15+ chụp ảnh bằng điện thoại đẹp lung linh khiến nhiều người phải xiêu lòng

15+ chụp ảnh bằng điện thoại đẹp lung linh khiến nhiều người phải xiêu lòng

Mục lục

Nếu bạn đang sở hữu một chiếc điện thoại có chức năng chụp ảnh thì hãy thử làm theo những cách dưới đây, chắc chắn bạn sẽ có những bức ảnh đẹp với kỹ thuật chụp ảnh mượt mà như máy ảnh hiện đại. Trong bài viết dưới đây chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc hơn 16 kỹ thuật chụp ảnh bằng điện thoại đẹp ngây ngất. Cùng Unica theo dõi nhé!

1. Nguyên tắc cơ bản về bố cục trong nhiếp ảnh

Muốn chụp ảnh bằng điện thoại đẹp, bạn cần chú ý tới những nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc 1/3, nguyên tắc đường chéo và hình tam giác, sử dụng các đường cong, nguyên tắc đối xứng, các đường thẳng dẫn lối và quy tắc số lẻ. Chi tiết từng nguyên tắc như sau:

1.1. Nguyên tắc 1/3

Muốn chụp ảnh nghệ thuật để tạo ra bức ảnh lôi cuốn, bạn cần chú trọng tới việc sử dụng quy tắc 1/3 trong nhiếp ảnh. Đây là quy tắc “thần thánh” được áp dụng phổ biến nhất trong việc chụp ảnh đẹp. Bạn cần căn chỉnh chủ thể chính trong bức hình ở vị trí 1/3 theo cả theo chiều ngang và chiều dọc. Ở vị trí này, bức ảnh sẽ hài hòa và cân đối hơn. Nếu việc căn chỉnh bằng mắt thường quá khó, bạn có thể sử dụng lưới grid trong ứng dụng máy ảnh mặc định trên Android và IOS để việc chỉnh 1/3 này dễ dàng hơn.

quy-tac-mot-phan-ba.jpg

Quy tắc 1/3 trong nhiếp ảnh

1.2. Nguyên tắc đường chéo và hình tam giác

Nguyên tắc đường chéo và hình tam giác sẽ giúp không gian sâu và đa chiều hơn. Đối với những bạn mới làm quen với nhiếp ảnh thì việc căn chỉnh góc để tạo ra được những hình tam giác trong bức tranh sẽ không dễ dàng. Vậy thì bạn nên tập bằng cách lấy các đường chéo trong bức hình trước. 

1.3. Sử dụng các đường cong

Muốn tạo hiệu ứng chuyển động trong bức ảnh, bạn nên sử dụng bố cục đờng cong. Việc tạo ra các đường cong sẽ giúp bức hình trở nên xinh động hơn, có điểm nhấn và thu hút hơn. Những bức ảnh chụp phong cảnh hoặc các cung đường sẽ dễ lấy những đường cong hơn so với hình ảnh chụp chân dung thông thường. 

su-dung-duong-cong.jpg

Những bức ảnh chụp phong cảnh hoặc các cung đường sẽ dễ lấy những đường cong hơn so với hình ảnh chụp chân dung thông thường

1.4. Nguyên tắc đối xứng

Các sự vật đều tuân theo nguyên tắc đối xứng ngang hoặc dọc để tạo nên sự cân đối cho vật. Bởi lý do này, khi chụp ảnh bằng điện thoại, bạn nên áp dụng nguyên tắc đối xứng để có được bức ảnh đẹp và lôi cuốn hơn. 

Khi chụp ảnh theo nguyên tắc này, bạn nên đặt chủ thể ở chính giữa khung hình, sau đó bạn di chuyển điện thoại để tạo ra đường thẳng đối xứng ở chính giữa bức hình. Bạn cần đảm bảo vật thể được chia thành hai nửa bằng nhau, mỗi nửa sẽ được thể hiện trọn vẹn ở một bên của khung hình. 

