Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Media là gì? Tầm quan trọng của Media đối với doanh nghiệp

Nội dung được viết bởi Nguyễn Quang Ngọc

Media có lẽ là một trong những từ ngữ phổ biến trong rất nhiều ngành nghề, trong đó phải nói đến lĩnh vực marketing. Trong thế giới hiện đại, Media đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp. Để hiểu rõ ràng và chi tiết về khái niệm Media là gì? Sức ảnh hưởng của nó với doanh nghiệp như thế nào? Mời bạn cùng khám phá nội dung bài viết sau để biết câu trả lời nhé.

1. Media là gì

Media được mô tả là những kênh truyền thông có khả năng lưu trữ, cung cấp và truyền tải chia sẻ thông tin, dữ liệu. Chúng được coi như một phương thức giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp, cung cấp thông tin và quảng bá sản phẩm, thương hiệu tới khách hàng của mình. Bạn có thể thấy được 'hình thái' vô cùng đa dạng của Media như báo chí, nhiếp ảnh, điện ảnh, truyền hình. 

Media thông thường được dùng nhiều nhất để truyền tải thông tin, tin tức, giáo dục, quảng cáo tùy theo từng mục đích cụ thể của người khai thác Media. Trên thực tế phương thức mà Media xuất hiện rất đa dạng và gần như không giới hạn sự sáng tạo. Chúng có thể được phát sóng trên truyền hình, trên báo chí, tạp chí, hoặc trên đài radio... và đại đa phần đều là phương tiện kỹ thuật số, tức là những tín hiệu được mã hóa để mang thông tin thông điệp truyền tải tới người dùng. 

Như vậy nói một cách dễ hiểu thì khái niệm Media, nhất là Media trong lĩnh vực Digital marketing, social marketing chính là bất cứ phương tiện mô tả, truyền tải được các nhà tiếp thị dùng để truyền tải thông điệp của mình tới người dùng nhằm thu hút họ quan tâm tới thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao nhận thức thương hiệu và tăng doanh thu. 

media-la-gi-4.jpg

Khái niệm Media 

2. Các hình thức Media phổ biến hiện nay

Bạn có thể phân loại media thành traditional media và digital media, tức truyền thông kiểu truyền thống và truyền thông kỹ thuật số. Với 2 cách chia này bạn sẽ có thể phân loại Media thành các hình thức phổ biến sau:

2.1. Owned media

Owned media (Truyền thông sở hữu) là tập hợp các kênh truyền thông mà doanh nghiệp sở hữu và kiểm soát hoàn toàn. Các kênh này bao gồm: Website, Blog, Mạng xã hội (Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn,... ),...

Ưu điểm của truyền thông sở hữu đó là:

- Doanh nghiệp có thể tự do sáng tạo nội dung phù hợp với mục tiêu và đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.

- Owned media thường có chi phí thấp hơn so với paid media (truyền thông trả phí).

- Owned media giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng thông qua việc cung cấp nội dung hữu ích và tương tác trực tiếp.

Owned media là một phần quan trọng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng và phát triển các kênh owned media hiệu quả để thu hút khách hàng tiềm năng, xây dựng thương hiệu và thúc đẩy bán hàng.

Đăng ký khoá học Làm video marketing online ngay để nhận ưu đã hấp dẫni. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu hơn về bố cục kịch bản 1 video marketing, cách tạo video bán hàng chuẩn chỉnh cũng như các kiến thức liên quan. Nhanh tay đăng ký ngay:

Làm video marketing nhanh chóng, dễ dàng với Powerpoint
Master Trần
349.000đ
600.000đ

Video Marketing chữ viết tay - Tay viết bảng
Master Trần
399.000đ
700.000đ

Youtube Marketing
Nguyễn Quốc Anh
249.000đ
600.000đ

2.2. Paid media

Paid media (Truyền thông trả phí) là phương thức truyền thông mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua các kênh truyền thông và phải trả phí cho mỗi lần hiển thị, nhấp chuột hoặc tương tác. Các kênh paid media phổ biến bao gồm: Quảng cáo tìm kiếm (Search Engine Marketing - SEM), Quảng cáo hiển thị (Display Advertising), Quảng cáo mạng xã hội (Social Media Advertising), Quảng cáo video (Video Advertising),... hoặc các kênh khác như: PR trả phí, quảng cáo ngoài trời,…

Paid media sở hữu những ưu điểm nổi bật sau:

- Paid media cho phép doanh nghiệp nhắm mục tiêu quảng cáo đến những người có khả năng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

- Paid media giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng nhanh chóng.

- Paid media cung cấp các công cụ để doanh nghiệp theo dõi và đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo.

Tuy nhiên, paid media cũng có một số nhược điểm:

- Chi phí cao: Paid media có thể tốn kém hơn so với các phương thức truyền thông khác.

- Cạnh tranh cao: Doanh nghiệp cần cạnh tranh với nhiều đối thủ khác để quảng cáo của mình được hiển thị.

- Cần có kiến thức chuyên môn: Doanh nghiệp cần có kiến thức chuyên môn về paid media để triển khai các chiến dịch quảng cáo hiệu quả.

Paid media là một công cụ hiệu quả để doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng, tăng doanh số bán hàng và xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng các ưu điểm và nhược điểm của paid media trước khi sử dụng.

2.3. Earned media

Earned media (Truyền thông lan truyền) là phương thức truyền thông mà doanh nghiệp thu được thông qua sự tự nguyện của các bên thứ ba. Hiểu một cách đơn giản thì đây là kênh truyền thông không do doanh nghiệp kiểm soát mà được khách hàng tự động tạo ra bằng việc đánh giá, chia sẻ hay phản hồi về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Các kênh Earned media phổ biến của doanh nghiệp đó là: Đánh giá của khách hàng trên trang web uy tín, kết quả tìm kiếm tự nhiên (SEO), bình luận trên mạng xã hội, chia sẻ trên các diễn đàn hoặc blog,...

Earned media sở hữu rất nhiều ưu điểm tuyệt vời, có thể kể đến như:

- Earned media được đánh giá cao hơn so với paid media (truyền thông trả phí) vì được xem là thông tin khách quan từ các bên thứ ba.

- Doanh nghiệp không phải trả phí cho earned media mà vẫn tạo được sự kiểm soát với tương tác của khách hàng

- Earned media giúp doanh nghiệp tiếp cận đến một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Tuy nhiên, Earned Media cũng còn tồn tại nhược điểm đó là: Doanh nghiệp không thể kiểm soát hoàn toàn nội dung và thông điệp của Earned media. Ngoài ra, Earned media cũng cần thời gian để xây dựng và phát triển.

2.4. Shared media

Shared media (Truyền thông chia sẻ) là phương thức truyền thông mà doanh nghiệp thu được thông qua sự chia sẻ của khách hàng, đối tác hoặc những người có ảnh hưởng trên các kênh truyền thông như mạng xã hội, diễn đàn, blog,... Shared media có 2 loại hình thức truyền thông đó là: truyền thông truyền miệng và truyền thông qua mạng xã hội.

Với hình thức truyền thông chia sẻ qua mạng xã hội, doanh nghiệp sẽ tận dụng các trang mạng xã hội như: Youtube, Zalo, Facebook, Instagram, TikTok,... để tiếp cận khách hàng thông qua những bài viết hoặc video. Ưu điểm của hình thức này đó là: tiếp cận đúng tệp khách hàng mục tiêu. Shared media được đánh giá cao hơn so với paid media (truyền thông trả phí) vì được xem là thông tin khách quan từ khách hàng, đối tác hoặc những người có ảnh hưởng.

Còn với hình thức truyền thông chia sẻ bằng cách truyền miệng thì doanh nghiệp sẽ chia sẻ với khách hàng, đối tác bằng cách trực tiếp. Với hình thức truyền thông truyền miệng sẽ có ưu điểm giúp mở rộng phạm vi quảng cáo, tạo niềm tin, tăng tính nổi tiếng, tăng độ tin cậy, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

3. Tầm quan trọng của Media đối với doanh nghiệp

Media đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số hiện nay. Nó có thể giúp doanh nghiệp:

Tiếp cận khách hàng tiềm năng:

- Media giúp doanh nghiệp tiếp cận với lượng lớn khách hàng tiềm năng trên nhiều kênh khác nhau như mạng xã hội, website, báo chí, truyền hình,...

- Doanh nghiệp có thể nhắm mục tiêu quảng cáo đến những khách hàng có khả năng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Xây dựng thương hiệu:

- Media giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp và thu hút sự chú ý của khách hàng.

- Doanh nghiệp có thể sử dụng media để truyền tải thông điệp, giá trị và sứ mệnh của thương hiệu đến khách hàng.

Thúc đẩy bán hàng:

- Media giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng một cách hiệu quả.

- Doanh nghiệp có thể sử dụng media để thu hút khách hàng tiềm năng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Tăng cường tương tác với khách hàng:

- Media giúp doanh nghiệp kết nối và tương tác với khách hàng một cách trực tiếp.

- Doanh nghiệp sử dụng media để giải đáp thắc mắc, hỗ trợ khách hàng và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Đo lường hiệu quả hoạt động:

- Media cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ để theo dõi và đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing.

- Doanh nghiệp sử dụng dữ liệu thu thập được từ media để cải thiện hiệu quả hoạt động và đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn.

Ngoài ra, Media còn mang lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp như:

- Tăng cường uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

- Tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

- Thu hút và giữ chân nhân tài.

Với những lợi ích to lớn như vậy, Media là một công cụ không thể thiếu cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thành công trong thời đại công nghệ số hiện nay.

4. 5 Kênh media hiệu quả nhất trong thời đại số

5 kênh Media hiệu quả nhất ngày nay đó là: Blog, thực tế ảo, Social Media, báo chí và kỹ thuật số. Cụ thể thông tin về các kênh media này như sau:

4.1. Blog 

media-la-gi-4.jpg

Blog được đánh giá là một kênh media mới

Blog được đánh giá là một kênh media mới, tuy nhiên những tác dụng và hiệu quả mà nó đem lại cho doanh nghiệp lại rất lớn không hề kém cạnh các kênh media khác. Blog được đánh giá là dễ tìm kiếm thông tin và truy cập, đồng thời blog cũng có tổ chức thông tin khá tự nhiên và gần gũi với người dùng. Khi truy cập vào một blog nào đó bạn sẽ nhận ra sự tương đồng đó là: các bài viết thường được 'gom' lại trong một danh mục nào đó, và trong một bài viết blog cũng có thể được đính kèm thêm các hình ảnh, video hoặc văn bản.

Trên thực tế Blog được sử dụng  nhiều bởi các doanh nghiệp và các cá nhân quan tâm một vấn đề nào đó hoặc dùng để mục đích cung cấp thông tin, bán hàng. Nhất là đối với doanh nghiệp, mặc dù blog không có khả năng tương tác mạnh mẽ, nhanh chóng như các kênh social, tuy nhiên blog lại giúp doanh nghiệp khẳng định hơn vị thế uy tín của mình, đem đến cho người dùng những thông tin cần thiết quan trọng và tạo dựng lòng tin với khách hàng. 

Hơn nữa ngày nay các website và blog gần như có tất cả các điểm tương đồng, doanh  nghiệp hoàn toàn có thể khai thác cả hai hình thức trên để nâng cao hơn sức mạnh của hcunsg, giúp các chủ doanh nghiệp dễ dàng quản lý cũng như tiện cho khách hàng truy cập, tìm kiếm thông tin hơn.

4.2. Công nghệ thực tế ảo

media-la-gi-3.jpg

Thực tế ảo tức là dùng công nghệ kỹ thuật số

Khái niệm thực tế ảo có lẽ bạn đã nghe nhiều đến. Có thể hiểu đơn giản thực tế ảo tức là dùng công nghệ kỹ thuật số có tác động vật lý đến cảm giác và trải nghiệm của người dùng để mô phỏng một môi trường, một không gian nào đó. Bạn có thể thấy rõ nhất công nghệ thực tế ảo qua rạp chiếu phim 4D, các game có sử dụng kính thực tế ảo, game nhập vai trong môi trường không gian ảo...

