Social Marketing là gì? Kiến thức từ A - Z về Social Marketing

Social Marketing là gì? Kiến thức từ A - Z về Social Marketing

Mục lục

Hiện nay trong kinh doanh có rất nhiều hình thức Digital Marketing hiệu quả, giúp cho doanh nghiệp của bạn nhanh chóng tiếp cận được khách hàng tiềm năng. Tiêu biểu trong số đó chính là Social Marketing. Công nghệ phát triển mạnh mẽ, đa phần khách hàng của bạn đều sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, vì thế nếu bạn muốn tương tác được với khách hàng thì tuyệt đối không được mù công nghệ. Bạn nhất định phải nắm bắt được tất cả kiến thức về Social  Media. Vậy Social Marketing là gì? Có phải nó thúc đẩy việc bán hàng của doanh nghiệp và hỗ trợ tìm kiếm nguồn hàng tiềm năng không? Tất cả thắc mắc này sẽ được Unica giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Social Marketing là gì?

Social Marketing là việc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để kết nối với khán giả nhằm xây dựng thương hiệu, tăng doanh số bán hàng và thúc đẩy lưu lượng truy cập trang web. Điều này liên quan đến việc xuất bản nội dung tuyệt vời trên hồ sơ mạng xã hội của bạn, lắng nghe và thu hút những người theo dõi của bạn, phân tích kết quả của bạn và chạy quảng cáo trên mạng xã hội.

Social-Marketing-la-gi-3.jpg

Social Marketing là một nền tảng tiếp thị truyền thông xã hội

Các nền tảng truyền thông xã hội chính (hiện tại) là Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, Pinterest, YouTube và Snapchat.

Ngoài ra còn có một loạt các công cụ quản lý truyền thông xã hội giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa các nền tảng truyền thông xã hội được liệt kê ở trên. 

Ngày nay, các doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội theo vô số cách khác nhau. 

2. Khái niệm liên quan đến Social Marketing

- Social Media Marketing: Là các nền tảng truyền thông xã hội như: Linkedin, Facebook, Twitter, Youtube. Những nhóm này được xây dựng bởi người dùng với mục đích giao lưu, kết nối trên cộng đồng trực tuyến. Các kênh này có thể được sử dụng để tạo ra tính công khai cho các chiến dịch Social Marketing, thế nhưng đó không phải là mục đích chính. Để tạo ấn tượng với người xem bạn cần sử dụng đến các Hashtag nhằm nhấn mạnh thông điệp mà bạn đang muốn truyền tải.

- Green Marketing: Được sử dụng bởi một doanh nghiệp để chứng minh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đó. Một công ty hoàn toàn có thể tham gia vào quá trình quảng bá cho chiến dịch Social Marketing nhằm mục đích quảng bá thương hiệu nhằm phục vụ cho công việc kinh doanh của mình. 

- Commercial Marketing: Hay còn được gọi là tiếp thị thương mại. Thông qua các chương trình tiếp thị, doanh nghiệp có thể tiếp cận và bán trực tiếp sản phẩm của mình cho người tiêu dùng. 

3. Các loại hình Social Marketing thường gặp

Trong khái niệm Social Marketing là gì sẽ lại bao gồm rất nhiều các loại hình Social Marketing khác. Cụ thể Social Marketing được phân chia ra thành các loại chính sau:

3.1. Social Networks

Social Networks có khả năng kết nối và chia sẻ thông tin vô cùng nhanh chóng. Các kênh Social Networks bao gồm: Facebook, Myspace, Twitter, Instagram. Đây là một trong những hình thức của Digital Marketing dựa trên sự phát triển của các Website, mạng xã hội.

3.2. Social News

Social News là hình thức Marketing Online trên các trang tin tức xã hội và giải trí thông qua các lượng Comment, lượng View, đọc bài, lượng Vote. Các ứng dụng trên nền tảng Social News bao gồm: Digg, Sphinn, Newsvine. 

