Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Kỹ năng lắng nghe là gì? Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Nội dung được viết bởi Phạm Phượng

Kỹ năng lắng nghe không chỉ đơn giản là nghe, mà còn là sự thấu hiểu và phản hồi thông điệp của đối phương một cách chính xác. Tại sao kỹ năng lắng nghe lại là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong giao tiếp? Qua bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ Kỹ năng lắng nghe là gì? Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe. Cùng tìm hiểu ngay. 

Kỹ năng lắng nghe là gì?

Kỹ năng lắng nghe được hiểu là khả năng tập trung vào việc nghe người khác nói, hiểu rõ thông điệp, ý nghĩa mà họ đang truyền tải. Nó bao gồm việc chú ý đến đến cảm xúc và nội dung, suy nghĩ, động cơ của đối phương. Ngoài ra, kỹ năng lắng nghe còn là cách bạn phản hồi người nói thông qua các câu hỏi, tóm tắt được thông điệp của họ.

Việc có kỹ năng lắng nghe tốt giúp người khác cảm thấy được tôn trọng và lời nói của mình có giá trị. Dù ở trong bối cảnh hay bất kỳ tình huống nào, kỹ năng lắng nghe tốt chính là nền tảng để có một cuộc nói chuyện thành công.

Kỹ năng lắng nghe là gì?

Kỹ năng lắng nghe là gì?

Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe

Trong cuộc sống 

Trong cuộc sống, bạn không thể không tiếp nhận âm thanh từ nhiều nguồn khác nhau, bởi đây là phương tiện cơ bản để bạn tiếp nhận, lĩnh hội thông tin. Theo đó, việc lắng nghe sẽ giúp bạn xây dựng các mối quan hệ dựa trên nền tảng tiếp nhận thông tin. Thực chất, đây là kết quả của việc trao đổi về mặt tình cảm, theo đó, khi bạn lắng nghe những phiền muộn, tâm tư, tình cảm của người khác, bạn sẽ biết cách an ủi, động viên họ, từ đó tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp hơn. 

Chính lợi ích lắng nghe này mà việc cải thiện kỹ năng lắng nghe trong cuộc sống rất quan trọng. Thực tế, nhiều người do biết cách lắng nghe nên khó có được sự tin tưởng, gắn bó trong các mối quan hệ. 

giao-tiep

Trong công việc 

Nếu trong cuộc sống, lắng nghe giúp bạn có được nhiều mối quan hệ tốt đẹp thì trong công việc việc lắng nghe còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn. Và dù là bất cứ ngành nghề nào thì bạn vẫn luôn luôn cần sự lắng nghe. Lắng nghe không chỉ giúp bạn tiếp nhận kiến thức, kinh nghiệm từ những người có chuyên môn, mà lắng nghe còn giúp bạn thấu hiểu người đối diện nhiều hơn. 

Lắng nghe có lợi ích gì?

Lắng nghe có lợi ích gì?

Đặc biệt là đối với khách hàng, đối tác, lắng nghe có tác dụng là bạn sẽ biết được sở thích, tâm tư tình cảm, tính cách… Từ đó, có thể đánh vào tâm lý thiết yếu của họ để tăng khả năng chốt sale thành công đến 100%. 

Ngoài ra, Kỹ năng lắng nghe đóng vai trò quan trọng trong việc trở thành một người lãnh đạo tốt, giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì người khác cần và muốn, từ đó hướng dẫn và hỗ trợ họ một cách tốt nhất.

Tham gia khoá học giao tiếp trên Unica để nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn. Khoá học chỉ ra những tuyệt chiêu để bạn có thể ứng xử thông minh, hiệu quả trong mọi tình huống. Đồng thời, hướng dẫn bạn cách điều chỉnh giọng nói, ngữ âm để giao tiếp truyền cảm hứng và ấn tượng nhất.

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử hiệu quả
Phan Quốc Việt
399.000đ
700.000đ

Nghệ thuật giao tiếp hài hước và kể chuyện cười
Phan Phúc Thắng và Huỳnh Thị Thu Tâm
299.000đ
900.000đ

30 ngày thay đổi giọng nói giúp giao tiếp hiệu quả hơn
MC Thi Thảo
499.000đ
1.200.000đ

7 Nguyên tắc rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe tập trung

Trong quá trình giao tiếp, sự sao nhãng hay thiếu tập trung của bạn sẽ gây cho đối phương cảm giác khó chịu vì không được tôn trọng. Ngược lại, nếu bạn chỉ nghe nhưng không hiểu người đối diện đang nói gì nghĩa là bạn chưa thật sự tập trung. Vì vậy, mỗi khi người khác nói bạn hãy thực sự tập trung bằng cách biểu lộ cảm xúc, thái độ và giữ sự thoải mái hoặc có thể kết hợp giao tiếp bằng ánh mắt để đối phương tự tin thể hiện quan điểm của mình.