1.5. Các đường thẳng dẫn lối

Một trong những nguyên tắc đơn giản nhất trong chụp ảnh bằng điện thoại đó là dùng các đường thẳng dẫn lối. Việc dùng các đường thẳng sẽ giúp bức ảnh có chiều sâu và cân đối hơn. Quy tắc này khi áp dụng vào những bức ảnh phong cảnh sẽ đơn giản và dễ hơn so với những bức ảnh chụp chân dung.

duong-thang-dan-loi.jpg

Tạo ra các đường thẳng trong khung hình

1.6. Quy tắc số lẻ

Trong nhiếp ảnh có một quy tắc gọi là số lẻ, tức là khi chụp người hoặc vật thì người cầm máy nên sắp xếp đối tượng là số lẻ chứ không nên xếp theo số chẵn. Việc dùng số lẻ sẽ giúp phân tầng đối tượng chính, đối tượng phụ, tạo điểm nhấn cho bức hình của bạn. 

2. 10+ Mẹo chụp ảnh bằng điện thoại đẹp 

Muốn chụp ảnh bằng điện thoại đẹp, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản như là chọn khung cảnh đơn giản, lấp đầy khoảng trống, chú ý bố cục bức ảnh, lấy ánh sáng phù hợp với đối tượng, không đặt đối tượng ở chính giữa bức ảnh,... Để hiểu hơn về từng kỹ thuật này, mời bạn cùng Unica theo dõi phần dưới đây:

2.1. Lựa chọn khung cảnh đơn giản

Với những bạn không chuyên chụp ảnh thì nên lựa chọn khung cảnh đơn giản để dễ dàng chụp và tạo kiểu hơn. Khung cảnh không nên có nhiều màu sắc hoặc cảnh vật vì sẽ khiến người chụp cảm thấy bối rối, khó xử lý.  

chon-khung-canh-don-gian.jpg

Lựa chọn khung cảnh đơn giản

2.2. Lấp đầy các khoảng trống

Muốn có một bức ảnh đẹp, bạn không nên để các khoảng trống trong khung hình. Hãy lấp đầy các khoảng trống trong ảnh bằng cách chỉnh góc chụp, thay đổi góc chụp, thêm đối tượng chụp hình hoặc thêm một số phụ kiện cho chủ thể. 

2.3. Học chụp ảnh cơ bản bằng điện thoại bằng cách kiểm soát hậu cảnh

Một yếu tố quan trọng để chụp ảnh đẹp là kiểm soát hậu cảnh. Bạn cần chắc chắn rằng không có các yếu tố không liên quan, rác thải hay người đi qua phía sau đối tượng chính. Do vậy, trước khi chụp ảnh, bạn cần quan sát và lựa chọn góc chụp phù hợp. Trong quá trình chụp ảnh, bạn cần căn góc, lấy sáng và chụp ảnh thật nhanh để bắt được những khoảnh khắc đẹp của đối tượng và tránh tình trạng nhiều người lạ xuất hiện trong khung hình. 

2.4. Không đặt đối tượng ở chính giữa bức ảnh

Thay vì đặt đối tượng ở chính giữa khung ảnh, hãy tạo sự cân đối bằng cách đặt đối tượng ở một vị trí lệch đi một chút. Điều này sẽ tạo ra một cảm giác tự nhiên, hài hòa và thu hút hơn cho bức ảnh của bạn. Khi học chụp hình bằng điện thoại, bạn nhớ chú ý tới điều này nhé. 

khong-dat-doi-tuong-o-chinh-giua-buc-anh.jpg

Không đặt đối tượng ở chính giữa khung hình

2.5. Chú ý bố cục của bức ảnh

Muốn có một bức ảnh đẹp khi chụp ảnh bằng điện thoại, bạn cần chú ý tới bố cục của bức ảnh. Một số nguyên tắc bạn cần nhớ khi chụp ảnh gồm:

- Nguyên tắc Tam giác và Vùng an toàn: Đặt đối tượng chính của bạn ở một trong ba điểm quan trọng như là trên, dưới hoặc hai bên của khung ảnh. Không nên đặt đối tượng ở chính giữa bức hình mà nên đặt lệch sang một vị trí khác.

