Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Kỹ thuật chăm sóc thú cưng từ “chân tơ đến kẽ tóc” cho người mới

Nội dung được viết bởi Phạm Thành Long

Thú cưng là người bạn vô cùng thân thiết và trung thành của con người. Vì vậy, chủ đề chăm sóc thú cưng được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là chủ đề liên quan đến kỹ thuật chăm sóc thú cưng. Thực tế nếu không phải nghề, không phải ai cũng nắm được kỹ thuật này. Thấu hiểu điều đó, trong nội dung bài viết hôm nay, Unica sẽ chia sẻ cho bạn cách chăm sóc cho thú cưng hiệu quả ngay tại nhà không kém gì các spa chuyên nghiệp. Bạn hãy tham khảo để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

1. Một số kỹ thuật chăm sóc thú cưng cơ bản

Để sở hữu những "em" chó, "em" miu dễ thương, thông minh và khoẻ mạnh thì bạn cần dành thời gian yêu thương và chăm sóc chúng. Song song với việc cho thú cưng của mình trải nghiệm các dịch vụ spa thì là chủ bạn cần phải nắm chắc kỹ thuật chăm sóc thú cưng tại nhà để chủ động chăm sóc chúng được tốt hơn. Sau đây là tổng hợp chi tiết một số kỹ năng cho bạn tham khảo.

1.1. Kỹ thuật chăm sóc thú cưng khi chải lông

Việc chải lông không chỉ giúp cho thú cưng của bạn sạch sẽ hơn mà còn giúp chúng cảm thấy thoải mái như đang được massage. Chải lông thú cưng còn mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời như:.

- Loại bỏ các sợi lông chết, kích thích sự phát triển của các lông tơ.

- Chống rối lông, bết dính lông lại với nhau.

- Kích tiết bã nhờn giúp giữ ẩm cho da.

ky-thuat-cham-soc-thu-cung

Bạn nên chải lông cho thú cưng đều đặn 2 -3 lần/tuần

Chải lông mang đến rất nhiều lợi ích cho thú cưng nhưng không phải ai cũng biết cách làm sao để thực hiện kỹ thuật chăm sóc thú cưng khi chải lông. Sau đây là hướng dẫn chi tiết kỹ thuật chải lông cho bạn tham khảo:

- Đầu tiên bạn cần là lựa chọn đúng dụng cụ chải phù hợp với đặc điểm bộ lông của thú cưng. Nếu bạn chọn bàn chải quá cứng sẽ làm cho thú cưng của bạn đau, đồng thời sẽ gây tổn thương da. Nhưng nếu bạn chọn bàn chải quá mềm thì lại không đủ kích thích trên da và không đủ độ cứng để duỗi được bộ lông theo ý muốn. Vì vậy, khâu chọn lược đóng vai trò rất quan trọng.

- Sau khi đã chọn được lược chải lông phù hợp, tiếp theo bạn hãy dùng kéo cắt phần lông dưới bàn chân cho gọn gàng. Sau đó, chải xuôi theo chiều của lông bắt đầu từ phần đầu => cổ => phần thân => bụng dưới => đuôi. Bạn có thể dùng 1 chiếc lược của người chải sơ trước cho lông thẳng ra rồi mới sử dụng dụng cụ chuyên dụng chải nhẹ và loại bỏ bớt lông chết.

Tần suất chải lông cho thú cưng là tuần 2 - 3 lần. Thời gian đầu, thú cưng của bạn có thể sẽ chưa quen nên không nằm im 1 chỗ. Lúc này bạn cần kiên nhẫn và tuyệt đối không được ép buộc nếu thú cưng chưa sẵn sàng nhé.

