Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Tổng hợp các lệnh tắt trong cad bạn nên biết

Nội dung được viết bởi Trịnh Duy Đông

Để cải thiện kỹ năng sử dụng Autocad cũng như tiết kiệm thời gian hoàn thành bản vẽ, thì bắt buộc bạn phải biết cách sử dụng các lệnh tắt trong Cad. Vậy phần mềm học vẽ Autocad có những lệnh tắt nào? Bao gồm những nhóm lệnh tắt nào, mời bạn đọc quan tâm cùng tham khảo bài viết dưới dây cùng UNICA nhé!

Phím tắt trong Cad được ứng dụng trong bản vẽ

Hiện nay có rất nhiều thao tác thực hiện nhanh chóng được ứng dụng nhiều trong AutoCad, trong đó bao gồm cả các phím tắt để làm việc tăng nhanh tốc độ làm việc trong quá trình vẽ.  

Cụ thể các phím tắt trong Cad như sau:

  • Ctrl + O: Mở bản vẽ mới 
  • Ctrl + N: Tạo bản vẽ mới
  • Ctrl + P: Mở hộp thoại Plot
  • Ctrl + S: Lưu bản vẽ đang làm việc

Để sử dụng thành thạo lệnh tắt trong cad thì bạn phải nắm được các phím tắt cơ bản
Để sử dụng thành thạo lệnh tắt trong cad thì bạn phải nắm được các phím tắt cơ bản

  • Ctrl + Shift + Tab: Đổi thành bản vẽ trước
  • Ctrl + Tab: Chuyển sang bản vẽ tiếp theo
  • Ctrl + Page Up: Chuyển sang tab trước đó trong bản vẽ hiện hành
  • Ctrl + Page Down: Chuyển sang tab tiếp theo trong bản vẽ hiện hành
  • Ctrl + A: Chọn tất cả các đối tượng
  • Ctrl + Q: Lối thoát

>>> Xem thêm: Chàng trai Thanh Bình kiếm thu nhập 2X mỗi tháng nhờ thành thạo Autocad

Đăng ký khoá học làm video bằng Autocad online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ giúp bạn sử dụng thành thạo Autocad, dễ dàng thiết lập hồ sơ thiết kế một cách chuyên nghiệp chỉ sau 20 ngày.

Học Autocad cơ bản và nâng cao cùng Huy Hieu Lee
Huy Hiếu Lee
899.000đ
1.600.000đ

Học - Luyện kỹ năng thành thạo Autocad 2D
Nguyễn Hà Xuân Tám
299.000đ
1.000.000đ

Tự học AutoCad trong 20 ngày
Nguyễn Phúc Trường
279.000đ
500.000đ

Lệnh tắt trong cad được sử dụng nhiều nhất

Một phần khác rất lớn trong AutoCad đó là có thể tự xây dựng các lệnh tắt. Trong khi sử dụng phần mềm Autocad bạn sẽ phải vận dụng rất nhiều lệnh tắt khác nhau, tuy nhiên đối với những bạn mới học Autocad chỉ cần nắm được các phím tắt autocad cơ bản dưới đây để hỗ trợ công việc và giúp cho việc thiết kế bản vẽ của bạn được đơn giản, dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.

A. Nhóm Lệnh AutoCAD Vẽ Hình Cơ Bản

  • A – Arc: Lệnh vẽ cung tròn 
  • C – Circle: Lệnh vẽ đường tròn
  • L – Line: Lệnh vẽ đoạn thẳng
  • El – Ellipse: Lệnh vẽ hình Elip
  • Pl – Polyline: Lệnh vẽ vẽ đa tuyến (các đoạn thẳng liên tiếp)
  • Pol – Polygon: Lệnh vẽ đa giác đều
  • Rec – Rectang: Lệnh vẽ hình chữ nhật

B. Nhóm Lệnh AutoCad Vẽ Đường Kích Thước

  • D – Dimension: lệnh Quản lý và tạo kiểu đường kích thước
  • Dal – Dimaligned: Ghi kích thước xiên 
  • Dan – Dimangular: Ghi kích thước góc
  • Dba- Dimbaseline: Ghi kích thước song song
  • Dco – Dimcontinue: Ghi kích thước nối tiếp
  • Ddi – DimDiameter: lệnh AutoCAD ghi kích thước đường kính
  • Dli – Dimlinear: lệnh AutoCAD ghi kích thước thẳng đứng hay nằm ngang
  • Dra – Dimradius: Ghi kích thước bán kính

C. Nhóm Lệnh AutoCAD Quản Lý

  • La – Layer: Quản lý hiệu chỉnh layer
  • Op – Options: Quản lý cài đặt mặc định
  • Se – Settings: Lệnh AutoCAD quản lý cài đặt bản vẽ hiện hành

D. Nhóm Lệnh AutoCAD Sao Chép, Di Chuyển, Phóng To Thu Nhỏ…

  • Co, Cp – Copy: Sao chép đối tượng
  • M – Move: lệnh AutoCAD di chuyển đối tượng
  • Ro – Rorate: Xoay đối tượng
  • P – Pan: Di chuyển tầm nhìn trong model ( có thể dùng con lăn chuột nhấn giữ)
  • Z – Zoom: Phóng to thu nhỏ tầm nhìn

