Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Các chế độ chụp ảnh thường thấy trên máy ảnh và điện thoại không phải ai cũng biết

Trên cùng một không gian, cùng một cảnh vật, bạn chỉ cần thay đổi chế độ chụp ảnh một chút thôi thì hình ảnh chụp được đã có sự khác biệt không ít. Nếu bạn là người thường xuyên đi du lịch và thích ghi lại những khoảnh khắc đẹp thì bạn nên tìm hiểu các chế độ chụp trên máy ảnh và điện thoại để có thể chụp được những bức hình đẹp nhất nhé.

1. Chế độ chụp ảnh của máy ảnh kỹ thuật số là gì?

Chế độ chụp ảnh của máy ảnh kỹ thuật số được hiểu là các chương trình được cài đặt trên máy ảnh. Tùy theo từng chế độ cụ thể mà người dùng có thể tùy chỉnh các thông số trong tam giác phơi sáng gồm: ISO, khẩu độ và tốc độ màn trập. Hoặc người dùng có thể ưu tiên khẩu độ, ưu tiên tốc độ màn trập, chế độ còn lại sẽ được điều chỉnh tự động.

che-do-chup-anh-ky-thuat-so.jpg

Chế độ chụp ảnh kỹ thuật số là chương trình được cài trên máy ảnh

2. 6 chế độ chụp ảnh trong máy ảnh

Trên các máy ảnh kỹ thuật số hiện đại có khá nhiều chế độ chụp ảnh khác nhau. Dưới đây là các chế độ trên máy ảnh phổ biến được chia sẻ trong học chụp ảnh online mà bạn cần ghi nhớ để quá trình tùy chỉnh máy ảnh được chủ động nhất. 

2.1. Chế độ Program

Chế độ Program được ký hiệu là chữ P. Khi bạn chụp ảnh ở chế độ này, ống kính máy ảnh sẽ căn cứ vào lượng ánh sáng để tự động điều chỉnh tốc độ màn trập và khẩu độ. Cụ thể như sau:

- Khi bạn chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng cao, máy ảnh sẽ điều chỉnh tăng khẩu độ và giữ tốc độ màn trập ở mức cao.

- Khi bạn chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng thấp, máy ảnh sẽ điều chỉnh giảm khẩu độ và duy trì tốc độ màn trập ở mức vừa phải.

- Khi bạn chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng, máy ảnh sẽ điều chỉnh khẩu độ ở mức tối đa để cân bằng lượng ánh sáng đi vào ống kính. 

Ưu điểm của chế độ Program là giúp cân bằng lượng ánh sáng cần thiết khi bạn cần tốc độ chụp ảnh nhanh. 

2.2. Chế độ ưu tiên tốc độ màn trập

Chế độ ưu tiên tốc độ màn trập được ký hiệu là Tv hoặc S. Khi bạn sử dụng chế độ này, bạn có thể tùy chỉnh thông số tốc độ màn trập. Máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh khẩu độ theo lượng ánh sáng đi qua ống kính. Cụ thể hơn là:

- Khi bạn chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng cao, máy ảnh sẽ tự động tăng khẩu độ để hạn chế ánh sáng đi vào ống kính.

- Khi bạn chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng thấp, máy ảnh sẽ tự động giảm khẩu độ để tăng lượng ánh sáng đi vào ống kính.

Ưu điểm của chế độ chụp ảnh ưu tiên tốc độ màn trập là giúp bạn ghi hình được đối tượng đang chuyển động nhanh. Hoặc tạo hiệu ứng "chuyển động mờ" cho đối tượng. Nhược điểm của chế độ này là dễ làm cho bức ảnh bị thiếu sáng hoặc thừa sáng.

che-do-uu-tien-man-trap.jpg

Chế độ ưu tiên tốc độ màn trập giúp ghi hình được chuyển động nhanh

2.3. Chế độ ưu tiên khẩu độ

Chế độ chụp ảnh ưu tiên khẩu độ ký hiệu là Av hoặc A. Khi bạn chụp ở chế độ này, bạn có thể tùy chỉnh cài đặt khẩu độ. Máy ảnh sẽ căn cứ theo lượng ánh sáng đi qua ống kính để tự động điều chỉnh tốc độ màn trập. Cụ thể như sau:

- Khi bạn chụp ở điều kiện ánh sáng cao, máy ảnh sẽ tự động tăng tốc độ màn trập để giảm lượng ánh sáng đi qua ống kính.

- Khi bạn chụp ở điều kiện ánh sáng thấp, máy ảnh sẽ tự động giảm tốc độ màn trập để tăng lượng ánh sáng đi qua ống kính.

Ưu điểm của chế độ này là bạn có thể kiểm soát được độ sâu trường ảnh và ánh sáng thường ở mức cân bằng. Chế độ ưu tiên khẩu độ phù hợp dùng để ghi lại những hình ảnh sinh hoạt đời thường, ảnh chân dung, ảnh phong cảnh.

2.4. Chế độ thủ công

Chế độ chụp thủ công ký hiệu là M. Chế độ này cho phép bạn cài đặt cả 3 thông số gồm: ISO, tốc độ màn trập, khẩu độ. Chế độ này thường được sử dụng để chụp ảnh trong những điều kiện ánh sáng khắc nghiệt. Hoặc khi bạn muốn chụp toàn cảnh hay khi bạn sử dụng thêm đèn flash. Hoặc chế độ này cũng được sử dụng khi bạn muốn tạo hiệu ứng đặc biệt cho ảnh.

Ưu điểm của chế độ chụp thủ công là bạn có thể tùy chỉnh các thông số ánh sáng theo nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, đây là chế độ khó sử dụng nhất trong các chế độ chụp ảnh.

che-do-chup-anh-thu-cong.jpg

Chế độ chụp thủ công giúp tùy chỉnh các thông số của ảnh theo nhu cầu

2.5. Chế độ phim

Chế độ phim chính là chế độ quay phim trên máy ảnh kỹ thuật số. Trước kia ở những máy ảnh cũ thường không có chế độ này hoặc nếu có thì chất lượng quay cũng kém. Ngày nay ở những máy ảnh kỹ thuật số hiện đại, cụ thể là máy ảnh thương hiệu Canon đều đã có chế độ quay phim. Một số máy ảnh cao cấp còn hỗ trợ quay phim chất lượng 4K giúp bạn lưua giữ được những khoảnh khắc đẹp một cách ấn tượng và rõ nét nhất.

2.6. Chế độ bán tự động

Chế độ chụp ảnh bán tự động được có tên là Program AE. Khi bạn sử dụng chế độ chụp ảnh này, máy ảnh sẽ tự động cài đặt khẩu độ, tốc độ màn trập. Tuy vậy, bạn có thể kiểm soát các chỉ số khác ví dụ như cân bằng trắng, nhiệt độ màu,...

Chế độ bán tự động là chế độ giúp bạn chụp hình nhanh, bạn dễ dàng chụp được những khoảnh khắc bất ngờ mà vẫn đảm bảo được chất lượng hình ảnh ở mức độ cao.

che-do-chup-ban-tu-dong.jpg

Chế độ bán tự động giúp bạn chụp được những khoảnh khắc bất ngờ

3. Tổng hợp các chế độ chụp ảnh trên điện thoại

Trong một vài năm vừa qua các hãng smartphone đã không ngừng chạy đua công nghệ nhằm thu hẹp khoảng khác giữa camera smartphone và máy ảnh kỹ thuật số. Nếu bạn biết sử dụng chế độ chụp trên điện thoại, chất lượng ảnh bạn chụp sẽ không hề thua kém chất lượng ảnh từ máy ảnh đâu nhé. Sau đây là tổng hợp một số nguyên tắc khi tự học chụp ảnh trên điện thoại bạn cần ghi nhớ.

3.1. Chế độ chụp đêm (Night Mode)

Night Mode là chế độ chụp đêm, cho phép người dùng chụp ảnh vào ban đêm mà vẫn đảm bảo được chất lượng hình ảnh tốt nhất. Khi sử dụng chế độ chụp đêm bạn cần lưu ý một vài những vấn đề sau:

- Bạn chỉ nên chụp những hình ảnh tĩnh để đảm bảo chất lượng hình ảnh ở mức tốt nhất.

- Chế độ chụp đêm cần thời gian để xử lý trong điều kiện thiếu sáng. Thời gian cần thiết để camera làm việc có thể từ 1-10 giây. Do vậy, khi chụp bạn cần giữ ổn định camera cho đến khi smartphone đã lấy được hình ảnh sắc nét nhất. Nếu tay hay bị rung bạn nên sắm cho mình một chân giữ điện thoại.

3.2. Chế độ chụp chân dung (Portrait Mode)

Khi mở camera điện thoại lên, bạn sẽ được gợi ý lựa chọn chế độ ảnh chân dung. Khi bạn chọn chế độ này, các camera trong smartphone sẽ làm nhiệm vụ nhận biết độ nét tập trung (chủ thể) ở đâu và làm mờ (hậu cảnh). Tiếp theo, thuật toán AI sẽ tự tính toán để làm nổi bật chủ thể, chân dung chủ thể. 

Chế độ chụp ảnh chân dung được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu selfie của người dùng và giúp chụp ảnh đẹp nét như trên máy tính. Với chế độ này, bạn tha hồ ghi lại những khoảnh khắc đẹp của tuổi thanh xuân.

che-do-chup-chan-dung-lay-net-chu-the.jpg

Chế độ chụp chân dung lấy nét chủ thể làm mờ hậu cảnh

3.3. Chế độ chụp đơn sắc (Monochrome Mode)

Chế độ chụp đơn sắc chính là chế độ chụp ảnh trắng đen. Chế độ này rất thích hợp với những người yêu thích phong cách vintage, những người muốn ghi lại dấu ấn thời gian theo phong cách hoài niệm. 

Chế độ chụp ảnh đơn sắc thường được sử dụng nhiều trong nghệ thuật nhiếp ảnh đường phố, chân dung, kiến trúc. Khi chọn chế độ chụp ảnh đơn sắc, bạn nên chú ý đến việc sắp xếp bố cục, chọn hướng ánh sáng để cho bức ảnh thêm nổi bật nhé.

3.4. Chế độ chụp Macro

Chụp Macro là chế độ chụp ảnh cho phép bạn ghi lại những góc ảnh cực kỳ mới lạ từ những đối tượng quen thuộc như: giọt sương, hoa, lá, những tia sáng, ong, bướm,... Chế độ Macro cho phép bạn khám phá thế giới tí hon mà mọi người ít thấy bằng mắt thường nhờ chế độ phóng to hình ảnh.

Chế độ chụp này yêu cầu camera của điện thoại phải có độ phân giải tốt và thường được được phân bổ ở các dòng điện thoại cao cấp, cận cao cấp. 

3.5. Chụp phơi sáng

Chụp phơi sáng là chế độ chụp ảnh giúp cho những bức ảnh thiếu sáng trở nên sáng và chất lượng hơn. Hình ảnh chụp ở chế độ phơi sáng trở nên mịn hơn và hạn chế bị nhiễu hạt. Chế độ chụp phơi sáng sẽ không cần dùng đèn flash để tăng cường ánh sáng.

Bạn có thể sử dụng chế độ chụp ảnh phơi sáng để ghi lại những chuyển động trong bóng tối như pháo hoa, xe ô tô, sao băng,... Hoặc bạn có thể chụp bầu trời hoàng hôn hay khi bình minh vừa ló dạng. Bạn cũng có thể sử dụng chế độ chụp phơi sáng vào ban ngày để chụp mặt hồ, thác nước,... 

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách lấy ánh sáng khi chụp ảnh cho người mới bắt đầu

chup-phoi-sang-giup-anh-sang-duoc-can-doi.jpg

Chụp phơi sáng giúp ảnh thiếu sáng trở nên đẹp hơn

3.6. Chế độ chụp ảnh HDR

Đặc điểm nổi bật của chế độ chụp HDR là giúp bạn chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng, thừa sáng mà vẫn ghi lại được nhiều chi tiết ảnh nhất. Cụ thể hơn, bạn có thể chụp ảnh trong điều kiện ngược sáng, có nhiều ánh sáng phức tạp,... mà trông vẫn đẹp và nét. Nhờ có chế độ chụp HDR mà bạn sẽ giảm bớt được việc chỉnh sửa ảnh sau khi chụp, vô cùng tuyệt vời phải không nào. 

3.7. Chế độ chụp chuyên nghiệp

Đây là một trong các chế độ chụp ảnh yêu thích của những người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh bằng smartphone. Ở chế độ chụp này, bạn có thể kiểm soát hầu hết các thông số liên quan đến hình ảnh như: ISO, thời gian phơi sáng, tốc độ màn trập, cân bằng trắng, chế độ lấy nét,... Từ đây, bạn có thể sáng tạo nên những bức ảnh sáng hơn hoặc tối hơn so với điều kiện môi trường gốc. 

Việc tùy chỉnh từng thông số theo ý thích sẽ giúp bạn sở hữu những bức ảnh ưng ý nhất. Tuy nhiên, chế độ này chỉ phù hợp với những người có khả năng cảm nhận nghệ thuật cao và am hiểu các thông số chỉnh ảnh. Nếu bạn chưa có tí kỹ năng gì, hãy để tự động để bức ảnh trông hài hoà và cân đối nhất nhé.

4. Kết luận 

Hy vọng với những chia sẻ về các chế độ chụp ảnh trên cả máy ảnh và điện thoại trên sẽ giúp bạn chụp ảnh nhanh - rõ - đẹp hơn. Nếu bạn muốn sử dụng thành thạo các chế độ chụp khó hơn bạn hãy kiên nhẫn luyện tập. Việc thường xuyên chụp ảnh ở nhiều điều kiện sáng khác nhau sẽ giúp bạn quen dần với việc phán đoán điều kiện ánh sáng và chế độ chụp. Chúc bạn thành công.

[Tổng số: 4 Trung bình: 2]
Trở thành hội viên