Marketing quốc tế - Thời cơ hay thách thức đối với doanh nghiệp

Marketing quốc tế - Thời cơ hay thách thức đối với doanh nghiệp

Mục lục

Ngày nay, thị trường kinh doanh phát triển mạnh mẽ như vũ bão, việc các doanh nghiệp muốn phát triển và vươn xa ra tầm quốc tế thì cũng là một điều vô cùng dễ hiểu. Thế nhưng để có thể thành công thì việc xây dựng những chiến lược Marketing quốc tế phải thật sự đúng hướng và phù hợp với thực trạng doanh nghiệp. Để có cái nhìn tổng thể hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Marketing quốc tế là gì?

Marketing quốc tế hay còn được gọi là International marketing- là hình thức tiếp thị quốc tế mà các doanh nghiệp áp dụng các nguyên tắc tiếp thị ở nhiều quốc gia khác nhau nhằm đáp ứng mong muốn và nhu cầu của khách hàng nước ngoài hoặc xuyên biên giới quốc gia. 

Với hình thức tiếp thị quốc tế, các doanh nghiệp sẽ xây dựng các chiến lược Marketing thương mại về sản phẩm, giá cả, khuyến mãi trên toàn thế giới và điều chỉnh nó theo sở thích, đặc điểm của từng quốc gia khác nhau. 

marketing quoc te

Giải thích thuật ngữ International marketing

Tạo sao nên tham gia thị trường Marketing quốc tế

- Ngày nay, khi thị trường trong nước đang cạnh tranh gay gắt do xuất hiện ngày càng nhiều những đối thủ kinh doanh cùng ngành nghề/lĩnh vực. Vì thế mà doanh số và lợi nhuận đang giảm ở các thị trường quốc gia. Mở rộng quốc tế (phát triển thị trường) được đề xuất như một lựa chọn phù hợp để tăng doanh số bán hàng một cách nhanh chóng. 

- Thị trường quốc tế tạo cơ hội để tăng vòng đời sản phẩm cho các sản phẩm sắp kết thúc vòng đời tại các thị trường quốc gia.

- Ngày nay khi thương mại điện tử và mạng Internet phát triển bùng nổ đang biến thương hiệu quốc gia thành thương hiệu quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thị, giới thiệu sản phẩm ra thị trường quốc tế. Người tiêu dùng ở các quốc gia khác có thể đã trở nên quen thuộc với thương hiệu trong các chuyến đi nước ngoài hoặc thông qua Internet.

Các hình thức marketing quốc tế

 Nếu các doanh nghiệp muốn bán sản phẩm/dịch vụ của mình tại một quốc gia khác thường sẽ bắt đầu bằng việc xuất khẩu và cấp phép. Bên cạnh những lựa chọn này thì các hình thức marketing khác như: sản xuất theo hợp đồng, liên doanh và đầu tư trực tiếp nước người (FDI).

- Xuất khẩu

Đây chính là hoạt động vận chuyển hàng hoá trực tiếp ra nước ngoài. Các nhà sản xuất muốn mở rộng kinh doanh sang các nước khác thường sẽ tính đến việc xuất khẩu. So với các loại hình markerting quốc tế thì hình thức này có rủi ro thấp nhất nhưng nó cũng ản hưởng ít nhiều đến hoạt động quản lý nhân sự của công ty.

- Cấp phép (Licensing)

Là một thoả thuận theo đó một công ly được gọi là bên cấp phép (Licensing), cấp cho một công ty nước ngoài quyền sử dụng tài sản, trí tuệ của mình. Nó thường trong một khoảng thời gian cụ thể và người cấp phép sẽ nhận lại tiền bản quyền.

Bạn sẽ thấy những cấp phép sở hữu trí tuệ trên khắp Hoa Kỳ gồm bằng sáng chế, bản quyền, quy trình sản xuất và tên thương mại. 

- Nhượng quyền thương mại (franchising)

Nhượng quyền thương mại là việc một công ty mẹ cấp cho một công ty nước ngoài quyền kinh doanh dưới danh nghĩa của mình. Tuy nhiên, nhương quyền thương mại phải tuân theo những nguyên tắc nghiêm ngặt trong việc vận hành doanh nghiệp hơn là bên cấp phép.

Loại hình này sẽ phổ biến trong các công ty dịch vụ như khách sạn, dịch vụ cho thuê, nhà hàng ngành F&B...

- Liên doanh

Một liên doanh mô tả nỗ lực kết hợp của hai doanh nghiệp từ các quốc gia khác nhau để cùng có lợi. Đó cũng chính là hình thức tham gia của hai hoặc nhiều công ty vào một doanh nghiệp trong mỗi công ty đó:

  • Đóng góp tài sản
  • Sở hữu tài sản ở một mức độ nào đó
  • Chia sẻ rủi ro

Tính đến thời điểm hiện tại thì có lẽ liên doanh là phổ biến nhất Sony-Ericsson, đây là sự kết hợp giữa công ty điện tử Nhật bản, Sony và công ty viễn thông Thuỵ Điển Ericsson.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

FDI một công ty đặt tài sản cố định ở nước ngoài để sản xuất một sản phẩm ở nước ngoài. Không giống như các công ty liên doanh, công ty nước ngoài sở hữu hoàn toàn công ty con. Kết quả là, nó thiết lập sự kiểm soát hiệu quả hoặc ảnh hưởng đáng kể đến quá trình ra quyết định.

cac thanh phan marketing quoc te

international market là gì

Những người thực hiện marketing quốc tế

Ngày nay, công nghệ tiến bộ trở nên nhanh chóng đồng thười các rào cản về truyền thôn văn hóa và địa lý dần biến mất và thâm chí các doanh nghiệp nhỏ hơn mà không cần tới sự hiện diện ở quốc gia khác có thể tiếp thị và bán sản phẩm của họ ra quốc tế. Điều này hầu hết bất cứ ai có mong muốn đều có thể tiếp thị quốc tế nhưng sẽ làm như vậy ở mức độ thành công khác nhua. 

Các công ty ban shangf hóa có các hạn chế hải quan như thực phẩm và thực vật sống, họ phải đấu tranh với môt quy trin quản lý chặt chẽ hơn trước khi tiếp thị sản phẩm của họ ra quốc tế. Mặc dù họ sẽ gặp những khó khăn hơn khi thiết lập doanh nghiệp xuất khẩu quốc tế nhưng đổi lại họ sẽ có cơ hội tiếp xúc với các quốc gia khác mà quốc gia đó hay địa bàn đó không thể truy cập bằng cách khác.

Các loại công ty khác thường hoạt động tốt trên phạm vi quốc tế bao gồm những công ty liên quan tới xuất khẩu, liên doanh và đầu từ trực tiếp. Xuất khẩu là thông lệ vận chuyển hàng hóa trực tiếp ra nước ngoài. Các công ty nổi tiếng làm tốt việc tiếp thị hàng xuất khẩu nước ngoài sang thị trường Hoa Kỳ như nước ngọt Fanta, Honda và công ty bán lẻ khổng lồ H&M.

Một trong những câu chuyện thành công liên doanh quốc tế nổi tiếng nhất là Sony-Ericsson, một sự hợp tác giữa một công ty điện tử Nhật Bản và một công ty viễn thông Thụy Điển. Chiến lược tiếp thị quốc tế của họ, bao gồm màu sắc tươi sáng và hình dạng hiện đại, đã giúp liên doanh được cả thế giới biết đến.

Thách thức đối với Marketing quốc tế

Marketing quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam có những thách thức như sau:

- Cạnh tranh: Cạnh tranh là một yếu tố quan trọng quyết định đến tiếp thị quốc tế. Doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Sự kết hợp tiếp thị quốc tế được quyết định bằng cách ghi nhớ các chiến lược của các đối thủ cạnh tranh về sản phẩm, giá cả, địa điểm và khuyến mãi.

- Rào cản về môi trường pháp lý: Các chiến lược tiếp thị quốc tế chịu ảnh hưởng của môi trường pháp lý liên quan đến cạnh tranh, thiết lập giá cả, thuế, luật pháp, ... Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng hệ thống pháp luật của một quốc gia cụ thể trước khi mở rộng thị trường kinh doanh với quốc gia đó.

- Logistics: Logistics chính là một thách thức đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng hình thức tiếp thị quốc tế. Nó bao gồm phương thức vận chuyển, chi phí vận chuyển, quản lý hàng tồn kho, xử lý nguyên vật liệu và kho bãi… Chính vì vậy cần phải nghiên cứu tất cả những yếu tố này trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào liên quan đến tiếp thị quốc tế nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. 

- Yếu tố liên quan đến kinh tế: Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn trước khi các doanh nghiệp đưa ra quyết định có nên mở rộng thị trường tiếp thị quốc tế hay không. Các yếu tố kinh tế có thể được nghiên cứu dựa trên: chính sách quốc gia, chính sách thương mại, hệ thống tài chính, hệ thống tiền tệ, lạm phát…

- Yếu tố liên quan đến chính trị: Các yếu tố chính trị có vai trò to lớn trong việc quyết định hoạt động của tổ chức trong kinh doanh quốc tế. Bởi lẽ nếu chính phủ ổn định thì các chính sách liên quan đến doanh nghiệp cũng ổn định. Ngược lại, nếu chính phủ có những thay đổi thường xuyên thì sẽ dẫn đến các hoạt động kinh doanh cũng bị ảnh hưởng. 

Nhung nguoi thuc hien marketing quoc te

international marketing là gì

Như vậy thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng các bạn tìm hiểu Marketing quốc tế là gì và những thách thức đối với kinh doanh tiếp thị quốc tế. Unica hy vọng các doanh nghiệp sẽ có những chiến lược và quyết định đúng đắn để có những bước tiến mới khi quyết định mở rộng kinh doanh quốc tế. Hiện tại trên Unica còn rất nhiều kiến thức marketing mới mà bạn chưa biết hãy nhanh tay đăng ký các khoá học marketing online để biết thêm thật nhiều kiến thức cho mình.

Chúc các bạn thành công!

Đánh giá :

Tags: Kinh doanh