3.3. Social Bookmarking Sites

Cac social network thuong gap

Các loại hình Social Marketing thường gặp

Social Bookmarking Sites là trang web cho phép người dùng có thể quản lý dữ liệu, sắp xếp và lưu trữ thông tin. Đây cũng là một trong những hình thức Marketing Online được doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích tiếp cận khách hàng, đồng thời là nơi chia sẻ, hợp tác và quảng bá thông tin.

3.4. Social Blog Comments and Forums

Hiện nay, Blog và Forums được hàng triệu người sử dụng và tương tác mỗi ngày. Đây chính là lý do tại sao nó lại trở nên quan trọng với hình thức Social Media Marketing. Chúng có thể được sử dụng để cải thiện thứ hạng, thu hút người đọc và tạo ra mạng lưới rộng lớn nhằm kết nối mọi người.

3.5. Social Microblogging

Hiểu theo cách đơn giản nhất, Microblogging là phương tiện truyền thông tồn tại dưới hình thức Blog. So với Website thông thường thì Microblogging có kích thức thực tế nhỏ hơn. Thông qua Microblogging, người dùng có thể trao đổi những hình ảnh cá nhân, video liên kết. Những thông tin này sẽ xuất hiện trên tường của những người đăng ký.

3.6. Social Media Sharing

Social Media Sharing là những Website chuyên chia sẻ những thông tin dạng Video, hình ảnh. Các Website này có tính năng khác như tạo lập hồ sơ và đóng góp ý kiến về các nội dung được chia sẻ. 

4. Lợi ích của Social Marketing đối với doanh nghiệp

Social Marketing mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với doanh nghiệp. Cụ thể:

- Chia sẻ thông tin không giới hạn với kết nối người dùng trên các nền tảng mạng xã hội.

- Cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ đến người dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả.

- Là hình thức kết nối giữa các doanh nghiệp với nhau.

- Thông qua nền tảng mạng xã hội, doanh nghiệp sẽ dẫn dắt người dùng đến Website để thực hiện thao tác mua hàng dễ dàng hơn.

- Dễ dàng mở rộng thị trường và phân khúc khách hàng trên các nền tảng mới như: Twitter, Linkedin, Google+, Youtube...

- Tăng hiệu quả tối ưu SEO để tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google. 

5. Những kênh triển khai Social Marketing hiệu quả

Trong quá trình kinh doanh, nếu muốn triển khai Social Marketing bạn có thể thực hiện trên rất nhiều kênh từ hình ảnh đến video, chữ viết. Dưới đây là một số kênh triển khai Social Marketing hiệu quả đang được giới trẻ sử dụng nhiều nhất:

- Chia sẻ thông tin, cảm xúc: Khi muốn chia sẻ thông tin, cảm xúc bạn có thể lựa chọn các kênh như: Twitter, Google+, Facebook, MySpace. Chia sẻ lên những trang này, bạn có thể tập trung vào bài đăng hay những thông tin chia sẻ hữu ích để thu hút mọi người chú ý. Các kênh này có thể tương tác 2 chiều dễ dàng nên sẽ giúp tăng nhận diện thương hiệu.

- Chia sẻ clip: Youtube và Tiktok chính là 2 kenh triển khai Social Marketing dạng video hiệu quả. Hiện nay, mỗi ngày số lượng người vào xem 2 kênh này rất lớn. Vì vậy lựa chọn chúng để quảng cáo chắc chắn là một sự lựa chọn tuyệt vời. Khi có nhiều người dùng thì video clip về sản phẩm và thương hiệu của bạn sẽ tiếp cận được nhiều người tiêu dùng hơn.

- Chia sẻ hình ảnh: Các kênh như: Instagram, Flickr, Pinterest giúp bạn chia sẻ hình ảnh tuyệt vời để gây sự chú ý với người xem.

- Chia sẻ nghề nghiệp: Linkedin chính là nơi đăng CV và chia sẻ nghề nghiệp hữu ích. Các doanh nghiệp có thể sử dụng kênh này để xây dựng văn hoá doanh nghiệp giúp thu hút nhiều nhân tài, đồng thời quảng bá hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp.