1.2. Kỹ thuật chăm sóc răng miệng

Nhắc đến các kỹ thuật chăm sóc thú cưng tốt và chất lượng không thể không nhắc tới kỹ thuật chăm sóc răng miệng. Việc vệ sinh răng miệng cho thú cưng nên bắt đầu từ lúc chúng còn nhỏ với tần suất 2 - 3 lần/tuần (đối với thú cưng chưa có vấn đề về răng miệng như: lợi hoặc men răng đã hỏng. Trường hợp thú cưng của bạn có vấn đề về răng miệng thì tần suất cần nhiều hơn, khoảng 1 lần/ngày.

ky-thuat-cham-soc-thu-cung-1

Vệ sinh răng miệng cho thú cưng nên bắt đầu từ lúc thú cưng còn nhỏ

Việc lựa chọn kem đánh răng và bàn chải phù hợp cho thú cưng quyết định khá lớn đến hiệu quả của việc vệ sinh răng miệng. Hiện nay, có 2 dạng bàn chải dành cho thú cưng mà bạn có thể lựa chọn đó là loại có cán và loại bàn chải ngón tay. Với bàn chải ngón tay, sau khi cho kem đánh răng lên, bạn nhẹ nhàng banh 2 môi ra để lộ phần răng của bàn chải, rồi luồn ngón tay vào bắt đầu chải theo vòng tròn, cho đến khi hàm răng của thú cưng được sạch. 

Bạn cũng làm tương tự với bàn chải có cán. Tuy nhiên, bạn nên đưa bàn chải chuyển động theo hình tròn để tránh làm phần lợi của thú cưng bị tổn thương gây chảy máu. Ngoài ra, bạn cần thực hiện nhẹ nhàng, nếu thú cưng mắc bệnh răng miệng thì trong lúc chải bạn cần chuẩn vị thêm bông để thấm máu (nếu có). Dù bạn chọn loại bàn chải nào đi chăng nữa thì vẫn phải lưu ý đến độ an toàn cho bản thân.

Ngoài ra, bạn cũng cần đặc biệt chú ý trong việc lựa chọn kem đánh răng cho thú cưng. Tốt nhất là nên chọn loại kem chuyên dụng cho thú cưng, loại kem này có bán tại các cửa hàng thú y và có rất nhiều loại cho bạn tha hồ lựa chọn.

Lưu ý: Bạn tuyệt đối không được dùng kem đánh răng của người cho thú cưng của mình, vì bọt sinh ra sẽ làm cho thú cưng khó chịu và chúng sẽ không biết nhổ sạch kem sau khi dùng.

1.3. Kỹ thuật chăm sóc thú cưng khi cắt móng

Bạn nên cắt móng thường xuyên cho thú cưng để giúp chúng tránh được những tổn thương không đáng có. Việc cắt móng sẽ phụ thuộc vào tốc độ phát triển nhanh hoặc chậm móng của mỗi thú cưng. 

Để thực hiện đúng kỹ thuật cắt móng cho thú cưng thì bạn nên chọn dụng cụ cắt móng chuyên dụng và có chất lượng tốt. Không nên dùng loại cắt móng cho người, vì móng của thú cưng rất cứng và khó cắt hơn.

Khi chuẩn bị dụng cụ xong, bạn hãy nâng chân của thú cưng lên và tách nhẹ móng sẽ cắt riêng ra. Bạn chỉ cần cắt bỏ 1 phần nhỏ sao cho vết cắt không chạm đến phần tủy xương và các mạch máu. Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo phần móng còn lại không dài quá mu bàn chân. Mặt khác, bạn cũng cần chuẩn bị thêm bông và bột cầm máu phòng trường hợp cắt móng cho thú cưng bị chảy máu.

ky-thuat-cham-soc-thu-cung-2

 Bạn nên chọn dụng cụ cắt móng chuyên dụng và có chất lượng tốt

1.4. Kỹ thuật vệ sinh tai

Việc vệ sinh tai không cần thiết phải thực hiện thường xuyên, bởi tai thú cưng luôn cần một lượng ráy vừa đủ duy trì tình trạng bình thường của nó. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là bạn không cần học kỹ thuật vệ sinh tai. Bạn vẫn luôn cần phải vệ sinh vành tai khi có sự xuất hiện của bụi bẩn hoặc lớp da chết.

Kỹ thuật vệ sinh tai thí cưng rất đơn giản: Bạn chỉ cần nhẹ nhàng lau sạch vành tai bằng một mảnh vải sạch đã được thấm 1 chút dầu khoáng. Hoặc có thể dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý để vệ sinh tai thú cưng cũng được.

Lúu ý: Bạn cần đảm bảo rằng dung dịch vệ sinh và dụng cụ lau phải mềm, không nên dùng cồn hoặc các chất gây kích ứng khác để lau tai cho thú cưng.

Khởi nghiệp kinh doanh thành công bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học hướng dẫn bạn đường đi nước bước để tư duy tinh gọn trong kinh doanh. Và trang bị cho bạn những kiến thức và kỹ năng để chinh phục những thách thức trong quá trình kinh doanh của mình. Kinh doanh nhàn mà vẫn có hiệu quả cao.

Tư Duy Kinh Doanh Tinh Gọn
Nguyễn Phương Nam
500.000đ
800.000đ

Khởi nghiệp kinh doanh với 50 triệu
Nguyễn Hoàng Hải
299.000đ
600.000đ

Tự động hóa công việc kinh doanh - Thúc đẩy doanh số 200%
Johnny Thông
299.000đ
900.000đ

1.5. Luôn cho thú cưng vận động

Để thú cưng của bạn phát triển toàn diện cũng như để đảm bảo sức khỏe và tâm lý thú cưng luôn vui vẻ và ổn định thì bạn cần cho chúng vận động thường xuyên. Những thú cưng không được vận động thường xuyên, không nô đùa thường dễ bị các bệnh như: gan, béo phì, tiêu hóa không tốt. Vì vậy, việc vho thú cưng vận động thường xuyên đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Cách chăm sóc thú cưng đúng cách đó là: Cho chúng tắm nắng mỗi ngày vào buổi sáng khi mặt trời còn dịu, đưa chúng đi công viên khi đã tiêm phòng đầy đủ,...

Lưu ý: Việc cho thú cưng vận động cũng tùy vào điều kiện thời tiết và môi trường.

che-do-an-hop-ly

Luôn cho thú cưng vận động để chúng luôn khoẻ

1.6. Thực đơn và chế độ ăn hợp lý

Chế độ ăn uống hợp lý giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cho thú cưng của bạn. Vì vậy bạn cần đặc biệt lưu ý một số điều sau: 

- Những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ có chế độ ăn cũng như thức ăn khác nhau.

- Tùy vào từng loại thức ăn và khẩu phần ăn khác nhau cho từng loại vật nuôi.

- Đảm bảo dinh dưỡng trong từng bữa ăn. Thường xuyên thay đổi loại thức ăn để tránh gây nhàm chán cho vật nuôi.

- Cho thú ăn theo giờ giấc cụ thể. Thông thường sẽ là hai buổi trong ngày: sáng - chiều.

- Cung cấp đầy đủ nước sạch thường xuyên.

- Khi chăm sóc thú cưng nhỏ (sơ sinh), bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ thú y để sử dụng sữa và thức ăn phù hợp.

2. Những lưu ý khi chăm sóc thú cưng

Song song với việc thực hiện kỹ thuật chăm sóc thú cưng đúng cách thì bạn cũng cần phải đặc biệt chú ý tới một số vấn đề sau để quá trình chăm sóc thú cưng mang lại hiệu quả cao nhất:

luu-y-khi-cham-soc-thu-cung.jpg

Lưu ý khi chăm sóc thú cưng

2.1. Cần xác định giống thú cưng trước khi nuôi

Có rất nhiều các loại giống thú cưng khác nhau, mỗi loại giống sẽ có những cách chăm sóc riêng biệt. Vì vậy, bạn cần phải đặc biệt chú ý tới vấn đề này để có quá trình chăm sóc đúng cách giúp mang lại sức khoẻ cho thú cưng tốt nhất. Nếu bạn được tăng một "em" thú cưng và không biết giống này giống gì thì có thể đưa ra phòng khám thú y hoặc tiệm spa để được họ tư vấn giúp đỡ phân loại giống thú cưng. Đồng thời để họ chia sẻ cách chăm sóc phù hợp nhất với giống bạn đang nuôi.

2.2. Chuẩn bị không gian để nuôi thú cưng

kinh-doanh

Trước khi bắt đầu nuôi thú cưng bạn cần đặc biệt quan tâm tới không gian. Bởi không gian có ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý cũng như sức khoẻ của chúng. Một không gian sạch sẽ và rộng rãu sẽ giúp thú cưng thoải mái nô đùa, hoạt động mà không lo bị ảnh hưởng sức khoẻ.

