12 nguyên tắc khi tự học chụp ảnh tuyệt đối không thể bỏ qua

12 nguyên tắc khi tự học chụp ảnh tuyệt đối không thể bỏ qua

Mục lục

Bạn muốn học chụp ảnh để có thể tự mình chụp được những bức ảnh chuyên nghiệp nhưng không biết bắt đầu từ đâu và cũng không biết các nguyên tắc khi tự học chụp ảnh là gì? Thấu hiểu điều đó, sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn 12 nguyên tắc cơ bản khi tự học chụp ảnh, bạn hãy tham khảo và bỏ túi cho mình ngay nhé.

1. Tại sao nên tự học chụp ảnh?

Tự học chụp ảnh mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Dưới đây là một số lý do giải đáp cho thắc mắc tại sao bạn nên tự học chụp ảnh:

- Tự do thể hiện và khám phá đam mê của mình: Khi bạn tự học chụp ảnh, bạn có thể tự do thể hiện ý tưởng và sáng tạo của mình thông qua ống kính. Bạn có thể khám phá các phong cảnh, chủ đề và phong cách chụp ảnh mà bạn quan tâm, tạo ra những bức ảnh mang phong cách riêng của mình.

- Tự kiểm soát quá trình học: Tự học chụp ảnh cho phép bạn kiểm soát toàn bộ quá trình, từ việc lựa chọn thiết bị, cài đặt máy ảnh, cách sử dụng ánh sáng cho đến chỉnh sửa ảnh. Điều này giúp bạn phát triển kỹ năng tổ chức, tư duy phân tích và nâng cao khả năng quản lý công việc.

nguyen-tac-khi-tu-hoc-chup-anh.jpg

Chụp ảnh giúp bạn tự do thể hiện đam mê của mình

- Tiết kiệm chi phí: Tự học chụp ảnh cho phép bạn tiết kiệm chi phí thuê người chụp hay tham gia các khóa học chụp ảnh chuyên nghiệp. Bạn có thể tự mua thiết bị phù hợp với ngân sách, sau đó tự tìm hiểu qua các tài liệu, video hướng dẫn trực tuyến miễn phí.

- Linh hoạt thời gian: Tự học chụp ảnh giúp bạn tự điều chỉnh thời gian học tập và thực hành theo sở thích và lịch trình của riêng mình. Bạn có thể chụp ảnh bất cứ lúc nào bạn muốn, tạo điều kiện thuận lợi để nắm bắt những khoảnh khắc đặc biệt và phát triển kỹ năng của mình một cách linh hoạt.

2. 12 nguyên tắc khi tự học chụp ảnh dành cho người mới bắt đầu

Bạn cần phải nắm chắc được các nguyên tắc khi tự học chụp ảnh cơ bản để có thể tạo ra được những bức ảnh đẹp nhất, sau đây là tổng hợp 12 nguyên tắc tối thiểu bạn cần nhớ.

2.1. Nguyên tắc 1/3

Nguyên tắc 1/3 là nguyên tắc cơ bản cũng là nguyên tắc được sử dụng nhiều nhất trong nhiếp ảnh. Khi tự học chụp ảnh bạn nhất định bạn nắm chắc nguyên tắc này nếu muốn chụp ảnh đẹp.

Nguyên tắc 1/3 trong nhiếp ảnh rất đơn giản và dễ hiểu, nguyên tắc này được thực hiện bằng cách chia cảnh sắp chụp thành 9 vùng bằng nhau bằng 2 đường dọc và 2 đường ngang, sau đó người chụp đặt đối tượng vào điểm giao nhau bất kỳ nào trên 9 vùng đó rồi chụp. Quy tắc 1/3 giúp tạo sự hợp lý trong bố cục, ảnh chụp trông cân đối và chuyên nghiệp hơn.

tu-hoc-chup-anh-1
Nguyên tắc 1/3 giúp cho bức ảnh có sự cân đối hơn

2.2. Nguyên tắc phối cảnh

Nguyên tắc khi tự học chụp ảnh tiếp theo bạn cần ghi nhớ đó là phối cảnh. Nguyên tắc này tức là sử dụng các hiệu ứng đường nét để tạo cho cảnh sắp chụp có một độ sâu nhất định.

Ví dụ: Khi chuẩn bị chụp một toà nhà bạn sẽ chụp ảnh từ dưới chân hất lên để tạo cảm giác toà nhà này cao hơn bình thường. Hoặc bạn cũng có thể dùng đường nét để phối cảnh dẫn dắt người xem đến phần chính của đối tượng chụp.

Để phối cảnh mang lại hiệu quả thành công, bạn cần sử dụng máy ảnh với tiêu cự rộng nhất. Như vậy mới có thể bao quát được nhiều đối tượng.

2.3. Nguyên tắc căn khung

Để có thể tự mình chụp được những bức hình đẹp và chuyên nghiệp nhất, bạn nhất định phải nhớ rõ quy tắc căn khung. Đây là nguyên tắc khi tự học chụp ảnh cơ bản mà bất kỳ ai yêu thích và học nhiếp ảnh cũng đều phải biết.Nguyên tắc căn khung tức là bạn đặt đối tượng vào khung ở giữa, che bớt đi những cảnh thừa để mọi sự chú ý của người xem đều tập trung vào giữa

Biết cách tận dụng nguyên tắc căn khung thành công bạn sẽ tạo ra được những bức ảnh vô cùng ấn tượng với người xem.

tu-hoc-chup-anh
Chụp ảnh theo nguyên tắc căn khung sẽ giúp tạo được sự ấn tượng cho bức ảnh

Lưu ý: Khi áp dụng nguyên tắc căn khung cần đặt chủ thể vào giữa bức hình, nếu đặt ở góc thì bức ảnh sẽ không có chiều sâu

2.4. Nguyên tắc đặc tả

Nguyên tắc đặc tả là nguyên tắc bạn tuyệt đối không thể không biết khi tự học chụp ảnh. Bởi góc đặc tả là góc cận cảnh nhất trong số tất cả các góc máy. Áp dụng nguyên tắc đặc tả bạn có thể nhấn mạnh được chi tiết của đối tượng.

Với góc đặc tả bạn nên chụp cận cảnh bằng ống kính macro để thấy được những chi tiết nhỏ nhất như giọt mồ hôi hay nếp nhăn, nước mắt của đối tượng chính.

2.5. Tỷ lệ vàng

Tỷ lệ vàng không phải là nguyên tắc 1/3, nó khác biệt nhau ở sự cân đối của bức ảnh. Khi áp dụng nguyên tắc tỷ lệ vàng, tiêu điểm của bức ảnh sẽ nằm ở khu vực trung tâm. Điều này tức là mọi yếu tố quan trọng của bức hình sẽ được di chuyển tiệm cận tới vị trí giữa.

Tỷ lệ vàng là nguyên tắc chụp ảnh đã được áp dụng từ nhiều thế kỷ trước, nếu để ý bạn sẽ thấy nó được áp dụng trong hầu hết các tác phẩm nghệ thuật đáng chú ý. Biết cách sử dụng nguyên tắc tỷ lệ vàng sẽ giúp cho bức ảnh của bạn có được sự cân đối, hài hoà.

Đối với nguyên tắc tỷ lệ vàng bạn có thể dễ dàng áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác ngoài nhiếp ảnh như: hội hoạ, kiến trúc.

nguyen-tac-ti-le-vang-khi-chup-anh.jpg

Nguyên tắc tỷ lệ vàng giúp bức ảnh chụp được cân đối, hài hoà.

2.6. Nguyên tắc phản chiếu

Nếu muốn chụp được những bức ảnh đẹp để đời, bạn cần nắm rõ nguyên tắc phản chiếu. Biết cách chụp những bức ảnh phản chiếu, bức ảnh trông sẽ có hồn và sáng tạo hơn rất nhiều.

Ví dụ: Khi chụp ảnh ô tô bạn hãy để ý xem thân xe sẽ phản xạ với ánh sáng của môi trường xung quanh ra sao. Khi chụp phản chiếu, bạn nên sử dụng kính lọc Polariser để giúp ngăn chặn các tia phản xạ từ bề mặt phẳng phi kim loại.

2.7. Bản mẫu (Patterns)

Nguyên tắc bản mẫu cũng là một nguyên tắc khi tự học chụp ảnh bạn cần phải ghi nhớ khi học chụp ảnh. Bởi sự lặp đi lặp lại của một vài đối tượng trong khung hình sẽ thu hút thị giác người xem, tăng cao tính thẩm mỹ cho bức ảnh. Khi sử dụng bản mẫu, bạn bên sử dụng những mẫu đơn giản để cho khung hình thoáng, không bị quá rối rắm gây mất tập trung cho người xem.

Gợi ý bản mẫu: Bạn có thể tìm mẫu với các đối tượng lặp đi lặp lại trong khung cảnh và đưa nó vào khung hình. Trường hợp ít bạn có thể zoom lại gần để nó chiếm phần lớn khung hình và loại bỏ được các đối tượng gây mất tập trung. Cách chụp này sẽ giúp bạn tạo được một mẫu nền thú vị và độc đáo nhất.

ban-mau-thuong-gap-trong-thiet-ke.jpg

Sự lặp đi lặp lại của đối tượng trong khung hình sẽ thu hút người xem

2.8. Chế độ chân dung (Portrait)

Chân dung đang là chế độ chụp ảnh được rất nhiều người yêu thích bởi nó giúp nổi bật chủ thể, làm mờ hậu cảnh để làm nổi bật chủ thể hơn. Khi chụp ảnh chân dung, chế độ nhận diện khuôn mặt sẽ tự động canh nét vào người chụp và làm mờ xung quanh. Điều này giúp cho ảnh chân dung rõ và nổi hơn trên nền hậu cảnh. Khi thực hiện ý tưởng chụp ảnh cho bé gái hay bé trai, bạn vẫn cần chú ý tới chế độ chụp chân dung để lấy được những nét đẹp nhất trên khuôn mặt của chủ thể. 

Hiện nay không chỉ trên máy ảnh mới có chế độ chụp ảnh chân dung mà trên điện thoại cũng có tính năng này. Chế độ chụp chân dung giúp chủ thể được nổi bật hơn, ảnh chụp được trông rất chuyên nghiệp.

2.9. Chế độ phong cảnh (Landscape)

Chế độ phong cảnh hay chế độ Landscape cũng là một nguyên tắc khi tự học chụp ảnh bạn cần phải đặc biệt chú ý. Chế độ này chủ yếu sử dụng tông màu lục và lam để giúp bức ảnh thêm sinh động và rực rỡ hơn.

Hiện nay trên một số thiết bị tầm cao còn có tính năng tùy chỉnh độ mở giúp lấy nét được vùng khung cảnh rộng. Chỉ cần bạn chọn chế độ phong cảnh khi chụp, bức hình của bạn trông sẽ lung linh, tươi và rực rỡ hơn rất nhiều.

2.10. Chế độ chụp bãi biển/tuyết (Snow/Beach)

Nếu không biết cách chụp ảnh thì tại những địa điểm như bãi biển hay tuyết, bức ảnh của bạn sẽ có nguy cơ cao bị cháy sáng. Nguyên tắc chụp ảnh tại những nơi này là: Bạn nên nhờ tới sự hỗ trợ của chế độ Snow/Beach. Chế độ chụp ảnh này giúp ánh sáng chênh lệch giữa tuyết, nước biển với hậu cảnh xung quanh được căn chỉnh phù hợp. Khi chụp bức ảnh này, màu ảnh có thể trông hơi tối nhưng đổi lại nó giúp thể hiện tốt các vùng sáng hơn.

che-do-chup-giup-anh-khong-bi-chay-sang.jpg

Chế độ chụp Snow/Beach giúp ảnh không bị cháy nắng

2.11. Chế độ chụp đêm (Night mode)

Nếu bạn mới tập tành chụp ảnh và chưa thành thạo các nguyên tắc học chụp ảnh thì khi chụp ảnh ban đêm rất dễ bị mờ nhoè. Bởi ban đêm ánh sáng yếu, cần chỉnh ISO lên cao, điều này khiến cho ảnh chụp bị tốc độ chậm hơn.

Mách bạn mẹo hay đó là: Bạn chỉ nên chụp đêm khi chắc chắn về khả năng cố định máy ảnh của mình. Nếu không thể cầm chắc máy trên tay, bạn có thể mang theo chân máy để hỗ trợ. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng đèn pin hoặc đèn flash để hỗ trợ tạo sáng cho quá trình chụp ảnh vào ban đêm.

2.12. Đơn giản và tối giản

Nguyên tắc khi tự học chụp ảnh cuối cùng bạn cần biết đó là chụp ảnh “less is more”, đây là xu hướng chụp ảnh hiện nay. Nguyên tắc vận hành của kỹ thuật chụp ảnh này đó là càng ít chủ thể thì bức ảnh trông càng đẹp và dễ thu hút mọi người. Sự tối giản trong phông nền và cách chụp ảnh đơn giản có thể giúp bạn tạo nên một bức ảnh đẹp mang đầy tính nghệ thuật.

su-toi-gian-trong-phong-nen-co-the-giup-tao-anh-dep.jpg

Sự tối giản trong phông nền có thể giúp tạo ra bức ảnh đẹp

Mách bạn nguyên tắc chụp đơn giản và tối giản: Bạn hãy thử tìm kiếm những phông nền trống, ít chi tiết và chọn chủ thể nhỏ để chụp hình. Khi bức ảnh được hoàn thành có thể bạn sẽ bất ngờ không nhỏ đấy.. Cách chụp ảnh đơn giản và tối giản giúp tăng sự tập trung cho người xem khi nhìn vào bức hình, người xem dễ dàng tìm thấy ngay chủ thể chính.

3. Kết luận

Bài viết trên đây là chi tiết toàn bộ thông tin chia sẻ về nguyên tắc khi tự học chụp ảnh mà Unica đã tổng hợp được. Nắm được hết 12 nguyên tắc cơ bản này, chắc chắn quá trình chụp ảnh với bạn sẽ không còn là điều gì đó quá khó khăn nữa. Bạn tha hồ chụp lên cho mình những bức ảnh trông đẹp, tự nhiên và chuyên nghiệp nhất. Nếu muốn biết thêm những kỹ năng chụp ảnh khác, bạn hãy tham gia khoá học chụp ảnh online của Unica nhé.

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên