết trình 

Một bài thuyết trình thành công, thu hút thường được đánh giá dựa vào 8 yếu tố sau đây:

Nội dung

  • Người nói làm chủ vấn đề, thể hiện sự hiểu biết đa dạng về vấn đề đó.

  • Sự mạnh lạc, logic trong cấu trúc bài thuyết trình.

  • Nội dung phong phú và đa dạng.

  • Tính minh bạch, chính xác của các dữ liệu thông tin.

Trình bày

  • Tự tin, nói năng trôi chảy rõ ràng.

  • Khả năng tương tác, tạo liên hệ với khán giả.

  • Cách nhấn nhá vào các thông tin quan trọng.

  • Sử dụng ngôn ngữ, hành động phù hợp với đối tượng người nghe.

Kỹ năng giao tiếp

  • Giao tiếp dễ hiểu, rõ ràng, mạch lạc.

  • Tạo ra sự thu hút, giữ sự tập trung, chú ý của người nghe.

  • Các cử chỉ, biểu cảm, giọng điệu tăng tính thuyết phục.

Một số tiêu chí đánh giá bài thuyết trình

Một số tiêu chí đánh giá bài thuyết trình

Sử dụng tài liệu hỗ trợ 

  • Tăng sinh động cho bài thuyết trình bằng bảng biểu, hình ảnh, video,..

  • Có giải thích và minh họa bằng số liệu, thông tin thực tế.

Thời gian 

  • Đảm bảo thời gian quy định.

  • Không trình bày dài dòng gây lãng phí thời và không vội vã trong trình bày.

Thời gian là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của buổi thuyết trình

Thời gian là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của buổi thuyết trình

Tương tác và trả lời câu hỏi 

  • Trả lời câu hỏi sáng suốt, chính xác và đi vào trọng tâm không lòng vòng.

  • Tích cực tương tác với khán giả để tạo sự liên kết.

Sự sáng tạo và cá nhân hóa

  • Tạo ra điểm nhấn bằng việc cá nhân hóa nội dung.

  • Sáng tạo trong việc trình bày và diễn đạt các ý tưởng.

Tổng quan và ấn tượng tổng thể

  • Tạo sự ấn tượng và ghi nhớ thông qua việc mở đầu bài thuyết trình và kết thúc bài thuyết trình.

  • Đánh giá tổng thể về bài thuyết trình và cách thức thể hiện.

Tổng kết

Như vậy, qua bài viết này, các bạn đã tìm ra lời giải đáp về những vấn đề liên quan đến học thuyết trình rồi đúng không? Hy vọng với những chia sẻ bổ ích này sẽ là hành trang vững chắc cho các bạn xây dựng một bài thuyết trình hoàn hảo.

[Tổng số: 42 Trung bình: 2]
Trở thành hội viên
Author
Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu Tiến sĩ tâm lý học
Tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu Giảng viên giảng dạy Tâm lý học & Kỹ năng sống cho sinh viên tại hơn 25 trường Đại học tại Việt Nam Chuyên gia huấn luyện viên cấp quố...