Thú cưng là giống loài rất hay gặp các vấn đề về tâm lý. Vì vậy nếu không muốn chúng bỏ ăn, đi vệ sinh lung tung thì bạn cần chuẩn bị cho chúng một không gian sống thật tốt nhé.

2.3. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng sinh hoạt cho thú cưng của mình.

Chuẩn bị nuôi thú cưng cũng giống như bạn chuẩn bị có thêm một thành viên mới trong gia đình. Vì vậy, bạn tuyệt đối không thể bỏ qua khâu chuẩn bị đồ dùng sinh hoạt. Tuỳ xem thú cưng bạn nuôi là chó hay mèo mà bạn sẽ chuẩn bị đồ dùng tương ứng. Ngoài những đồ thiết yếu như bát ăn, nhà vệ sinh, cát (đối với mèo), đồ ăn,... thì bạn cũng nên chuẩn bị cho chúng một số loại đồ chơi nhé.

Đồ dùng cho thú cưng cần phải được mua ở những cửa hàng uy tín để được đảm bảo chất lượng.

do-dung-sinh-hoat-cho-thu-cung.jpg

Chuẩn bị cho thú cưng đầy đủ đồ dùng sinh hoạt

2.4. Chọn địa điểm mua giống thú cưng uy tín.

Hiện nay, nhu cầu nuôi thú cưng của người Việt Nam càng ngày cang tăng cao. Chính vì vậy mà trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán thú cưng, tuy nhiên không phải địa điểm nào cũng uy tín. Để lựa chọn được địa điểm mua giống thú cưng không hề đơn giản. Nếu bạn không chọn được địa điểm uy tín, chất lượng bạn rất dễ bị lừa và mua phải con yếu, nhiều vấn đề về bệnh tật.

Kinh nghiệm cho bạn:

- Lựa chọn địa điểm bán giống thú cưng cung cấp đầy đủ giấy tờ của cha và mẹ thú cưng định mua.

- Xem xem thú cưng đã tiêm phòng hay chưa, nếu rồi còn có sổ tiêm.

- Đưa chúng đi kiểm tra sức khoẻ trước khi mua.

2.5. Tiêm phòng vacxin và uống thuốc đầy đủ

Việc tiêm phòng vacxin và uống thuốc đầy đủ ngay từ khi còn bé đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người ta vẫn thường hay có câu "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Vì vậy ngay từ khi còn nhỏ, bạn hãy tìm hiểu xem vacxin của mình cần tiêm những mũi nào, sau đó đưa chúng đi tiêm để bảo vệ sức khoẻ tốt nhất.

Một số loại vacxin quan trọng của thú cưng có kể đến đó là: 4 trong 1, 5 trong 1, dại, fip (đối với mèo),  giun sán,...

tiem-phong-vac-xin-cho-thu-cung.jpg

Tiêm phòng vacxin cho thú cưng

2.6. Huấn luyện thú cưng những điều cơ bản

Thú cưng càng bé càng phải được huấn luyện bài bản. Như vậy khi lớn lên chúng mới khôn và sống theo nếp sống của bạn. Ví dụ: Bạn huấn luyện chúng đi vệ sinh đúng chỗ, ngủ đúng chỗ, ăn uống ngủ đúng giờ. Thú cưng là một loài động vật rất thông minh cho nên việc huấn luyện chúng không hề quá khó khăn như bạn vẫn nghĩ.

3. Kết luận

Trên đây là tổng hợp các kỹ thuật chăm sóc thú cưng từ “chân tơ đến kẽ tóc” cùng một số thông tin có liên quan mà Unica đã chia sẻ. Qua bài viết này, chắc chắn các bạn đã có thể tự chăm sóc thú cưng mà chẳng cần nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên viên spa! Tất cả những kỹ thuật mà chúng tôi gợi ý phía trên là những kỹ thuật cơ bản trong chăm sóc thú cưng mà bạn có thể áp dụng vào trong việc lập kế hoạch kinh doanh thú cưng đạt hiệu quả cũng như mang về doanh thu.

Chúc các bạn chăm sóc thú cưng thật tốt nhé.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)