Trẻ sơ sinh rất yếu ớt nên bất kỳ một sơ sẩy nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, bạn cần trang bị cho mình thật nhiều kiến thức về cách vệ sinh, cũng như quy trình tắm bé. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho các mẹ bỉm sữa quy trình tắm cho bé theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
1. Nguyên tắc tắm cho bé sơ sinh
- Trước khi tắm, người tắm cho trẻ cần rửa tay thật sạch.
- Giữ cho thân nhiệt của trẻ sơ sinh ở mức ổn định, trong đó nhiệt độ phòng tắm khoảng 28 - 30 độ C, nhiệt độ nước tắm khoảng 37 - 38 độ C.
- Tắm cho trẻ sơ sinh từng phần và lau khô ngay sau khi tắm cho trẻ xong.
- Trình tự tắm: tắm vùng sạch trước, tắm vùng bẩn sau.
- Dụng cụ dùng để tắm cho trẻ sơ sinh cần phải sạch sẽ và được sát trùng một cách cẩn thận.
Trước khi tắm cho trẻ, người tắm cho trẻ cần rửa tay thật sạch
Để có thể chăm sóc con yêu tốt hơn, mẹ nên tham khảo ngay khóa học “Nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu trong những tháng đầu tiên” của giảng viên Phạm Diệp Thùy Dương trên UNICA. Đến với khóa học, bạn sẽ được giảng viên cung cấp rất nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc con phát triển toàn diện.
>>> Xem ngay: Kỹ thuật tắm nắng cho trẻ sơ sinh các mẹ nên biết
2. Những dụng cụ cần chuẩn bị
- Trước khi đi vào quy trình tắm bé, mẹ cần chuẩn bị 1 chiếc chậu to dùng để tắm và 1 chiếc chậu nhỏ đến tráng.
- Sữa tắm, dầu gội, phấn thơm dành riêng cho trẻ.
- Khăn bông mềm gồm 1 khăn bông to và 4 khăn sữa nhỏ.
- Tã giấy, bỉm, quần áo, tất tay, tất chân, mũ, chăn ủ cho bé.
- Dụng cụ vệ sinh gồm bông, gạc, tăm bông, băng rốn vô khuẩn, gạc đánh tưa lưỡi dung dịch cồn, dung dịch iot.
- Chậu/xô đựng đồ bẩn.
3. Quy trình tắm bé sơ sinh
Bước 1: Đầu tiên, mẹ cần cởi bỏ hết quần áo, tất tay, tất chân, mũ của trẻ rồi quấn trẻ trong một chiếc khăn sạch.
Bước 2: Tiếp theo, mẹ bế trẻ đúng tư thế cánh tay đỡ lưng, bàn tay đỡ đầu.
Bước 3: Rửa mặt cho trẻ
- Mẹ bế bé quay đầu ra phía chậu nước, chân hướng vào phía bụng của bạn. Để bé nằm trên chân, sao cho một bàn tay mẹ nâng đầu bé, còn cánh tay thì nâng mình bé.
- Sau đó, dùng khăn ướt lau nhẹ 2 mắt của con yêu từ trong khóe mắt ra ngoài.
- Tiếp theo, mẹ sạch khăn rồi lau 2 má, lau trán, cả mặt cho con.
- Tiếp tục vò sạch khăn và lau 2 tai, vàng tai, lỗ tai.
Bước 4: Gội đầu cho con
- Mẹ làm ướt tóc cho con rồi dùng dầu gội đầu chuyên dụng, xoa nhẹ nhàng từ trước ra sau đầu.
- Sau đó, hãy gội sạch dầu gội và dùng khăn lau khô đầu cho con.
Khi gội đầu cho trẻ, mẹ hãy làm ướt tóc rồi dùng dầu gội đầu chuyên dụng
Bước 5: Tắm cho con
- Trong quy trình tắm bé, trước khi đặt con vào chậu tắm, mẹ cần kiểm tra lại nhiệt độ của nước trong chậu tắm một lần nữa bằng cách sử dụng nhiệt kế hoặc dùng khuỷu tay.
- Khi đã kiểm tra xong, hãy nhẹ nhàng bỏ lớp khăn tắm quấn quanh người trẻ ra.
- Sau đó, thả con từ từ vào chậu nước tắm theo thứ tự từ chân đến mông, lưng, rồi đặt trẻ vào trong chậu nước, sao cho nước ngập qua ngực. Một cánh tay mẹ vòng ngang qua vai trẻ, còn bàn tay thì giữ chặt nách và cánh tay bên ngoài của trẻ, sao cho đầu bé dựa lên cánh tay của mẹ. Tay còn lại thì mẹ dùng khăn lau sạch người cho con một cách nhẹ nhàng. Thực hiện theo thứ tự từ trước ra sau, từ trên xuống dưới.
- Trong quá trình lau người cho con mẹ cần chú ý đến những vùng nếp gấp như cổ, nách, khuỷu tay, các kẽ ngón tay, ngón chân và bẹn nhé!
Tiếp theo, mẹ vệ sinh bộ phận sinh dục cho con, sau đó tráng qua bằng chậu nước sạch, rồi đặt trẻ nhẹ nhàng lên giường đã trải sẵn khăn bông to. Quấn trẻ lại và lau khô toàn bé, rồi bế trẻ sang một chiếc khăn khô mới.
Bước 6: Mẹ mặc quần áo và đi bao tay, bao chân, quấn tã cho trẻ để giữ ấm.
Bước 7:
- Nếu trẻ chưa rụng rốn, mẹ hãy dùng tay sát trùng bằng cồn 70 độ. Sau đó, tháo băng gạc rối rồi quan sát kỹ xem rốn có những hiện tượng nào bất thường không. Nếu thấy rốn trẻ bị sưng đỏ, chảy máu hoặc chảy mủ thì mẹ cần đưa trẻ đến sở y tế để khám.
- Tiếp đến, dùng bông tẩm dung dịch iot hoặc cồn vệ sinh xung quanh vùng chân rốn từ trong ra ngoài, từ chân rốn lên cuống rốn, cuối cùng là mặt cắt của rốn. Trong quy trình tắm bé, mẹ nên tránh dùng bông cồn lau lan rộng ra vùng da xung quanh chân rốn. Việc làm này sẽ rất làm tổn thương da của trẻ sơ sinh.
- Lau xong, mẹ dùng gạc vô khuẩn băng kín rốn cho bé.
Trong quy trình tắm bé mẹ cần chú ý đến việc vệ sinh vùng rốn
Bước 8 :Vệ sinh mắt, mũi
- Mẹ nhỏ nước muối sinh lý vào mắt cho trẻ, mỗi bên nhỏ từ 1 - 2 giọt, rồi dùng tăm bông thấm nhẹ nhàng từ trong khóe mắt ra bên ngoài.
- Tiếp theo, dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mỗi bên mũi của trẻ, mẹ cũng dùng tăm bông thấm khô và nhẹ nhàng lấy gỉ mũi của trẻ.
- Kiểm tra xem trẻ có bị tưa lưỡi hay không, nếu bị thì dùng nước muối sinh lý ấm đánh tưa lưỡi cho trẻ.
Bước 9: Khi đã thực hiện xong các thao tác trên, mẹ đặt trẻ lên giường và quấn chăn ủ ấm cho con.
Chăm sóc trẻ không hề đơn giản, nó đòi hỏi cha mẹ cần rất nhiều kỹ năng và có đủ tính kiên nhẫn. Để chăm trẻ một cách đúng đắn, hạn chế những tổn thương, cha mẹ cần đăng ký khoá học online. Tại khoá học, các chuyên gia sẽ hướng dẫn quy trình chăm trẻ sơ sinh toàn diện, bí quyết cho trẻ ăn dặm, kỹ năng chăm sóc trẻ toàn diện.
4. Quy trình tắm bé sơ sinh chưa rụng rốn
Bước 1: Thực hiện massage cho trẻ.
Bước 2: Tắm cho trẻ:
- Mẹ dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, lau mặt, mắt và tai cho trẻ, với bước này, mẹ có thể thay khăn bằng bông gòn.
- Gội đầu cho bé một cách nhẹ nhàng, tuyệt đối không để nước chảy vào tai bé.
- Cho nước lên người bé, lấy 1 ít sữa tắm xoa vào sữa tắm để tạo thành bọt và xoa nhẹ nhàng lên cơ thể bé. Mẹ cần làm sạch những nếp gấp như cổ, nách, cổ tay, cổ chân, háng, đầu gối, bởi vì những nếp gấp này thường xuất hiện mồ hôi và bụi bẩn dễ làm bé bị hăm.
- Mẹ dùng nước nhẹ nhàng rửa sạch sữa tắm trên cơ thể bé.
- Dùng khăn tắm để lau khô cũng như bao bọc cơ thể.
- Cuối cùng cho bé mặc quần áo.
Tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
5. Quy trình tắm bé sơ sinh đã rụng rốn
- Bước 1: Mẹ cần đặt một chiếc khăn vào đáy chậu để bé không bị trượt.
- Bước 2: Cho nước ấm vào chậu.
- Bước 3: Dùng một miếng bông sạch lau từ trong ra ngoài để rửa mặt cho bé. Tiếp theo, mẹ dùng tăm bông làm sạch vành tai, đối với bước này, tuyệt đối không để nước vào trong tai bé.
- Bước 4: Mẹ lấy khăn lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé từ mặt, lưng, nâng cằm bé lên và làm sạch vùng cổ.
- Bước 5: Làm sạch phần bụng, chú ý đến những nếp gấp trên tay, bẹn, nách, háng, chân, đầu gối, cổ. Sau đó, mẹ lau từ đầu xuống chân, cuối cùng lau mông từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng.
- Bước 6: Gội đầu cho bé, đối với bước này, mẹ cần quấn khăn để giữ ấm cho cơ thể bé. Tiếp theo, bế ngửa bé để tránh nước cũng như dầu gội vào mắt, dội 1 ít nước lên đầu bé, xoa 1 lượng nhỏ dầu gội và rửa sạch.
- Bước 7: Dùng khăn nhẹ nhàng thấm khô người bé.
6. Tắm cho trẻ sơ sinh vào giờ nào?
Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh nên sau 9 giờ 30 phút sáng và trước 4 giờ 30 chiều. Đây chính là thời điểm thích hợp để tắm cho trẻ sơ sinh với nhiệt độ ấm áp. Trẻ sơ sinh có khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể thường không tốt, do đó trẻ dễ bị lạnh và nhiệt độ cơ thể giảm nhanh chóng.
Theo các chuyên gia, mẹ nên tắm cho trẻ vào khoảng 10 giờ sáng đến 11 giờ trưa. Đây chính là khoảng thời điểm thích hợp để tắm cho con yêu. Mẹ cũng không nhất thiết phải tắm cho con hằng ngày, mà khoảng 2 đến 3 ngày mẹ nên tắm cho trẻ sơ sinh một lần. Tuyệt đối không được tắm cho trẻ quá lâu vì điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ trẻ bị cảm lạnh.
Theo các chuyên gia, mẹ nên tắm cho trẻ vào khoảng 10 giờ sáng đến 11 giờ trưa
7. Một số lưu ý trong quy trình tắm bé sơ sinh tại nhà
Làm sạch các vùng nhạy cảm
Vùng nhạy cảm là nới chứa rất nhiều vi khuẩn. Để có thể làm sạch các vùng nhạy cảm ở bộ phận sinh dục, mẹ cần chuẩn bị một miếng vải sạch, mềm để tránh được những tổn thương da trong quá trình tắm bé. Đối với các bé gái, mẹ cần nhẹ nhàng dùng ngón tay để lau từ trước ra sau, tập trung vào các nếp gấp da trên bộ phận sinh dục. Đối với bé trai, mẹ dùng khăn bông mềm để lau sạch dương vật.
Chú ý đến các kẽ trên da
Các kẽ trên da ở các bộ phận như: sau tai, cánh tay, ngón tay là nơi dễ bị quên nhất trong khi tắm bé. Vì đây là nơi ẩn náu của vi khuẩn có hại nên mẹ có thể sử dụng một ít sữa tắm chuyên dùng cho trẻ sơ sinh để làm sạch những vùng đó.
Giữ cho bé luôn an toàn khi tắm
Với những người lần đầu làm cha mẹ chắc hẳn sẽ gặp rất nhiều bỡ ngỡ trong quá trình chăm sóc bé yêu của mình, đặc biệt là khi tắm. Để giúp bé yêu của mình được thư giãn và cảm thấy thoải mái hơn khi nằm trong châu, mẹ cần dùng phần cổ tay để nâng đầu bé, đồng thời dùng lực cánh tay để giữ phần lưng và cổ bé. Với tư thế này, bé yêu sẽ cảm thấy rất thích thú vì được nâng niu và ngắm nhìn khuôn mặt của mẹ ngay cả khi chúng đang tắm.
Kết luận
Như vậy, trong bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ đến các mẹ bỉm sữa cách tắm bé sơ sinh tại nhà, cũng như giải đáp thắc mắc tắm cho trẻ sơ sinh vào giờ nào. Với những thông tin bổ ích trên, UNICA mong rằng các mẹ đã “bỏ túi” được nhiều kinh nghiệm quý báu vào “sổ tay” chăm sóc và nuôi dạy con.