6. Quy trình triển khai Social Marketing

Để có thể triển khai một chiến dịch Social Marketing hiệu quả nhất thì bạn nhất định phải có một quy trình rõ ràng. Như vậy mới có thể tiếp cận và chinh phục khách hàng. Dưới đây là hướng dẫn quy trình triển khai Social Marketing chung cho bạn tham khảo:

6.1. Phân tích môi trường và nghiên cứu đối tượng Social Marketing

Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất đó chính là phân tích môi trường cạnh tranh và nghiên cứu khách hàng để thấu hiểu họ. Tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi khách hàng đều cần phải được tập trung nghiên cứu thật kỹ và cập nhật thường xuyên. Để phân tích môi trường và nghiên cứu đối tượng Social Marketing bạn cần tập trung làm những việc như:

- Phân loại mục đích nghiên cứu để thu thập được những thông tin sơ bộ một cách chính xác nhất, đồng thời hỗ trợ các bước lập kế hoạch đầu tiên.

- Phân loại nguồn thông tin nhằm chọn ra được những thông tin hữu ích nhất cho chiến lược Social Marketing.

6.2. Xác định mục đích và khách hàng mục tiêu

Tiếp theo cũng là một bước quan trọng không kém đó chính là xác định mục tiêu và khách hàng mục tiêu muốn hướng đến là ai. Để làm được việc này bạn sẽ phải dựa vào hành vi của khách hàng và lưu ý các yếu tố sau: địa lý, nhân khẩu học, hành vi, tâm lý học,....

Sau khi đã xác định được những yếu tố ảnh hưởng và xác định được chân dung khách hàng mục tiêu thì tiếp theo bạn sẽ xác định mục tiêu chiến lược Social Marketing theo 3 mục đích sau:

- Bạn muốn khách hàng sẽ phải làm gì?

- Bạn muốn khách hàng biết điều gì?

- Bạn muốn khách hàng tin vào điều gì?

6.3. Phát triển chiến lược Social Marketing

Sau khi đã hiểu rõ về mục đích thực hiện chiến lược Social Marketing cũng như xác định được chân dung khách hàng mục tiêu. Bước tiếp theo là bạn sẽ phát triển chiến lược. Khi này bạn cần phải xây dựng một thông điệp đầy đủ và ấn tượng để làm sao khách hàng mục tiêu nhớ lâu nhất. Để làm được điều này, những hoạt động mà bạn cần tập trung vào đó là:

- Hành vi của khách hàng

- Lợi ích của tin nhắn SMS

- Định hướng cách tiếp cận khách hàng

- Phân tích những khó khăn sẽ gặp phải.

- Tìm hiểu, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.

6.4. Quản lý và đánh giá chiến lược Social Marketing

Bước cuối cùng trong quá trình triển khai Social Marketing đó là đo lường và đánh giá mức độ thành công của chiến lược. Để có thể quản lý và đánh giá chiến lược Social Marketing bạn cần quan tâm đến những chỉ số sau:

- Thông tin đầu vào: Đây là những nguồn lực đã sử dụng để thực hiện chiến dịch, bao gồm: thời gian, kênh triển khai, chi phí, nhân sự.

- Thông tin đầu ra: Những sự kiện, hoạt động đã thực hiện được cho đối tượng mục tiêu.

- Mức độ đạt được: Đây là chỉ số đo lường phản hồi của khách hàng với chiến dịch xem có hài lòng hay không.

- Mức độ tác động: Chỉ số này sử dụng để đo lường các tác động của chiến dịch đến các vấn đề xã hội như: đời sống, sức khoẻ, môi trường.

- Lợi tức đầu tư: Số liệu này thể hiện sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận so với chi phí ban đầu.

