Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Hé lộ ít ai biết về phân tích báo cáo tài chính

Nội dung được viết bởi Nguyễn Hoàng

Đối với những người làm trong lĩnh vực tài chính - kế toán thì phân tích báo cáo tài chính là một nhiệm vụ không thể thiếu. Nó cung cấp các thông tin tài chính rõ ràng nhất về tình hình tài chính, tình hình vốn, công nợ… cho nhà quản trị doanh nghiệp để kịp thời đưa ra những quyết định điều hành. Hãy cùng UNICA tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Cách phân tích báo cáo tài chính

Với cách phân tích báo cáo tài chính, bạn có thể đọc và tìm hiểu kỹ hơn từ các tài liệu phân tích báo cáo tài chính như: giáo trình phân tích báo cáo tài chính, các bản phân tích báo cáo tài chính mẫu, đề tài phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp… Khi tiến hành phân tích báo cáo bạn cần chú ý đến những những điểm đặc biệt sau:

Kiểm tra hồ sơ tài chính của doanh nghiệp

Công tác thẩm định dữ liệu và phân tích những chỉ tiêu trên báo cáo tài chính rất quan trọng. Đòi hỏi người phân tích phải đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tài chính doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra lại tính pháp lý của các hồ sơ này xem đã có đầy đủ chữ ký của các cấp quản lý hay chưa? Số lượng báo cáo có đủ không? Báo cáo đã được kiểm toán chưa?...

Để phân tích đầy đủ báo cáo tài chính, việc nắm vững các thành phần của bản báo cáo tài chính cũng như hệ thống số liệu là điều vô cùng quan trọng. Đó là lý do mà việc lập và kiểm tra báo cáo tài chính là yếu tố hàng đầu để phân tích và đánh giá một cách hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về quy trình lưu trữ, lập và kiểm tra báo cáo tài chính một cách hiệu quả qua các khóa học kế toán online.

Nắm thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp

Những thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm số vốn điều lệ thực góp và khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu trong các hoạt động góp vốn hoặc sản xuất kinh doanh. Trong đó, khi nhắc đến vốn điều lệ, bạn cần quan tâm đến vốn bằng tiền và số vốn bằng tài sản. 

Còn đối với khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu thì bạn cần quan tâm đến các chỉ số tài chính như: hệ số khả năng thanh toán, hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định, hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu, hiệu quả sử dụng tài sản, vòng quay tồn kho cùng các loại tỷ suất lợi nhuận…

ke-toan-tong-hop

Tổng hợp tình hình tài chính doanh nghiệp

Khi đã phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính cũng như tính toán các chỉ số phản ánh tình hình tài chính của công ty, bạn có thể đưa ra các kết luận theo các câu hỏi như sau:

- Tình hình tài chính doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại như thế nào? Tốt hay xấu?

- Khả năng điều hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ra sao?

- Khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai tích cực hay tiêu cực?

- Doanh nghiệp có đủ khả năng thu hồi vốn để đảm bảo nhiệm kỳ của dự án không?

phân tích báo cáo tài chính

Công tác thẩm định dữ liệu và phân tích những chỉ tiêu trên báo cáo tài chính rất quan trọng

Biến bản thân thành chuyên gia trong lĩnh vực kế toán bằng cách đăng ký khoá học online. Khoá học giúp bạn nắm lòng nguyên lý kế toán từ A - Z ngay cả khi chưa biết gì. Và hướng dẫn thực hành làm kế toán và lập báo cáo tài chính.

Nguyên lý kế toán cho người mới bắt đầu
Nguyễn Hoàng
599.000đ
5.000.000đ

Học thực tế kế toán nhà hàng từ A - Z
Lê Thị Ninh Vân
349.000đ
600.000đ

Thành thạo kế toán thực tế và lập BCTC trên phần mềm MISA
Nguyễn Hoàng
399.000đ
900.000đ

Những chỉ số quan trọng khi phân tích bản báo cáo tài chính

Chỉ số thanh toán

Đây là chỉ số tài chính rất quan trọng khi tích phân tích khái quát báo cáo tài chính, đặc biệt là khi phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần, công ty xây dựng hoặc phân tích bản báo cáo tài chính ngân hàng. Bao gồm những chỉ số sau:

- Chỉ số thanh toán hiện hành: Chỉ số này cho biết khả năng doanh nghiệp có đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn, tốt nhất là ở mức 2 - 3. Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn nếu chỉ số quá thấp và ngược lại. Nhưng chỉ số quá cao sẽ cho thấy tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là tài sản lưu động dùng cho việc thanh toán những khoản nợ ngắn hạn, dó đó hiệu quả sử dụng tài sản không cao.

- Chỉ số thanh toán nhanh: Chỉ số thanh toán nhanh được xác định theo công thức : Tiền mặt + Đầu tư tài chính ngắn hạn/Nợ ngắn hạn.

- Chỉ số dòng tiền từ hoạt động: Bổ sung nhận định cho khả năng đáp ứng nghĩa vụ về tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp, được xác định theo công thức: Dòng tiền hoạt động/Nợ ngắn hạn.

phân tích báo cáo tài chính

Chỉ số thanh toán là chỉ số tài chính rất quan trọng khi tích phân tích khái quát BCTC

Chỉ số hoạt động

Nếu chỉ số thanh toán được coi trọng trong các công ty xây dựng thì chỉ số hoạt động là một trong những yếu tố then chốt quyết định tình hình tài chính của các công ty kinh doanh. Điều này được thể hiện rõ nét trong việc phân tích báo cáo tài chính Vinamilk, phân tích báo cáo tài chính công ty Kinh Đô… Bao gồm:

- Biên lợi nhuận thuần.

- Biên lợi nhuận hoạt động.

- Tỷ suất sinh lợi trên tài sản.

- Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần.

Với những thông tin liên quan đến phân tích báo cáo tài chính mà UNICA chia sẻ ở trên, chắc hẳn đã giúp bạn nắm được nhiều thông tin hữu ích, đặc biệt là phân tích được báo cáo tài chính một cách nhanh và chính xác nhất. Ngoài ra bạn cần trang bị thêm cho bản thân nhiều kiến thức về học Excel online để xây dựng nền tảng vững chắc trong việc học hòi và thực hành làm việc kế toán của mình.

>> “Nằm lòng” cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp chuẩn xác

>> Những thông tin về báo cáo tài chính cần “khắc cốt ghi tâm”

>> Mách bạn cách kiểm tra báo cáo tài chính hiệu quả nhất

Trở thành hội viên

Bạn muốn trở thành chuyên gia báo cáo tài chính? Khóa học sẽ giúp bạn nắm vững các nguyên tắc cơ bản và nâng cao của báo cáo này.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Thấu hiểu và phân tích báo cáo tài chính
2.199.000đ 3.699.999đ
0/5 - (0 bình chọn)