>>> Xem thêm: Cách sử dụng lệnh extrim để cắt nhanh đối tượng trong cad

Cụ thể hơn:

  • 3A – 3DArray: Sao chép thành dãy trong 3D.
  • 3DO – 3DOrbit: Xoay đối tượng trong không gian 3D.
  • 3F – 3DFace: Tạo bề mặt 3D.
  • 3P – 3DPoly: Vẽ đường PLine không gian 3 chiều.
  • A – ARC: Vẽ cung tròn.
  • AA – ARea: Tính diện tích và chu vi.
  • AL – ALign: Di chuyển, xoay, scale.
  • AR – ARray: Sao chép đối tượng thành dãy trong 2D.
  • ATT – ATTDef: Định nghĩa thuộc tính.
  • ATE – ATTEdit: Hiệu chỉnh thuộc tính Block.
  • B – BLock: Tạo Block.
  • BO – Boundary: Tạo đa tuyến kín.
  • BR – Break: Xén 1 phần đoạn thẳng giữa 2 điểm chọn.
  • C – Circle: Vẽ đường tròn.
  • CH – Properties: Hiệu chỉnh tính chất của đối tượng.
  • CHA – ChaMfer: Vát mép các cạnh.
  • CO – cp Copy: Sao chép đối tượng.
  • D – Dimstyle: Tạo kiểu kích thước.
  • DAL – DIMAligned: Ghi kích thước xiên.
  • DAN – DIMAngular: Ghi kích thước góc.
  • DBA – DIMBaseline: Ghi kích thước song song.
  • DCO – DIMContinue: Ghi kích thước nối tiếp.
  • DDI – DIMDiameter: Ghi kích thước đường kính.
  • DED – DIMEDit: Chỉnh sửa kích thước.
  • DI – Dist: Đo khoảng cách và góc giữa 2 điểm.
  • DIV – Divide: Chia đối tượng thành các phần bằng nhau.
  • DLI – DIMLinear: Ghi kích thước thẳng đứng hay nằm ngang.
  • DO – Donut: Vẽ hình vành khăn.
  • DOR – Dimordinate: Tọa độ điểm.
  • DRA – DIMRadiu: Ghi kích thước bán kính.
  • DT – Dtext: Ghi văn bản.
  • E – Erase: Xoá đối tượng.
  • ED – DDEdit: Hiệu chỉnh kích thước.
  • EL – Ellipse: Vẽ đường elip.
  • EX - Extend: Kéo dài đối tượng.
  • EXit – Quit: Thoát khỏi chương trình.
  • EXT – Extrude: Tạo khối từ hình 2D.
  • F – Fillet: Tạo góc lượn, bo tròn góc.
  • FI – Filter: Chọn lọc đối tượng theo thuộc tính.
  • H – BHatch: Vẽ mặt cắt.
  • -H – -Hatch: Vẽ mặt cắt.
  • HE – Hatchedit: Hiệu chỉnh mặt cắt.
  • HI – Hide: Tạo lại mô hình 3D với các đường bị khuất.
  • I – Insert: Chèn khối.
  • -I – – Insert: Chỉnh sửa khối được chèn.
  • IN – Intersect: Tạo ra phần giao giữa 2 đối tượng.
  • L – Line: Vẽ đường thẳng.
  • LA – Layer: Tạo lớp và các thuộc tính.
  • -LA – – Layer: Hiệu chỉnh thuộc tính của layer.
  • LE – Leader: Tạo ra đường dẫn chú thích.
  • LEN – Lengthen: Kéo dài/thu ngắn đối tượng bằng chiều dài cho trước.
  • LW – LWeight: Khai báo hay thay đổi chiều dày nét vẽ.
  • LO – Layout: Tạo Layout.
  • LT – Linetype: Hiển thị hộp thoại tạo và xác lập các kiểu đường.
  • LTS – LTSCale: Xác lập tỷ lệ đường nét.
  • M – Move: Di chuyển đối tượng được chọn.
  • MA – Matchprop: Sao chép các thuộc tính từ 1 đối tượng này sang 1 hay nhiều đối tượng khác.
  • MI – Mirror: Lấy đối tượng qua 1 trục.
  • ML – MLine: Tạo ra các đường song song.
  • MO – Properties: Hiệu chỉnh các thuộc tính.
  • MS – MSpace: Chuyển từ không gian giấy sang không gian mô hình.
  • MT – MText: Tạo ra 1 đoạn văn bản.
  • MV – MView: Tạo ra cửa sổ động.
  • O – Offset: Sao chép song song.
  • P – Pan: Di chuyển cả bản vẽ.
  • P – – Pan: Di chuyển cả bản vẽ từ điểm 1 sang điểm thứ 2
  • PE – PEdit: Chỉnh sửa các đa tuyến.
  • PL – PLine: Vẽ đa tuyến.
  • PO – Point: Vẽ điểm.
  • POL – Polygon: Vẽ đa giác đều khép kín.
  • PS – PSpace: Chuyển từ không gian mô hình sang không gian giấy.
  • R – Redraw: Làm mới màn hình.
  • REC – Rectangle: Vẽ hình chữ nhật.
  • REG – Region: Tạo miền.
  • REV – Revolve: Tạo khối 3D tròn xoay.
  • RO – Rotate: Xoay các đối tượng được chọn xung quanh 1 điểm.
  • RR – Render: Hiển thị vật liệu, cây, cảnh, đèn... của đối tượng.
  • S – Stretch: Kéo dài, thu ngắn tập hợp của đối tượng.
  • SC – Scale: Phóng to, thu nhỏ theo tỷ lệ.
  • SHA – Shade: Tô bóng đối tượng 3D.
  • SL – Slice: Cắt khối 3D.
  • SO – Solid: Tạo ra các đa tuyến có thể được tô đầy.
  • SPL – SPLine: Vẽ đường cong bất kỳ.
  • SPE – SPLinedit: Hiệu chỉnh spline.
  • ST – Style: Tạo các kiểu ghi văn bản.
  • SU – Subtract: Phép trừ khối.
  • T – MText: Tạo ra 1 đoạn văn bản.
  • TH – Thickness: Tạo độ dày cho đối tượng.
  • TOR – Torus: Vẽ xuyến.
  • TR – Trim: Cắt xén đối tượng.
  • UN – Units: Định vị bản vẽ.
  • UNI – Union: Phép cộng khối.
  • VP – DDVPoint: Xác lập hướng xem 3D.
  • WE – Wedge: Vẽ hình nêm, chêm.
  • X – Explode: Phân rã đối tượng.
  • XR – XRef: Tham chiếu ngoại vào các file bản vẽ.
  • Z – Zoom: Phóng to, thu nhỏ.

Khi thiết kế bản vẽ, bạn chỉ cần nắm các lệnh tắt cơ bản trong cad
Khi thiết kế bản vẽ, bạn chỉ cần nắm các lệnh tắt cơ bản trong cad

Hướng dẫn chi tiết cách đặt lệnh tắt trong Cad

Sau khi đã nắm được các phím tắt trong autocad, có một thao tác tiếp theo mà bạn cần phải nắm đó chính là cách đặt lệnh tắt trong Cad. Có hai cách để bạn đặt lệnh tắt, cụ thể:

Cách 1: Sử dụng Edit Program Parameters (acad.pgp)

Đối với cách này thì bạn thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Vào Tool → Customize → Edit Program Parameters (acad.pgp) để thực hiện đặt lệnh tắt.
  • Bước 2: Lúc này trên màn hình hiển thị một acad – Notepad. Trong Notepad này hiển thị đầy đủ các lệnh tắt cơ bản nhất của Autocad. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn lệnh phù hợp.
  • Bước 3: Sau khi chỉnh sửa xong thì bạn gõ lệnh Reinit, nhấn Enter rồi tích vào ô PGP nhấn OK để hoàn thành.

autocad

Cách 2: Sử dụng Command Alias Editor

Để sử dụng công cụ này khi cài đặt lệnh tắt trong cad thì bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Bạn vào Express → Tool → Command Alias Editor để đặt lệnh.
  • Bước 2: Lúc này trên màn hình sẽ hiển thị hộp thoại acad.pgp – AutoCAD Alias Editor, bạn nhấn Add sau đó nhấn OK toàn bộ hộp thoại để đổi các lệnh tắt theo ý của bạn.

>>> Xem thêm: Lisp Cad là gì? Các thao tác cơ bản trên Lisp Cad

Có hai cách để đặt lệnh tắt autocad mà bạn có thể áp dụng

Có hai cách để đặt lệnh tắt autocad mà bạn có thể áp dụng

Kết luận

Trên đây là cài lệnh tắt trong cad và 2 cách đặt lệnh tắt mà bất cứ dân thiết kế nào cũng phải biết. Nếu bạn muốn biết cách sử dụng các phím tắt trong autocad và các lệnh khác trong Cad như thế nào thì khóa học autocad cơ bản và nâng cao với sự hướng dẫn từ các chuyên gia sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn.

Ngoài ra , các bạn muốn tìm hiểu thêm kiến thức liên quan đến ngành thiết kế, thì khóa học 3d max có trên Unica là lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Các video bài giảng được thiết kế với quy trình bài bản, dễ hiểu cả cho người mới học sẽ giúp bạn áp dụng dễ dàng vào công việc. 

Chúc bạn thành công!

Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Học Autocad cơ bản và nâng cao"

XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY


Tags: Autocad
Trở thành hội viên

Học AutoCAD 2D mọi lúc, mọi nơi với lộ trình học tập linh hoạt. Đừng bỏ lỡ cơ hội nâng cao kỹ năng và mở rộng cơ hội nghề nghiệp!

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Làm chủ thiết kế bảng vẽ kỹ thuật với Autocad 2D
549.000đ 700.000đ
0/5 - (0 bình chọn)