Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Hệ số lương là gì? Quy định về hệ thống thang lương hiện hành?

Nội dung được viết bởi Nguyễn Hoàng

Hệ số lương là gì? Quy định về hệ thống thang lương hiện hành ra sao? Luôn là câu hỏi mà những ai đã, đang và sẽ đi làm cũng đều quan tâm. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Unica sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên để mọi người cùng tham khảo và biết cách tính tiền lương cho mình thật chuẩn nhé. 

Hệ số lương là gì?

Hệ số lương được hiểu là hệ số thể hiện sự chênh lệch tiền lương giữa các mức lương theo ngạch, bậc lương và mức lương tối thiểu. Hệ số lương là một trong các yếu tố cơ bản của thang, bảng lương, là cơ sở để trả lương, tính tiền làm thêm giờ, tính chế độ bảo hiểm xã hội, nghỉ phép hay nghỉ việc… cho người lao động đối với khu vực nhà nước. Còn đối với các doanh nghiệp tư nhân, người sử dụng lao động sẽ xây dựng và điều chỉnh hệ số lương theo yêu cầu của từng đơn vị, làm sao để vừa đảm bảo được lợi ích của người lao động vừa đảm bảo được quy định của pháp luật đã đề ra.

hành chính nhân sự

Hệ số lương là hệ số thể hiện sự chênh lệch tiền lương giữa các mức lương theo ngạch, bậc lương và mức lương tối thiểu

Quy định về hệ thống thang lương hiện hành?

Từ ngày 01/07/2017 thì cách tính hệ số lương cán bộ công chức, giáo viên, công nhân mới nhất sẽ được áp dụng theo thông tư 02/2017/TT-BNT. Và cũng kể từ ngày 01/07/2017 khi Nghị định 57/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì mức lương cơ bản sẽ được tính là 1.300.000đ/tháng
Theo đó, cách tính lương công chức nhà nước, viên chức năm 2017 cụ thể như sau:
- Bậc Đại học có hệ số lương là : 2,34. Cách tính lương công chức bậc đại học = 1.300.000 x 2,34 = 3.042.000đ/tháng
- Bậc Cao đẳng có hệ số lương là: 2,1. Cách tính lương công chức bậc cao đẳng = 1.300.000đ x 2,1 = 2.730.000đ/tháng
- Bậc Trung cấp có hệ số lương là: 1,86. Cách tính lương công chức bậc trung cấp = 1.300.000đ x 1,86 = 2.418.000đ/tháng

Trên đây là cách tính lương cơ bản áp dụng đối với mỗi ngành nghề. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi đơn vị khác nhau, ngoài lương cơ bản bạn sẽ có thêm những khoản phụ cấp khác nữa nhé. Ví dụ như các ngành thuế, tài chính, kho bạc, hải quan, … hệ số phụ cấp có thể lên tới 1,8. Vậy tiền lương hàng tháng bạn nhận được đối với bậc đại học: = 1.300.000 x 2,34 x 1,8 = 5.475.600đ/tháng. Các bậc còn lại sẽ tính theo hệ số tương ứng.

Biến bản thân thành chuyên gia trong lĩnh vực kế toán bằng cách đăng ký khoá học online. Khoá học giúp bạn nắm lòng nguyên lý kế toán từ A - Z ngay cả khi chưa biết gì. Và hướng dẫn thực hành làm kế toán và lập báo cáo tài chính.

Nguyên lý kế toán cho người mới bắt đầu
Nguyễn Hoàng
599.000đ
5.000.000đ

Học thực tế kế toán nhà hàng từ A - Z
Lê Thị Ninh Vân
349.000đ
600.000đ

Thành thạo kế toán thực tế và lập BCTC trên phần mềm MISA
Nguyễn Hoàng
399.000đ
900.000đ

Những nguyên tắc khi xây dựng thang, bảng lương?

Thang lương, bảng lương được xây dựng cho lao động chuyên môn kỹ thuật, lao động quản lý, kinh doanh theo công việc, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất và ngành nghề được đào tạo.

Khi xây dựng thang bảng lương thì mức lương bậc 1 phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Đối với những nghề độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại nguy hiểm thì mức lương phải cao hơn mức lương của nghề hoặc công việc có điều kiện lao động bình thường.

hành chính nhân sự

Việc xây dựng thang lương, bảng lương phải dựa trên những nguyên tắc nhất định

Tùy vào mức độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc đòi hỏi mà số bậc, thang lương, bảng lương sẽ khác nhau.

Theo Nghị định 03/2006/NĐ-CP ngày 06/01/2006 của Chính phủ gần đây cũng quy định cụ thể cho doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) là : mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu theo quy định cho doanh nghiệp FDI.

ke-toan-tong-hop

Như vậy, với những thông tin mà Unica vừa chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn đã được hiểu rõ hơn về hệ số lương là gì? Cũng như cách tính bậc lương, tiền lương hiệu quả để vừa bảo đảm công bằng với bên ngoài, bên trong; vừa phù hợp với khả năng tài chính và quan điểm, chiến lược phát triển của doanh nghiệp. 

>> Cách xây dựng quy chế tiền lương hiệu quả nhất hiện nay

>> Cách xây dựng thang bảng lương chính xác nhất hiện nay

>> Các hình thức trả lương cho doanh nghiệp hiện nay bạn cần biết

0/5 - (0 bình chọn)