Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Tiết lộ những lý do google đánh giá thấp website của bạn

Nội dung được viết bởi Vũ Ngọc Quyền

Nếu bạn SEO website suốt 6 tháng mà không có sự thay đổi. Website của bạn thậm chí còn không ngồi được lên trang 1, chỉ xuất hiện trong 100 thứ hạng đầu tiên của Google thì chắc chắn một điều website của bạn đang bị google đánh giá thấp. Tại sao lại như vậy? Lý do google đánh giá thấp website của bạn là gì? Hãy cùng Unica tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra những sai lầm khiến Google đánh giá thấp và không cho website của bạn lên top nhé.

1. Nội dung Website trùng lặp

Cốt lõi của một website chuẩn SEO được Google đánh giá cao đó chính là nội dung. Nội dung được xem là tiêu chí đánh giá website của Google. Nếu như website của bạn có nội dung mỏng, nội dung trùng lặp với web khác thì sẽ bị coi là sao chép. Đây là một lỗi rất nặng, không chỉ khiến Google đánh giá thấp website của bạn mà thậm chí còn là nguyên nhân khiến website của bạn bị Google phạt.

Để khắc phục lỗi này giúp Google ưu ái và đánh giá cao website của bạn hơn thì bạn cần:

- Xóa toàn bộ các content trùng lặp, thay thế bằng content mới unique 100% và có tính sáng tạo, độc đáo.

- Nội dung thể hiện trên website cần phải có liên quan, cụ thể về sản phẩm và dịch vụ bạn đang kinh doanh.

- Tham khảo nội dung của người khác có chọn lọc, biến nội dung web khác sang web mình bằng từ ngữ mới mang phong cách và màu sắc riêng.

xay-dung-noi-dung-website-chuan-seo.jpg

Xây dựng nội dung website mới, unique 100%

2. Nội dung ít/ không có giá trị với người dùng

Người đọc sẽ cảm thấy mất cảm tình rất nhanh nếu như website của bạn có nội dung quá ít, hơn nữa nội dung còn chẳng mấy liên quan, không mang lại giá trị gì hữu ích. Đối với những website có nội dung mỏng, thường người dùng sẽ thoát ra rất nhanh mà không thực hiện bất cứ một thao tác nào. Content ít cộng thêm với tỷ lệ thoát cao chính là nguyên nhân khiến Google đánh giá thấp website của bạn.

Để khắc phục điều này, bạn hãy xây dựng cho website của mình thật nhiều những nội dung hữu ích. Nếu website của bạn có nhiều nội dung hay và hữu ích thì người dùng sẽ ở lại lâu hơn để đọc bài. Khi đó, Google sẽ nhận thấy website của bạn mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng, trung bình người dùng ở lại trang lâu hơn sẽ là tỷ lệ lý tưởng để Google đánh giá cao cho website của bạn. Nội dung là yếu tố quan trọng để giữ chân người dùng. Vì vậy, việc đầu tư vào nội dung chất lượng chính là điều làm nên thành công lâu dài của một website.

3. Có vấn đề về link liên kết

Bên cạnh nội dung thì liên kết cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thuật toán của Google, Google dựa vào các liên kết trong bài viết chính thống để xếp hạng website của bạn so với những trang khác. Thực tế, Google rất muốn thấy website của bạn có gắn những link tới trang uy tín. Vậy nên khi đăng bài, bạn đừng quên việc gắn link cho bài viết.

xay-dung-he-thong-link-lien-ket-cho-bai-viet.jpg

Xây dựng hệ thống link liên kết phù hợp cho bài viết

3.1. Internal Link

Internal Link (Liên kết nội bộ) là liên kết được đặt trong một trang web dẫn đến một trang web khác có cùng tên miền với nhau. Internal Link cực kỳ quan trọng với SEO và trải nghiệm người dùng. Bởi vì nó giúp giữ chân khách hàng ở lại trang lâu hơn. Đặc biệt, thông qua các Internal Link, các trang cũng có cơ hội nâng cao thứ hạng trên các kết quả của công cụ tìm kiếm.