Hiện nay chúng đang dần trở nên phổ biến, gần gũi và ngày càng nâng cao hơn sức mạnh tác động của mình. Trong tương lai công nghệ kỹ thuật số được dự đoán sẽ là kênh media dẫn đầu trong tất cả các kênh phương tiện truyền thông, nhất là đối với các doanh nghiệp, công ty giải trí thực tế ảo.

4.3. Social Media

media-la-gi-3.jpg

Social là kênh media phổ biến hiện nay

Như đã nói ở trên Social Media chính là hình thái dễ thấy nhất của media hiện nay. Chúng xuất hiện trên các kênh truyền thông mạng xã hội như Facebook, Instagram... với mục đích truyền tải thông tin, cung cấp và chia sẻ những ý tưởng nội dung giữa các cá nhân trên cộng đồng mạng - những người sử dụng mạng xã hội. Một trong những điểm mạnh mẽ của Social chính là khả năng tương tác vượt trội, do đó Social đang là một trong những kênh media được khai thác mạnh mẽ nhất, phụ thuộc vào sự tham gia của người dùng trên các kênh này.

Mạng xã hội gần như đã phổ biến khắp toàn thế giới với khoảng 28% tất cả các hoạt động trực tuyến trên mạng của con người. Trong tương lai Social media hoàn toàn có thể gắn liền với các hình thức tiếp thị  truyền thông khác, vừa tăng thêm độ phủ sóng, vừa tăng khả năng tương tác giữa người dùng và doanh nghiệp, từ đó tăng thêm uy tín thương hiệu và doanh thu cho doanh nghiệp của mình. 

4.4. Báo chí trực tuyến

Ngoài 3 kênh media phổ biến trên, bạn sẽ còn có thể gặp kênh media khác như Báo chí trực tuyến - đây cũng là xu thế tất yếu của lĩnh vực báo chí khi mà ngày nay người dùng đã ngày càng trở nên lười đọc sách hơn, gắn bó 24/7 với các thiết bị di động nhưng nhu cầu tìm hiểu thông tin lại luôn rất cao. 

Giống như Blog, báo chí trực tuyến được coi là phương tiện truyền thông được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Với phương tiện này, người dùng có thể dễ dàng truy cập, tìm kiếm và tương tác hiệu quả.

Hình thức trực tuyến tạo ra nhiều cơ hội hơn cho báo chí, chẳng hạn như cạnh tranh với báo in trong việc trình bày tin tức một cách kịp thời. Nhận diện thương hiệu mạnh mẽ thông qua các tờ báo uy tín và mối quan hệ thân thiết với các nhà quảng cáo cũng được nhận định là sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới. 

4.5. Trò chơi kỹ thuật số

Trò chơi kỹ thuật số là một phương tiện để mở ra không gian văn hóa và cho phép tương tác với nhiều người ở khắp nơi trên thế giới. Hơn một nửa số Game thủ thường xuyên chơi với những người không thuộc cùng đất nước nơi mình sinh sống và khoảng một nửa cảm thấy rằng trò chơi Video giúp họ kết nối với bạn bè và những người xung quanh. 

5. Câu hỏi liên quan

Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh lĩnh vực Media là gì. Dưới đây là một số câu hỏi kèm đáp án trả lời mà Unica đã tổng hợp được, bạn hãy tham khảo nhé.

5.1. Những công việc của người làm trong lĩnh vực Media?

Lĩnh vực Media là một lĩnh vực rộng lớn và đa dạng, bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau. Dưới đây là một số công việc phổ biến trong lĩnh vực Media:

Marketing:

- Chuyên viên marketing: Phụ trách xây dựng và triển khai chiến lược marketing cho doanh nghiệp, bao gồm marketing online, marketing truyền thống, quảng cáo,...

- Chuyên viên truyền thông: Phụ trách xây dựng và quản lý hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, bao gồm quan hệ công chúng, truyền thông nội bộ,...

- Chuyên viên content marketing: Phụ trách sáng tạo và sản xuất nội dung thu hút khách hàng tiềm năng, bao gồm bài viết, hình ảnh, video,...

- Chuyên viên SEO: Phụ trách tối ưu hóa website của doanh nghiệp để tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.

Báo chí:

- Phóng viên: Phụ trách thu thập và viết bài về các sự kiện, tin tức.

- Biên tập viên: Phụ trách chỉnh sửa và biên tập bài viết trước khi đăng tải.

- Chuyên viên multimedia: Phụ trách sản xuất nội dung multimedia như hình ảnh, video, âm thanh.

Truyền hình:

- Biên tập viên: Phụ trách lên kế hoạch và sản xuất các chương trình truyền hình.

- Kỹ thuật viên: Phụ trách vận hành các thiết bị kỹ thuật trong quá trình sản xuất chương trình.

- Dẫn chương trình: Phụ trách dẫn dắt các chương trình truyền hình.

Thiết kế:

- Chuyên viên thiết kế đồ họa: Phụ trách thiết kế logo, brochure, website,...

- Chuyên viên thiết kế multimedia: Phụ trách thiết kế hình ảnh, video, âm thanh.

- Chuyên viên thiết kế web: Phụ trách thiết kế và lập trình website.

Quảng cáo:

- Chuyên viên account manager: Phụ trách quản lý các tài khoản khách hàng và triển khai các chiến dịch quảng cáo.

- Chuyên viên media planner: Phụ trách lên kế hoạch và mua kênh quảng cáo.

- Chuyên viên sáng tạo: Phụ trách sáng tạo ý tưởng quảng cáo.

5.2. Cần có kỹ năng gì để làm Media trong Marketing?

Đối với những bạn muốn đi sâu hơn trong ngành marketing, muốn thử sức là Media thì cần rất nhiều kỹ năng. Những kỹ năng chuyên môn đầu tiên bạn cần biết đó là: SEO, PPC, Social Media Marketing, Email Marketing,  Affiliate Marketing, Conversion Rate Optimization (CRO),...

Ngoài những kỹ năng trên, người làm Media trong Marketing cũng cần phải có một số các kỹ năng như: 

- Kỹ năng tư duy chiến lược: Hiểu biết về các mục tiêu marketing của doanh nghiệp và cách thức sử dụng Media để đạt được mục tiêu đó. Khả năng phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh để xây dựng chiến lược Media hiệu quả.

- Kỹ năng sáng tạo: Khả năng sáng tạo nội dung thu hút và hấp dẫn đối tượng khách hàng mục tiêu. Khả năng sáng tạo ý tưởng cho các chiến dịch Media độc đáo và hiệu quả  

- Khả năng thiết kế chiến lược truyền thông Digital.

- Kỹ năng sản xuất content truyền thông số.

- Kỹ năng quản lý ngân sách cho các chiến dịch quảng cáo trực tuyến.

- Kỹ năng đánh giá và đo lường hiệu quả.

5.3. Các thuật ngữ  liên quan của Media

Để hiểu nhiều hơn về Media và các thuật ngữ có liên quan, bạn hãy tham khảo thêm 2 thuật ngữ sau:

5.3.1. Media Agency là gì?

Media agency là khái niệm để chỉ các công ty chuyên tư vấn và thực hiện các kế hoạch truyền thông cho các khách hàng. Chức năng của công ty này ngoài các nhiệm vụ là tư vấn, thiết kế, triển khai còn có thêm chức năng là đo lường hiệu quả các chiến dịch quảng cáo trên các kênh truyền thông.

5.3.2. Media Buyer là gì?

Media Buyer là khái niệm để chỉ người hoặc các công ty chịu trách nhiệm mua và quản lý quảng cáo trên các kênh truyền thông khác nhau, bao gồm: radio cho mạng xã hội, truyền hình. Dịch vụ này có chức năng giúp đẩy mạnh thương hiệu của doanh nghiệp, đồng thời giúp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất.

6. Kết luận

Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về khái niệm media là gì, cũng như những thông tin cần thiết về 3 kênh media phổ biến nhất hiện nay đối với doanh nghiệp. Hi vọng những thông tin trên đều có ích cho bạn. Bạn đọc quan tâm tới những kiến thức marketing hãy nhanh tay đăng ký và theo dõi khoá học marketing trên Unica và có cơ hội nhận được những ưu đãi lớn.

Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!

0/5 - (0 bình chọn)