7. Phân biệt Social Marketing và Green, Commercial, Social Media  Marketing

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về Social Marketing, sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt Social Marketing và Green, Commercial, Social Media Marketing:

7.1. Social Marketing và Green Marketing

Nếu Social Marketing dựa vào nền tảng mạng xã hội để quảng bá thương hiệu, tăng nhận thức, đồng thời kích thích hành động mua hàng của khách hàng thì Green Marketing sẽ thúc đẩy hành động mua hàng nhưng trên hết vẫn là đưa ra sản phẩm xanh.

Khác với Social Marketing, Green Marketing sẽ thiết lập một chuỗi hành trình công việc chặt chẽ, từ định vị thương hiệu cho đến hoạt động vận chuyển hay vòng đời sản phẩm. Mỗi công đoạn của Green Marketing đều được cân nhắc và hoàn thiện để sao cho phù hợp nhất với tiêu chí xanh, thân thiện với môi trường. Green Marketing không chỉ là tiếp thị bán hàng mà còn mang trên vai gánh nặng hơn đó là bán hàng cần phải song song với trách nhiệm xã hội, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

7.2. Social Marketing và Commercial Marketing

Social Marketing và Commercial Marketing cùng mang ý nghĩa điều hướng đến hoạt động đẩy mạnh bán hàng. Tuy nhiên Social Marketing sẽ thiên về hoạt động tiếp thị bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội còn Commercial Marketing thì lại là tiếp thị thương mại, hướng đến chạy chiến dịch quảng cáo cho dòng sản phẩm có khả năng thu hút trong thời điểm đó hoặc dài hạn hơn. Cụ thể Commercial Marketing là hoạt động đẩy mạnh vào quảng cáo trả phí cho các dòng sản phẩm. Mục đích để tăng khả năng tiếp cận với khách hàng, đối tác, tăng doanh số bán hàng.

7.3. Social Marketing và Social Media Marketing

Về mục đích Social Marketing và Social Media Marketing đều hướng tới người dùng và thay đổi hành vi của họ. Tuy nhiên trên thực tế Social Marketing sẽ sử dụng rất nhiều công cụ, trong đó có Social Media.

Social Media Marketing là một công cụ để tiếp thị xã hội, sử dụng các nền tảng mạng xã hội để kết nối với khách hàng, quảng bá thương hiệu và đạt được mục tiêu marketing. Đây là một công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp ở mọi quy mô tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng rộng lớn, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Nói đúng hơn, Social Marketing sử dụng Social Media Marketing như một công cụ để hướng tới các mục tiêu trong kinh doanh của mình.

8. Những điều cần lưu ý khi làm Social Marketing

Để xây dựng được một chiến lược Social Marketing hiệu quả đúng như mong đợi bạn cần phải đặc biệt quan tâm đến một số vấn đề sau:

8.1. Chiến lược

Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu cơ bản cho các bạn được biết về Social Marketing là gì rồi. Ngay bây giờ chúng tôi sẽ chỉ 5 bước xây dựng thành công một quá trình tiếp thị xã hội.

Trước khi xây dựng chiến lược tiếp thị xã hội việc làm bao giờ cũng cần quan tâm:

- Mục tiêu của bạn là gì? Phương tiện truyền thông xã hội có thể giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh như thế nào? Một số doanh nghiệp sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để tăng nhận thức về thương hiệu của họ , những doanh nghiệp khác sử dụng phương tiện này để thúc đẩy lưu lượng truy cập trang web và doanh số bán hàng. 

- Bạn muốn tập trung vào nền tảng mạng xã hội nào? Các nền tảng truyền thông xã hội chính, được đề cập ở trên, là Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, Pinterest, YouTube và Snapchat. Ngoài ra còn có các nền tảng nhỏ hơn và sắp phát triển, chẳng hạn như Tumblr, Tik Tok và Anchor, và các nền tảng nhắn tin xã hội, chẳng hạn như Messenger, WhatsApp và WeChat.

Social-Marketing-la-gi-3.jpg

Xác định chính xác chiến lược Social Marketing

- Loại nội dung bạn muốn chia sẻ? Loại nội dung nào sẽ thu hút đối tượng mục tiêu của bạn tốt nhất? Đó là hình ảnh, video hay liên kết? Đó là nội dung giáo dục hay giải trí?

Để giúp bạn tạo ra một chiến lược truyền thông xã hội tuyệt vời, đây là hướng dẫn từng bước của chúng tôi về việc tạo chiến lược truyền thông xã hội và kế hoạch tiếp thị truyền thông xã hội.

8.2. Lập kế hoạch và xuất bản

Như thế, Social Marketing là gì cũng như cách xác định chiến lược không còn quá xa lạ. Tiếp theo việc xây dựng chiến lược, bạn cần lập kế hoạch cụ thể. Với sự xuất hiện trên các nền tảng truyền thông xã hội, bạn tạo cơ hội cho thương hiệu của mình được khách hàng tương lai khám phá. Bạn có thể tham khảo thêm chiến lược marketing của hubspot giúp doanh nghiệp tiếp thị trong nước tốt hơn.

Xuất bản lên mạng xã hội cũng đơn giản như chia sẻ một bài đăng blog, hình ảnh hoặc video trên nền tảng mạng xã hội. Nó giống như cách bạn chia sẻ trên trang cá nhân Facebook của mình. Nhưng bạn sẽ muốn lập kế hoạch nội dung của mình trước thay vì tạo và xuất bản nội dung một cách tự phát.

8.3. Tạo sự tương tác

Khi lượng người theo dõi doanh nghiệp và mạng xã hội của bạn phát triển, các cuộc trò chuyện về thương hiệu của bạn cũng sẽ tăng lên. Mọi người sẽ nhận xét về các bài đăng trên mạng xã hội của bạn, gắn thẻ bạn trong các bài đăng trên mạng xã hội của họ hoặc nhắn tin trực tiếp cho bạn.

Bạn sẽ sử dụng công nghệ lắng nghe và tương tác trên mạng xã hội bao gồm cả các bài đăng không gắn thẻ hồ sơ mạng xã hội của doanh nghiệp bạn.

8.4. Phân tích

Bước tiếp theo sau khi bạn nắm được Social Marketing là gì thì  bạn cần làm sau khi xuất bản, tương tác đó chính là phân tích hiệu quả xem hoạt động tiếp thị của mình trên mạng xã hội  như thế nào. Bạn có đang tiếp cận nhiều người hơn trên mạng xã hội so với tháng trước không? Bạn nhận được bao nhiêu lời đề cập tích cực một tháng? Có bao nhiêu người đã sử dụng thẻ bắt đầu bằng # của thương hiệu bạn trên các bài đăng trên mạng xã hội của họ?

Social-Marketing-la-gi-3.jpg

Phân tích chiến lược tiếp thị xã hội rất quan trọng

8.5. Quảng cáo

Khi bạn có nhiều tiền hơn để phát triển hoạt động tiếp thị trên mạng xã hội, một lĩnh vực mà bạn có thể xem xét là quảng cáo trên mạng xã hội . Quảng cáo trên mạng xã hội cho phép bạn tiếp cận đối tượng rộng hơn những người đang theo dõi bạn.

Các nền tảng quảng cáo trên mạng xã hội ngày nay rất mạnh mẽ đến mức bạn có thể chỉ định chính xác đối tượng sẽ hiển thị quảng cáo của mình. Bạn có thể tạo đối tượng mục tiêu dựa trên nhân khẩu học, sở thích, hành vi của họ.

Khi bạn đang chạy nhiều chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội cùng một lúc, bạn có thể cân nhắc sử dụng công cụ quảng cáo trên mạng xã hội để thực hiện các thay đổi hàng loạt, tự động hóa các quy trình và tối ưu hóa quảng cáo của mình.

9. Ví dụ về chiến lược Social Marketing

Dưới đây là những ví dụ về chiến lược Social Marketing của các thương hiệu nổi tiếng, bạn hãy tham khảo để hiểu rõ hơn về chiến lược thành công của họ nhé.

