Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Sở trường là gì? Cách trả lời ghi điểm trước nhà tuyển dụng

Nội dung được viết bởi Hoàng Ngọc Lan Anh

Nếu bạn muốn vượt qua vòng phỏng vấn để có thể trở thành nhân viên chính thức của công ty thì việc trình bày những thế mạnh, khả năng của bản thân là vô cùng cần thiết. Vậy sở trường là gì? Cách ghi điểm trước nhà tuyển dụng như thế nào để gây được ấn tượng. Hãy cùng Unica tham khảo các nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé. 

Sở trường là gì

  • Sở trường có tên gọi trong tiếng Anh là Strong Point hoặc Forte được hiểu là điểm mạnh, thế mạnh, những yếu tố mang tính tích cực của cá nhân, bản thân mỗi người, để phát hiệu quả trong các hạng mục thực hiện nào đó.
  • Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, sở trường là những điểm mạnh về một lĩnh vực nhất định nào đó của một người. Hay nói cách khác là họ thật sự giỏi, nắm vững kiến thức và am hiểu chi tiết về lĩnh vực đó. Đó có thể là âm nhạc, nấu ăn, chơi thể thao hoặc thậm chí là khả năng nói Tiếng Anh hoặc làm ảo thuật.
  • Khác với sở trường là sở đoản. Sở đoản là những điểm yếu khiến bạn không tự tin trong một số lĩnh vực nhất định. Đó có thể là sự vụng về khi nấu ăn, không biết ca hát, không biết nói tiếng Anh, không biết lái xe.

so-truong-la-gi-cach-ghi-diem-truoc-nha-tuyen-dung-2

Sở trường là gì?

Tại sao phải biết sở trường của bản thân

Việc biết được sở trường của bản thân sẽ giúp bạn học tập và làm việc thuận lợi hơn, cơ hội tìm kiếm công việc rộng mở hơn cũng như phát triển được kỹ năng của bản thân. Người biết được sở trường của mình thường tự tin hơn trong công việc và cuộc sống. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, Unica đã giải thích chi tiết từng lý do ở phần dưới đây:

Tối ưu hóa kết quả học tập và làm việc

Khi biết được sở trường của bản thân, bạn sẽ tự tin hơn trong học tập và làm việc. Quá trình học và làm sẽ trở nên đơn giản hơn, không còn gây nhiều áp lực cho bạn nữa. Ví dụ, sở trường của bạn là học toán, bạn sẽ biết được rằng mình nên thi vào các ngành kinh tế vì tỷ lệ đỗ những ngành này của bạn sẽ cao hơn so với những khối ngành khác. Hoặc là nếu bạn là người có khả năng viết lách thì những công việc liên quan tới chữ sẽ phù hợp với bạn hơn so với những công việc cần xử lý số liệu. Việc định hướng công việc dựa trên sở trường của bản thân là cách đơn giản và hiệu quả nhất dành cho hầu hết các bạn trẻ.

Tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp phù hợp

Việc biết được một số sở trường của mình, bạn sẽ biết mình phù hợp với công việc nào. Từ đó, bạn chỉ cần dành thời gian để học hỏi thêm những kỹ năng mà vị trí công việc yêu cầu. Giả sử, bạn muốn làm nhân viên sáng tạo nội dung website, những kỹ năng bạn cần có dành cho công việc này đó là:

  • Khả năng viết lách và sáng tạo.
  • Kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin.
  • Hiểu biết về SEO Web.
  • Kỹ năng chỉnh sửa hình ảnh và làm video (căn bản).

Khi đã có đủ những kỹ năng này, cơ hội làm việc của bạn rất rộng mở, tới lúc đó bạn chỉ cần lựa chọn đơn vị phù hợp với nhu cầu và bản thân của mình.

Phát triển bản thân và tăng cường tự tin

Người biết được sở trường sở thích cá nhân sẽ tự tin hơn trong cuộc sống và công việc. Nếu bạn chăm chỉ bồi đắp kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, bạn sẽ có cơ hội làm việc ở những môi trường chuyên nghiệp và gặp được những người tài giỏi. Đây chính là cơ hội tốt để bạn phát triển và hoàn thiện bản thân mình. 

phat-trien-su-tu-tin.jpg

Người biết được sở trường của bản thân sẽ tự tin hơn trong cuộc sống và công việc

Lợi ích của việc biết sở trường của bản thân 

Biết sở trường của bản thân sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc và cuộc sống. Lợi ích dễ thấy nhất đó là:

Tăng khả năng thành công trong học tập và làm việc

Khi biết mình mạnh ở mảng nào, bạn sẽ tự tin theo đuổi những công việc liên quan tới mảng đó. Làm những thứ là thế mạnh của mình sẽ giúp bạn có thêm động lực để trau dồi kiến thức. Sau một thời gian học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, khả năng xử lý công việc của bạn sẽ được tăng lên đáng kể giúp bạn hoàn thành được các mục tiêu đã đặt ra. Nhờ vậy mà bạn sẽ sớm đạt được thành công trong công việc.

Nâng cao sự tự tin và sự thoải mái trong công việc

Được làm những thứ thuộc sở trường của mình sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin và thoải mái hơn rất nhiều. Ví dụ, nếu bạn yêu thích thể dục thể thao, nghề nghiệp phù hợp với bạn có thể là huấn luyện viên fitness, giáo viên thể dục, giảng viên dạy bơi lội,... Việc được làm đúng nghề mình yêu thích sẽ giúp bạn không cảm thấy mệt mỏi và chán nản trong quá trình làm việc. 

Tạo ra sự độc đáo và khác biệt trong sự nghiệp

Nếu có sở trường về thiết kế, bạn chắc chắn sẽ muốn tạo ra những sản phẩm độc đáo và khác biệt mang dấu ấn của riêng mình. Còn nếu là một ca sĩ, chắc chắn bạn sẽ luôn muốn sở hữu một chất giọng riêng cùng phong cách âm nhạc độc đáo. Dù là làm công việc gì, chỉ cần yêu thích nó thì bạn sẽ luôn muốn tạo ra những giá trị riêng của mình. 

Giúp định hướng và phát triển sự nghiệp thành công hơn

Như đã đề cập ở bên trên, người biết được thế mạnh của mình là người có thể định hướng được công việc cho bản thân từ sớm. Lấy một ví dụ để bản hiểu hơn về điều này:

  • Bạn có khả năng nói chuyện, thích đứng trước đám đông và có phong cách thời trang riêng biệt. Nghề nghiệp phù hợp dành cho bạn là hoạt náo viên, MC, diễn viên,...
  • Bạn thích đọc sách, thích viết lách và tìm tòi. Nghề nghiệp phù hợp dành cho bạn là nhà báo, nhà văn, nhân viên sáng tạo nội dung,... 
  • Bạn thích thời trang, thích sáng tạo những thứ mới, yêu cái đẹp. Nghề nghiệp phù hợp với bạn đó là nhân viên thiết kế

dinh-huong-va-phat-trien-su-nghiep.jpg

Người có sở trường sẽ định hướng và phát triển bản thân tốt hơn

Cách phát huy sở trường trong học tập và công việc

Để phát huy các sở trường trong học tập và công việc, bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:

Chọn ngành học và nghề nghiệp phù hợp với sở trường 

Ví dụ bạn thích vẽ, trường học phù hợp với bạn sẽ là Đại học mỹ thuật hoặc Đại học kiến trúc. Tại đây, bạn sẽ được theo học ngành mình thích nên sẽ cảm thấy thoải mái hơn, ít cảm thấy chán nản hoặc thấy áp lực. Sau khi ra trường, ngành nghề dành cho bạn là designer, kiến trúc sư, thợ phun xăm,... Dù học hay làm ngành nghề nào, chỉ cần có đam mê bạn cũng sẽ thấy vui vẻ và có năng lượng làm việc. 

tuyen-dung

Tận dụng sở trường nâng cao kết quả học tập và công việc

Việc tận dụng những sở trường của bản thân sẽ giúp nâng cao chất lượng học tập và làm việc của cá nhân bạn. Ví dụ, bạn giỏi vẽ, hãy sử dụng những kinh nghiệm đấy để sáng tạo những tác phẩm đẹp và độc đáo trong công việc của mình. Còn nếu còn là học sinh, bạn hãy sử dụng khả năng của mình để tạo sơ đồ tư duy trong việc ôn bài chuẩn bị thi cử. Việc sử dụng các hình khối sẽ đem lại kết quả tốt hơn và nhìn các con số và chữ cái. 

Trở thành chuyên gia tuyển dụng bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn xây dựng quy trình tuyển dụng nội bộ phù hợp, nắm vững & sử dụng thành thạo các Nguồn/ Kênh tuyển dụng hiện nay, xây dựng được tiêu chí đánh giá ứng viên, hệ thống bản JD phù hợp,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:

Hướng dẫn thực hành nghiệp vụ tuyển dụng - X-Hunter 4.0
Nguyễn Đức Hải
399.000đ
900.000đ

Hướng dẫn tuyển dụng và đào tạo lãnh đạo cấp độ 5
Vũ Thùy Linh (Linh Vũ)
699.000đ
1.200.000đ

Tuyển dụng thực chiến
Lương Ngọc Sơn
399.000đ
600.000đ

Rèn luyện sở trường để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình

Nếu bạn là một content writer, bạn cần rèn luyện khả năng viết lách để có được văn phòng riêng của mình. Ngoài ra, bạn cũng nên học thêm về những kiến thức liên quan để có được tư duy viết bài. Đừng chỉ tập trung vào viết lách mà quên đi việc nâng cao kỹ năng của bản thân mình. 

Kết hợp sở trường với các kỹ năng khác để tạo ra sự độc đáo và khác biệt

Khi bạn kết hợp sở trường của mình với các kỹ năng khác, bạn sẽ tạo ra được sự độc đáo của mình. Giả sử, bạn có khiếu hài hước, bạn sẽ thường xuyên dùng những câu nói hài hước vào câu chuyện hàng ngày để gây cười cho người đối diện. Việc này không chỉ giúp bạn trở nên khác biệt, mà còn khiến nhiều người chú ý hơn về bạn. 

tao-ra-su-doc-dao-cua-ban-than.jpg

Khi bạn kết hợp sở trường của mình với các kỹ năng khác, bạn sẽ tạo ra được sự độc đáo của mình

Ví dụ về sở trường của bạn thân

Mỗi người sẽ có một sở trường riêng, đó có thể là sở trường học tập, liên quan tới công việc hoặc những sở thích cá nhân. Dưới đây sẽ là một vài ví dụ về sở trường của bạn thân cho bạn tham khảo:

  • Sở trường ca hát.
  • Sở trường viết lách.
  • Sở trường thiết kế thời trang.
  • Sở trường làm đẹp.
  • Sở trường nấu ăn.
  • Sở trường trang điểm.

Kỹ năng giải quyết vấn đề cũng có thể được gọi là sở trường nếu bạn là người thích tư duy và xử lý vấn đề. 

Tổng kết

Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu sở trường là gì và những sở trường thường gặp. Việc tận dụng sở trường cá nhân sẽ giúp bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng trong khi phỏng vấn.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)