Điều mà không bất cứ SEOer nào muốn gặp phải đó là các hình phạt của Google. Đối với những “lão làng” trong nghề thì chắc chắn sẽ dễ dàng hơn khi muốn website của mình được gỡ khỏi hình phạt nhưng đối với những SEOer mới vào nghề thì chắc có lẽ sẽ mất ăn mất ngủ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận dạng các hình phạt mà website của bạn đang gặp phải và khắc phục các hình phạt từ Google hiệu quả nhất.
1. Hình phạt của Google là gì?
Hình phạt của Google là các biện pháp trừng phạt mà Google áp dụng cho các website vi phạm các nguyên tắc và quy định của Google. Khi website bị phạt, thứ hạng website trên Google sẽ bị giảm, dẫn đến việc giảm traffic website và doanh thu. Các hình phạt của Google thường được đưa ra tự động bởi các thuật toán của Google hoặc đôi khi nó cũng có thể được đưa ra theo cách thủ công, bởi bất kỳ kiểm toán viên nào của Google.
Hình phạt của Google
Hình phạt từ Google giống như thẻ đỏ trong bóng đá và Google chính là trọng tài. Google nói rằng website của bạn đã làm gì sai và sẽ phạt lỗi website của bạn. Khi nhận án phạt, website của bạn sẽ giống như cầu thủ bóng đá, buộc phải ngồi ngoài cho tới khi kháng cáo hay tìm ra giải pháp thành công. Khi bị Google phạt, bạn sẽ không còn thấy xếp hạng của mình trên các công cụ tìm kiếm cho các từ khóa mục tiêu.
Mức độ nghiêm trọng của hình phạt Google sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
2. Có bao nhiêu loại hình phạt của Google?
Hiện nay có 2 loại hình phạt Google phổ biến nhất đó là: hình phạt thủ công và hình phạt thuật toán. Cụ thể sự khác nhau của 2 hình phạt này như sau:
2.1. Hình phạt thủ công
Loại hình phạt này xảy ra khi Google nhận thấy website vi phạm các nguyên tắc và quy định của Google. Google sẽ gửi thông báo cho chủ sở hữu website về việc website bị phạt.
Một số ví dụ về vi phạm nguyên tắc và quy định bao gồm:
- Spam
- Lừa đảo
- Nội dung vi phạm bản quyền
- Nội dung khiêu dâm
2.2. Hình phạt thuật toán
Loại hình phạt này xảy ra khi website vi phạm các thuật toán của Google. Google có thể cập nhật thuật toán bất cứ lúc nào, dẫn đến việc website bị phạt mà không có thông báo nào.
Một số ví dụ về vi phạm thuật toán bao gồm:
- Nhồi nhét từ khóa (keyword stuffing)
- Sử dụng kỹ thuật SEO mũ đen (black hat SEO)
- Bán backlink
- Nội dung mỏng (thin content)
Các loại hình phạt của Google
3. Thời gian để website khôi phục sau hình phạt của Google?
Thông thường, website của bạn sẽ phục hồi sau hình phạt của Google khi tất cả các lỗi đã được sửa chữa hay khi kháng cáo thành công. Thời gian khôi phục này có thể kéo dài từ 10 - 30 ngày đối với các hình phạt thủ công. Đối với các hình phạt thuật toán thì thời gian khôi phục sau hình phạt của Google có thể lâu hơn. Thời gian để website khôi phục sau hình phạt của Google phụ thuộc vào các yếu tố, bao gồm:
Loại hình phạt:
- Hình phạt thuật toán: Thường mất vài tháng đến vài năm để website khôi phục hoàn toàn. Google cập nhật thuật toán liên tục, nên website cần thời gian để thích ứng với các thay đổi.
- Hình phạt thủ công: Thời gian khôi phục thường nhanh hơn hình phạt thuật toán. Nếu bạn khắc phục vi phạm nhanh chóng và hiệu quả, website có thể khôi phục sau vài tuần hoặc vài tháng.