- Đường dẫn chính: Đường dẫn chính là một đường hướng hoặc một yếu tố trong khung ảnh mà mắt người xem sẽ theo sau khi nhìn vào bức ảnh. Đường này có thể là một con đường, một hàng cây hoặc một dòng nước. Sử dụng đường dẫn chính để tạo ra sự liên kết trong bức ảnh của bạn.

- Luật ba: Sử dụng nguyên tắc luật ba bằng cách đặt ba yếu tố quan trọng trong khung ảnh. Sự kết hợp của ba yếu tố này sẽ tạo ra một tổng thể hài hòa cho bức ảnh.

- Quy tắc đồng phân: Sử dụng các đường thẳng ngang hoặc dọc để chia bức ảnh chính thành các phần nhỏ hơn, tạo ra một sự cân đối và sắp xếp hợp lý.

- Sử dụng điểm tập trung: Điểm tập trung có thể là một đối tượng sáng so với nền tối, một màu sắc tương phản hoặc một yếu tố đặc biệt trong khung ảnh. Lý do cần đặt đối tượng này trong bức ảnh là để thu hút sự chú ý của người xem.

- Cân nhắc việc điều chỉnh góc chụp: Thay vì chụp từ góc nhìn thẳng đứng, hãy thử thay đổi góc chụp. Bằng cách thay đổi góc độ, bạn có thể tạo ra những bức ảnh độc đáo và mới lạ. Hãy thử chụp từ trên cao, từ dưới góc thấp hoặc thậm chí từ các góc chụp không thông thường để tạo ra hiệu ứng đặc biệt.

- Sử dụng yếu tố cân bằng và đối xứng: Bố cục đối xứng và cân bằng có thể tạo ra sự ổn định và hài hòa trong bức ảnh.

- Giới hạn yếu tố trong khung ảnh: Đôi khi, giới hạn yếu tố trong khung ảnh có thể tạo ra sự tập trung và tạo nên một câu chuyện đơn giản nhưng mạnh mẽ. Hãy xem xét việc tạo ra những bức ảnh tối giản bằng cách giới hạn số lượng và chỉ tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất.

gioi-han-yeu-to-trong-khung-hinh.jpg

Giới hạn các yếu tố trong khung hình

2.6. Tránh ánh sáng Flash - Kỹ năng chụp ảnh bằng điện thoại

Lý do cần tránh dùng flash khi chụp ảnh là vì loại ánh sáng này sẽ gây ra một số vấn đề khi chụp ảnh như là:

- Làm mất cân bằng màu sắc và sự tự nhiên của bức ảnh: Ánh sáng Flash thường mạnh nên có thể làm mất cân bằng màu sắc và sự tự nhiên của bức ảnh. Nó có thể làm mất đi các bóng mờ và tạo ra ánh sáng chói lên các đối tượng, làm cho bức ảnh kém tự nhiên và không hấp dẫn.

- Nhòe và mất chi tiết: Ánh sáng flash thườn gây ra hiện tượng nhòe và mất chi tiết trong bức ảnh. Điều này đặc biệt xảy ra trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc khi chụp các đối tượng gần. Bức ảnh có thể trở nên mờ mịt và mất đi các đặc điểm quan trọng.

- Sự rập khuôn: Ánh sáng flash cũng có thể tạo ra hiện tượng rập khuôn trên bức ảnh, đặc biệt khi chụp trong điều kiện ánh sáng không đồng đều. Điều này có thể làm mất đi tính thẩm mỹ và chất lượng của bức ảnh.

- Khả năng chiếu sáng bị hạn chế: Ánh sáng flash trong điện thoại thường chỉ phát ra từ một góc nhất định, giới hạn khả năng chiếu sáng trên toàn bức ảnh. Điều này có thể tạo ra các vùng bóng đen hoặc không đồng đều trên bức ảnh, làm mất đi sự cân đối.

khong-dung-flash.jpg

Không dùng flash khi chụp ảnh bằng điện thoại

2.7. Luôn nhìn đối tượng bằng mắt thật

Khi chụp ảnh bằng điện thoại, bạn nên dùng mắt của mình quan sát khung cảnh trước, phải cảm nhận được cái đẹp thì bạn mới có thể dùng máy để ghi lại cái đẹp đó. Trong quá trình chụp ảnh, bạn cố gắng để điện thoại ngang với mắt của đối tượng để khai thác hết cái nhìn và nụ cười của họ. Đặc biệt, khi chụp ảnh trẻ con, bạn nên khum người xuống cho ngang với chiều cao của trẻ để chụp được những bức hình đẹp nhất. Tuy nhiên, bạn không nên bắt đối tượng phải nhìn chằm chằm vào điện thoại, mà hãy quan sát và bắt những khoảnh khắc tự nhiên, giàu cảm xúc nhất của đối tượng.

Thêm một điều nữa là hầu hết điện thoại chụp hình đều có chế độ âm thanh cài đặt sẵn khi chụp. Vì vậy, bạn nên tắt tiếng báo hiệu nếu muốn có được những tấm ảnh tự nhiên và sinh động nhất.

nhin-doi-tuong-bang-mat-that.jpg

Nhìn đối tượng bằng mắt thật

2.8. Thay đổi tỉ lệ khung hình

Trong các lớp học chụp hình bằng điện thoại, chuyên gia sẽ chia sẻ kỹ thuật thay đổi tỉ lệ khung hình. Thay vì giữ mãi một khung hình, bạn cũng nên thay đổi tỷ lệ khung hình 1:1 hoặc khung ảnh màn ảnh rộng tỉ lệ 16:9, nó sẽ giúp làm mới và kích thích sự sáng tạo của bạn. Thậm chí, bạn có thể chụp ảnh chất lượng hơn cùng điện thoại có thiết kế màn hình giọt nước như vivo V11i với tỉ lệ khung hình mở rộng đến 19:9.

Với một số bức ảnh, nếu bạn đặt chủ thể ra ngoài tâm khung hình thì bức ảnh sẽ có chiều sâu hơn. Tuy nhiên, để chụp những tấm hình như vậy thì bạn cần phải có thời gian luyện tập bởi vì nó sẽ đòi hỏi bạn phải có cảm quan tốt.

2.9. Không đứng quá xa đối tượng

Muốn chụp rõ đối tượng, bạn nên giữ khoảng cách phù hợp trong lúc chụp, không nên đứng quá xa mặc dù ở khoảng cách xa sẽ dễ lấy toàn cảnh xung quanh nhưng lại khiến chủ thể bị nhỏ và mờ nhòe. Thay vì đứng gần, một số bạn sẽ sử dụng chế độ zoom ảnh để phóng to đối tượng.

Tuy nhiên, khi bạn chụp ảnh bằng điện thoại di động thì tốt hơn là nên lại gần đối tượng để chụp cận cảnh thay vì sử dụng chế độ zoom ảnh. Nguyên nhân là vì độ phân giải của ảnh chụp bằng điện thoại di động không cao như máy ảnh thông thường nên sẽ khiến ảnh bị vỡ, mất nét, màu sắc mờ nhòa,... Nhưng cũng không nên lại quá gần vì bạn sẽ không lấy được hậu cảnh của đối tượng.

ky-thuat-chup-anh-bang-dien-thoai

Lựa chọn góc chụp gần đối tượng

2.10. Lấy sáng phù hợp với đối tượng khi chụp ảnh 

Khi tham gia lớp học chụp ảnh chuyên nghiệp, bạn sẽ được hướng dẫn chụp ảnh đẹp bằng cách lấy ánh sáng phù hợp với đối tượng. Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng ảnh chụp, nhất là với các bức ảnh chụp từ điện thoại di động. Bạn không chỉ quan tâm tới chất lượng ánh sáng mà bạn còn phải để ý xem bố cục ánh sáng như thế nào để có bức hình phù hợp. Với những bạn mới hoặc không chuyên chụp ảnh thì nên tìm những bối cảnh đơn giản, không gian thoáng đãng và đủ ánh sáng để chụp ảnh. 

