Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

R&D là gì? Mục đích, chức năng, ưu nhược điểm của R&D

Nội dung được viết bởi Phạm Anh Cường

R&D là gì? Mục đích, chức năng, ưu nhược điểm của R&D như thế nào là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Có thể nói, R&D được xem là yếu tố quyết định trực tiếp đến độ cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn, chưa hiểu rõ về bộ phận R&D, sau đây Unica sẽ chia sẻ, bật mí cho bạn một số thông tin.

R&D là gì?

R&D là cụm từ viết tắt của Research & Development được hiểu là  nghiên cứu và phát triển, đây là một phần quan trọng của mọi doanh nghiệp. Là một quá trình cải tiến liên tục có thể được áp dụng cho các sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình hiện tại. Nó cũng có thể được tập trung vào việc phát triển những cái mới. Đối với nhiều công ty, nghiên cứu và phát triển là yếu tố giúp doanh nghiệp luôn cập nhật và tiến một bước trước các đối thủ cạnh tranh của họ.

R&D là gì

R&D được hiểu là nghiên cứu và phát triển thị trường

Một số công ty chuyển các hoạt động R và D của họ cho một bộ phận cụ thể, trong khi những công ty khác coi đó là một quá trình liên tục xuyên suốt toàn bộ tổ chức. Một số công ty đào tạo nhân viên của họ tư duy theo quan điểm R&D, để họ có thể nghiên cứu và phát triển các chiến lược mới để đạt hiệu quả hơn trong công việc như một phần thói quen của họ.

>> Xem thêm: PEST là gì? Tìm hiểu chi tiết các yếu tố trong mô hình PEST

Mục đích của R&D trong doanh nghiệp

Mục đích của R&D trong doanh nghiệp đó chính là chỉ ra các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp. Từ đó thúc đẩy việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho khách hàng và thị trường. R&D giống như một quá trình nghiên cứu với mục tiêu cốt lõi là nhằm cải tiến và tạo ra sự đổi mới tích cực cho doanh nghiệp. Nhờ sự hỗ trợ của R&D mà doanh nghiệp có thêm nhiều hoạt động hay sản phẩm mới mẻ trong kinh doanh và nâng cao quy trình, sản phẩm đã có. Từ đó, tăng tính cạnh tranh trên thị trường và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Mục đích của R&D trong doanh nghiệp

Mục đích của R&D trong doanh nghiệp

Chức năng & nhiệm vụ của bộ phận R&D

Bộ phận R&D được đánh giá là rất quan trọng và vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp trong thời buổi hội nhập như hiện nay. Bởi việc nâng cao cái cũ, phát triển thêm cái mới sẽ giúp doanh nghiệp càng ngày càng phát triển hơn, không bị thụt lùi trên thị trường.

Chức năng & nhiệm vụ chính của bộ phận R&D có thể kể đến như:

  • Phân tích tổng hợp: Công việc thường xuyên và chủ chốt nhất của R&D đó chính là phân tích tổng hợp. Bởi nếu không có sự phân tích tổng hợp sẽ không thể biết cái cũ đang tồn tại nhược điểm gì và cần phải đẩy mạnh hơn nữa cái gì. Các nhân viên làm việc trong bộ phận R&D phải luôn update liên tục những thông tin có liên quan đến dự án và thị trường tiếp cận. Sau khi đã cập nhật được thông tin, nhân viên cần xác nhận nguồn xem có chính xác và đáng tin cậy hay không rồi tiến hành phân tích, chắt lọc thông tin theo hướng dễ tiếp cận, dễ hiểu nhất để tiết kiệm tối đa thời gian cho những bộ phận khác có liên quan.
  • Phân tích dữ liệu: Chức năng và nhiệm vụ tiếp theo của bộ phận R&D còn là phân tích dữ liệu lớn. Đối với những dự án có khối dữ liệu lớn, mang tính trọng điểm, R&D sẽ tiến hành ghi chép, tổng hợp dữ liệu đầy đủ và chi tiết để phân tích chuyên sâu, sau đó đưa ra góc nhìn khách quan nhất. Từ đó, các bộ phận khác sẽ tiết kiệm được thời gian phân tích, đẩy nhanh tốc độ để hoàn thành công việc được tốt hơn.
  • Nghiên cứu khách hàng: Bộ phận R&D có trách nhiệm nghiên cứu tất cả các thông tin về khách hàng bao gồm: Độ tuổi, hành vi, tính cách, sở thích, mức thu nhập, khu vực sinh sống,... của khách hàng. Khi việc nghiên cứu khách hàng tốt, quy trình chăm sóc khách hàng sẽ diễn ra phù hợp, doanh nghiệp có được nhiều khách hàng tiềm năng.
  • Chia sẻ thông tin: Ngoài những nhiệm vụ trên, bộ phận R&D còn có chức năng chia sẻ thông tin. R&D sẽ tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn, bao gồm cả nguồn trong nước và nước ngoài, sau đó R&D tiến hành làm các báo cáo chuyên sâu  về sản phẩm/ dịch vụ. Điều này giúp cho người tiêu dùng có cái nhìn rõ hơn về tổng quan ngành của doanh nghiệp.

Người làm R&D cần phải có tố chất về Marketing

Người làm R&D cần phải có tố chất về Marketing

Ưu và nhược điểm của hoạt động R&D

Ưu điểm

Hoạt động của bộ phận R&D sở hữu những ưu điểm nổi bật đó là:

  • Nhờ hoạt động R&D mà doanh nghiệp phát minh ra được những sản phẩm/ dịch vụ mới nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
  • Bộ phận R&D hỗ trợ tối ưu chi phí sản xuất giúp điều chỉnh lại mức giá để tăng mức độ cạnh tranh, kiếm thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Hoạt động R&D có thể giúp doanh nghiệp chứng minh được năng lực cũng như tầm nhìn giúp thu hút, kêu gọi vốn đầu tư thành công.
  • Bộ phận R&D có chế độ đãi ngộ xứng đáng giúp thu hút được nhiều đội ngũ nhân tài vào làm việc và cống hiến. Doanh nghiệp nếu như sở hữu đội ngũ nhân sự giỏi sẽ càng ngày càng phát triển.

quan-tri-doanh-nghiep

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm như bên trên đã chia sẻ, R&D cũng còn tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Để vận hành bộ phận R&D từ đội ngũ nhân sự cho đến máy móc, trang thiết bị thì doanh nghiệp cần phải có vốn lớn.
  • Quá trình hoạt động R&D không phải nghiên cứu nào được đưa ra cũng phù hợp bởi nó còn bị yếu tố thị trường chi phối.
  • Trường hợp hoạt động R&D doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu lâu sản phẩm, khi đưa ra thị trường nếu như bị lỗi thời thì doanh nghiệp sẽ không có lợi thế cạnh tranh với các đối thủ

Ưu và nhược điểm của hoạt động R&D

Ưu và nhược điểm của hoạt động R&D

Cơ hội và Thách thức của R&D

Cơ hội của R&D

Tuy còn tồn tại nhược điểm và cũng còn nhiều thách thức song bộ phận R&D cũng tạo ra nhiều cơ hội. R&D tạo cơ hội cho doanh nghiệp đổi mới và phát triển, xây dựng được lượng khách hàng đầy tiềm năng và vô cùng trung thành. Bên cạnh đó, bộ phận R&D cũng có nhiều cơ hội để thăng tiến, chứng minh được năng lực cũng như tầm nhìn của doanh nghiệp trong tương lai. Bộ phận R&D của các doanh nghiệp cũng tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp lớn hợp tác cùng phát triển.

Thách thức và cơ hội của R&D

Thách thức của R&D

Trong một vài năm đổ lại gần đây, dự án thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển đang là thị trường đầu tư hấp dẫn. Quá trình cạnh tranh khốc liệt khiến các “ông lớn” công nghệ đua nhau đầu tư vào quá trình nghiên cứu và phát triển để không thua kém đối thủ cạnh tranh. Điều này đã tạo nên thách thức không hề nhỏ cho các doanh nghiệp.

Trong khi tất cả các doanh nghiệp đều tập trung vào quá trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm nhưng thị trường lại luôn biến động. Hơn nữa, không phải sản phẩm/ dịch vụ nào nghiên cứu doanh nghiệp cũng đủ nguồn lực, trang thiết bị để phát triển. Tất cả đã tạo nên thách thức không hề nhỏ đối với bộ phận R&D.

Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị doanh nghiệp bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm vững thế nào là quản trị, thế nào là quản lý, khi nào thì nên sử dụng quản trị, khi nào thì quản lý. Bạn sẽ hiểu được mấu chốt quản trị: Chọn đúng hướng, đúng người, đúng thời điểm, và các ví dụ thực tế. Ngoài ra, bạn cũng sẽ hiểu sâu về quan hệ cổ đông và muôn vàn khó khăn nghề lãnh đạo. Đăng ký ngay:

Nghệ thuật quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
Phan Văn Trường
299.000đ
600.000đ

Quản trị tài chính doanh nghiệp
PHẠM THỊ TUYẾT
399.000đ
700.000đ

Quản trị tài chính doanh nghiệp: Làm gì khi DÒNG TIỀN ÂM
HÀ THÚY QUỲNH
699.000đ
1.500.000đ

Câu hỏi thường gặp

Công nghệ đang ngày càng thay đổi và diễn biến phức tạp, là một người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp bạn cần phải đầu tư mạnh mẽ vào R & D để vạch ra chiến lược kinh doanh rõ ràng cụ thể. Để xây dựng được chiến lược R&D thì bạn hãy cố gắng trả lời 3 câu hỏi sau đây.

Câu 1: Mục đích của việc nghiên cứu R&D là gì?

Bạn cần trả lời cho bản thân một cách rõ ràng về mục đích mà đơn vị R&D cần phải làm khi nghiên cứu thị trường và khả năng cụ thể mà họ có thể theo đuổi được.

Sau đó bạn cần xem quan điểm và mục tiêu trên có thật sự cần thiết trong tương lai và tạo được điều kiện tốt cho doanh nghiệp khi cạnh tranh với những doanh nghiệp khác hay không.

Cho dù chúng ta không thể tự dự đoán được tương lai nhưng chúng ta có thể sắp xếp theo một quan điểm nào đó có thể đo lường được về công nghệ để giúp các nhà R&D ưu tiên đầu tư.

Câu 2: Đồng bộ việc kinh doanh, bán hàng với R&D như thế nào?

Sau khi hiểu R&D là gì thì bạn cần nắm một chiến lược R&D của bạn muốn thành công thì bạn cần đảm bảo rằng tất cả những đầu ra của nó phải phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và môi trường. Bạn hiểu đơn giản, việc kinh doanh và R&D mất cân bằng nếu như doanh nghiệp không biết thiết kế để sử dụng hoặc sử dụng thông tin hiệu quả thì những nỗ lực nghiên cứu sẽ bị thất bại.

Để giảm thiểu tình trạng không đồng bộ này thì bạn cần có những chiến thuật chủ động chẳng hạn như tạo ra một cái nhìn chúng về công nghệ, lấy đóng góp ý kiến từ R&D và các nhà lãnh đạo.

Các sáng kiến R&D cần có một quy trình rõ ràng để khuyến khích nhân tài.

Câu 3: Lập trình sáng kiến R&D như thế nào?

Chúng ta hiểu lập trình chiến lược là cầu nối của sự phát triển chiến lược và thực thi, một lĩnh vực khác dùng để thúc đẩy chiến lược R&D thành công hoặc thất bại. Sự không thành công thường là  kết quả của nhiều phương pháp thất bại khi các đơn vị R&D chuyển từ chiến lược sang thực thi như thiếu sự tham gia của các bên liên quan, phân bổ nguồn lực không đúng đắn và không quản lý được hoạt động…hoặc ban có thể tham khảo khóa học quản trị doanh nghiệp tại Unica để có cho mình những sáng kiến mới giúp doanh nghiệp phát triển đi lên.

>> Xem thêm: DSS là gì? Doanh nghiệp có nên sử dụng DSS hay không?

Tổng kết

Như vậy, các bạn đã phần nào hiểu được R&D là gì? Mục đích, chức năng, ưu nhược điểm của R&D như thế nào. Để trở thành một nhà nghiên cứu phát triển bạn cần có tố chất và tư duy về marketing tốt, như vậy mới có thể dễ dàng giúp bạn tiếp cận hơn trong công việc. Chúng tôi hy vọng rằng, bài viết này sẽ có ích và là chìa khóa thành công để các bạn mở được ra những sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng.

0/5 - (0 bình chọn)