Không ngắt lời

Ngắt lời người nói trong giao tiếp là điều nhiều người hay mắc phải, bạn, việc bạn thường xuyên ngắt lời người khác trong giao tiếp cũng đồng nghĩa với việc bạn không là người lắng nghe giỏi. Khi bạn ngắt lời người đang nói họ sẽ cảm thấy rất khó chịu và sẽ không muốn chia sẻ tiếp câu chuyện với bạn.

Theo đó, bạn nên chủ động để người đối diện nói hết câu chuyện với sự tập trung lắng nghe nhiệt tình và có thiện chí. Sau khi người đối diện trao đổi về vấn đề của họ xong, bạn hãy trình bày vấn đề của bạn. Như vậy, họ sẽ cảm thấy bản thân được tôn trọng, từ đó có thiện cảm với bạn hơn đây chính là bí quyết giao tiếp để thành công.

Không được ngắt lời khi người khác đang nói để thể hiện sự tôn trọng với người khác

Không được ngắt lời khi người khác đang nói để thể hiện sự tôn trọng với người khác

Thấu hiểu khi lắng nghe

Khi bạn giao tiếp với người khác, bạn không chỉ cần tập trung mà còn cần phải sử dụng tư duy của mình để tìm hiểu những ẩn ý mà đối phương truyền đạt trong lời nói. Sự thật là không phải ai cũng có thể nói trực tiếp hoặc thẳng thắn chia sẻ những điều trong lòng với bạn. 

Như vậy, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào bạn cũng trở thành người thấu hiểu và đồng cảm. Điều này khiến bất cứ ai khi giao tiếp với bạn cũng cảm thấy được thấu hiểu đồng cảm và bạn sẽ tránh việc nói những lời gây tổn thương với người khác.

Không phán xét

Đối với kỹ năng nói trong giao tiếp, kỹ năng lắng nghe hay bắt cứ kỹ năng nào đi nữa thì bạn tuyệt đối không được tạo sự áp đặt cho đối phương. Thay vào đó, hãy lắng nghe một cách chân thành, đừng áp đặt ý kiến cá nhân hay lời chê trách lên bất cứ ý kiến nào của người đối diện, bởi điều này sẽ khiến cho cuộc trò chuyện của bạn trở nên căng thẳng, thậm chí là xung đột. 

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không được thể hiện ý kiến cá nhân của bản thân mình, mà bạn phải có cách nhận xét phù hợp. Áp đặt và nhận xét là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Việc nhận xét cần dựa trên những nền tảng kiến thức chính xác, khoa học chứ không phải là cái tôi hay sự “chém gió” của bản thân.

Không thể hiện thái độ hoặc nói những lời phán xét người khác

Không thể hiện thái độ hoặc nói những lời phán xét người khác

Biết cách đặt câu hỏi

Bạn có thể hiện mình chú tâm vào cuộc trò chuyện thông qua việc đặt những câu hỏi thông minh và đúng lúc. Chẳng hạn như những lúc thể hiện sự ngạc nhiên, đồng tình qua câu nói “Thật vậy sao”, “Có chuyện như thế sao?”... 

Biết cách đặt câu hỏi là một trong giao tiếp là một kỹ năng quan trọng, tăng tính hiệu quả trong cuộc trò chuyện. Nó không chỉ thể hiện bạn đang quan tâm đến câu chuyện mà còn khiến đối phương dễ dàng mở lòng và chia sẻ nhiều hơn.

>>> Xem ngay: Khóa học giao tiếp - Nghệ thuật chinh phục bất cứ ai mà bạn muốn

Sử dụng ngôn nhữ hình thế

Ngoài việc thể hiện mình đang chú ý lắng nghe câu chuyện của đối phương bạn nên sử dụng ngôn ngữ cơ thể mình như ngồi hướng về người đang giao tiếp, mỉm cười, sự ngạc nhiên hay cái gật đầu nhẹ. Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp giúp cho người nói cảm thấy hào hứng hơn vì được người nghe chú ý, ngoài ra cũng thể hiện bạn là người lịch sự, tôn trọng họ.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể thể hiện mình đang lắng nghe

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể thể hiện mình đang lắng nghe 

Đưa ra ý kiến cá nhân

Giao tiếp là một quá trình trò chuyện, tương tác hai chiều. Bạn không chỉ tiếp thu những gì đối phương truyền đạt mà còn cần phải đưa các quan điểm cá nhân của mình. Do đó, bạn đừng im lặng trong suốt quá trình trò chuyện.

Bạn có thể diễn đạt, thể hiện quan điểm của mình một cách rõ ràng qua câu chuyện của đối phương. Đây cũng chính là một lời khẳng định cho thấy bạn đang lắng nghe câu chuyện của họ và muốn tương tác nhiều hơn trong quá trình trò chuyện.

8 Lỗi thường gặp khi lắng nghe trong giao tiếp

Trong khi giao tiếp và lắng nghe đối phương, bạn nên chú ý để tránh gặp phải những lỗi sau khiến đối phương cảm thấy khó chịu, không còn thoải mái chia sẻ và trò chuyện nữa.

Tập trung nói về ý kiến của bản thân 

Nhiều người cho rằng kỹ năng lắng nghe thường được ít quan tâm do nó không quan trọng. Chính vì vậy mà nhiều người chỉ muốn tập trung nói về quan điểm của mình, thể hiển sự nổi bật của mình trong đám đông. Điều này khiến họ vô tình trở thành những người vô tâm, bảo thủ chỉ muốn tôn lên quan điểm và chính kiến của mình.

Để tránh những điều này, bạn có thể:

  • Tập trung và ghi nhớ những điều người khác, tránh ngắt lời hoặc đưa ra ý kiến khi người khác đang nói.

  • Sau khi nghe người khác nói xong, bạn hãy dành thời gian để sắp xếp suy nghĩ trước rồi mới phản hồi.

Không tập trung 

Trong khi giao tiếp, không phải chủ đề nào cũng khiến bạn hứng thú hoặc bạn dễ dàng bị xao nhãng bởi những thứ xung quanh. Do đó, bạn dễ bị bỏ qua những ý kiến, chi tiết của người nói khiến câu chuyện thiếu liền mạch. Hơn nữa, việc này còn làm cho người nói cảm thấy không được tôn trọng, bị tổn thương và thấy thiếu tự ti.

Cách khắc phục, tăng khả năng tập trung khi giao tiếp:

  • Tạo môi trường yên tĩnh và thoải mái trong quá trình giao tiếp, chú ý vào người nói và tránh làm việc riêng (tắt chuông điện thoại, xem tivi, đọc sách,...)

  • Duy trì giao tiếp bằng mắt với đối phương.

Cần phải tập trung lắng nghe người khác

Cần phải tập trung lắng nghe người khác

Không đặt mình vào đối phương 

Khi giao tiếp, nếu bạn không đặt mình vào vị trí của đối phương, bạn sẽ dễ dàng bỏ qua những thông tin quan trọng, tạo ra những sự hiểu lầm không đáng có. Việc không đặt mình vào vị trí của đối phương sẽ khiến mình không hiểu vấn đề cặn kẽ từ góc nhìn của họ, thiếu khách quan và tạo ra sự bất đồng quan điểm.

Để đặt mình vào đối phương bạn thử một số cách làm sau:

  • Cởi mở lắng nghe, tiếp thu ý kiến khách quan hơn.

  • Cố gắng thấu hiểu cảm xúc của người nghe ngay cả khi bạn không đồng ý với quan điểm đó.

  • Đặt câu hỏi với những chỗ bạn cảm thấy khó hiểu.

Tỏ thái độ không hứng thú 

Trong cuộc trò chuyện nếu đối phương thấy những tương tác tiêu cực từ người nghe, họ sẽ trở nên thiếu tự tin, ngại ngùng không muốn chia sẻ tiếp. Họ sẽ cảm thấy bản thân không được tôn trọng, từ đó không muốn giao tiếp với những người không tập trung lắng nghe mình.

Cách khắc phục lỗi này như sau:

  • Thể hiện sự quan tâm, hứng thú thông qua giao tiếp bằng mắt, cử chỉ cơ thể rằng bạn đang lắng nghe.

  • Tránh tỏ ra buồn tẻ, làm việc riêng, mệt mỏi và không tập trung.

Tỏ thái độ không hứng thú khi nói chuyện

Tỏ thái độ không hứng thú khi nói chuyện 

Những thành kiến tiêu cực 

Những thành kiến tiêu cực về cách ăn mặc, giọng điệu, phong cách, sử dụng từ ngữ, giới tính, chủng tộc,... sẽ cản trở việc lắng nghe hiệu quả hơn. Nếu có những dị nghị về đối phương, người nghe sẽ dễ dàng tỏ thái độ thiếu tôn trọng, không muốn tập trung… Nó chính là rào cản lớn nhất để phát triển kỹ năng lắng nghe.

Cách khắc phục lỗi này như sau:

  • Nhận thức được những thành kiến với bản thân và gạt chúng sang một bên.

  • Tiếp cận thông tin với tư duy cởi mở, học hỏi những điều mới.

  • Đánh giá những thông tin dựa trên bằng chứng, lý luận thay vì quan điểm cá nhân. 

Kiểu nghe phòng thủ

Đây là kiểu nghe khi bạn chỉ chú ý đến những điểm xấu, gạt bỏ những thứ tích cực và chỉ chờ đối phương nói sai để phản bác lại. Kỹ năng này sẽ nhanh chóng làm xấu đi mối quan hệ giữa hai bên và khó có thể phát triển thêm.

Cách khắc phục lỗi này như sau:

  • Lắng nghe một cách cởi mở, tiếp thu ý kiến kể cả khi bạn không đồng ý với ý kiến đó.

  • Tìm đến điểm chung, tìm kiếm hướng giải quyết vấn đề.

  • Tôn trọng ý kiến của người khác.

Lắng nghe một cách cởi mở kể cả những vấn đề, quan điểm không tán thành

Lắng nghe một cách cởi mở kể cả những vấn đề, quan điểm không tán thành

Lựa chọn vấn đề khi giao tiếp phức tạp

Trường hợp giao tiếp phức tạp, người nói phải tóm tắt được điểm quan trọng và trình bày các ý nhỏ lẻ để đi sâu vào chi tiết. Hơn nữa, người nói cũng cần lựa chọn chủ đề giao tiếp phù hợp với đối tượng người nghe. Trách giao tiếp quá phức tạp, chủ đề khó hiểu gây mâu thuẫn, bất đồng quan điểm.

Cách khắc phục lỗi này như sau:

  • Lựa chọn thời điểm, địa điểm thích hợp với chủ đề giao tiếp.

  • Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, đơn giản.

  • Chia nhỏ ý của vấn đề lớn để người nghe cảm thấy dễ hiểu hơn.

Không có sự chuẩn bị 

Mọi người thường chuẩn bị để nói nhiều hơn là chuẩn bị phần lắng nghe. Thực tế, mọi việc chỉ suôn sẻ khi đều có sự chuẩn bị, tập luyện kỹ càng. Không phải ai cũng đã có kỹ năng lắng nghe vì vậy mà chúng ta cần phải rèn luyện mỗi ngày.

Giải pháp chuẩn bị khả năng lắng nghe như sau:

  • Dành thời gian tìm hiểu về đối phương, chủ đề trước khi giao tiếp.

  • Chuẩn bị một số câu hỏi mở để duy trì cuộc trò chuyện. 

  • Lắng nghe cẩn thận và điều chỉnh nội dung giao tiếp theo thái độ, phản ứng của người nói.

Tổng kết 

Như vậy, Unica đã chi sẻ tới bạn kỹ năng lắng nghe là gì? Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe. Hi vọng những nội dung này hữu ích với bạn để áp dụng vào vào trong thực tiễn công việc và cuộc sống. Người biết lắng nghe sẽ có nhiều bạn bè, mối quan hệ điều đó cũng nâng cao giá trị của bản thân bạn của bạn trong cuộc giao tiếp.

Trở thành hội viên

Bạn muốn giao tiếp tự tin và cuốn hút hơn? Khóa học này sẽ giúp bạn phá bỏ rào cản, nâng cao kỹ năng thuyết trình, lắng nghe hiệu quả và xử lý tình huống linh hoạt.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Nghệ thuật giao tiếp với bất kỳ ai
599.000đ 699.000đ
0/5 - (0 bình chọn)