Mức độ nghiêm trọng của vi phạm
- Vi phạm nghiêm trọng sẽ dẫn đến thời gian khôi phục lâu hơn.
- Vi phạm nhẹ có thể được khắc phục nhanh chóng hơn.
Nỗ lực khắc phục của bạn:
- Nỗ lực khắc phục hiệu quả sẽ giúp rút ngắn thời gian khôi phục.
Lịch sử SEO của website:
- Website có lịch sử SEO tốt sẽ có khả năng khôi phục nhanh hơn.
- Website có lịch sử SEO xấu có thể mất nhiều thời gian hơn để khôi phục.
Nhìn chung, thời gian để website khôi phục sau hình phạt của Google có thể dao động từ vài tuần đến vài năm.
Thời gian để website khôi phục sau hình phạt của Google
4. Nguyên nhân và cách khắc phục các hình phạt từ google
Nguyên nhân chính khiến website của bạn phải chịu hình phạt từ google đó chính là do bạn đã vi phạm thuật toán của Google. Ngay sau khi nhận được án phạt từ Google, bạn cần phải khoanh vùng, tìm ra lý do để đưa ra phương án xử lý nhanh chóng. Cụ thể nguyên nhân và cách khắc phục các hình phạt từ Google như sau:
4.1. Pure spam
Pure spam là khi website của bạn vi phạm những lỗi nghiêm trọng của Google như: sao chép nội dung website khác, nội dung kém chất lượng, sử dụng các kỹ thuật che dấu,... nhằm mục đích tăng thứ hạng website. Những website nếu như chỉ chăm chăm vào Pr sản phẩm, không xây dựng được hệ thống content có ích, cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng thì lâu ngày cũng sẽ bị Google sờ gáy.
Nếu bạn muốn website của mình có độ dày nội dung để tăng traffic nhưng bạn lại lười không muốn bỏ thời gian sáng tạo, thực thi hành động sao chép nội dung từ trang khác. Đây chính là lý do khiến website của bạn phải chịu hình phạt từ Google.
Cách khắc phục
Nếu bạn bị Google phạt cho lý do này, xác định là website của bạn đã vi phạm một trong những lỗi đặc biệt nghiêm trọng. Việc cần làm ngay lúc này là bạn ngưng hành động này lại và sửa chữa sai lầm ngay lập tức. Hãy lập kế hoạch xây dựng nội dung chất lượng để cung cấp cho người đọc, người dùng những nội dung hữu ích. Tiến hành chỉnh sửa lại những kỹ thuật spam và yêu cầu Google xem xét lại.
4.2. Liên kết không tự nhiên tới trang của bạn
Google chắc chắn sẽ không thích những liên kết không tự nhiên đến website của bạn. Để tối ưu SEO, nhiều SEOer đã trao đổi và mua bán liên kết với nhau để thao túng PageRank và tăng thứ hạng cho từ khoá của mình. Điều này nếu như để Google phát hiện, có thể sẽ đánh phạt trang web của bạn.
Cách khắc phục
Nếu bị Google phạt lỗi này, cách giải quyết tốt nhất là bạn ngừng việc trao đổi, mua bán link không tự nhiên lại. Thay vào đó hãy lập kế hoạch để xây dựng backlink hiệu quả, chất lượng cao.
Liên kết không tự nhiên tới trang khiến website bị Google phạt
4.3. Xây dựng backlink quá đà
Thực tế ai cũng biết việc xây dựng backlink cho SEO là rất quan trọng, website càng có nhiều backlink chất lượng càng được Google đánh giá cao và dễ lên top. Thêm nữa, còn nhận về được nhiều traffic. Tuy nhiên không vì thế mà bạn xây dựng backlink quá nhiều. Nếu như đi backlink quá nhiều nơi mà không quan tâm đến chất lượng thì một lượng backlink sẽ ồ ạt trỏ về website. Điều này sẽ làm cho Google để ý hay thậm chí phạt bạn.