9.1. Chiến dịch ShowUs của Dove

Chiến dịch ShowUs của Dove là một dự án mang tính đột phá nhằm thay đổi cách thức thể hiện phụ nữ trong truyền thông. Dự án được khởi động vào năm 2019 với mục tiêu tạo ra một thư viện ảnh lớn nhất thế giới, đa dạng và đại diện cho vẻ đẹp thực sự của phụ nữ.

Mục tiêu của chiến dịch:

- Đập tan định kiến về cái đẹp: Dove muốn phá vỡ những khuôn mẫu về vẻ đẹp phi thực tế thường được áp đặt lên phụ nữ trong truyền thông.

- Tôn vinh sự đa dạng: Chiến dịch ShowUs tôn vinh sự đa dạng về ngoại hình, sắc tộc, độ tuổi và hoàn cảnh của phụ nữ.

- Khuyến khích phụ nữ tự tin: Dove mong muốn phụ nữ cảm thấy tự tin và yêu bản thân mình với vẻ đẹp độc đáo của riêng họ.

Hoạt động của chiến dịch:

- Hợp tác với Getty Images: Dove hợp tác với Getty Images để tạo ra thư viện ảnh ShowUs, bao gồm hơn 10.000 hình ảnh phụ nữ từ khắp nơi trên thế giới.

- Khuyến khích chia sẻ: Dove kêu gọi phụ nữ chia sẻ hình ảnh của họ trên mạng xã hội bằng hashtag #ShowUs để góp phần đa dạng hóa thư viện ảnh.

- Hợp tác với các tổ chức: Dove hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận để hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái trên toàn cầu.

Kết quả: Sau chiến dịch đã có đến 5.000 hình ảnh và gần 700.000 hashtag được sử dụng rộng rãi trên Instagram. Điều này đã mang lại một giá trị và xu hướng mới trên mạng xã hội và tạo ra một giá trị đẹp trên mạng xã hội, đồng thời khuyến khích mọi người thể hiện bản thân hơn.

9.2. Chiến dịch Sleep Channel của Casper

Casper là một thương hiệu nệm nổi tiếng, đã ra mắt chiến dịch Sleep Channel vào năm 2018 với mục tiêu mang đến trải nghiệm giấc ngủ ngon cho mọi người thông qua các video âm thanh thư giãn.

Mục tiêu của chiến dịch:

- Tăng nhận thức về thương hiệu: Giới thiệu Casper đến với nhiều người hơn thông qua nội dung sáng tạo và hữu ích.

- Tạo dựng niềm tin: Khẳng định vị thế của Casper là thương hiệu quan tâm đến giấc ngủ và sức khỏe của khách hàng.

- Cung cấp giá trị cho khách hàng: Mang đến trải nghiệm thư giãn và dễ ngủ thông qua các video âm thanh chất lượng cao.

Hoạt động của chiến dịch:

- Tạo ra các video âm thanh thư giãn: Casper hợp tác với các nghệ sĩ âm nhạc và nhà sản xuất âm thanh để tạo ra các video âm thanh đa dạng, bao gồm tiếng mưa rơi, tiếng sóng biển, tiếng chim hót, v.v.

- Phát hành trên nhiều nền tảng: Các video được đăng tải trên YouTube, Spotify, Apple Music và website chính thức của Casper.

- Hợp tác với các KOL: Hợp tác với những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá chiến dịch và tiếp cận nhiều người hơn.

Kết quả: Chiến dịch của Casper đạo được sự khác biệt và làm nổi bật mình trước các đối thủ cạnh tranh.

9.3. Chiến dịch Shot on iPhone của Apple

Chiến dịch "Shot on iPhone" của Apple là một chiến dịch marketing sáng tạo và hiệu quả, tập trung vào việc khẳng định khả năng chụp ảnh ấn tượng của iPhone. Chiến dịch được triển khai từ năm 2009 và đã gặt hái nhiều thành công, góp phần củng cố vị thế của iPhone như một thiết bị chụp ảnh di động hàng đầu.

Mục tiêu của chiến dịch:

- Nâng cao nhận thức về khả năng chụp ảnh của iPhone: Giới thiệu đến người dùng những bức ảnh đẹp được chụp bằng iPhone, cho thấy chất lượng camera ấn tượng của thiết bị.

- Thay đổi nhận thức về nhiếp ảnh di động: Nhấn mạnh rằng iPhone không chỉ là điện thoại thông minh mà còn là công cụ chụp ảnh mạnh mẽ, cho phép người dùng sáng tạo bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.

- Khuyến khích người dùng chia sẻ ảnh: Khuyến khích người dùng chụp ảnh bằng iPhone và chia sẻ lên mạng xã hội với hashtag #ShotoniPhone, tạo hiệu ứng lan tỏa và thu hút sự chú ý.

Hoạt động của chiến dịch:

- Trưng bày ảnh trên các bảng quảng cáo: Apple trưng bày những bức ảnh đẹp chụp bằng iPhone trên các bảng quảng cáo lớn ở các thành phố trên toàn thế giới.

- Chia sẻ ảnh trên mạng xã hội: Apple thường xuyên chia sẻ những bức ảnh ấn tượng chụp bằng iPhone trên các tài khoản mạng xã hội chính thức của hãng.

- Tổ chức các cuộc thi ảnh: Apple tổ chức các cuộc thi ảnh với chủ đề đa dạng, khuyến khích người dùng tham gia và chia sẻ ảnh chụp bằng iPhone.

- Hợp tác với nhiếp ảnh gia: Apple hợp tác với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp để sáng tạo nội dung ảnh và video, giới thiệu khả năng chụp ảnh của iPhone.

Kết quả: Sau chiến dịch đã có hơn 12,9 triệu bài đăng với hashtag #shotoniphone. Điều này giúp mọi người xây dựng niềm tin và thể hiện sự quan tâm của ta đối với khách hàng.

9.4. Chiến dịch “Cuộc chiến Trộm nhựa”– Kênh 14

Chiến dịch “Cuộc chiến Trộm nhựa” do Kênh 14 phát động là một hoạt động ý nghĩa nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa và khuyến khích lối sống xanh cho cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.

Mục tiêu của chiến dịch:

- Giảm thiểu rác thải nhựa: Khuyến khích mọi người hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần và thay thế bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Tăng cường tái sử dụng: Nâng cao ý thức về việc tái sử dụng và tái chế rác thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường.

- Lan tỏa thông điệp tích cực: Truyền cảm hứng cho cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ, chung tay bảo vệ môi trường và xây dựng lối sống xanh.

Hoạt động của chiến dịch:

- Thử thách 30 ngày: Tham gia thử thách 30 ngày với các hành động thiết thực để giảm thiểu rác thải nhựa trong cuộc sống hàng ngày.

- Học hỏi kiến thức: Chia sẻ thông tin về tác hại của rác thải nhựa và các giải pháp bảo vệ môi trường.

- Góp phần lan tỏa: Khuyến khích mọi người tham gia chiến dịch và lan tỏa thông điệp tích cực đến cộng đồng.

Kết quả: Sau chiến dịch đã có tổng cộng 4.290 kẻ trộm nhựa được ghi danh và 4.411 thử thách được hoàn thành. Thành công của chiến dịch là giúp người dân thể hiện ý thức của giới trẻ trong việc bảo vệ môi trường, góp phần thay đổi suy nghĩ, lối sống, chung tay bảo vệ môi trường được xanh - sạch - đẹp hơn.

10. Kết luận

Như vậy, UNICA đã giới thiệu cho các biết được Social Marketing là gì cũng như các bước cơ bản để xây dựng một tiếp thị truyền thông xã hội đỉnh cao trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó bạn tham khảo thêm cách làm marketing online giúp webiste tăng trưởng và bán được nhiều đơn hàng hơn.

Chúc bạn thành công!

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên