Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Pantone là gì? Phân loại và công dụng các bộ mã Pantone

Nội dung được viết bởi Nguyễn Thanh Tùng

Đối với những người mới bắt đầu học về thiết kế thường không biết Patone là gì? Chính điều này khiến cho quá trình thiết kế ấn phẩm gặp nhiều khó khăn, Nhằm giúp cho quá trình thiết kế của bạn được thuận tiện hơn, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ định nghĩa cụ thể khái niệm Patone và cách phân loại các bộ mã Patone mà các Designer không nên bỏ lỡ. 

1. Pantone là gì? 

Pantone hay còn được gọi là Pantone màu, đây là bộ màu đã được pha sẵn tương ứng với những đặc điểm kỹ thuật và chuẩn hóa theo các mã số cụ thể. Bộ màu Patone là một bộ màu chuẩn dùng thường trong lĩnh vực thiết kế in ấn, giúp cho các ấn phẩm được rõ nét và chính xác hơn.

>>> Xem ngay: Phong cách Mid Century Modern là gì? Đặc trưng, ứng dụng

pantone-la-gi-1

Bộ màu Pantone thường được dùng trong các lĩnh vực thiết kế in ấn

Bên cạnh đó, dựa vào bảng màu Pantone, các nhà thiết kế hoặc các nhân viên kỹ thuật có thể sáng tạo thêm nhiều bảng màu sắc khác nhau, nhằm tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho ấn phẩm. 

2. Đặc điểm của hệ màu Pantone

- Hệ màu pha sẵn: Đặc điểm của hệ màu Pantone là màu đã được pha sẵn và gắn mã số riêng biệt để nhận biết. Với hệ màu này, người dùng không cần phải pha lại màu từ các hệ màu RGB hay CMYK, từ đó giúp người dùng tiết kiệm được thời gian tạo màu.

- Sắc độ tươi tắn: Với các màu thuộc hệ Pantone, chúng đều có đặc điểm chung là loại bỏ ánh sáng trong bản thân màu gốc. Vì thế, màu sắc thường mang tính trẻ trung, hiện đại, tươi tắn hơn so với màu được pha từ hệ CMYK. 

- Mức độ hiển thị tùy theo chất liệu: Màu pha sẵn Pantone sẽ có mức hiển thị màu sắc khác nhau tùy theo chất liệu. Ví dụ: chữ T (Transparent - bề mặt nhựa trong), C (coated – giấy có lớp tráng phủ như giấy Couche), U (Uncoated – không tráng), Q (Qpaque - bề mặt nhựa đục).

Làm chủ Thiết kế nội thất bằng cách đăng ký học online. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu rõ được cấu tạo sản phẩm nhiều đồ nội thất, cách chọn thiết bị, chủng loại vật liệu sử dụng, hiểu rõ quy trình triển khai hoàn thiện một bộ hồ sơ thiết kế thi công nội thất. Đồng thời, bạn sẽ tự tin ứng tuyển vào các vị trí thiết kế - diễn họa nội thất tại các công ty doanh nghiệp.

3DSMAX - Dựng hình nâng cao trong nội thất
Đỗ Tiến Thịnh
299.000đ
800.000đ

Autocad Triển Khai Bản Vẽ Nội Thất
Cầm Hải Phương
499.000đ
700.000đ

Làm chủ 3DsMax - Vray dựng hình Nội thất - Ngoại thất
Nguyễn Phúc Anh
699.000đ
990.000đ

3. Cách phân loại các bộ mã Pantone 

Sau khi đã nắm được Pantone là gì thì một kiến thức cũng rất quan trọng mà các Designer không thể bỏ qua đó chính là cách phân loại các bộ mã Pantone. Việc làm này sẽ giúp cho nhà thiết kế có thể chọn được bảng màu phù hợp với ấn phẩm của mình. Cách phân loại cụ thể như sau: 

Phân loại theo vật liệu tạo mẫu 

Đối với nhóm vật liệu tạo mẫu, Pantone được chia thành 2 nhóm là Pantone TPX (màu dùng để in ấn cho vật liệu chủ yếu là giấy) và Pantone TCX (màu dùng để in lên các ấn phẩm là vải cotton, chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực nội thất và thời trang). Các nhà thiết kế cần nắm vững 2 loại loại màu nhằm giúp cho ấn phẩm in ra được rõ nét và tránh tình trạng bị nhòe màu. 

Phân loại theo mục đích sử dụng 

Pantone màu được chia theo mục đích sử dụng gồm 2 loại chính là Pantone Formula Guide (bảng màu thường được dùng trong lĩnh vực pha mực cho ngành in ấn và sản xuất). Còn loại thứ hai là Pantone CMYK (đây là bộ màu có độ chuẩn sắc rõ nét, được dùng để thiết kế cho những ấn phẩm đồ họa). 

Phân loại theo đặc tính của vật liệu thiết kế 

Đối với nhóm này, cũng được chia thành 2 loại màu Pantone chính là Pantone Metallics và Pantone Neon & Pastel. Trong đó, loại màu Pantone Metallics được dùng chủ yếu trong lĩnh vực thiết kế kim loại, còn loại màu Pantone Neon & Pastel được dùng chủ yếu trong lĩnh vực thiết kế giấy Decal, bảng hiệu. 

pantone-la-gi

Tùy theo từng nhóm mà màu Pantone được chia thành từng loại khác nhau 

4. Công dụng của màu Pantone

Bên cạnh thắc mắc Pantone là gì thì nhiều Designer cũng chưa nắm được những công dụng chính của màu Pantone. Điều này khiến cho việc chọn màu và chọn màu cho ấn phẩm không được đúng chuẩn và đẹp mắt. Chính vì vậy, các nhà thiết kế “gà mờ” cần nắm vững những công dụng sau đây của màu Pantone: 

- Màu Pantone được dùng chủ yếu trong lĩnh vực thiết kế bao bì - đồ họa, hay còn được gọi là Graphic bởi đặc tính đậm màu và rõ nét. 

- Đây là loại màu được dùng chủ yếu trong lĩnh vực thời trang, chủ yếu là ngành dệt may, nhuộm vải và thiết kế nội thất (Tham khảo khoá học thiết kế nội thất online), hay còn được gọi là Fashion and Home. 

- Màu Pantone còn được dùng phổ biến trong lĩnh vực chế tạo vật liệu, sơn tĩnh, sơn phun, sơn tĩnh điện trên bề mặt các vật liệu kim loại. 

Mặc dù được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên màu Pantone vẫn còn nhiều điểm hạn chế cho việc phối màu trong thiết kế. Lý do là bởi vì bảng màu này chỉ cung cấp 300 mẫu, và nếu bạn muốn ứng dụng bảng màu của lĩnh vực này sang lĩnh vực khác thì giá thành phải trả khá cao. 

>>> Xem ngay: Ergonomic là gì? Áp dụng Ergonomic trong thiết kế nội thất

pantone-la-gi-

Màu Pantone được sử dụng trong nhiều lĩnh vực thiết kế, in ấn khác nhau 

5. Lý do khiến màu Pantone được ưa chuộng trong thiết kế

Không phải ngẫu nhiên là màu Pantone lại được các nhà thiết kế ưu ái đến vậy. Bởi nó mang những đặc tính nổi trội như sau:

- Màu Pantone có thể sử dụng luôn mà không cần mất thời gian pha trộn lại.

- Màu Pantone tiện lợi trong việc sử dụng, không giới hạn về không gian và vị trí địa lý. Bởi tất cả các màu sắc đều được gắn mã số cụ thể và thống nhất trên toàn cầu giúp cho bất kỳ nhà thiết kế nào bất kỳ khu vực nào cũng có thể sử dụng và tạo ra hiệu ứng màu trùng khớp. 

- Màu Pantone hướng dẫn cụ thể và chi tiết về mức độ hiển thị màu sắc trên các chất liệu khác nhau giúp nhà thiết kế có thể tạo ra được màu sắc ưng ý, sáng tạo trên từng chất liệu nội thất. 

- Dải màu Pantone khá đa dạng với nhiều tông màu và sắc độ khác nhau. Đây chính là nguồn sáng tạo bất tận cho không gian thêm độc đáo và ấn tượng. 

Như vậy, qua bài viết trên đây, bạn đã nắm được câu trả lời cho thắc mắc Pantone là gì, cũng như công dụng và cách phân loại bảng màu Pantone. Các Designer nên nắm vững những thông tin này nhằm giúp cho quá trình thiết kế được chính xác và nhanh chóng hơn. 

Chúc bạn thành công!

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)