Cách khắc phục
Rà soát lại tất cả những liên kết đã xây dựng và trỏ tới website của mình. Bởi rất có thể bạn đã đi backlink kém hoặc bị đối thủ chơi xấu. Để kiểm tra lại backlink bạn vào “các liên kết tới trang web của bạn” trong Google Search Console.
Song song với việc rà soát lại backlink bạn cũng phải xây dựng kế hoạch đi backlink chất lượng, từ từ đánh vào số lượng nhiều hơn số lượng.
4.4. Link out kém chất lượng quá nhiều
Website của bạn nếu như liên kết ngoài tới các website khác kém chất lượng thì sẽ khiến cho người dùng cảm thấy bị phiền, không thoải mái. Như vậy là website của bạn đã mang lại trải nghiệm kém và không hài lòng, Khi này nếu như bị người dùng báo cáo link chất lượng quá nhiều thì website của bạn chắc chắn sẽ bị Google phạt.
Cách khắc phục
Xây dựng cho website của mình một kế hoạch đi external link hiệu quả, chỉ liên kết tới những trang có độ uy tín, những trang có liên quan đến nội dung và những trang không phải đối thủ. Điều này giúp cho việc đi link out chất lượng không những tạo ra thêm nhiều trải nghiệm hữu ích cho người dùng mà còn giúp Google đánh giá cao website của bạn hơn.
Ưu tiên xây dựng các external link cho website
4.5. Website bạn bị hack
Website của bạn rất dễ bị hack bởi bên thứ ba hoặc các hacker để gắn các nội dung hoặc liên kết spam. Khi bị hacker xâm nhập, Google sẽ cảnh báo với người dùng rằng website đang gặp vấn đề và khi này đương nhiên lượng traffic vào website sẽ giảm.
Cách khắc phục
Rất khó để bạn khôi phục những khu vực hack mà không nhìn thấy được. Tuy nhiên, lỗi website bị hack chủ yếu do website gặp phải vấn đề bảo mật hoặc bị hack và gắn các nội dung độc hại. Cách khắc phục lúc này là bạn sử dụng các công cụ để tìm ra các nội dung, những liên kết độc hại và loại bỏ chúng. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra lại các phần mềm bảo vệ website của mình để xem còn hoạt động tốt hay không.
4.6. Bị đối thủ gắn backlink xấu
Ai khi làm SEO cũng muốn website của mình lên top. Vì mục đích đẩy thứ hạng nên có rất nhiều đối thủ đã gắn backlink xấu cho bạn. Điều này khiến Google có cái nhìn không tốt và đánh giá thứ hạng thấp website của bạn.
Cách khắc phục
Khi phát hiện có các backlink xấu, kém chất lượng trỏ về trang bạn hãy ngăn chặn ngay lập tức bằng cách: Sử dụng các công cụ như Ahref, Moz,... để kiểm tra và lọc ra những liên kết độc hại. Sau đó sử dụng công cụ Disavow link gửi yêu cầu đến Google để chặn những liên kết không tự nhiên này.
5. Kết luận
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết hình phạt từ google và các cách giúp bạn khắc phục các hình phạt đó. Bạn cần hiểu rõ một điều rằng hãy trung thực với Google và xây dựng những nội dung uy tín, những backlink chất lượng để giúp tối ưu website của bạn, tăng thứ hạng SEO. Bạn cũng có thể tìm hiểu rõ hơn về cách hoạt động và xếp hạng của Google, cũng như cách xây dựng chiến lược SEO hiệu quả, thành công đưa Website của bạn lên Top Google với khóa học SEO. Chúc bạn thành công!
>> Những điều Seoer nên biết về google panda?
>> Thuật toán Penguin 4.0 – Penguin Realtime những điều Seoer nên biết