Lưu ý: Khi đặt liên kết nội bộ bạn không nên đặt quá nhiều, mỗi bài chỉ nên đặt từ 3 - 5 link và những link lựa chọn để đặt cần phải phù hợp với nội dung, có liên quan tới bài viết.

google-ads

3.2. External Link

External Link (Liên kết ngoài) là liên kết được đặt trong một trang web dẫn đến một trang web khác khác tên miền. External Link cực kỳ quan trọng với SEO và uy tín website. Nếu như website của bạn có chứa liên kết ngoài đến một trang có nội dung kém thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng và độ uy tín của website. Kinh nghiệm đặt External Link đó là: Không nên tham đặt quá nhiều liên kết quá, ưu tiên đặt ít nhưng chất lượng. Bởi nếu như đặt quá nhiều External Link thì PageRank của trang có nguy cơ bị giảm đáng kể.

Bạn muốn tìm hiểu chi tiết từ cơ bản đến nâng cao đến kiến thức liên quan đến Google Ads, hãy đăng ký khoá học online qua video trên Unica. Khoá học cung cấp trọn bộ Quảng cáo Google Ads: Search, GDN, Youtube, Maps, Shopping và hơn thế nữa. Đồng thời chia sẻ bí quyết để bạn thấu hiểu và chinh phục khách hàng bằng Google Ads.

Trọn bộ Quảng cáo Google Ads: Search, GDN, Youtube, Maps, Shopping và hơn thế nữa
Lê Minh Duy
899.000đ
1.000.000đ

Bùng nổ doanh số với Google Ads từ A-Z
Phạm Tuấn Anh
299.000đ
900.000đ

Google Ads
Hồ Hồng Phước
599.000đ
2.000.000đ

4. Tốc độ tải trang chậm (đặc biệt nên tối ưu trên thiết bị di động)

Lý do Google đánh giá thấp website của bạn tiếp theo đó là do tốc độ tải trang chậm. Google luôn muốn cải thiện để làm sao mang tới trải nghiệm tốt nhất của người dùng. Chính vì thế, nếu như website của bạn có tốc độ tải chậm thì chắc chắn Google sẽ đánh giá không cao. Để nâng cao trải nghiệm người dùng, website của bạn cần load càng nhanh càng tốt. Tốc độ load của trang chuẩn SEO khoảng từ 1 - 3 giây.

cai-thien-toc-do-load-cho-trang.jpg

Cải thiện tốc độ load trang để Google đánh giá tốt website

Ngoài ra, website của bạn cũng phải tối ưu trên thiết bị di động. Bởi theo báo cáo thống kê từ Google mà chúng tôi đã tổng hợp được cho biết: Khi sử dụng thiết bị di động, người dùng sẽ rời khỏi trang web của bạn nếu như họ phải chờ đợi quá 3 giây. Đặc biệt, ngày nay số lượng người dùng tìm kiếm thông tin trên thiết bị di động càng ngày càng cao, chiếm hơn 50% tổng số lượt tìm kiếm trên Google. Vì vậy, việc cải thiện tốc độ load của trang sao cho tối ưu trên các thiết bị di động đóng vai trò rất quan trọng, là yếu tố giúp trang của bạn có vị trí cao hơn trên các kết quả tìm kiếm.

5. Website chứa mã độc

Nếu website của bạn chứa mã độc thì đó cũng là lý do Google đánh giá thấp website của bạn. Google thường xuyên rà soát các trang web, nếu như phát hiện mã độc thì sẽ cảnh báo cho người truy cập. Với những website có chứa nhiều mã độc thì lâu dần thứ hạng tìm kiếm cũng sẽ có sự thay đổi đáng kể.

Để giải quyết vấn đề này bạn cần phải luôn rà soát toàn bộ website. Nếu phát hiện mã độc cần phải xóa bỏ ngay lập tức. Đồng thời, khai báo với Google để gỡ cảnh báo mã độc.

6. Website không có Sitemap – Sơ đồ trang Web

Nhiều SEOer có thể vẫn không biết, sơ đồ trang web là cách dễ dàng và đơn giản nhất để thông báo với các công cụ tìm kiếm những gì website đang có. Điều này giúp cho quá trình Googlebot thu thập thông tin được dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn. Sitemap đóng vai trò quan trọng cho SEO, vì vậy nếu như website của bạn chưa có sitemap thì ngay lập tức bạn hãy tạo cho web một sơ đồ trang rõ ràng và gửi nó cho Google. Đây chính là cách hiệu quả và tối ưu nhất nếu bạn muốn Google đánh cao và xếp hạng cho website của mình trên các công cụ tìm kiếm.

