Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

PNG là gì? Cách tạo và chuyển đuôi PNG sang PDF, JPEG

Nội dung được viết bởi Phạm Tiến Hưng

Định dạng PNG là gì? Đây chắc hẳn là thuật ngữ không mấy xa lạ gì với mọi người, đặc biệt là những người thường xuyên chỉnh ảnh hay đang làm việc trong lĩnh vực liên quan đến hình ảnh. Khi truy cập vào một website hay xem qua các ứng dụng điện thoại, bạn sẽ rất hay bắt gặp hình ảnh với đuôi “.png”. Vậy thực chất PNG là gì? Tại sao chúng lại phổ biến và thường xuyên được ứng dụng? Trong bài viết sau Unica sẽ giải đáp tất cả mọi thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về đuôi hình ảnh phổ biến này.

1. Tổng quan File PNG

Trong số các định dạng đuôi hình ảnh thì đuôi PNG là định dạng thường được ưu tiên lựa chọn nhiều, bởi ưu điểm là nó có khả năng tương thích cao và chất lượng hình ảnh tốt. Để hiểu rõ hơn về khái niệm đuôi PNG là gì? Bạn đọc hay tham khảo nội dung chia sẻ dưới đây nhé.

1.1. PNG là gì?

PNG là viết tắt của cụm từ Portable Network Graphic. Đây là một định dạng file hình ảnh rất phổ biến ra đời lần đầu tiên vào năm 1995 để thay thế cho định dạng file .GIF. Định dạng file PNG được đánh giá rất cao bởi nó sử dụng công nghệ nén ảnh không hao hụt. Tức là hình ảnh sau mỗi lần chỉnh sửa và lưu lại sẽ không bị giảm chất lượng độ phân giải, đảm bảo giữ nguyên độ sắc nét như ban đầu.

File PNG là gì

File PNG là gì?

Định dạng hình ảnh PNG tạo ra sự khác biệt lớn khi chất lượng hình ảnh luôn được đảm bảo, khả năng hỗ trợ hiển thị ảnh trong suốt tối ưu. Chính vì vậy, PNG còn được gọi là định dạng ảnh không nền, nó có nền ảnh trong suốt, không xuất hiện đường viền.

1.2. Công nghệ nén ảnh PNG là gì?

Công nghệ nén ảnh PNG là công nghệ nén ảnh không mất mát - đây là công nghệ chuyên biệt được sử dụng trong định dạng tập tin PNG. Công nghệ này giúp giảm kích thước tập tin ảnh mà vẫn giữ nguyên chất lượng hình ảnh, không làm mất đi bất kỳ chi tiết nào.

Cách thức hoạt động của công nghệ nén ảnh này như sau:

Công nghệ nén ảnh PNG sử dụng thuật toán nén DEFLATE để loại bỏ dữ liệu dư thừa trong hình ảnh. DEFLATE hoạt động bằng cách phân chia hình ảnh thành các khối nhỏ, sau đó áp dụng các kỹ thuật mã hóa để giảm kích thước của từng khối.

Công nghệ nén ảnh PNG là công nghệ nén ảnh không mất mát

Công nghệ nén ảnh PNG là công nghệ nén ảnh không mất mát

Ưu điểm công nghệ nén ảnh PNG:

  • Nén không mất mát, giữ nguyên chất lượng hình ảnh.

  • Hỗ trợ màu sắc 24 bit và 32 bit, bao gồm cả độ trong suốt.

  • Hiệu quả cao trong việc nén các hình ảnh có nhiều chi tiết và màu sắc.

  • Được hỗ trợ bởi hầu hết các trình duyệt web và phần mềm xem ảnh. 

2. Thành phần của ảnh PNG là gì?

Dưới đây là một số thành phần chính của ảnh PNG, bạn hãy tham khảo ngay để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé:

Header (Phần đầu)

  • Thông tin chung: Bao gồm phiên bản PNG, kích thước hình ảnh, loại màu sắc, phương pháp nén,...

  • Ihdr: Khối dữ liệu chứa thông tin chung về hình ảnh, bao gồm kích thước, độ sâu màu, loại màu, phương pháp nén,...

Khối dữ liệu (Data chunks)

  • IDAT: Khối dữ liệu chứa dữ liệu hình ảnh đã được nén.

  • PLTE: Khối dữ liệu chứa bảng màu cho hình ảnh (nếu có).

  • tRNS: Khối dữ liệu chứa thông tin về độ trong suốt của hình ảnh.

  • gAMA: Khối dữ liệu chứa thông tin về gamma của hình ảnh.

  • cHRM: Khối dữ liệu chứa thông tin về điểm trắng và điểm đen của hình ảnh.

  • sRGB: Khối dữ liệu chứa thông tin về không gian màu sRGB.

  • iCCP: Khối dữ liệu chứa thông tin về cấu hình màu ICC (nếu có).

  • text: Khối dữ liệu chứa thông tin văn bản (như chú thích, bản quyền).

Thành phần của ảnh PNG là gì?

Thành phần của ảnh PNG là gì?

Footer (Phần chân)

  • Khối CRC32: Khối dữ liệu chứa mã checksum để kiểm tra tính toàn vẹn của tập tin.

  • IEND: Khối dữ liệu đánh dấu kết thúc tập tin.

3. Đặc điểm của đuôi ảnh PNG là gì?

Đuôi ảnh PNG là một định dạng tập tin raster được sử dụng rộng rãi để lưu trữ và truyền tải hình ảnh trên web. Định dạng này có một số đặc điểm nổi bật sau:

  • Nén không mất mát: PNG sử dụng thuật toán nén DEFLATE giúp giảm kích thước tập tin mà không làm mất đi bất kỳ chi tiết nào của hình ảnh. Nhờ vậy, ảnh PNG có chất lượng cao và sắc nét hơn hẳn những định dạng khác. Định dạng PNG bảo tồn chất lượng hình ảnh cao ban đầu.

  • Hỗ trợ màu sắc, bao gồm cả màu trong suốt (alpha channel): PNG hỗ trợ màu 24 bit và 32 bit, bao gồm cả độ trong suốt. Điều này, giúp PNG trở thành lựa chọn lý tưởng cho các hình ảnh có nhiều màu sắc và hình ảnh cần hiển thị chi tiết. PNG cho phép hiển thị các phần của hình ảnh mà bạn muốn giữ trong suốt cực thuận tiện khi bạn muốn chèn ảnh vào một nền màu hoặc một hình ảnh khác nhưng lại không muốn hiển thị đường viền xung quanh nó.

  • Khả năng tương thích: PNG được hỗ trợ bởi hầu hết các trình duyệt web và phần mềm xem ảnh. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng chia sẻ và xem ảnh PNG trên nhiều thiết bị khác nhau.

PNG hỗ trợ màu 24 bit và 32 bit

PNG hỗ trợ màu 24 bit và 32 bit

4. Ưu nhược điểm khi sử dụng đuôi ảnh PNG

Khi quyết định sử dụng một định dạng cụ thể thì bạn bắt buộc phải nắm được kỹ ưu điểm, nhược điểm của định dạng đó. PNG là một định dạng phổ biến nhưng liệu nó có phù hợp trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống. Cùng tìm hiểu ưu điểm, nhược điểm PNG là gì để biết xem nên sử dụng đuôi PNG khi nào nhé.

4.1. Ưu điểm

Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật nhất của định dạng PNG:

  • Chất lượng hình ảnh tốt: PNG tái tạo hình ảnh bằng phương pháp tham chiếu nên đảm bảo hình ảnh xuất ra có chất lượng tốt nhất. Thêm nữa, PNG còn sử dụng công nghệ nén ảnh không mất mát nên dù bạn chỉnh sửa bao nhiêu lần thì chất lượng ảnh gốc vẫn được giữ nguyên. Định dạng PNG cho hình ảnh hiển thị chi tiết, sắc nét cùng với màu sắc chân thực nhất.

  • Hỗ trợ lưu ảnh trong suốt: Định dạng file PNG cho phép lưu ảnh trong suốt với độ trong suốt từ 0 đến 100%, đồng thời cho phép chúng hiển thị trên nhiều nền tảng khác nhau. Khi sử dụng hình ảnh định dạng PNG bạn dễ dàng kết hợp chúng với nhiều nền khác mà không hề để lộ đường viền không mong muốn. Đây chính là ưu điểm tuyệt vời, là điểm sáng của định dạng PNG khác với những định dạng file khác.

  • Khả năng tương thích tốt: Khi sử dụng định dạng đuổi ảnh PNG bạn có thể dễ dàng mở trên nhiều thiết bị. Từ đó, việc chia sẻ và hiển thị hình ảnh trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. PNG có khả năng tương thích cao, hiển thị hầu hết ở các thiết bị, ứng dụng, trang web,... Sử dụng định dạng PNG bạn rất ít khi gặp sự cố khi mở hình ảnh trên các thiết bị khác nhau.

  • Dễ dàng chỉnh sửa: Sử dụng file PNG bạn dễ dàng chỉnh sửa, cắt ghép hình ảnh với nhau khi có nhu cầu. Điều này rất thuận tiện cho các tín đồ yêu thích chỉnh sửa ảnh hay làm việc trong lĩnh vực thường xuyên phải chỉnh sửa, cắt ghép hình ảnh trên các phần mềm.

Định dạng PNG có khả năng tương thích tốt trên nhiều thiết bị

Định dạng PNG có khả năng tương thích tốt trên nhiều thiết bị

4.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời mà file PNG đang sở hữu thì nó cũng còn tồn tại một số những nhược điểm nhất định. Cụ thể:

  • Kích thước tệp lớn hơn so với định dạng file JPG: Định dạng file PNG giữ nguyên chất lượng hình ảnh gốc sau khi chỉnh sửa nên kéo theo kích thước tệp sẽ lớn và khá nặng. Kích thước tệp sẽ càng nặng hơn với những hình ảnh có nhiều chi tiết và nhiều màu sắc. Việc sử dụng file PNG với kích thước tệp lớn có thể sẽ gây ảnh hưởng đến tốc độ tải web.

  • Hay bị lỗi nền đen: Trong vài trường hợp, việc sử dụng trên một số trình duyệt có thể bị lỗi nền đen, tức là màu nền trùng với màu ảnh dẫn đến lỗi không nhìn thấy hình ảnh.

  • Trình duyệt cũ sẽ không thể mở được hình ảnh: Nếu hình ảnh sử dụng đuôi PNG thì những trình duyệt cũ đôi khi sẽ không thể mở được định dạng này hoặc nếu mở được thì chất lượng hiển thị sẽ không được cao. Tuy nhiên lỗi này hiện nay rất ít khi xảy ra, hầu như đã khắc phục được rồi.

  • Không hỗ trợ animation như GIF: PNG ra đời để thay thế cho GIF, trong khi GIF cho phép bạn tạo ảnh động thì PNG lại không hỗ trợ. Tuy nhiên PNG vẫn là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai cần chất lượng hình ảnh cao và nền trong suốt.

5. Ứng dụng của định dạng PNG là gì?

Hiểu được kỹ càng và cụ thể định dạng PNG là gì chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc, muốn biết ứng dụng định dạng file này như thế nào. Định dạng PNG hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực, bao gồm:

Định dạng PNG được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực

Định dạng PNG được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực

  • Tạo ảnh đồ họa và logo: PNG là lựa chọn lý tưởng cho các hình ảnh cần giữ nguyên chất lượng và độ trong suốt như: logo, icon, ảnh đồ họa,... PNG cũng được sử dụng để tạo các icon, banner, v.v. cho các trang web và ứng dụng.

  • Xuất bản ảnh: PNG được sử dụng để xuất bản ảnh chất lượng cao cho các ấn phẩm như: sách, tạp chí, brochure,... PNG cũng được sử dụng để xuất bản ảnh cho các mục đích thương mại như quảng cáo, marketing,...

  • Tạo nguồn dữ liệu thiết kế: Định dạng PNG rất có ích đối với những người làm trong lĩnh vực thiết kế hay dựng phim ảnh, bởi nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Sử dụng PNG thay vì phải cắt nền và viền cho từng bức ảnh, giờ đây các designer chỉ cần lưu ở dạng PNG là có thể bắt đầu sử dụng ngay.

  • Hiển thị hình ảnh trên web sinh động: Sử dụng định dạng PNG bạn có thể tạo ra được các hình ảnh hiển thị trên web ấn tượng và độc đáo với những hiệu ứng vô cùng sinh động. Với khả năng thích ứng nền đi cùng với chất lượng hiển thị tốt chắc chắn nó sẽ là một ứng dụng tuyệt vời cho người dùng.

6. Hướng dẫn cách tạo ảnh PNG đơn giản, dễ thực hiện

Thực tế cách tạo ảnh PNG không khó và không quá phức tạp như mọi người vẫn nghĩ, bởi bạn có thể thực hiện điều này nhờ sự hỗ trợ của nhiều phần mềm khác nhau. Sau đây Unica sẽ hướng dẫn cho bạn cách tạo ảnh PNG đơn giản, dễ thực hiện nhất.

6.1. Chuyển đuôi ảnh sang PNG

Trước khi bắt đầu chuyển đuôi ảnh sang PNG bạn phải đảm bảo yêu cầu là đã sở hữu đầy đủ các yếu tố của một bức ảnh PNG. Ưu điểm của cách tạo ảnh PNG bằng cách đổi đuôi ảnh là dễ thực hiện, nó phù hợp dành cho những người không chuyên sử dụng nhưng vẫn muốn có được những hình ảnh với chất lượng như ảnh gốc.

Đối với cách tạo ảnh PNG này thì khi phóng to đôi khi vẫn có nhược điểm: bể ảnh, mờ ảnh,... Tuy nhiên, về bề mặt bình thường thì vẫn có thể sử dụng cách này để tạo hình ảnh đuôi PNG.

 Chuyển đuôi ảnh sang PNG

 Chuyển đuôi ảnh sang PNG

6.2. Xuất hình ảnh dưới định dạng PNG

Nếu bạn yêu thích chỉnh sửa ảnh hay bạn đã là một nhà thiết kế thì cách tạo ảnh PNG bằng phương pháp xuất hình ảnh dưới định dạng PNG rất phù hợp, đây là một sự lựa chọn vô cùng tuyệt vời. Trong trường hợp này khi tạo ảnh PNG bạn có thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng để hỗ trợ như: Photoshop, Corel, indesign, hoặc Illustrator để bạn có thể tùy chỉnh và chỉnh sửa hình ảnh theo như mong muốn.

Sau khi hoàn thiện bức ảnh chỉnh sửa, bước cuối cùng bạn chỉ cần lựa chọn xuất file dưới dạng PNG là xong. Như vậy là bạn sẽ có một bức ảnh chất lượng cao, sắc nét và hỗ trợ nền trong suốt đúng như mong muốn của mình.

7. Câu hỏi thường gặp về PNG là gì?

Để hiểu rõ và chi tiết hơn về những thông tin liên quan đến định dạng file PNG là gì? Bạn hãy tham khảo những câu hỏi kèm đáp án trả lời dưới đây nhé.

7.1. PNG có hỗ trợ animation không?

Định dạng PNG thông thường không hỗ trợ animation. Tuy nhiên hiện nay đã có một phiên bản mở rộng của PNG đó là: APNG (Animated Portable Network Graphics) được thiết kế chuyên dụng để hỗ trợ hình ảnh động.

APNG hoạt động tương tự như GIF, cho phép hiển thị nhiều hình ảnh liên tiếp để tạo hiệu ứng hoạt ảnh.

Ưu điểm của định dạng APNG là:

  • Chất lượng ảnh cao hơn: APNG sử dụng thuật toán nén DEFLATE không mất mát, giúp giữ nguyên chất lượng hình ảnh sau khi nén.

  • Hỗ trợ màu sắc tốt hơn: APNG hỗ trợ màu 24 bit và 32 bit, bao gồm cả độ trong suốt.

  • Kích thước tập tin nhỏ hơn: APNG thường có kích thước tập tin nhỏ hơn GIF cho cùng một hiệu ứng hoạt ảnh.

Tuy nhiên, APNG cũng có một số nhược điểm:

  • Khả năng tương thích thấp hơn: APNG không được hỗ trợ rộng rãi như GIF, do đó có thể không hiển thị chính xác trên một số trình duyệt web và phần mềm.

  • Phần mềm hỗ trợ hạn chế: Số lượng phần mềm hỗ trợ chỉnh sửa và tạo APNG còn hạn chế so với GIF.

PNG không hỗ trợ animation 

PNG không hỗ trợ animation 

7.2. Tại sao PNG thường có kích thước lớn?

File PNG thường có kích thước lớn vì một số lý do sau:

  • Nén không mất mát: PNG sử dụng thuật toán nén DEFLATE không mất mát giúp giữ nguyên chất lượng hình ảnh sau khi nén. Tuy nhiên, thuật toán này không hiệu quả như các thuật toán nén có mất mát (lossy) như JPEG, dẫn đến kích thước tập tin lớn hơn.

  • Chi tiết và màu sắc: PNG hỗ trợ lưu trữ hình ảnh với độ chi tiết cao và nhiều màu sắc, bao gồm: cả độ trong suốt. Điều này dẫn đến lượng dữ liệu lớn hơn cần lưu trữ, làm tăng kích thước tập tin.

  • Dung lượng bit: PNG sử dụng 24 bit hoặc 32 bit cho mỗi pixel, cao hơn so với JPEG thường sử dụng 8 bit hoặc 16 bit. Việc sử dụng nhiều bit hơn dẫn đến kích thước tập tin lớn hơn.

  • Không có dữ liệu dư thừa: PNG không loại bỏ dữ liệu dư thừa trong hình ảnh như file JPEG. Do đó, PNG sẽ có kích thước tập tin lớn hơn JPEG cho cùng một hình ảnh.

  • Khả năng tương thích: PNG được thiết kế để tương thích với nhiều trình duyệt web và phần mềm. Điều này dẫn đến việc sử dụng các phương pháp nén và lưu trữ dữ liệu không tối ưu, làm tăng kích thước tập tin.

PNG không loại bỏ dữ liệu dư thừa trong hình ảnh nên có kích thước lớn

PNG không loại bỏ dữ liệu dư thừa trong hình ảnh nên có kích thước lớn

7.3. Có lưu ý gì khi xuất file ở định dạng PNG không?

Câu trả lời là có. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình xuất file PNG bạn cần phải nhớ kỹ:

  • Mặc dù PNG sử dụng công nghệ nén không mất mát, nhưng nếu muốn bạn vẫn có thể chọn mức độ nén theo ý mình để giảm kích thước file cho file đỡ nặng hơn. Điều này giúp web có tốc độ tải mượt mà và tối ưu hơn.

  • Khi lựa chọn tùy chọn xuất, phải luôn xem trước hình ảnh để đảm bảo rằng chất lượng và kích thước đều phù hợp với mong muốn và mục đích sử dụng của bạn.

8. Kết luận

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến PNG là gì? Cách tạo và chuyển đuôi PNG chi tiết cho bạn tham khảo. Với khả năng giữ nguyên chất lượng hình ảnh kết hợp cùng tính năng độ trong suốt, PNG đang là sự lựa chọn tuyệt vời cho các nhà thiết kế hay những ai muốn thể hiện hình ảnh một cách chuyên nghiệp nhất. Hãy tham khảo bài viết để có quá trình sử dụng định dạng PNG phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất nhé. Bạn đọc quan tâm những thông tin khác, hãy ghé trang Blog Unica để tham khảo.


Tags: Photoshop
Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)