Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Làm sao để người khác tôn trọng mình?

Tôn trọng lẫn nhau không chỉ đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự lợi ích của mình cho người khác hoặc ngược lại. Nó còn là  một đức tính quan trọng, là nền tảng cần thiết để xây dựng mối quan hệ bền vững. Bạn muốn được tôn trọng, nhưng bạn không chắc mình làm được điều này. Vậy làm sao để cách để người khác tôn trọng mình, Unica sẽ chia sẻ cho bạn bạn kinh nghiệm làm sao để người khác tôn trọng mình.

1. Tôn trọng là gì

- Tôn trọng là sự kính trọng,khiêm nhường, giữa cá nhân với cá nhân, mình và người khác. Thể hiện qua sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác.Sự tôn trọng lẫn nhau không chỉ là một đức tính quan trọng mà còn là nền tảng cần thiết để xây dựng mối quan hệ bền chặt, khăng khít gắn bó. 

- Một mối quan hệ thiếu sự tôn trọng thì sẽ không thể tồn tại được, một xã hội thiếu sự tôn trọng sẽ rất khó để phát triển lâu dài. Ngoài ra nó được coi là một loại mỹ đức, một loại học vấn mà mỗi người đều cần đặt tâm tu dưỡng rèn luyện mới có cũng như cần học cách để được tôn trọng từ những người xung quanh.

2. Nguyên tắc luôn để người khác tôn trọng mình

Bạn muốn được tôn trọng, chỉ cần nắm được những quy tắc sống đơn giản sau đây, thì dù bạn là ai, ở bất cứ đâu cũng đều được tôn trọng. Những nguyên tắc dưới đây sẽ trả lời cho bạn câu hỏi "làm gì khi người khác không tôn trọng mình", mời bạn cùng theo dõi.

Hãy chủ động không ngừng

Đừng luôn chờ đợi sự chỉ đạo từ người khác. Sử dụng các kỹ năng và nguồn lực của riêng bạn để bắt đầu hoàn thành công việc và giải quyết vấn đề. Tập thói quen tự tìm hiểu mọi thứ. Đừng sợ thử thách một lần trong một thời gian, đó là cách Làm sao để người khác tôn trọng mình.

Giữ lời hứa của bạn

Đây là một trong những hành động quan trọng nhất mà bạn có thể làm để bắt đầu nhận được sự tôn trọng. Nếu trước đây bạn xem nhẹ các cam kết, thì đừng làm vậy nữa. Luôn tôn trọng các cam kết và lời hứa chính là cách để người khác tin tưởng mình. Nếu bạn thấy mình gặp nhiều rắc rối với điều đó, điều đó có nghĩa là bạn đã hứa quá nhiều mà bạn không thể giữ được.

Ngừng xin lỗi

Những người liên tục nói: “Tôi xin lỗi” mà không suy nghĩ kỹ thường không phải là những người được tôn trọng tốt. Có thời gian và địa điểm để xin lỗi. Đôi khi bạn mắc phải sai lầm ảnh hưởng đến gia đình và bạn bè. Bạn có thể xin lỗi họ. Trong khi đó, hãy ngừng sử dụng từ “xin lỗi” hàng trăm lần một giờ cho mỗi điều sai sót nhỏ, đặc biệt là ở nơi làm việc.

Đừng lãng phí thời gian của người khác

- Nếu bạn tôn trọng thời gian của người khác, họ sẽ tôn trọng thời gian của bạn đó là cách làm sao để người khác tôn trọng mình.

- Điều này bao gồm không đến muộn các cuộc hẹn, không dành các cuộc họp để nói về những thứ vô bổ, đi vào vấn đề nhanh chóng, đưa ra vấn đề ngay lập tức, cô đọng và tất nhiên, giúp người khác dễ dàng đưa ra quyết định hơn, đặc biệt là khi họ bận rộn hơn bạn. Ngoài ra bạn cũng cần thực hiện phương châm ai tôn trọng mình thì mình tôn trọng lại điều này giúp cuộc sống của bạn trở lên dễ dàng hơn.

Ngừng buôn chuyện ngay lập tức

- Buôn chuyện là một trong những tính xấu không được mấy người bỏ được. Một ví dụ cụ thể như "Bạn đang không thích một người nào đó trong công ty, bạn hay buôn chuyện và nói xấu người đó trước mặt người khác". Bạn đã thử suy nghĩ về hành động đó? Đó là điều không nên làm dù cho bạn có không thích người đó đi chăng nữa bạn cũng nên tôn trọng họ. Ngoài ra có thể ảnh hưởng tới danh tiếng của bạn.

lam-sao-de-nguoi-khac-ton-trong-minh-2.jpg

Không nên buôn chuyện quá nhiều trong lúc làm

Đừng quá tốt đẹp

Phân biệt lòng tốt với việc luôn phải làm mọi việc cho mọi người. Cố gắng làm cho mọi người hạnh phúc sẽ không giúp bạn tiến xa được đâu. Việc trở thành người đề cao là điều không mong muốn nếu mục tiêu của bạn là được tôn trọng. Nếu bạn luôn tốt với mọi người, một số người thậm chí có thể nghĩ rằng bạn không chín chắn.

Khiêm tốn

Không phải lúc nào bạn cũng đúng và bạn không phải là người giỏi nhất trong mọi việc. Mỗi người bạn gặp đều có thể dạy bạn điều gì đó. Sự tự tin không đến từ nơi bạn giỏi nhất. Sự tự tin thực sự đến từ sự hiểu biết về sự khiêm tốn và rằng mỗi người đều có điều gì đó độc đáo để cống hiến cho thế giới, kể cả bạn. Điều này đồng nghĩa với câu hỏi sống sao cho người ta nể mình, mình phải biết mình là ai và thật khiêm tốn trong mọi hoàn cảnh.

Hãy cởi mở

- Ở một khía cạnh khác của việc có một quy tắc đạo đức là giữ cho tư tưởng cởi mở là cách làm sao để người khác tôn trọng mình.

- Sống cởi mở không phức tạp, cũng không mâu thuẫn với việc có quy tắc đạo đức. Nó chỉ đơn giản có nghĩa là bạn thừa nhận rằng bạn vẫn còn rất nhiều điều để học, và bạn tiếp tục học hỏi từ những người khác, ngay cả khi bạn có một hệ thống niềm tin cốt lõi mạnh mẽ. Đây đồng thời cũng là cách giúp cách nói chuyện dễ thương khiến người khác nể phục bạn hơn.

Cùng tham gia khoá học giao tiếp online qua video trên Unica để khám phá bản thân, hiểu người đối diện và biết cách giao tiếp hiệu quả. Khoá học với giảng viên chuyên kỹ năng mềm đầu ngành sẽ giúp bạn tự tin giao tiếp và nắm được bí kíp vàng trong ứng xử để thành công trong công việc, cuộc sống.

25 chiêu thức phát triển kỹ năng giao tiếp chinh phục bất kỳ ai
Andy Huỳnh Ngọc Minh
299.000đ
800.000đ

Kỹ năng giao tiếp thông minh
Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
299.000đ
600.000đ

Nghệ thuật giao tiếp và đàm phán
Phan Văn Trường
299.000đ
600.000đ

Thêm giá trị thực

Cho dù bạn là một phần của cộng đồng, công ty, nhóm bạn bè hay đội nhóm, bạn sẽ được tôn trọng nếu bạn luôn nghĩ cách mang lại giá trị cho người khác. Giá trị có thể có nhiều dạng, nhưng cuối cùng tất cả đều là việc cung cấp một thứ gì đó cho thế giới hoặc cho cộng đồng của bạn có thể giúp bằng cách giải quyết một vấn đề cho họ. Nếu bạn tạo ra thứ gì đó có giá trị, mọi người sẽ tôn trọng bạn.

lam-sao-de-nguoi-khac-ton-trong-minh-1.jpg

Tạo ra giá trị đích thực cho bản thân

Kiểm soát cảm xúc của bạn

Đảm bảo hạn chế phản ứng tức thời của bạn đối với những điều khiến bạn xúc động mạnh — cho dù đó là điều tốt hay xấu. Chắc chắn, bạn được là chính mình và thể hiện sự nhiệt tình. Nhưng hãy nhớ rằng các nhà lãnh đạo giỏi và những người được kính trọng biết sự khác biệt giữa phản ứng và phản ứng. Sau này không phải là một thói quen tốt.

3. Làm gì khi người khác không tôn trọng mình

Tôn trọng người khác

Người khác không tôn trọng mình không có nghĩa là bạn cũng tỏ thái độ thiếu tôn trọng người khác. Bởi trong bất cứ một mối quan hệ nào, nếu bạn tôn trọng người khác, họ sẽ có xu hướng quý trọng bạn hơn. Cho dù đối phương là ai làm việc trong lĩnh vực  gì thì cũng hãy luôn giữ thái độ tôn trọng và bình đẳng với họ. 

Luôn giữ lời hứa

Học cách tôn trọng người khác chính là học cách giữ lời hứa. Khi chúng ta thất hứa về bất cứ lý do gì đi nữa, chúng ta cũng khó lòng có thể tiếp tục tôn trọng họ. Do đó, hãy là người giữ lời hứa ở bất cứ tình huống và hoàn cảnh nào. 

Hãy để hành động chứng minh tất cả

Sai lầm lớn nhất của chúng ta là luôn nghĩ rằng việc thao thao bất tuyệt khoe khoang với ai đó về bản thân mình là cách để họ tôn trọng. 

Thay vì thể hiện quá lố về bản thân mình, hãy tự tin là chính mình trong mọi tình huống. Bạn sẽ được đánh giá cao cũng như tôn trọng chính con người bạn. 

Giúp đỡ người khác khi họ cần

giao-tiep

Giúp đỡ người khác đúng lúc khi họ cần chính là cách sống để người khác tôn trọng. Bạn hãy sẵn sàng trao đi lòng tốt của mình trong phạm vi có thể và đúng hoàn cảnh. Như vậy mọi người sẽ vô cùng cảm mến và tôn trọng bạn.

Luôn phấn đấu để làm tốt hơn

Hãy luôn là phiên bản hoàn hảo tốt nhất của chính mình. Đó chính là cách khiến mọi người nể phục và tôn trọng những cố gắng, nỗ lực của bạn.

Thừa nhận sai lầm của mình

Bất cứ ai cũng có những quyết định sai lầm trong công việc hoặc cuộc sống. Điều quan trọng là bạn bạn biết thừa nhận những sai lầm đó và đừng bào chữa cho mình. 

Với vai trò là người lãnh đạo, điều này càng trở nên quan trọng. Bởi khi sếp dám thừa nhận sai lầm của mình thì nhân viên mới nể phục và tôn trọng bạn. 

Thể hiện lòng tốt

Sự tôn trọng không dành cho những kẻ bắt nạt hoặc luôn tự đề cao bản thân mình. Do vậy, hãy mở rộng lòng mình bằng tấm lòng chân thành và tử tế. Hãy bắt đầu bằng những lời chào thiện cảm hay những cái bắt tay thân thương từ đối phương.

Sẵn sàng thay đổi suy nghĩ của bản thân

Hãy lắng nghe ý kiến đóng góp của người khác để có thể thay đổi suy nghĩ của bản thân. Khả năng tiếp thu chọn lọc sẽ giúp bạn phát triển và tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình. 

Lam-gi-khi-nguoi-khac-khong-ton-trong-minh

Sẵn sàng thay đổi suy nghĩ của bản thân 

Biết lắng nghe

Muốn người khác tôn trọng mình thì bạn phải biết cách lắng nghe. Lắng nghe giúp bạn hiểu hơn về đối phương và mở mang những kiến thức mới. 

Nhìn thấy những điều tốt đẹp về mọi thứ

Thật khó để kiểm soát những điều có thể xảy ra với mình. Nhưng bạn có thể chủ động để đối mặt với những điều đó. Vì thế, dù trong bất cứ tình huống khó khăn nào, cũng hãy cố gắng tìm ra những điểm tích cực mà những điều đó mang lại. Như vậy bạn sẽ được đánh giá là người lạc quan, có thái độ sống tích cực, bạn sẽ nhận được nhiều sự tôn trọng của mọi người. 

Ghi nhận và đánh giá cao công sức của người khác

Việc ghi nhận và đánh giá công sức của người khác có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là đối với những nhà lãnh đạo. Khi nhân viên được đánh giá cao về những công sức bỏ ra, họ sẽ nỗ lực nhiều hơn. Đồng thời quý mến và tôn trọng lãnh đạo hơn. 

Bạn biết mình đại diện cho điều gì trong cuộc sống

Những người biết giữ vững lập trường luôn khiến người khác tôn trọng. Vì vậy, hãy đưa ra nguyên tắc cho bản thân và tuân thủ nó dù trong bất cứ tình huống nào.

4. Những sai lầm khiến người khác không tôn trọng mình

Trong cuộc sống rất khó để tránh những sai lầm khi không được tôn trọng hoặc làm sao để người khác tôn trọng mình. Làm sao để người khác tôn trọng mình rất đơn giản, chỉ cần bạn biết cách và khéo léo một chút, để đối phương cảm nhận được. Và vận dụng những kỹ năng giao tiếp tốt để hạn chế những sai lầm trong quá trình giao tiếp. Vậy nên muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải biết tôn trọng người khác, bạn cũng nên tránh những sai lầm dưới đây.

Ép buộc người khác

- Có rất nhiều trường hợp,muốn áp đặt hay ép buộc người khác phải theo hoặc thực hiện theo mình. Buộc họ phải theo ý mình, không chịu lắng nghe. Dẫn đến đối phương có cái nhìn không thiện cảm.

- Về tâm lý con người, thông thường họ sẽ có hai phản ứng khi trưởng thành, hoặc là họ làm đối lập với những gì họ thường được đối xử trong quá khứ, hoặc họ làm giống y hệt. Như vậy, nó sẽ tốt nếu như trong quá khứ bạn được đối xử tốt đẹp và lớn lên bạn mang theo cách hành xử tốt đẹp đó với mọi người

Đừng cho cái chúng ta có, mà hãy cho thứ người khác cần

Điều bạn thích, thói quen, văn hóa, tính cách của ta không có nghĩa là người xung quanh ta cũng có sở thích như vậy. Chính vì lẽ đó, cần đề cao sự tôn trọng, cần thấu hiểu người xung quanh mình, chứ không phải làm theo suy nghĩ phiến diện bản thân.

Làm sao để người khác tôn trọng mình rất đơn giản, chỉ cần bạn biết cách và khéo léo một chút, và điều quan trọng đầu tiên chính là bạn cần học cách tôn trọng người khác. Vì vậy, muốn được người khác tôn trọng mình, bạn cần phải quan tâm, tôn trọng tới người khác . Đưa ra vấn đề một cách chủ động, nhiệt huyết, bằng sự lắng nghe, cảm thông. Bởi vì sự cảm thông, chia sẻ mạnh hơn lời nói và niềm vui cùng với sự chân thành sẽ thật sự bền vững khi bạn biết quan tâm đến người khác như đã từng quan tâm tới bản thân mình.

Như vậy bài viết trên đây chúng tôi đã giải đáp câu hỏi cho bạn "Làm sao để người khác tôn trọng mình" rồi phải không ạ. Việc để người khác tôn trọng mình tưởng chừng rất dễ nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Hy vọng rằng với chia sẻ ở trên bạn sẽ biết cách xử lý tốt.

Hiện nay, trên Unica còn rất nhiều khoá học khác đang được rất nhiều người theo học như khoá học phát triển bản thên, khóa học kỹ năng thuyết trình đây là các khoá học được coi là bước đệm giúp bạn phát triển tốt hơn những kỹ năng mềm áp dụng vào trong công việc học tập hiệu quả hơn.

Chúc bạn thành công!

[Tổng số: 368 Trung bình: 2]
Trở thành hội viên
Tác giả
Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu Tiến sĩ tâm lý học
Tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu Giảng viên giảng dạy Tâm lý học & Kỹ năng sống cho sinh viên tại hơn 25 trường Đại học tại Việt Nam Chuyên gia huấn luyện viên cấp quố...