7. Cấu trúc liên kết của bạn có vấn đề

Liên kết là rất quan trọng để đánh giá xếp hạng. Khi chúng ta nghĩ về các liên kết, các liên kết ngược backlinks là yếu tố đầu tiên bạn nên nghĩ tới,và đương nhiên các liên kết bên trong và các liên kết bên ngoài cũng rất quan trọng.

Trước tiên, hãy nghĩ về các backlinks đến trang web của bạn. Nếu bạn đang xây dựng các liên kết một cách không phù hợp, thì Google sẽ thông báo và xếp hạng bạn (hoặc loại bỏ bạn khỏi kết quả xếp hàng hoàn toàn luôn). Hãy đảm bảo bạn sử dụng các kỹ thuật điều hướng liên kết để làm cho cấu trúc liên kết đến của bạn dễ dàng hơn với Google.

xay-dung-cau-truc-website-chat-che.jpg

Xây dựng cấu trúc website chặt chẽ

Google cũng muốn thấy bạn liên kết với các trang web Uy tín, chính thống. Khi đăng nội dung, bạn hãy cố gắng liên kết ra các trang web chính thống, có đăng ký tên miền cao. Điều này sẽ cho Google thấy rằng à, trang Web của bạn có các nội dung chất lượng trên trang web của bạn và Google có cơ sở để xếp hạng bạn cao hơn các trang Web khác.
Liên kết nội bộ (Internal links) thì sao? Vâng làm ơn hãy làm đầy đủ tất cả các phần này!

Sử dụng các Internal links với TẤT CẢ nội dung của bạn. Đó là một cách để Google hiểu được nội dung của bạn là gì, vì đơn giản Google là máy robot mà. Liên kết đến các trang đích từ bài đăng trên blog của bạn và ngược lại. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng các liên kết có liên quan đến nội dung của bạn.

8. Thiết kế trang web của bạn đã hết hạn

Nhiều yếu tố xếp hạng được xây dựng dựa trên thiết kế trang web của bạn. Điều đó có nghĩa là trước khi bạn bắt đầu tham gia vào SEO, thiết kế tổng thể sẽ được xem xét để xếp hạng 

Ví dụ: 

Google đánh giá cực kỳ thấp các trang web vì giao diện không thân thiện với thiết bị di động. Nếu bạn sở hữu trang web cũ với thiết kế cổ lỗ sĩ, không đáp ứng hoặc thân thiện với thiết bị di động, bạn sẽ không được xếp hạng cao. Trên thực tế, bạn có thể mất từ 5-30% khách hàng tiềm năng chỉ vì điều này. 

Các yếu tố bổ sung cần ghi nhớ là thẻ title tags và dữ liệu meta. Đây là những mô tả cho Google biết thứ hạng của bạn. Không có những thứ này, Google không thể nào biết được hay đánh giá được. Nếu bạn không xây dựng những thứ này vào phần thiết kế trang web của mình, đừng hy vọng Google sẽ ‘tử tế’ với bạn.

9. Kết luận

Nếu trang web của bạn không được xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm, rất có thể bạn đã làm điều gì đó để khiến Google đánh giá thấp trang Web của bạn. Tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng. Hãy bình tĩnh để tìm google đánh giá thấp website của bạn là gì, sau đó khắc phục từ từ. Hãy chắc chắn kiểm tra lại giao diện trang web của bạn thường xuyên. Đảm bảo thiết kế trang web của bạn thân thiện với SEO và nội dung của bạn đáng để đọc và chia sẻ. Kiểm tra cấu trúc liên kết links của bạn, vì đây là một trong những yếu tố xếp hạng lớn nhất. 

Chúc bạn thành công!

>> Nhận dạng và khắc phục các hình phạt từ Google

>> Bộ máy tìm kiếm của Google vận hành như thế nào?

>> Hướng dẫn cách check thứ hạng từ khoá trên Google

>> Tôi có nên thay đổi URL website của mình để làm SEO?

>> 5 loại nội dung thu hút mạnh sự chú ý từ khách hàng


Tags: Seo
Trở thành hội viên

Bạn đang tìm kiếm một khóa học Google Ads chất lượng và hiệu quả? Đừng bỏ lỡ cơ hội học hỏi từ những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Trọn bộ Quảng cáo Google Ads: Search, GDN, Youtube, Maps, Shopping và hơn thế nữa
899.000đ 1.000.000đ
0/5 - (0 bình chọn)