Với những chiếc điện thoại có độ phân giải thấp, bạn cần chú ý đến góc cạnh và độ mạnh của ánh sáng, nhất là khi đang ở ngoài trời. Với những điện thoại có độ phân giải lớn hơn, bạn nên chọn những chế độ thích hợp với mỗi loại ánh sáng khác nhau như hoàng hôn, bóng râm, đèn trong nhà và ngoài trời, chụp ảnh qua cửa sổ từ 1 chiếc xe đang chạy trên đường vào 1 buổi chiều…

2.11. Điều chỉnh khuôn mặt phù hợp với bối cảnh và trang phục mình đang mặc

Khi chụp ảnh bằng điện thoại, bạn cần điều chỉnh nét mặt cho phù hợp với bối cảnh và trang phục mình đang mặc. Ví dụ, nếu bạn đang mặc một đồ thể thao thì nên chọn bối cảnh chụp ảnh là ở công viên, phòng tập hoặc những địa điểm năng động. Khuôn mặt nên tươi cười sẽ hợp với ảnh hơn chứ bạn không nên làm mặt nghiêm túc. 

2.12. Sử dụng ứng dụng chụp ảnh và bộ lọc

Mặc dù hiện nay nhiều điện thoại có chức năng chỉnh sửa ảnh và tiện lợi như camera 360 độ, tuy nhiên bạn nên sửa những bức ảnh đó trên máy tính thì sẽ có kết quả tốt hơn. Việc này sẽ giúp bạn chỉnh sửa lại bức ảnh theo ý muốn của mình được hiệu quả hơn. Một lưu ý nhỏ là bạn không nên lạm dụng chỉnh sửa ảnh quá mức vì sẽ làm mất đi sự tự nhiên của bức ảnh. 

su-dung-bo-loc-hop-ly.jpg

Sử dụng bộ lọc hợp lý

2.13. Cách chụp ảnh đẹp bằng điện thoại đẹp là chụp nhiều ảnh

Muốn có được một tấm ảnh đẹp khi chụp bằng điện thoại, bạn nên chụp nhiều bức ảnh. Sau khi chụp xong, bạn có thể chọn được bức ảnh đẹp nhất trong số các bức ảnh bạn đã chụp. Ngoài ra, bạn có thể rút kinh nghiệm từ những bức ảnh cũ để có được những bức ảnh mới đẹp hơn. Việc xem lại ảnh cũ và chỉnh sửa lại tư thế chụp ảnh có thể mất thời gian nhưng sẽ đem tới những bức ảnh ưng ý.

2.14. Phá vỡ quy tắc thông thường

Khi chụp ảnh bằng điện thoại, bạn hãy thử phá vỡ những quy tắc thông thường để tạo ra những bức ảnh ấn tượng. Phá vỡ quy tắc thông thường cho phép bạn tạo ra những bức ảnh độc đáo, phản ánh tính cá nhân và phong cách riêng của mình. Bằng cách áp dụng các góc chụp mới, sử dụng ánh sáng không đồng đều hoặc tạo ra các hiệu ứng đặc biệt, bạn có thể tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và thu hút.

Phá vỡ quy tắc cho phép bạn thoát khỏi giới hạn và khám phá những ý tưởng mới. Bạn có thể thử nghiệm các góc chụp mới, chụp từ xa hoặc gần, chụp theo góc cao, thấp hoặc ngang. Điều này giúp bạn tạo ra những bức ảnh độc đáo, mới mẻ, khác hẳn với những bức ảnh truyền thống.

pha-vo-quy-tac-thong-thuong.jpg

Phá vỡ quy tắc thông thường khi chụp ảnh

2.15. Giữ điện thoại vững, không rung lắc

Ống kính của điện thoại chụp ảnh rất nhỏ nên rất nhạy cảm với những động tác rung tay. Cho nên, khi bạn nhấn nút chụp, điện thoại của bạn sẽ bị rung chút ít khiến cho tấm hình mờ đi. Vì vậy, hãy cố giữ vững điện thoại càng ổn định càng tốt. Điều này đặc biệt quan trọng trong điều kiện ánh sáng yếu vì lúc này tốc độ chớp sáng của máy ảnh sẽ cao hơn (yếu tố gây ra hiện tượng nhòe ảnh). Nếu muốn ảnh của bạn được đẹp hơn mà không bị rung, bạn có thể đặt điện thoại hoặc tỳ tay lên một vật cố định (như cái cây, bức tường) khi chụp ảnh.

Ngoài ra các bạn cần lưu ý là các loại điện thoại máy ảnh thường có một khoảng chờ nhất định, khoảng 1 giây hoặc lâu hơn, từ khi bạn bấm nút chụp đến khi bức ảnh thực sự được chụp. Vì vậy bạn vẫn phải giữ điện thoại một lúc cho đến khi chắc chắn là ảnh đã được chụp.

2.16. Luôn giữ ống kính sạch sẽ

Không có gì ngạc nhiên khi ống kính trên điện thoại di động có những dấu tay hay bụi bẩn bám vào khi bạn hay ai khác cầm và sử dụng nó. Hãy chắc rằng ống kính của bạn sẽ được lau sạch sẽ trước khi bấm máy. Đồng thời hãy đảm bảo nắp chặt ống kính khi không sử dụng (nếu bạn thực sự đam mê chụp hình bằng điện thoại di động hãy mua loại có nắp bảo vệ ống kính).

chup-anh-bang-dien-thoai-dep

Giữ cho ống kính sạch sẽ để chụp ảnh sắc nét

Cách tự chụp ảnh đẹp bằng điện thoại cho người không ăn ảnh

Tình trạng không ăn ảnh không chỉ xảy ra với những bạn có ngoại hình không đẹp, mà cả những bạn nữ xinh xắn, những anh chàng đẹp trai vẫn có thể gặp phải tình huống này. Vậy khi chụp ảnh bằng điện thoại, làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Bạn có thể tham khảo một số mẹo dưới đây:

- Chọn góc mặt đẹp nhất

- Trang điểm phù hợp với khuôn mặt, trang phục và bối cảnh chụp ảnh

- Dùng phụ kiện che mặt

- Chụp ảnh từ sau lưng

- Chọn trang phục hợp với dáng người

- Căn chỉnh ánh sáng phù hợp khi chụp ảnh

- Cười tươi và tự nhiên

- Xem lại ảnh sau khi chụp và sửa đổi lại tư thế chụp ảnh

chinh-sua-lai-tu-the.jpg

Xem lại ảnh sau khi chụp và sửa đổi lại tư thế chụp ảnh

Các tư thế chụp ảnh đẹp

Cách chụp ảnh đẹp bằng điện thoại là tạo dáng đẹp trước ống kính. Dưới đây sẽ là một vài tư thế tạo dáng đẹp được các chuyên gia dạy chụp ảnh bằng điện thoại chia sẻ: 

tao-dang-ngoi-khi-chup-anh.jpg

Tạo dáng ở cầu thang

tao-dang-ngoi.jpg

Tạo dáng ngồi đẹp trên mái nhà

tao-dang-dep.jpg

Tạo dáng ngồi đẹp và bắt mắt 

tao-dang-chup-anh-nua-nguoi.jpg

Tạo dáng đẹp ở bãi biển

Trên đây, Unica đã chia sẻ đến bạn hơn 16 kỹ thuật giúp bạn học chụp ảnh bằng điện thoại một cách đơn giản nhất. Bạn hãy “bỏ túi” cho mình một vài kỹ thuật để có thể tự tin chụp ảnh đẹp mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học chụp ảnh bằng điện thoại Free để bổ sung thêm cho mình những kiến thức mới về chụp ảnh nhé. 

Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Chụp ảnh cơ bản - Đơn giản từ lý thuyết đến thực hành"

chup-anh-dep-bang-dien-thoai.png

XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên